From: Gia Cat <
Date: 2014/1/24
Subject: Con ngựa chiến.
Date: 2014/1/24
Subject: Con ngựa chiến.
Ngàn Lẻ Một Chuyện Lạ
Về Ngựa
Mường Giang
Nhìn những con ngựa đẹp đẽ và kiêu hùng ngày nay, không mấy ai có thể tin được là tổ tiên của chúng ngày xưa bé nhỏ như một con cáo với cái tên gọi Echiput, sống trong những khu rừng ẩm ướt ở Bắc Mỹ, cách đây hơn 50 triệu năm. Trải qua bao nhiêu lần tiến hóa, loài ngựa mới có được bộ dạng hiện tại. Nhưng trên hết cũng nhờ sự thuần hóa sớm sủa của con người, nên ngựa đã trở nên một nhân vật hữu dụng, đồng hành với thế nhân suốt các đoạn đường lịch sử. Tại Đông Phương cách đây khoảng 2000 năm trước Tây Lịch, ngựa đã dùng để kéo chiến xa, rồi trở thành chiến mã và kỵ binh, là lực lượng chủ yếu trong tất cả quân đội trên thế giới, suốt thời trung cổ. Ngựa cũng là một trong sáu con vật thân thương rất gần gũi với con người, là phương tiện giao thông hữu hiệu khi tàu bè, phi cơ, xe cộ chưa được phát minh. Cũng do sự gắn bó quá mật thiết giữa người và ngựa, nên trong kho tàng văn chương nhân loại, qua các thời đại, đã tiềm tàng không biết bao nhiêu chuyện lạ về ngựa.
Viết về con vật thân quý này, làm
sao chúng ta có thể quên được những ngày binh đao lửa khói, làm vỡ nát da thịt
quê hương. Chiến địa đạn bay, ly bồ đào mỹ tửu trên tay những người lính trẻ,
chưa kịp cạn thì ngựa đã hý vang từng hồi giục giã; Ôi “Túy ngọa sa trường quân
mạc vấn, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Thương thay bầy ngựa Hồ sa cơ, bao
nhiêu mỏi mòn hý gió bấc, chờ ngày quay về tàu ngựa cũ. Quay về, hãy nhắc nhau
đi hỡi những con chiến mã của một thời ngang dọc
ta là
con ngựa trận
xông
xáo khắp mười phương
từ miền trung hỏa tuyến
đến tận nước non cùng
1-PHẢ HỆ CỦA NGỰA:
-Akhal-Teke : Là chúa tể trong sa mạc Karakoum. Nó chính là tổ tiên của tất cả những ngựa giống trên thế giới. Ngày xưa, những cuộc trường chinh từ Âu sang Á hay ngược lại, Xerxès, Alexandre và Moghol
…đều dùng nó làm kỵ binh xung trận. Thánh địa của loài ngựa trên, hiện là trại ngựa giống của quốc gia Turkméniatan, nằm ngoài thủ đô nước này là Achkhalan chừng vài chục cây số, gần biên giới Ba Tự chỉ có sa mạc cát và những rặng núi trùng điệp của Kopei và Khorassan. Nhờ tuyết tan vào mùa hè đã tưới bón những cánh đồng cỏ, nuôi sống những con ngựa hoang quen sống đời tự do bay nhảy. Những lúc thiếu cỏ, bầy ngựa hoang trên đã vượt biên giới sang nước láng giềng để kiếm ăn, và lúc trở về, với vó câu của hơn 200 con hoang mã phi nước đại, sức mạnh có thể bạt núi, xô thành, khiến cho con người và xe cộ ngược chiều phải nhào xuống hai bên vệ đường để khỏi bị chết bẹp. Akhal-Teke là một sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa, có dáng điệu nhanh lẹ như một con chó săn với các bắp thịt ngực cuồn cuộn nở, mặt nhô ra còn đôi mắt như có hào quang luôn nẩy lửa khi đối diện với kẻ thù. Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì chính cái cổ mềm mại như cổloài Thiên Nga, mới chính là yếu tố đưa nó lên ngôi chúa tể của loài ngựa. Cảcái tên ngựa cũng mang tính huyền thoại, nó mang tên ốc đảo Akhal và bộ tộc Teke, là địa danh và tên người cư ngụ tại đây từ ngàn đời. Tóm lại hầu hết các dân tộc miền Trung Á như Turkménistan, Massagètes, Paarthes, Alains, Pghouzs,
Qarlougs …kể luôn cả người Ba Tư nói rằng nó là hóa thân của Thượng Đế. Chứng tích huyền thoại trên, ngày nay đã được tìm thấy trong những bản thánh ca sơ khai của Avesta, thuộc Ba Tư cổ, hiện được Turkménistan viết lại.
-Ngựa Nisa : Là tổ tiên của giống Akhal-Teke mà quân đội Xerxes rất lấy làm hãnh diện. Nisa là tên thủ đô của vương quốc cổ Parthes, cách Achkhabab ngày nay không bao xa. Từ thời xưa, Nisa được người đời xưng tụng là ngựa vàng, vì màu vàng là điểm độc đáo nhất, của giống ngựa hoang Akhal-Teke và dân tôc
Turkménistan. Ngày xưa, các
vua chúa tôn sùng ngựa Nisa
đến độ khi chết phải đem ngựa theo xuống nhà mồ. Những vị anh hùng như Karkara Ahmed và Allaouddin Pacha mà huyền thoại là những người đầu tiên của miền Trung Á đã cùng với đoàn Kỵ binh Nisa, vượt rặng Caucase và biển Caspienne để chinh phục Constantinople, khi chết đã chôn chung với ngựa, giống như các danh tướng đời nhà Hán như Ban Siêu, Mã Viện …gần trọn đời bôn ba trên lưng tuấn mã, đến khi chết thì da ngựa bọc thây. Đó mới chính là thanh khí của bậc đại trượng phu, quân tử mà Đông, Tây thời nào cũng có. Riêng con ngựa giống của quốc vương Osman 2, thì sống quãng đời còn lại của nó tại lăng miếu của ông ta cho tới lúc chết.
-Loài
Ngựa Hoang Cuối Cùng : Hiện nay có thể nói là gần hết ngựa hoang còn sót lại của thời hồng hoang mấy chục năm về trước, đã bị con người thuần hóa. Thếnhưng loài ngựa giống nổi tiếng Przewalskii, vẫn là loài ngựa thời tiền sử cuối cùng còn lẩn trốn và tồn tại trong thiên nhiên, qua sự săn đuổi tận tuyệt của con người. Sự phát hiện về con vật tiền sử trên vào năm 1878, khi Đại tá Nikolai Przewalskii thuộc quân đội của Sa Hoàng, khi đến công tác tại cánh đồng cỏ vùng Ngoại Mông, đã nhìn thấy ở đó có một con ngựa chưa hề thấy bao giờ. Nó thấp và có thân hình ngắn kể cả bốn chân, còn bờm thì dựng đứng lên trên gáy. Con ngựa này đã làm giới khoa học thời đó bàng hoàng vì chính họ cũng không thể xác nhận được lý lịch và nguồn gốc của nó. Qua bao nhiêu năm ròng rã theo gót ngựa hoang, giờ đây bí mật đã được vén, và nó qua cái tên khoa học là Equus Przewalskii, nhóm ngựa hoang cuối cùng trong loài ngựa, chưa hề bị con người chinh phục. Nó sống thành từng đàn tự do trong thiên nhiên và dĩ
nhiên bị săn đuổi khủng khiếp, chẳng những từ các nhà khoa học, sở thú mà ngay những gánh xiếc cũng muốn có một con ngựa như vậy để minh chứng hùng hồn với nhân loại về nguồn gốc của loài ngựa. Hiện đàn ngựa trên gần như biến mất tại Mông Cổ, nhưng khắp nơi trên thế giới còn tồn tại được 52 con ngựa giống
trong các sở thú. Điều bất nhẫn cho số phận nhóm ngựa quý này là những con ngựa tuy được mang tên Przewalskii nhưng các thế hệ sau đã bị con người lai giống nên đã không còn thuần chủng nữa. Cuối cùng sự bất lực vẫn làm giới khoa học điên đầu như thuở nào, nên chỉ còn biết thả chúng
về lại cánh đồng hoang cựu tổ tiên từ triệu triệu năm về trước, may ra đàn ngựa hoang nguyên thủy mới có cơ hội không bị tuyệt diệt.
-Ngựa Vằn : Quan sát kỹ bầy ngựa vằn đang gặm cỏ trên cánh đồng, nhiều người đã hoa mắt vì không biết chúng nó vằn màu trắng hay màu đen. Tóm lại chẳng có con nào giống con nào, nhưng điều khám phá lý thú nhất của giới khoa học, khi phát hiện chính những hoa văn trên đầu, mới chính là căn cước cá nhân của giống vật này, để bọn chúng tìm về phả hệ. Theo nhà khoa học Đức Josef Reichholj, giải thích về lý do tại sao ngựa lại có vằn. Khi chúng từ Á-Âu di cư sang lục địa Phi Châu, đó là những vùng da có chứa sắc tố sẫm, hay còn gọi là chất lẳng Mélanine xuất hiện để chúng ứng phó hợp thời khi sinh sống tại vùng đất mới. Ngoài ra, sự xuất hiện những vằn đen trắng trên da ngựa, cũng là sự kỳ diệu của tạo hóa, vì nhờ sự xen kẽ của những giải sọc đối chọi nhau, ngựa vằn ít khi bị sát hại bởi loại ruồi Tsé-tsé, gây cho con vật căn bệnh ngủ thiên thu. Cũng có nhiều giả thuyết khác cho rằng, những vằn trên lưng ngựa, chính là hình thức ngụy trang để trốn lánh các thú dữ, nhất là sư tử. Các vằn còn là cái máy điều hòa không khí, để ngựa luôn luôn có một thân nhiệt thích hợp nơi sa mạc nóng bỏng ban ngày và buốt giá về đêm. Tuy nhiên, sự đồng nhất trong nhiều giả thuyết, vẫn là lý do ngựa vằn có vằn, cốt để phân biệt sự lẫn lộn giữa ba loài trên hiện còn tồn tại. Tóm lại, qua bao triệu năm đời đổi, tiến hóa, hiện nay phả hệ nhà ngựa (Equidate) còn gồm 6 loại tồn tại:
-Ngựa Nhà : (Equus Domesticus) Hiện nay có mặt khắp nơi trên thếgiới, gồm chừng 100 nòi khác nhau, được dùng trong mọi công việc từ kỵ binh, kéo xe, thể thao, làm xiếc, đồng áng…Nhiều nòi ngựa nhà nổi tiếng từ cổ chí kim mà ai cũng biết tới như :
*Ngựa Mông Cổ : Có tầm vóc trung bình cao 1m4, thân hình cân đối, bụng thon, ngực nở, bốn chân rất khỏe, màu lông đỏ hay nâu sẫm. Đặc biệt nòi ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong vòng 10 giờ liền, với tốc độ tối đa là 40km/giờ. Cũng do yếu tố trên, mà thuở xưa nó đã trở thành Thiên Lý Mã và giúp cho đoàn
quân viễn chinh Mông- Nguyên, trở thành bá chủ từ Á sang Âu, trong suốt thế kỷ 8 tới 13 sau Tây Lịch.
*Ngựa Ả Rập : Đây cũng là những con chiến mã vang danh thiên hạ có tầm vóc trung bình cao từ 1m35 tới 1m4, dai sức khỏe mạnh không thua kém ngựa Mông Cổ. Vì ngựa có sắc lông màu nâu điểm đốm trắng nên còn được gọi là ngựa hoa mai. Ngựa rất thích nghi với khí hậu khô hạn của miền sa mạc cát gió tại bán đảo Ả Rập miền Trung Cận Động . Cũng nhờ đoàn kỵbinh hùng dũng này, mà đế quốc Hồi Giáo Ả Rập đã bành trướng mạnh mẽ trong suốt thời trung cổ. Ngày nay, ngựa này vẫn là những con ngựa đua nổi tiếng rất được nhiều người ưa chuộng.
*Ngựa Anh : Nòi ngựa này có tầm vóc cao lớn, từ 1m4 tới 1m5, nặng tới 400 ký, gồm Hồng Mã (màu nâu đỏ) và Bạch Mã (màu lông trắng). Vóc dáng cũng khỏe mạnh cân đối như các nòi ngựa chiến trên, nên thuở xưa, nước Anh giữ ngôi vị bá chủ thế giới trong hằng bao thế kỷ cũng nhờ đoàn kỵ binh kiêu hùng và thiện chiến. Hiện nòi Bạch Mã Anh rất quý hiếm, luôn được sử dụng trong các cuộc thi tài thế vận .
*Ngựa Cabardin : Sinh sống tại các nước Bắc Âu và Nga La Tư, cao và nặng như loài ngựa Anh, chịu được khí hậu băng giá miền Bắc Cực, lại rất hữu dụng trong mọi công việc, từ ngựa trận, ngựa đua cho tới thồ hàng và kéo xe. Ngựa Cabardin hiện lai giống gồm 2 nhánh, ngựa Buclionnui có bộ vóc nhanh khỏe dung trong quân đội tại miền rừng núi hiểm trở, không sử dụng được cơ giới và phi cơ, nhánh Vladimia có bộ vóc thô kệch nhưng giỏi chịu đựng, dùng thồ hàng, kéo xe có trọng tải tới 2 tấn .
*Ngựa Việt Nam : Hiện nay cả nước có chừng 180.000 con ngựa các loại, 70% tập trung tại miền thượng và trung du Bắc Việt, dùng để cưỡi, kéo xe, thồ hàng và sử dụng trong quân vụ. Từ năm 1977, VN nhập cảng nòi ngựa Cabardin của Liên Xô để lai giống với nòi ngựa cũ, vốn có vóc dáng nhỏ bé so với các loài ngựa khác trên thế giới, cao không quá 1m2, nặng chừng 170 ký, tốc độ chỉ đạt được 18km/giờ, thồ chừng 50kg và kéo tối đa 700kg. Trước kia, VN có trại lai giống ngựa tại Nước Hai (Cao Bằng), hiện nòi ngựa mới, qua sự lai giống giữa ngựa VN, Mông Cổ và Cabardin gồm 2 nhánh F1 (50% VN+50% Cabardin) và F2
(75%VN+25% Cabardin), có vóc dáng cao lớn và cân đối hơn ngựa VN, lại thích hợp trong mọi điều kiện hoàn cảnh và
khí hậu nhìn rất đẹp nhờ có màu lông đồng đều .
-Ngựa Rừng : Gồm các loại ngựa đã kể trên .
-Ngựa Vằn: (Hippotigris Zbeea) Có tầm vóc như ngựa nhà, lông có các vằn trắng xen nâu đen, sống thành từng đàn nơi hoang dã tại rừng núi sa mạc thuộc các nước Đông Châu Phi . Hiện còn tồn tại ba nhóm ngựa vằn : Hartmannn dễ nhận biết nhờ cái yếm dưới họng, Ngựa Vằn Tai Lừa (Equus Grevyi) có nhiều vằn hẹp và tai thẳng giống tai lừa, phủ đầy lông dầy,đây là loài ngựa vằn dễ dạy hơn cả được thuần hóa như ngựa để cỡi hay kéo xe tại các nước Abyssini, nam Sydan, Đông
Phi, Somali. Nhóm ngựa vằn cuối cùng đông đảo hơn cả và ở rải rác khắp Châu Phi, đó là Grant, có các
vằn đen trắng rất đẹp, đặc biệt trên mõm có một đóm nâu, sống lẫn lộn với Linh Dương và các loài thú ăn cỏ.
-Lừa Rừng Châu Phi: Gồm 2 loài Asinus Africannus và
Asinus Somaliensis, hiện sống tại miền rừng núi Nigeria, Somali và
Congo.
-Lừa Nhà : (Asinus Asinus) Được thuần hóa từ lừa rừng, phát xuất ở Á Châu, và ngày nay cũng như ngựa có mặt khắp hoàn cầu. Lừa cao khoảng 1m4, nhìn giống ngựa nhưng từ thân hình tới 4 chân rất thô kệch, lại chậm chạp và khó dạy, nên chỉ dùng để kéo xe và cày bừa. Ngoài ra còn có La là một loài lai giữa cha Ngựa, mẹ Lừa. Cả La cũng như Boodo chạy chậm nên chỉ dùng để kéo xe mà thôi. Đặc biệt hai loài trên không sinh sản được.
2-CÁC
LOẠI TƯƠNG CẬN VỚI NGỰA :
: Cùng
nhóm thú móng guốc, ăn cỏ rất gần gũi với ngựa hiện nay, ta thấy còn có Heo Vòi (Tapiradae), Tê Giác
(Rhinocertidae), Lợn Lòi
Phi Châu
(Phacochaerus Aethiopcus) và Hà Mã (Hippopotamiedae).
-Heo
Vòi : Có
tên khoa học là Tapiridae, dù bộ dạng nhìn hơi giống lợn nhưng thực ra giữa 2 loài không có huyết thống họ hàng gì cả. Loài thú móng guốc này có một cái mũi được kéo dài thành một cái vòi ngắn, nên được gọi là Heo vòi. Trong thời kỳ đệ tam địa chất, họ hàng heo vòi sinh sôi nẩy nở khắp địa cầu. Ngày nay chỉ còn 3 loài sống tại Châu Mỹ La Tinh và một loài khác tại Ấn Độ. Đó là Heo Vòi Đất (Tapirus Terrestris), cao chừng 1m và dài 2m, hoạt động ban đêm, màu da xám nâu nhạt, lông ngắn và thưa …hiện sống thành đàn tại miền rừng núi nhiệt đới, thuộc các vùng đông bắc Nam Mỹ, ăn hoa quả và các cành cây nhỏ. Heo Vòi Đất hiền lành nên là mồi ngon của Báo bờm, Báo sư tử. Heo cũng được các thổ dân trong vùng thuần hóa khi còn nhỏ, để sử dụng như ngựa.
-Tê
Giác : Là
loài thú sắp bị diệt chủng, hiện chỉ còn một số rất ít trong họnày tồn tại gồm 21 loài. Trong số 5 loài sống sót tại Trung và Đông Phi chờ xóa tên trong thế giới động vật, dù được bảo vệ tại các vườn thú quốc gia. Có loài Tê Giác hai sừng (Diseros Bicornis), loài này
có chiều dài tới 3m4, đuôi 0m7 và cao 1m6. Có
hai sừng, cái trước dài 1cm hơn cái sau. Thường Tê Giác có màu da xám nâu nhạt nhưng lại đổi màu theo bùn đất trong các ao lạch mà chúng dầm mình hàng ngày, ăn lá và cành
cây, rất dễ bị phát hiện vì thói quen và mùi hôiđặc biệt. Tê Giác hiền lành, chỉ chống trả khi bị người và các loại thú khác tấn công. Trong rừng, sư tử là chúa tể sơn lâm, nhưng vẫn ngán sợ voi, hà mã và tê giác.
Ở loài này, cái sừng nhọn là biểu tượng của sức mạnh long trời lở đất, nhưng cũng chính cái sừng này làm cho nó bị diệt chủng. Khởi đầu và kết thúc cũng đều là người Hoa khi dùng bột sừng Tê Giác làm thuốc kích dục, cường dương. Bởi thế, giá một ký sừng hiện nay lên tới 100.000 phật lăng. Tê giác mẹ mang thai từ 450 đến 490 ngày mới sinh nở, và thú con đã nặng trên 20kg. Mẹ con sống với nhau cho tới khi Tê Giác mẹ mang thai tiếp, thời gian này thường kéo dì tới 4 năm . Một bất hạnh khác của chúng là số phận đã bị vua chúa, quý tộc và bọn trưởng giả Tàu từ thời phong kiến, chọn làm thức ăn trong thập trân, đó là món “Da Tê Giác Tây Tạng”. Ai cũng biết da loại thú này dày hơn một tấc, cứng gần như sắt thép, các vũ khí thông thường không thể sát hại nỗi. Nhưng cay nghiệt thay, lớp da nơi nách và háng lại mềm, đây chính là phần được dùng để chế món thập trân. Da được cạo hết lông, lọc bỏ hết phần mỡ, ban ngày phơi nắng, tối đốt lửa sấy đúng 100 ngày, đoạn đem tẩm rượu Mai Quế Lộ một tháng, rồi lại phơi khô, sau đó mới đem cất vào hộp vàng hay bạc, để giữ nguyên hương vị. Lúc ăn lại đem da ngâm vào nước tro thảo mộc trong một tuần, sau đó rửa sạch rồi đem hấp cách thủy. Món này ăn rất ngon, giòn và trân quý như Nem Công Chả Phượng. Từ năm 1973, một hội nghị quốc tế tại Hoa Thịnh Đốn, quy định việc mua bán, bảo vệ cho loài thú này, nhưng thật là điều khó khăn vì giá thú càng lúc càng cao, theo túi
tiền đầy ắp của các xì thẩu đang no cơm ấm cật.
-Hà
Mã : Là
con vật xuất hiện từ thời tiền sử, đầu tiên sống tại Âu Châu, có trọng lượng và hình dáng to lớn như voi và tê giác. Hà Mã cao tới 1m5, dài 4m5 và nặng từ 2 đến 3 tấn, sống thành đàn tại các vùng đầm lầy hiểm trở thuộc Trung Phi, ăn thực vật, da dày như tê giác không có lông, thường mang các màu hồng nhạt, nâu và xanh lam. Ngoài thời gian kiếm ăn vào ban đêm, chúng chỉ ngâm mình dưới nước trong suốt thời gian còn
lại.
-Zebroid,
Con thú lai Ngựa Vằn và Ngựa : Zebroid là kết quả phôi giống giữa vằn và ngựa, một con vật thuộc họ ngựa, lừa. Thông thường khi lai giống, người ta chọn cha là ngựa vằn, mẹ là ngựa nhưng đôi khi cha là lừa, mẹ là ngựa thì kết quả cũng thế thôi tuy rất hiếm. Những con vật lai này có sọc vằn ở chân và vài nơi trên cơ thể.
2-ĐẶC TÍNH TÂM SINH LÝ CỦA LOÀI NGỰ :
Trong
6 con vật gần gũi và thân thương nhất của loài người, như trâu, bò, ngựa, chó... ngựa ghé vai gánh vác chuyện thiên hạ nhiều đến nỗi không kể hết. Cũng vì vậy nên đừng ngạc nhiên, khi thấy tên ngựa hầu như hiện diện khắp nơi kể cả trong giấc mơ, chẳng hạn như ngủ thấy ngựa múa, đá, hay ta đang cỡi ngựa là điềm cực hung, nếu không bị tan gia bại sản thì cũng mất mạng. Ngược lại, thấy ngựa đi ngàn dậm hay cắn là hỷ sự thắng lớn. Tóm lại vì quá đặc biệt, nên con vật này như có ngàn lẽ một câu chuyện để nói mãi không ngán.
Người đời thường nói : “Thẳng như ruột ngựa” là đúng vì ruột ngựa dài tới 22m, chỉ thua ruột trâu bò, nhưng manh tràng lại là một cái túi bịt đáy, dài chừng 1m và đường kính 0,2m, có thể chứa được 30 lít nước. Nhờ các vi khuẩn trong manh tràng, giúp sự lên men thức ăn, làm cho ngựa tiêu hóa dễ dàng. Ngựa không thuộc loại nhai lại dù cũng ăn cỏ như trâu bò, vì không có dạ dày 4 ngăn, còn manh tràng thì
được xếp thành một túi thẳng trong khoang bụng, nên thường gọi là thẳng như ruột ngựa. Trước khi được thuần hóa, loài ngựa sống tại các thảo nguyên trống trải, nên trời cho đôi mắt thật tinh để phát hiện kẻ thù kịp thời, xa hàng trăm mét, tuy nhiên chỉ phân biệt được 4 màu đỏ, vàng, xanh lá cây và da trời. Mũi cũng thính, có thể tìm được mạch nước ngầm sâu dưới mặt đất, hay mùi cách xa cả km.
Ngựa sống từ 30-40 năm, có con thọ tới 60 tuổi. Ngựa cái mang thai 11 tháng 10 ngày, đẻ mỗi lứa 1 con. Là con vật có trí nhớ tốt, chỉ cần sống hay qua lại địa điểm nào một lần thì sẽ không bao giờ quên. Cũng do thân cận hằng ngày, nên giữa người và ngựa gần như có một tình cảm thiêng liêng khó giải thích. Tất cả những cử động đều là biểu tượng của ngựa, thay tiếng nói, để trực tiếp làm việc với chủ. Nhờ vậy mà người và vật ít khi có sự hiểu lầm đáng tiếc, ngoại trừ những kẻ bất nhân cố tình hành hạ con vật .Đặc biệt các con ngựa khỏe mạnh, có thể ngủ đứng mà không cần nằm nhờ 4 xương tứchi được bao bọc bằng một lớp gân vững chắc, không hề mệt mỏi.
-Ngựa Trong Đời Sống Con Người :
Qua hằng nghìn năm nay, người và ngựađã đồng hành suốt trên các chặng đường lịch sử. Có lẽ vì sự liên hệ quá mật thiết cho nên trong kho tàng văn chương nhân loại, ngựa chiếm hàng đầu. Ngựa trung thành, dũng mãnh nhưng không kém phần bướng bỉnh, nếu không gặp được người chủ tướng tương xứng và chinh phục được nó. Chính yếu tố tâm lý và tri âm, đã tạo nên những huyền thoại lịch sử về những con hảo mã, gắn liền tên tuổi các danh tướng rền vang thiên hạ, như A Lịch Sơn Đại Đế, Hốt Tất Liệt, Thành Cát TưHãn …Bên cạnh những Châu Liệt Vương đời Đông Chu với tám con hảo mã, dùng đểkéo xe khi giao chiến với kẻ thù . Ngựa được mang những cái tên rất trang trọng và hoa mỹ như Tuyệt Địa, Phiêu Võ, Bôn Tiêu, Siêu Kiềng, Du Huy, Siêu Quang, Đằng Vũ và Quái Độc . Qua thời Hán, chuyện ngựa lại càng lâm ly hơn với Hạng Vũ-Ô Mã, Quang Công, Tào
Tháo, Lữ Bố, Lữ Mông với con ngựa Xích Thố, Lưu Bị, Bàng Thống ngựa Đích Lô… Bước sang đời nhiễu nhương Tùy Đường, anh hùng lập sự nghiệp trên lưng chiến mã, đã lưu lại trang sử xanh nhiều vĩ nhân như Đường Thái Tôn (Lý Thế Dân) và Kim Mã, Thượng Sư Đồ-Tần Thúc Bảo với ngựa Hồ Lôi Báo, ngựa Bảo Nguyệt, Ô Chùy của Uất Trì Cung, nhờ nó mà bao lần cứu chúa .
Còn có
con ngựa già của Thầy Tam Tạng, nhờ quen đường, chịu đựng nên đã đưa được Thánh Tăng từ Trung nguyên đến Thiên Trúc thỉnh kinh Phật. Đời Tống, Mạnh Lương trung cang, nghĩa đảm, tên tuổi gắn liền qua các điển tích “Thiên lý mã, Vạn Lý Vân của Bác Hiền Vương. Nhựt Nguyệt Tiêu Sương Mã của Đại Khánh Lương Vương” làm rạng danh Dương Gia Tướng. Cuối đời Tống mạt, có Nhạc Phi, nửa đời sống trên lưng Huỳnh Biêu Mã, với hoài bão đuổi giặc Kim ra khỏi Trung Nguyên, đến sa mạc rước Nhị Thánh hồi cố quốc, nhưng chí lớn vỡ tan vì tên gian thần Tần Cối, cuối cùng chết thê thảm nơi Phong Ba Đình trong một đêm trừ tịch, trời buồn đất thảm. Sự cảm động của người xưa lưu lại cho hậu thế là niềm thủy chung son sắc của ngựa đối với quê hương và chủ của mình.
Trong
cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan vào cuối năm 2001 đầu năm 2002, nhằm tiêu diệt Taliban, Al-Qaeda và trùm khủng bố Osama Bin Laden. Trong cuộc chiến này, qua nhiều địa thế núi non hiểm trở, quạn đội Hoa Kỳ và Liên Minh Bắc A Phú Hãn phải dùng đến những con Chiến Mã thay thế cơ giới và máy bay. Do đó ta thấy các vận tải cơ khổng lồ C17 của Hoa Kỳ thường thả dù xuống các căn cứ nhiều ngủ cốc, rơm rạ và ngựa cho các đơn vị hành quân tại sơn cước.
Làm sao
có thể ngăn được giọt lệ tủi đời khi đọc lại “Việt Điểu Quy Nam, Hoa Lưu Hướng Bắc”?, về câu chuyện của những con chim Việt, Ngựa Hồ, xót cảnh ly hương, cất giọng thiết tha trùng trùng ảo não . Nỗi thê lương trên bãi chiến trường đã kết thúc, càng bùi ngùi bi đát hơn, khi bóng những con ngựa lẻ loi đi tìm xác chủ, ngửi cọ và nhịn đói cho tới chết bên cạnh người thân. Loài người có được bao nhiêu kẻ như ngựa, hay chẳng qua chỉ là ăn chén đá bát, đứng núi này trông non nọ, coi đạo lý và tình non nước không hơn một nụ cười.
Như để thưởng công và vinh danh con vật trung thành bậc nhất thiên hạ, người ta đã cho xây đắp, đúc nhiều tượng ngựa. Nhưng hiện nay kỷ lục về tượng người cỡi ngựa lớn nhất thế giới, vẫn là bức tượng đồng của vị anh hùng dân tộc Tiệp Khắc Dideca, đã cùng với thuộc hạ mìnhđẩy lui được ngoại xâm vào năm 1420. Tượng ông cỡi con chiến mã cao 9m, dài 10m, nặng 16,5 tấn, đứng trên một ngọn đồi tại thủ đô Praha. Trong nghệ thuật, suốt 150 năm qua, môn cỡi ngựa gần như chiếm lĩnh các sân khấu xiệc nổi tiếng của Pháp-Đức. Còn hình ảnh nào dễ thương hơn khi được chứng kiến cảnh một nữ kỵ sĩ mặc áo đuôi tôm, đầu đội mũ cao, ngồi vắt vẻo hai chân một bên trên lưng ngựa, mặt che mạng hồng, ve áo có cài một chùm hoa tím. Đây là biểu tượng của sự hào hoa phong nhã trong giới thượng lưu trí thức Âu Tây vào cuối thế kỷ trước. Chính diễn viên nhào lộn người Anh Phillip (1742-1814) là người đầu tiên đem môn cỡi ngựa lên sân khấu nghệ thuật nổi tiếng qua bộ trang phục thời danh Lecadrenoir.
Ngựa cũng dự phần trong lãnh vực đông y, nhiều tên và bài thuốc VN-Tàu mang tên ngựa trứ danh như Mã Nhục, Cao xương Ngựa, Mã Đề, Bọ ngựa, Mã Tiêu, Mã Tiêu Thảo …nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thang Cá Ngựa, với tên khoa học là Hippocampus, sống ở vùng nước mặn. Cá Ngựa còn có tên Hải Mã, Hải Long, Hải Thủy, loài cá nhỏ có đầu giống ngựa, dài không quá 0,30cm, màu trắng, vàng hay xanh đen. Tất cả đều được dùng làm thuốc kích dục, tráng dương, trị các chứng bệnh về sản khoa của phụ nữ.
Ôi! Còn
gì ý nghĩa cho bằng, khi
nghe những lời Ngựa, con vật được nhân cách hóa cho những người lính trận, một đời dấn thân vì non sông, đất nước …để trả lời sự công kích của trâu, chó, hay đúng hơn là nỗi thờ ơ, bạc bẽo của thế nhân. Với lòng ích kỷ, ty tiện, ăn chén đá bát, phần lớn nghĩ rằng trong cuộc sống bình thường, con ngựa hay người lính có hay không, cũng chẳng mấy ai lao đao vất vả. Tệ hơn nữa, nhiều người còn nghĩ :
“Dại không ra dại, khôn chẳng nên khôn, ngất ngư như ốc mượn hồn” (LSTC câu 204-206).
Bài học lịch sử đã minh chứng rõ ràng trong cuộc đổi đời ngày 30-4-1975 và trên hết là thực trạng yếu hèn của VN hiện tại, khi lòng dân, lòng lính không còn muốn dấn thân vì lý tưởng quốc gia đã hiện hình là chủ nghĩa cộng sản. Thế mới biết, dù trong thời nào chăng nữa, con ngựa vẫn là con ngựa hữu dụng muôn đời, hay nói khác hơn đó chính là sự hiện diện của người lính trong mọi thời đại, vì sự hùng mạnh của họ bảo đảm để lân bang không dám lấn chiếm non sông gấm vóc của dân tộc. Rượu bồ đào, đàn tỳ bà, lưng chiến mã, giờ không còn chờ ta nơi chiến địa, mà đợi ta trở lại với quê xưa. Có phải thế không? Hỡi những con ngựa trận của thời nào, giờ thở hoài hơi thở mệt, gục đầu chờ bỏ thây.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng
Chạp 2013
MƯỜNG GIANG
Những con ngựa nổi
tiếng trong lịch sử - văn học Trung Quốc
- Lịch sử - văn học
Trung Quốc có nhắc nhiều tới ngựa. Theo quan niệm tuấn mã đi với anh hùng, hình
ảnh những nhân vật lịch sử, nhân vật văn học nổi tiếng của Trung Quốc khi xưa
đều gắn liền với những con ngựa đã đi vào sử sách.
Ngựa Xích Thố
Người Trung Quốc có câu “Anh hùng có
Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố”. Xích Thố được xem như một trong những “thần mã”
(ngựa thần) của lịch sử Trung Quốc.
Những miêu tả về Xích Thố qua nhiều
đời đã mang đậm màu sắc thần thoại với nhiều ước lệ mà người Trung Quốc gắn cho
con ngựa thần nổi danh sử sách thời Tam Quốc: Mình ngựa Xích Thố dài một
trượng, cao tám thước, lông đỏ rực, ngày đi ngàn dặm, trèo đèo lội suối như đi
trên đồng bằng.
Ngựa Xích Thố từng qua tay nhiều
chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác, tướng nhà Đông Hán. Sau vì
muốn thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem tặng ngựa Xích Thố cho Lã Bố. Khi Lã Bố
bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố lại về tay Tào Tháo.
Người chủ cuối cùng của Xích Thố là
Quan Vân Trường. Tào Tháo muốn thu phục Quan Vân Trường đã bắt chước Đổng Trác
tặng tuấn mã cho anh hùng nhưng Quan Vân Trường nhận Xích Thố chỉ vì nóng lòng
muốn tìm được người anh em Lưu Bị và tuyệt nhiên không vì được tặng ngựa quý mà
nảy sinh lòng phản trắc.
Sau này, khi Quan Vân Trường chết,
Xích Thố lại rơi vào tay một tướng khác là Mã Trung nhưng lần này nó không
ngoan ngoãn để mình bị trao tay thêm lần nữa, ngựa Xích Thố đã tuyệt thực để đi
theo Quan Vân Trường. Có lẽ đây chính là vị chủ nhân mà Xích Thố đã chờ đợi,
tìm kiếm bấy lâu, giờ Quan Vũ chết, nó không còn muốn phục tùng ai khác nữa.
Chính vì hành động tuyệt thực này mà
ngựa Xích Thố được người đời sau nhắc đến như một thần mã, bởi nó không chỉ là
tuấn mã mà còn biết sống có nghĩa có tình, trung thành với chủ.
Ngựa Đích Lô
Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ -
một tướng dưới trướng danh sĩ dòng dõi hoàng tộc thời nhà Hán là Lưu Biểu, sau
này, Trương Vũ sẽ phản bội lại Lưu Biểu.
Lưu Bị khi về với Lưu Biểu đã để ý
ngựa Đích Lô của Trương Vũ, nhận ra đây là một con tuấn mã, ông liền hết lời ca
ngợi. Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân liền giết Trương Vũ để cướp ngựa cho
chủ nhân.
Lưu Bị vốn định tặng ngựa Đích Lô
cho Lưu Biểu nhưng Lưu Biểu cho rằng ngựa Đích Lô “có quầng ở mắt, trên đầu có
đốm trắng, ắt là con ngựa sát chủ”, việc Trương Vũ chết chính là minh chứng
nhãn tiền, vì vậy, Lưu Biểu trả lại ngựa cho Lưu Bị.
Lưu Bị tuyệt nhiên không tin ngựa
Đích Lô sát chủ. Khi nhận được mật báo có người truy sát, Lưu Bị vội vàng thoát
thân cùng ngựa Đích Lô, nhưng bị lạc đường tới suối Đàm Khê. Phía trước là suối
sâu, phía sau là quân địch, tiến thoái lưỡng nan, lúc này Lưu Bị bắt đầu tin
Đích Lô sát chủ.
Ông đang quát mắng Đích Lô thì bỗng
nhiên con ngựa vùng lên, nhảy phắt sang bờ bên kia, khiến quân địch bất lực,
không thể truy sát Lưu Bị được nữa. Sau này, Lưu Bị càng yêu quý Đích Lô hơn.
Ngựa Vương Truy
Vương Truy Mã, hay còn gọi là ngựa Ô
Vân Đạp Tuyết, đúng như tên của nó - toàn thân màu đen, bốn vó màu trắng. Đây
là ngựa quý của Trương Phi. Tương truyền Trương Phi và Vương Truy Mã đều đen
như nhau. Trương Phi quý ngựa như con, thường xuyên tự tay tắm rửa, chải lông
cho ngựa quý.
Ngựa Bạch Long
Được biết đến là một trong “ngũ hổ
tướng” của Lưu Bị, hình ảnh Triệu Vân gắn liền với ngựa Bạch Long. Bạch Long Mã
là con ngựa đẹp đẽ, dũng mãnh, từng giúp Triệu Tử Long lập nên nhiều chiến công
hiển hách.
Hình ảnh Triệu Vân trong “Tam Quốc
diễn nghĩa” luôn được miêu tả là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng
từ tốn, chắc chắn, không xốc nổi như Trương Phi. Đặc biệt, hình ảnh Triệu Vân
nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản.
Một mình Triệu Vân cưỡi ngựa Bạch
Long phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 tướng, đoạt gươm
báu Thanh Công - gươm mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí.
Người đời nay vẫn còn lưu truyền bài
thơ về việc Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương Tràng Bản:
Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng.
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long.
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng.
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long.
Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh là thần mã của Tào
Tháo. Tuyệt Ảnh nghĩa là đến cái bóng ngựa cũng không đuổi kịp, tên Tuyệt Ảnh
nhằm nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của con ngựa, đó là sự thần tốc.
Trong cuộc đời chinh chiến, có lần
Tào Tháo gặp nguy biến, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp nhưng may nhờ có
ngựa Tuyệt Ảnh mà thoát hiểm. Ngựa Tuyệt Ảnh cũng là một con ngựa rất mực trung
thành, vì chủ nhân mà sẵn sàng bỏ mạng.
Tương truyền nó bị trúng ba mũi tên
trên mình nhưng vẫn gắng sức phi nước đại, giúp chủ thoát nguy nan, chỉ tới khi
bị trúng thêm một mũi tên vào mắt, Tuyệt Ảnh mới gục ngã.
Ngựa Ô Truy
Ngưa Ô Truy của Tây Sở Bá Vương Hạng
Vũ là con chiến mã lông đen tuyền, to lớn, dũng mãnh. Khi Hạng Vũ bại trận dưới
tay Hán Vương Lưu Bang, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên dòng sông Ô Giang. Khi
thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Truy cũng nhảy xuống sông chết theo. Người đời sau
vẫn nhắc về ngựa Ô Truy như một biểu tượng đẹp của lòng trung thành.
Ngựa Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông
trắng như tuyết, ở cổ có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí
nóng nảy. Buổi tối, lông ngựa còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên
là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử. Con ngựa này từng được nhắc tới trong tiểu thuyết Thủy
Hử, nó chính là lý do dẫn đến trận đánh Tăng Đầu thị của quân Lương Sơn Bạc.
Ngựa Bạch Long
Hình ảnh ngựa trắng thường trở đi
trở lại trong sử sách, tiểu thuyết của Trung Quốc. Ở trên, ta đã thấy có ngựa
Bạch Long của Triệu Vân thời Tam Quốc, ở đây, lại thấy thêm ngựa Bạch Long của
Đường Tam Tạng trong “Tây Du Ký”.
Trong truyện, Đường Tăng cưỡi ngựa
cùng các đồ đệ đi Tây Thiên thỉnh kinh. Một lần, thầy trò Đường Tăng gặp một
con rồng trắng, chính là Thái tử Ngao Nhuận của Long Vương Tây Hải. Đang lúc
bụng đói, rồng trắng liền ăn thịt con ngựa của Đường Tăng. Quá tức giận, Tôn
Ngộ Không định ra tay giết chết con rồng.
Ngay
lúc ấy, Bồ Tát hiện ra can ngăn. Người liền hóa con rồng thành một chú ngựa
trắng và gọi nó là Bạch Long. Kể từ đó, để đền tội, ngựa Bạch Long chở Đường
Tăng đi thỉnh kinh và sau này cũng tu thành chính quả.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Hình tượng Táo quân đã
tồn tại trong tín ngưỡng dân gian của nhiều nước Châu Á từ lâu. Theo quan niệm
truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép lại tất
cả những việc làm tốt xấu của con người trong năm cũ.
Lễ cúng Táo quân trong
đời sống văn hóa người Việt
Táo quân hay còn gọi là Vua Bếp đã
tồn tại trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ lâu. Theo quan niệm truyền thống,
ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm
tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ.
Vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ
bay lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những chuyện tốt xấu của gia
chủ trong năm. Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành vào trưa hoặc chiều.
Lễ cúng gồm có hương hoa, nải quả,
vàng mã (gồm hai bộ mũ - hài đàn ông, một bộ mũ - hài phụ nữ kèm theo ba con cá
chép giấy, có gia đình cúng cá chép thật), bánh chưng, bánh dày và các món
thịnh soạn để dâng lên các Táo cùng ông bà tổ tiên.
Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa
ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Tập tục thả cá chép
phóng sinh sau khi cúng là một nét đẹp văn hóa, ngụ ý “cá chép hóa rồng”, cá
chép vượt Vũ Môn.
Hơn thế, trong tâm thức người Việt,
cá chép vượt Vũ Môn hay “cá chép hóa rồng” còn là biểu tượng của sự thăng hoa,
của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục khó khăn để đi tới
thành công, biểu trưng cho sức mạnh tiềm ẩn, hướng đến một tương lai tốt đẹp.
Xưa kia, trong Tết ông Công ông Táo,
người Việt cổ còn có phong tục dựng cây nêu. Vì từ ngày 23 tháng Chạp cho tới
đêm Giao thừa sẽ vắng mặt Táo quân dưới trần gian nên ma quỷ thường lẻn về quấy
nhiễu, vì vậy, người Việt cổ trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng là
ngày “hạ cây nêu”.
Xưa kia có lệ: phàm những khoản vay
mượn thiếu thốn trong dịp ấy người cho vay không được đi đòi, phải đợi ngày hạ
nêu mới được hỏi. Đó thực ra là một nét sống rất nhân văn, tinh tế của ông cha
ta khi xưa, những mong trong nửa tháng trước và sau Tết, dù nhà giàu hay nhà
nghèo cũng có cái Tết bình an.
Cây nêu ngày xưa là một cây tre cao
khoảng 5-6 mét. Ở ngọn treo nhiều thứ như vàng mã, xương rồng, tỏi ớt, hình
nộm, lá dứa, bầu rượu, cá chép giấy, cờ vải, khánh nhỏ bằng đất nung… Mỗi khi
gió thổi, những khánh này va vào nhau tạo thành tiếng leng keng nghe vui tai...
Người ta tin rằng những vật nhiều
màu sắc treo ở cây nêu, cộng thêm tiếng động của khánh đất sẽ báo hiệu cho ma
quỷ biết nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối,
người ta treo thêm một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn
Tết với con cháu.
Nguồn gốc ba vị Táo quân
trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Táo quân trong tín ngưỡng dân gian
Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ vốn tồn tại trong
Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “hai ông một bà” gồm
vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.
Người dân xưa nay vẫn quen gọi chung
ba vị thần này là Táo quân hoặc ông Táo. Dân gian Việt Nam đã sáng tạo ra hẳn
một tích truyện để nói về nguồn gốc của Táo quân. Sự tích Táo Quân được tóm
tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với
nhau đã lâu mà không con, nên sinh buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng
Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, sau đó gặp và bằng lòng làm vợ
Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại thấy mình có lỗi nên đi tìm vợ.
Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều đã hết cả, Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị
Nhi, hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi đưa Trọng Cao vào nhà, hai người trò chuyện,
Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt
gặp Trọng Cao thì khó xử, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài
vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không
dám chui ra, sợ làm ảnh hưởng tới gia đình mới của Thị Nhi, nên bị lửa chết
thiêu.
Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy sự
tình như vậy liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo Trọng Cao. Phạm Lang
quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy
để chết theo vợ.
Linh hồn của ba người lên gặp Ngọc
Hoàng. Ngọc Hoàng thấy họ sống có tình có nghĩa, nên sắc phong làm Táo Quân,
mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc đất đai. Trọng
Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ
búa.
Ba vị Táo quân chính là những vị
thần định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này có được do việc ăn ở đúng
đạo lý của gia chủ mà nên. Người xưa thường có bàn thờ Táo quân riêng, đặt gần
bếp, khi cúng phải nổi lửa lên cho bếp cháy rực. Tuy vậy, giờ đây, người ta
giản tiện đi và thường cúng ông Táo ngay tại bàn thờ gia tiên.
Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp là để
tiễn Táo quân lên trời chầu Ngọc Hoàng, bẩm báo về những chuyện đã xảy ra trong
một năm qua ở dưới trần gian. Mâm cỗ thịnh soạn thể hiện mong muốn của người
dân rằng Táo quân dùng cơm xong sẽ “ấm lòng”, lên chầu sẽ tâu những điều tốt
đẹp nhất với Ngọc Hoàng và báo cáo nhẹ đi những điều không nên không phải của
gia chủ.
Việc làm này ở một khía cạnh nào đó
giúp con người sống tốt hơn, tự ý thức lại những việc làm chưa đúng đắn trong
năm cũ.
Táo quân trong văn hóa
của các nước Châu Á khác
Hình tượng Táo quân và tục thờ cúng
Táo quân ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Người Trung Quốc
cũng cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Trong quan niệm của họ, phúc
lộc mà gia chủ được ban cho trong năm mới cũng được quyết định phần nhiều bởi
“bài báo cáo” của Táo quân với Ngọc Hoàng trên thiên đình.
Tuy vậy, Táo quân của người Trung
Quốc chỉ có một ông một bà. Họ thường lập bàn thờ Táo quân trong bếp với tranh
hoặc tượng của ông Táo - bà Táo. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường bôi
mật ong lên tranh hoặc tượng của Táo quân với ý là Táo quân ăn mật ong xong sẽ
“ngọt giọng” hơn và bẩm tâu những điều tốt đẹp về gia chủ lên Ngọc Hoàng.
Ở Trung Quốc, thay vì cúng cá chép,
người ta thường cúng nước và chút cỏ khô, coi đây là thức ăn cho ngựa của Táo
quân. Theo quan niệm của họ, ngựa mới là con vật đưa Táo quân lên trời.
Người Nhật có nam thần Daikokuten là
vị thần chủ sự chuyện nhà cửa, bếp núc và tài lộc của gia chủ. Ở Nhật, mỗi khi
dịp năm mới đến, người ta thường bày bán những bức tượng thần Daikokuten - một
biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng.
Vị thần này có khuôn mặt to lớn, nụ
cười hể hả và thường được sơn màu nâu đen, có lẽ do thần luôn ở trong gian bếp
mà bị “ám khói”.
Thần thường cầm theo một cái vồ bằng
vàng, đây là cái vồ may mắn, mang lại tiền tài, thần hay được khắc họa ngồi
trên chĩnh gạo và có những con chuột ở quanh bởi chuột trong văn hóa Nhật Bản
hàm ý cho việc gia chủ có nhiều của ăn của để, chuột biết nên kéo tới “xin ăn”.
Người Hàn Quốc có nữ thần Jowangshin
là vị thần lửa, vị thần của các gia đình. Xưa kia, phụ nữ Hàn Quốc thường là
người đảm nhận việc cúng tế nữ thần Jowangshin nhưng về sau, tục lệ này mai một
dần và giờ người Hàn Quốc không còn thờ vị nữ thần này nữa.
Tuy vậy, nữ thần Jowangshin vẫn là
một trông những vị thần “nổi tiếng” nhất trong văn hóa dân gian Hàn Quốc. Vị nữ
thần này cũng khá giống với Táo quân của Việt Nam, bà là người ghi chép lại
những chuyện tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình suốt một năm và sau đó lên thiên
đình bẩm lại với Ngọc Hoàng.
No comments:
Post a Comment