Ngày
10-11-2020
Kính Thưa,
Tôi đả sống và làm việc tại BDQ Pleiku trong nhiều năm trời.
Những địa danh Pleimejeng,Dakto,Daksut,Pleimeron,Dakpek,Chu pao,Biển Hồ,Cù Hanh..
không thể nào quên.
Rừng Chè,Đồi Ca phê..ngào ngạt,bát ngát.
Con đương duy nhất Hòang Diệu chỉ có người đi từ 5 giờ chiều.
Diệp Kính,Phượng Hoàng ,Hoàng Lan,Vĩ Dạ,..chỉ còn trong
trí nhớ.
Cám ơn Anh Bác Sĩ Bùi Thế Khải/QYV Pleiku , đã gửi cho bài này.
Kính,
Nguyễn Đức Năng
BBTD K.24/DS
----- Forwarded
Message -----
From: Khai BUI
Objet : Fwd: Chuyển tiếp: [denhihocap] Fwd: MAY MÀ
CÓEM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG
MAY
MÀ CÓ EM ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG
KÝ
ỨC PLEIKU VÀ VŨ HỮU ĐỊNH (LÊ QUANG TRUNG)
Trương Đình Tuấn
Nhà
thơ Vũ Hữu Định: “May mà có em đời còn dễ thương”
Thi sĩ Vũ Hữu Định làm bài thơ “Còn
Chút Gì Để Nhớ” vào năm 1970 khi bị đày lên Pleiku để làm Lao
công đào binh. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy – “ông vua” phổ nhạc của Việt
Nam đã lấy nguyên bài thơ làm ca từ không bỏ hoặc thêm bớt một từ nào cả. Bản
nhạc nhanh chóng được công chúng đón nhận:
phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật
buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình
thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng
bâng khuâng
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa
đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên
Vũ Hữu Định đã tiết lộ với bạn bè là “em”
trong bài thơ này chỉ là nhân vật mà anh đã… nhặt được trong tưởng tượng trong
giây phút linh hiển nhất của mình là khi làm thơ.
Khi Phạm Duy “chắp cánh” cho bài thơ bằng một bài hát bất tử, cả
nhà thơ và nhạc sĩ đã đội vòng nguyệt quế cho Pleiku, một miền cao nguyên trung
phần quanh năm sương phủ núi đồi, một vùng thủ phủ của quân khu 2 nên lính đóng
quân nhiều hơn thường dân ở. Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một
thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm
lòng câu: May mà có em đời
còn dễ thương.
Bài thơ gắn liền với tên tuổi của Vũ Hữu Định, nhắc đến tác giả
là người ta nhớ Còn Chút
Gì Để Nhớ và ngược lại. Thi sĩ Kim Tuấn là lính đóng quân gắn
bó nhiều năm ở Pleiku, từng làm nhiều bài thơ cho phố núi sương mù này đã thốt
lên về Vũ Hữu Định: “Mình
từng ăn dầm ở dề ở đây mà chẳng làm được tích sự gì, vậy mà bỗng dưng một gã
giang hồ từ đâu đó ghé chơi đã làm bài thơ nổi đình nổi đám cho Pleiku!”
Như vậy mới biết là một địa danh nào đó để
cho nhiều người biết đến phải nhờ đến âm nhạc và thi ca. Những cung bậc tài hoa
của nghệ thuật đã gây cảm xúc và lưu lại “chút gì để nhớ” để thôi thúc độc giả
một ngày nào đó sẽ làm du khách được ghé thăm.
Pleiku thập
niên 1960
Bài thơ được đăng trong
báo Khởi Hành năm 1970, được lọt vào mắt của Phạm Duy, và nhạc sĩ đã tìm lên đến
Pleiku để gặp Vũ Hữu Định, người lính đào ngũ hai năm rồi bị bắt đày lên cao
nguyên để phục dịch chiến trường.
Trong một buổi chiều họp mặt nhiều văn nghệ sĩ của Pleiku, trong
đó có tác giả của “Còn Chút Gì Để Nhớ” – Vũ Hữu Định. Anh mặc cái áo màu xám khắc
sau lưng bốn chữ LCĐB (Lao công đào binh). Trong giới văn nghệ, người ta quí trọng
tài năng của nhau chứ không phân biệt người đương thời quan cách và kẻ làm tội
nhân. Phạm Duy đã rút giấy bút ra từ túi áo và kẻ rất nhanh những dòng nhạc, rồi
hát thử cho mọi người nghe bài Còn
Chút Gì Để Nhớ và sau đó bài hát đã nổi tiếng ngay sau khi
phát hành.
Thi sĩ Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung
(1942- 1981) sinh tại Thừa Thiên. Đã từng sống nhiều nơi ở Cao nguyên và Đà Nẵng,
anh sống nghèo túng trong khoảng đời ngắn ngủi của mình, có tật mê rượu và thường
giang hồ lang bạt đi đây đi đó.
Anh đã có nhiều thơ đang rải
rác ở các báo với nhiều bút hiệu khác nhau và cuối cùng tên Vũ Hữu Định mới được
nhiều người biết đến sau khi bản nhạc Còn
Chút Gì Để Nhớ ra đời.
“Giang hồ
đâu cần ai phong ấn”
Chỉ trong chuỗi ngày giang hồ của mình, Vũ Hữu
Định để lại cho đời một bài thơ làm nhiều người biết và để ý đến phố núi
Pleiku. Tác phẩm đôi khi do ghi lại tình tiết của đời tư của nghệ sĩ, và nghệ
phẩm không phải xuất xứ từ salon, từ chăn êm nệm ấm, mà từ nỗi đày ải nhân gian
mà tác giả đã trải qua.
Một địa danh vốn ở ngoài đời đã đẹp, khi đi vào thi ca và âm nhạc
sẽ trở thành nên thơ hơn, làm du khách muốn đến thăm hơn. Như bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của
Hàn Mặc Tử và bài nhạc Ai
Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên.
Tôi đã có một đôi lần ghé lại Pleiku, từ con
dốc cao đổ vào trung tâm, đã thấy “quanh năm mùa đông” ở trên từng màn sương ướt
màu thông xứ sở cao nguyên. Không thể không nhớ đến một gã giang hồ làm thơ Vũ
Hữu Định tài hoa bạc mệnh đã từ giã cuộc chơi trần thế vào năm 39 tuổi.
Tôi đi trong hoài tưởng về một Pleiku ngày ấy
đã được Vũ Hữu Định khoác lên cho chiếc áo thi ca, đi loanh quanh hết mấy con
đường không còn mù bụi đỏ như xưa để có đúng là “đi dăm phút đã về chốn cũ”
không?
“Xin cảm
ơn một mái tóc mềm” nào đó của Vũ Hữu Định đã cho chúng ta
những hình dung về một phố núi cao nguyên Pleiku ngoài đời và một miền sương mù
bất tận trong thơ. Một mái tóc mềm dẫu không có thật ở ngoài đời cũng kệ, cũng
đủ làm cho May Mà Có Em Đời
Còn Dễ Thương.
Bài: Trương Đình Tuấn
_____________
--
__._,_.___
No comments:
Post a Comment