Chuyện
vui: hôn hít ở Tây phương và ỉa đái ở Việt Nam
Lê Diễn Đức
Ảnh: Báo
Tiền Phong
Người
Việt ta thường hài hước ví von chuyện hôn hít bên Tây với chuyện đái bậy ở Việt
Nam.
Cái
cần làm nơi kín đáo ở Tây phương, thì ở Việt Nam người ta làm công khai giữa
chốn thanh thiên bạch nhật, và ngược lại.
Ở Mỹ
hay các nước châu Âu, đôi lứa có thể hôn nhau thoải mái ngoài đường, trên bãi
tắm biển, trong rạp hát, trên tàu xe….
Biểu
hiện tình cảm yêu thương là cái đẹp, cớ sao phải giấu giếm! Phải không nhỉ?
Còn
chuyện ỉa đái, nói tế nhị, lịch sự hơn là “xả bầu tâm sự”, thì phải kín đáo,
thực hiện trong toilette (hay restroom, nói theo người Mỹ).
Những
tập quán cá nhân bất thành văn này ở các nước văn minh mặc nhiên thuộc về nếp
sống và ý thức sinh hoạt văn hoá công cộng, cũng tương tự như không vứt rác ra
đường, hoặc khạc nhổ bậy bạ trên phố phường… Tuy nhiên, trên phương diện trật
tự xã hội, ai làm bậy mà cảnh sát tóm được sẽ bị phạt méo mặt và quê một cục!
Thế
mà, cũng có ngoại lệ, nói ra ít ai tin. Cách đây không lâu người ta cấm hôn
nhau trên… nhà ga ở nước Anh! May quá, không phải trên khắp nước Anh mà chỉ ở
thành phố Warrington.
Quy
định cấm này chẳng hề dính dáng tới thuần phong mỹ tục hay văn hóa sinh hoạt gì
cả. Chẳng qua là vấn đề hôn hít của các anh chị, ông bà đã làm ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống chung của thành phố.
Số
là từ khi có tuyến tàu lửa siêu tốc chạy giữa Warrington Bank Quay với Glasgow
– London, số người tận dụng phương tiện này tăng lên rất nhanh. Trước nhà ga
người ta dừng xe lại, hôn hít tiễn nhau, gây tắc ngẽn giao thông một cách…
không cố ý!
Tuy
nhiên, hội đồng thành phố Warrington không đến nỗi quá vô cảm. Cùng với bảng
hiệu “NO KISSING” trên đường vào ga có gắn thêm bảng chỉ dẫn nơi đậu xe dành
riêng cho những người… thích hôn nhau, nhưng không được đậu xe và hôn nhau vượt
giới hạn 20 phút (để không chiếm chỗ quá lâu).
Biển
cấm hôn nhau "NO KISSING"!
Trường
hợp ai đó lỡ vi phạm trong vùng cấm thì cảnh vệ, cảnh sát nhắm mắt làm ngơ, tạm
thời cho… qua luôn, vì thành phố Warrington chưa tìm ra hình thức phạt nào cho
hợp lý để không bị cáo buộc, kiện tụng vi phạm nhân quyền. Có nghĩa rằng trong
thực tế tấm biển “NO KISSING” chỉ mang tính chất nhắc nhở là chính!
Người
Anh nực cười cho cái quyết định kỳ cục của thành phố Warrington. Thế nhưng điều
này không phải là “phát minh” mới mẻ gì. Người Mỹ cũng đã thực hiện thành công
chuyện "NO KISSING" ở nhà ga trung chuyển tại thành phố Chicago, nơi
mà chính ngài Thị trưởng thành phố Warrington của nước Anh đã tới thăm và còn
được tặng một tấm bảng hiệu mẫu “NO KISSING” mang về nước.
Như
đã nói ở trên, ở Việt Nam ta, cái chuyện hôn hít thường được gái trai thực hiện
nơi kín đáo, nhưng vấn đề ỉa đái trở thành bức xúc đến nỗi nhà sử học, đại biểu
quốc hội Dương Trung Quốc đã có lần cho đăng một bài dài “Bàn chuyện ỉa-đái”
trên báo Lao Động ngày 28/10/2007.
Dưới
đây là vài bức hình minh hoạ chuyện ỉa đái của Việt Nam.
Xin
nhấn mạnh, đây là những tấm hình thật 100%, không phải là sản phẩm của
photoshop, ai nghi ngờ có thể dễ dàng kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật.
Nói
chính xác, những tấm hình này mô tả chất lượng sản phẩm độc đáo của mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng Cộng sản Việt
Nam dày công xây dựng từ mấy chục năm nay.
"Thượng
(đại diện cho Luật pháp) bất chính" thì….
"Hạ
tắc loạn" và…
Thanh
niên sống, học tập và làm theo gương…. các chú công an!
© Lê
Diễn Đức – RFA Blog
—————————————————————
Than
khảo thêm:
- “Bàn
chuyện ỉa-đái”, Dương Trung Quốc, báo Lao động: http://www.laodong.com.vn/Home/Ban-chuyen-iadai/200710/61314.laodong
-
“Chất thanh lịch Hà Nội rơi rớt bởi những mục tiêu chính trị”, báo
Tuanvietnam phỏng vấn ông Dương Trung Quốc:
“Không toilet, không cô dâu”
Tranh
biếm họa về chuyện “Không toilet, không cô dâu".
Cụm từ trên gần như trở
thành “khẩu hiệu” của phụ nữ Ấn Độ ở những nơi thiếu các điều kiện vệ sinh cơ
bản.
Còn cánh nam giới độc thân “nhận thức” được vấn đề và quyết định đăng những bức ảnh đứng cạnh căn phòng vệ sinh khép kín, sạch sẽ và an toàn để tán tỉnh phái đẹp.
Tại làng Sunariyan Kalan ở bang Haryanam, phụ nữ rất khó có chọn lựa để cố bảo vệ sự riêng tư. Họ sẽ phải “ra ngoài” trước khi mặt trời mọc hoặc “nhịn” tới lúc trời tối mịt để tránh bị người khác nhòm ngó, hoặc sẽ phải tới những cánh đồng và chịu đựng sự ngại ngùng, xấu hổ. Bởi vậy, những bà mẹ này không muốn con gái họ chịu đựng điều tương tự.
Vấn đề này trở nên bức thiết hơn sau sự việc hy hữu một cô dâu trốn khỏi nhà chồng vì không có nhà vệ sinh riêng. Cũng kể từ đó, tờ Times of India cho biết, chính quyền bang Madhya Pradesh đưa ra yêu cầu bắt buộc các chú rể nộp “bằng chứng” về nhà vệ sinh khép kín kèm đơn xin kết hôn trong “hồ sơ” của mình.
Yêu cầu có một không hai này của chính quyền bang Madhya Pradesh được đưa ra là do tình trạng thiếu phòng vệ sinh trầm trọng tại đây. Khi Ấn Độ nổi lên như một cường quốc mới về kinh tế, thì hàng triệu người dân nước này vẫn sống trong tình trạng nghèo đói. Ước tính của chính phủ cho thấy, chưa đầy 30% dân làng Ấn Độ sử dụng nhà vệ sinh
Còn cánh nam giới độc thân “nhận thức” được vấn đề và quyết định đăng những bức ảnh đứng cạnh căn phòng vệ sinh khép kín, sạch sẽ và an toàn để tán tỉnh phái đẹp.
Tại làng Sunariyan Kalan ở bang Haryanam, phụ nữ rất khó có chọn lựa để cố bảo vệ sự riêng tư. Họ sẽ phải “ra ngoài” trước khi mặt trời mọc hoặc “nhịn” tới lúc trời tối mịt để tránh bị người khác nhòm ngó, hoặc sẽ phải tới những cánh đồng và chịu đựng sự ngại ngùng, xấu hổ. Bởi vậy, những bà mẹ này không muốn con gái họ chịu đựng điều tương tự.
Vấn đề này trở nên bức thiết hơn sau sự việc hy hữu một cô dâu trốn khỏi nhà chồng vì không có nhà vệ sinh riêng. Cũng kể từ đó, tờ Times of India cho biết, chính quyền bang Madhya Pradesh đưa ra yêu cầu bắt buộc các chú rể nộp “bằng chứng” về nhà vệ sinh khép kín kèm đơn xin kết hôn trong “hồ sơ” của mình.
Yêu cầu có một không hai này của chính quyền bang Madhya Pradesh được đưa ra là do tình trạng thiếu phòng vệ sinh trầm trọng tại đây. Khi Ấn Độ nổi lên như một cường quốc mới về kinh tế, thì hàng triệu người dân nước này vẫn sống trong tình trạng nghèo đói. Ước tính của chính phủ cho thấy, chưa đầy 30% dân làng Ấn Độ sử dụng nhà vệ sinh
__._,_.___
No comments:
Post a Comment