On Thursday, 30 January 2014 6:48 PM, VietHai Tran <> wrote:
Subject: Kiếp Tằm và Con Ngựa- Quỳnh Giao
Nhạc Xuân Tuyển Chọn - Vol 1
http://www.youtube.com/watch?v=pFgDhvQZCLg
Kiếp tằm và con ngựa
Quỳnh Giao
Trung Hoa là nơi đầu tiên có bí quyết trồng dâu nuôi tằm để kéo thành tơ. Họ tìm ra nghệ thuật ấy từ hơn bốn ngàn năm trước, nhưng giữ bí mật trong hai mươi thế kỷ cho tới khi bị tiết lộ qua Tây Vực vào đời nhà Hán, rồi mở ra Con Ðường Tơ Lụa nổi tiếng trong lịch sử. Ngày nay thì cả thế giới đều ưa thích tơ lụa và các cô gái thì được nghe truyện Hoàng Hậu Luy Tổ.
Là
vợ của Hiên Viên Hoàng Ðế vào đời thái cổ hoang đường, bà Luy Tổ đang uống trà thì có cái kén rơi vào tách nước nóng. Lấy móng tay kéo ra thì bà được sợi tơ óng mịn, nhờ vậy mà phát minh ra nghề tằm tơ. Truyền thuyết ấy của Trung Hoa một lúc nói về hai khám phá rất đẹp của nhân loại là tơ và trà.
Chờ đón Xuân Giáp Ngọ, người viết lại xin kể một truyện cổ tích về con ngựa, có khi giải thích vì sao người ta giữ bí mật về con tằm qua sự tích bà Luy Tổ.
Trung
Hoa là xứ hay gặp chiến tranh nên truyện này có thể ứng vào nhiều đời vua khác nhau. Vì nạn binh đao, có người phải tòng quân và được gửi ra chiến trường. Ở nhà chỉ còn bà vợ, cô con gái và một con ngựa quý, được cô gái chăm sóc từ khi còn bé. Vắng bóng cha, nàng chỉ nghe thấy tin dữ ngoài biên ải và hàng ngày tâm sự với con ngựa về nỗi lo lắng của mình.
Một hôm đó, nàng ứa lệ thủ thỉ với con vật chung thủy. Ngựa ơi, phải chi mi biết tìm ra biên thùy mà đón cha về. Lạy trời, ai mà cứu được cha thì ta nguyện suốt đời làm vợ.
Chuyện không ngờ là con ngựa lại lồng lên hý vang trời, bứt phá cổng trại và phi như bay vào cõi bạt ngàn. Ðợi mãi chẳng thấy ngựa về, cô gái đành kể cho gia đình truyện mất ngựa nhưng giấu kín lời nguyện của mình.
Nàng
không ngờ là nhiều ngày sau đó con ngựa đã tìm ra biên ải và nửa đêm vượt rào bay vào trại lính, nơi người cha đang đóng quân. Thấy con ngựa quý, ông đoán là ở nhà có chuyện dữ nên lặng lẽ đóng cương trốn khỏi trại. Khi về đến nhà thì thấy mọi người vẫn bình an và gia đình mừng ngày đoàn viên. Con ngựa được thưởng công ngàn dặm tìm chủ bằng cỏ non và thóc quý.
Nhưng lạ thay. Nó không ăn gì cả, cứ nằm im trong chuồng, đôi tai đôi mắt thì hướng ra ngoài. Ở bên ngoài, qua một sân trại, cô gái cũng lầm lì trong phòng kín tránh đi ra ngoài. Vài ngày
sau, cả người và vật đều như mắc bệnh.
Người cha buồn lòng về tình trạng của con ngựa và thấy nó chỉ thoáng nét tinh anh khi có tiếng cô gái văng vẳng ở nhà trên. Hỏi gặng thì cũng chẳng hiểu tại sao vì ban đầu cô con gái vẫn tránh nói thật.
Mãi
rồi nàng mới kể, rằng con đã nguyện lấy bất ai có thể đón cha về!
Giận dữ về sự vô tâm của con gái khi thề thốt như vậy với một con ngựa, ông cũng thấy cảm động về nỗi lòng của con. Ông thương con ngựa đã quyến luyến cô tiểu chủ từ bé và còn thông minh vượt qua ngàn dặm để tìm ra mình. Nhưng làm sao có thể gả con gái cho ngựa?
Sau
nhiều ngày phân vân về tình trạng éo le này, ông cầm gươm bước vào tàu ngựa nhìn con vật gầy gò nằm bẹp dưới đất, và lấy một quyết định đau lòng. Ðến lúc cuối, con vật phì phò ngước mắt nhìn ra cánh cổng xưa kia vẫn có cô gái thắt bím bước vào thủ thỉ.
Người cha giữ lại bộ da ngựa làm kỷ niệm về con vật chung thủy và chôn xác ở một gò hoang nơi góc vườn. Cô gái thì mừng rỡ và sáng hôm sau bước ra ngoài chào đón ánh nắng mặt trời.
Chuyện không ngờ là khi nàng đến góc vườn thì có cơn gió nổi lên từ gò hoang, thành con lốc xoay tròn quanh cô gái. Nàng bị bốc khỏi mặt đất và thất thanh gọi cha. Người cha chạy ra thì chỉ thấy con gái cuộn trong gió lốc bay về cõi xa. Ông rượt theo bóng con mất nhiều ngày cho đến khi tới một ruộng dâu.
Nơi đó chỉ có một con tằm màu trắng nõn như màu áo của cô gái.
Người cha đem tằm về nhà, cùng bà vợ nuôi nấng chiều chuộng như con gái. Từ đấy, họ có những sợi tơ vàng óng mịn mà. Và xứ Trung Hoa có một báu vật nổi danh trên thế giới. Không còn mấy ai nhắc đến con ngựa. Nhưng phải chăng, cô gái vẫn nhả tơ theo đúng lời nguyền năm xưa?
Trong
các truyện tích về kiếp tằm nhả tơ, có lẽ truyện này còn lãng mạn mà oan nghiệt hơn nhiều bi kịch Hy Lạp. Và chắc chắn là có ý nghĩa hơn truyện bà Luy Tổ.
On
Wednesday, January 29, 2014 11:38 PM, MY LOAN <tmyloan@gmail.Com> wrote:
Thơ Xuân Viên Linh
Viên Linh
Loạt bài văn học nghệ thuật trong bốn thứ năm vừa qua liên tiếp viết về mùa xuân, từ bài “One Day” của Johann Strauss (qua lời Việt của Phạm Duy: “Ngày Ấy Khi Xuân Ra Ðời”), tới các bài Tâm Sự Trong Thơ Xuân, Bùi Giáng-Mùa Xuân Phía Trước, Thời Thế Trong Thơ Xuân, bạn đọc đã có dịp đọc lại những vần thơ chọn lọc từ Văn Ðàn Bảo Giám, thơ Bích Khê, thơ Hàn Mặc Tử, Trần Huyền Trân và Nguyễn Bính. các thi sĩ nổi danh thời Tiền Chiến 1930-45.
Về các thi sĩ của miền Nam, chúng ta đã đọc Bùi Giáng qua toàn bài Chào Nguyên Xuân, tìm hiểu cách dùng chữ của thi sĩ qua một bài thơ nổi tiếng của ông. Tuần trước, bài viết đã trình bày các thi sĩ làm thơ gắn liền thời thế chính sự và chiến sự như thế nào với Hà Thượng Nhân qua bài thơ gửi các văn nghệ sĩ phải rời Hà Nội vào Nam nhan đề Mùa Xuân Ðang Tới làm ngay trong năm chia cắt đất nước 1954, và bài Tết Nhớ của Bàng Bá Lân năm 1956, cùng ba bài thơ thời thế của Thích Tâm Châu, Nguyễn Vỹ và Cao Tiêu, nổi bật nhất là bài của Nguyễn Vỹ tả một trận đánh trong “Tiếng Súng Ðêm Xuân” năm 1962 và Kiệt Tấn tả trận Mậu Thân 1968, rút từ Trường Thi 3100 câu Việt Nam Thương Khúc. Kỳ này, báo ra đúng ngày 30 Tết, chỉ xin đăng sáng tác, đó là Thơ Xuân của tác giả bài này, từ bài thơ xuân đầu tiên trong đời đăng trên tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Sài Gòn năm 1955, khi tác giả 17 tuổi, tới những bài thơ xuân đăng trên các tạp chí văn học khác sau đó, cách nhau cả chục năm. Bài Ca Của Những Người Giang Hồ Ba năm không về thăm mẹ Nằm đây chiều xuống sương phong Bốn năm không về thăm chị Sầu ngửa nghiêng dâng trong lòng.
Nghe giữa chiều sang pháo nổ
Mây còn nổi ở đầu sông Còn có ai về gõ cửa Mà vói tay vào trong không? [vói, không phải với]
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao con không về mẹ mong Ừ mai ừ mai nhớ lắm Sao em không về chị trông?
Ðàn đúm theo dăm thằng bạn
Bao năm rồi còn tang bồng Sáng ở đầu sông nhớ núi Ðêm nằm trong núi nhớ sông
Có tin về hôm giáp Tết
Số nó bây giờ long đong Người yêu vẫn làm da diết Ra chuyện ngày đi ngại ngùng
Ba năm không về thăm me
Còn theo mộng lớn muôn phương Còn xem trời xanh gió nổi Ðường đi mây bay chập chùng.
Về thì nhớ núi nhớ sông
Về thì làm sao tang bồng. (Viên Linh, Văn Nghệ Tiền Phong, Sài Gòn 1955)
Ðáy Nậm
Mùa lạnh chim thiên về nhiệt đới
Ta buồn thiên xuống đáy ly con Sang Xuân chim trở về Phương Bối* Ta trở về trong đáy nậm không. (Viên Linh, Thủy Mộ Quan, Virginia 1982) *Lá của cây bối được dùng để chép kinh Phật; Phương Bối Am là một cơ sở Phật sự của Sư Ông Nhất Hạnh trên một ngọn đồi ở Blao. Xuân Lồng lộng xuân sang mở cửa đời Mẹ trong sơn động, Bố ngoài khơi Ba ngàn dặm biếc, năm nghìn tuổi Dạo bước nhân sinh ruổi ngựa trời.
Dạo bước nhân sinh mở cửa thơ
Hồn từ quê mẹ, ý quê cha Dặm hồng bát ngát trăm năm mới Bạn cũ ta tìm chữ nghĩa xưa.
Bạn cũ ta tìm trong cổ thư
Thanh xuân ngờm ngợp mộng sông hồ Chia nhau bốn hướng trời dâu biển Mà cộng chung còn một ước mơ.
Mà cộng chung còn đất nước xa
Tấc lòng mong mỏi có phôi pha Xuân thu chiến quốc trùng hay thảo Sống một đời không thể sống dư.
Nước non từ Ðộng Ðình Hồ
Vạn xuân như một cơ đồ không hai. Hôm nay hương khói về trời Chân phương ta gửi ít lời mừng xuân. (Viên Linh, Khởi Hành, Tết 2002)
Vãn Xuân
Các anh theo mẹ hay cha Ðến đây từ núi hay là đại dương? (Năm mươi người của núi rừng Năm mươi người của trùng trùng biển sâu)
Xuân xưa là một khởi đầu
Văn Lang lập quốc, Phong Châu dựng nhà. Lụa hồng giặt bến sông La Tào Khê học đạo Nhị Hà tầm tang.
Một thời trấn thủ Nam Quan
Thời qua Hồng Lĩnh, thời ngang Thần Phù Gươm đàn quên lối xuân thu Năm nghìn năm hỡi, mịt mù hôm nay.
Xuân ta trên đất nước này
Trời không nguyên đán, cỏ cây lạ người. Chúng ta lưu lạc muôn nơi Sông xa biển thẳm cuối trời đầu non.
Năm cùng tháng tận sức mòn
Vung tay kể chuyện mất còn làm chi. Mai không nở đón xuân về Chúng ta lỡ một lời thề nước non. (Viên Linh, 2001)
Cùng
với thơ mùa xuân, tác giả kính chúc quí bạn đọc văn nghệ một năm mới Giáp Ngọ
mọi sự tốt đẹp.
|
No comments:
Post a Comment