Popular Posts

Saturday, January 27, 2018

Dưỡng lão… cũng mồ côi

 
Dưỡng lão… cũng mồ côi


  TRÂN THIÊN PHI HUNG

Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ý tìm lại cha mẹ. Tôi hiểu rằng những đứa con lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa con ngoài ý muốn; hầu như ít khi biết thực sự cha là ai.
Tôi bị mẹ của tôi bỏ sau khi sinh ra mới có 48 giờ ở tại nhà thương. Tôi lớn lên trong cô nhi viện và trốn ra khỏi cô nhi viện năm 13 tuổi, ra giang hồ bữa đói bữa lạnh; sau cùng ghép hộ làm con một gia đình có 4 em: 2 trai 2 gái để ra đi sang Mỹ theo diện Con Lai. Tôi đến Mỹ năm 20 tuổi và đi làm ngay góp phần nuôi 4 đứa em đi học. Sau 18 năm các em hai đứa là bác sĩ, hai đứa là kỹ sư, tôi bị ba má nuôi đuổi ra khỏi nhà vì gia đình sợ mang tiếng với sui gia nhà trai nhà gái của bốn đứa em kế tôi. Tôi chưa được đến trường ngày nào trên đất Mỹ.
Mới 40 tuổi mà mắt đã mờ! Tôi đến gặp bác sĩ gia đình, xin giấy giới thiệu gặp bác sĩ chuyên khoa để có đốt hay mổ gì thì họ lo chữa cho khỏi mất công. 20 năm rồi trên đất Mỹ, nhưng tiếng Mỹ của tôi chưa đầy lá mít, nên tôi nhờ cô thư ký ở văn phòng bác sĩ gia đình tìm clinic nào có người nói được tiếng Việt. May sao có clinic lớn mà chỉ đợi có hai tuần; nhưng lại phải là giờ cuối cùng sắp đóng cửa!
Đến sớm trước giờ hẹn nửa tiếng, tôi đưa giấy giới thiệu cho một bà Mỹ già rồi ngồi đợi tới phiên. Tôi nhìn quanh coi có ai là Việt Nam mình không, nhưng chẳng thấy ai. Bệnh nhân lần lượt được kêu vào khám rồi ra về gần hết vì sắp đến giờ đóng cửa. Sau cùng tôi cũng được gọi tên do một cô gái có nét Việt Nam mà từ nãy giờ tôi chưa hề thấy. Cô ta nói tiếng Anh với tôi từ lúc gọi đến bảo ngồi ghế nhìn đọc. Tôi không hiểu rõ hết được nên hỏi cô có nói được tiếng Việt Nam không? Cô ta tỏ ra ngạc nhiên:
–  Anh không phải là người Mỹ sao?
– Tôi là người Việt Nam.
– Nhưng anh đâu có nét nào giống người Việt đâu?
Như biết mình lỡ lời, cô ta nói thêm tiếng “Sorry”.
– Chị không phải sorry. Tại tôi giống Mỹ Đen. Chị quê ở đâu ở Việt Nam?
– Ba tôi người Mỹ Tho, mẹ ở Bình Dương nhưng tôi sinh ra ở miền Trung. Anh tôi và tôi đều sinh ở Nha Trang vì cha là Hải Quân phục vụ quân trường ở đó.
– Tôi cũng sinh ở Nha Trang… nhưng tiếc là không biết cha mẹ của tôi là ai?
– Anh sinh năm mấy?
Cô ta vừa hỏi nhưng nhớ lại hình như câu hỏi có hơi thừa. Hồ sơ bệnh của tôi đang để trên bàn nên cô ta nhìn và ngạc nhiên nói:
– Ngày tháng năm sinh của anh giống y như của tôi! Có phải anh sinh ở nhà bảo sinh Quân Ðội Nha Trang hay không?
– Đúng rồi, sao cô biết vậy?
– Ba má tôi có kể cho tôi nghe và tôi còn nhớ. Tôi sinh ra lúc 12 giờ trưa thì khoảng 8 giờ tối có một bà nữa sinh một bé trai. Sáng hôm sau, cha tôi vào thăm, mẹ tôi nói là bà mẹ sinh tối hôm qua muốn cho con của bà. Ba tôi nói, vậy mình xin, sẵn nuôi luôn, có gì mướn thêm người giúp việc. Mẹ tôi nói Mỹ đen đó. Nghe vậy, cha tôi đến nhìn thằng bé rồi trở lại bảo nó cũng không đen lắm, trông dễ thương. Nhưng mẹ tôi không đồng ý, nói sợ người ta đàm tiếu. Cha tôi bảo:
– Anh bất cần thiên hạ. Chỉ cần em chịu là anh xin ngay.
Nhưng cuối cùng mẹ tôi không chịu, nói mình đã có một trai một gái, đủ rồi.
Thấy tôi chú ý nghe câu chuyện, cô ta nói tiếp:
– Nếu anh là Mỹ trắng, có lẽ mẹ tôi đồng ý nuôi anh, và anh đã là em của tôi.
Sau phần làm thủ tục, tôi phải vào gặp bác sĩ chuyên khoa, quay ra thì cô ta đã về rồi…
Tôi về nhà mà vẫn bị ám ảnh vì câu chuyện do cô y sĩ nhãn khoa kể lại. Ba của cô ta là người thế nào? Sao ông ta lại có ý tưởng xin tôi để nuôi? Phải tìm gặp ông ta mới được, tôi tự nhủ.
Ít ngày sau, tôi trở lại tìm gặp cái cô khám bệnh cho tôi hôm trước, xin được gặp ba của cô ta. Cô ta bằng lòng ngay, viết cho tôi địa chỉ. Nhìn địa chỉ, tôi hơi ngạc nhiên với 3 chữ “Viện Dưỡng Lão.” Như đoán biết, cô ta nói:
– Ba của tôi mới được đưa vào viện dưỡng lão hôm tháng rồi.
Ngay Chủ Nhật tuần đó, tôi vào viện dưỡng lão xin gặp cái ông đã từng muốn nhận tôi làm con… Nếu đã được nhận là con ông ta, chắc tôi cũng sẽ như ba đứa con của ông đều tốt nghiệp đại học cả. Tôi nghĩ, dù sao những kẻ có lòng tốt thì không để tôi phải thất học.
Một ông trông chừng 65 là cùng (mặc dù người tôi muốn gặp nay đã 71). Ông ta đi còn nhanh nhẹn, lưng không khòm, tay chân nhịp đi, đúng là cốt cách của người lính nhiều năm trong quân ngũ năm xưa, chẳng có vẻ gì là một cụ già đến độ phải vào viện dưỡng lão để chờ chết!
Hình như được con gái báo trước, ông ta đi thẳng đến đưa tay bắt tay tôi và tự giới thiệu:
– Chú tên là Hùng, cứ gọi tên thật của chú cho bớt già hơn là gọi cụ hay bác.
Ông ta nói còn rành rọt, không chút gì run rẩy hay khàn giọng của người già. Ông hỏi tôi dành sẵn bao nhiêu thì giờ để gặp. Tôi nói cả ngày hôm nay cũng được. Ông hỏi tôi có uống cà phê và hút thuốc được không. Tôi nói được cả hai.
Đến viên quản lý xin được tiếp tôi ở phòng riêng, ông bảo tôi đi theo. Tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác: Căn phòng có mùi dầu thơm chứ không hôi như thiên hạ thường nói về nơi người già sống… Cái bàn computer có cả máy in TV DVD player và Multimedia player với mấy chồng CD và DVD ca nhạc. Nấu nước pha cà phê phin, ông vừa làm vừa giải thích, đây là cà phê Ý pha với cà phê Ban Mê Thuột cho có đủ vị đắng và thơm. Xong, ông bảo tôi “Đi, mình ra vườn. Bằng cửa này.” Cửa hông từ trong phòng riêng của ông mở thẳng ra vườn. Ông nói, “áp phe” lắm mới được ở cái phòng này để có thể trốn ra ngồi hút thuốc.
Khu vườn thoáng mát, vắng vẻ. Ông lấy ra bao thuốc Vogue mời. Đây là loại thuốc điếu nhỏ chỉ bằng phân nửa điếu thuốc thường nhưng dài và nặng hơn. Ông đưa quẹt gaz để tự tôi đốt lấy. Hớp một ngụm cà phê ông hỏi:
– Vừa không cháu?
– Dạ ngon và thơm lắm…
– Giờ thì cháu muốn biết gì cứ hỏi. Chú nhớ được gì sẽ nói nấy.
– Cháu không có mục đích tìm lại được cha hay mẹ… Có muốn chắc cũng không bao giờ tìm được… Mà tìm để làm gì nữa!… Cháu muốn biết hết những gì chú còn nhớ được…
– Con trai lớn và sau đó là đứa con gái của chú đều sinh ở bảo sinh viện Quân Đội thành phố Nha Trang. Con gái  chú sinh lúc 12 giờ trưa. 2 giờ chiều chú mới vào thăm sơ rồi phải đi làm.Chiều vào nữa… đến gần 7 giờ thì về nhà. Sáng hôm sau chú vào sớm trước khi đi làm, thì phòng bên có thêm một sản phụ mới. Vợ chú nói bà ta mới sinh lúc 9 giờ tối hôm qua, nhưng không muốn nuôi… Chú có bước sang đứng cửa phòng bên cạnh nhìn vào hơi tối nhưng cũng thấy được mặt được cháu, bình thường như bao trẻ khác và xem ra còn đẹp hơn con gái chú  nữa… Con bé của chú mới sinh mà trán nhăn ba lằn, giống y như chú, mũi gãy trán gồ cao… Chú nói với vợ là mình có thể xin đứa bé. Nếu nuôi luôn hai đứa thì chú sẽ mướn thêm người giúp việc. Nhưng vợ chú bảo “con Mỹ đen đó. Anh không sợ nhưng em sợ miệng đời.” Chú nói, không lẽ sinh đôi mà một đứa Việt Nam, còn đứa kia là Mỹ hay sao mà sợ.. Vợ chú bảo thôi, nếu trắng em mới nuôi… Chú sorry với cháu. Tại chú cháu mình không có cái duyên làm cha con với nhau!
Thấy tôi chăm chú nghe, ông kể tiếp:
– Chiều hôm đó chú vào thăm thì thấy má của cháu đi lại nhanh nhẹn chứ không phải nằm liệt như vợ chú. Mẹ của cháu là người cao lớn, đẹp, coi mạnh khỏe và lanh lợi hơn vợ chú… Nghe nói mẹ cháu ở đâu ngoài Chu Lai hay Qui Nhơn gì đó vào Nha Trang sinh. Chồng bà là trung úy Biệt Kích đi hành quân Vùng Một, ít khi về thăm. Có lẽ má cháu làm sở Mỹ nên khi có bầu không biết là con của chồng mình hay với ai nên cứ sinh rồi mới tính: Nếu là con Việt thì đem về nuôi mà là con lai thì cho luôn. Ngày hôm sau nữa, khi chú vào thăm thì vợ chú cho biết, người đàn bà đó đã bỏ con và rời nhà thương lúc nửa đêm. Nhà thương giao cháu cho Ban Xã Hội của Quân Đội lo. Hầu hết trẻ như vậy là đem vào viện mồ côi. Chú chỉ biết bao nhiêu đó…
– Bấy lâu cháu thắc mắc “Tại sao không muốn sinh con mà không phá thai. Sinh ra để bỏ thì sinh làm gì?” Nay nghe chú nói, cháu mới thấu hiểu, lý do của chú có lẽ là cách giải thích hợp nhứt cho trường hợp của cháu… Cháu hận mẹ, hận cha mặc dù cháu không biết họ là ai. Từ thời thập niên 60 đến 1975 không biết đã có bao nhiêu trẻ mồ côi như cháu. Cháu hận luôn đàn bà nên đến nay, cháu vẫn chưa lập gia đình!…
Mồi thêm điếu thuốc… rồi ông đột nhiên cười khá lớn, ngó vào mắt tôi:
– Cháu có biết viện dưỡng lão để làm gì không?
– Thì để cho người già sống.
– Ừ… Cả miền Nam Việt Nam trước 75 chú chỉ biết có một viện dưỡng lão ở Thị Nghè gần Xa Lộ Biên Hoà. Ở đấy cũng chỉ có mấy chục người, họ gồm những người không nhà, không con cháu không thân nhân mà người ta gọi là tứ cố vô thân. Tại Việt Nam trước đây, hầu hết người già đều sống nhờ vào con cháu cả… Còn xứ tư bản này, mỗi tiểu bang có hằng trăm viện dưỡng lão. Già thì dù có con hay không con, có nhà hay không nhà, giàu sang cũng như nghèo mà khi không còn tự lo cho thân mình nữa thì cũng đều phải vào viện dưỡng lão, bởi lý do con cháu ai cũng bận đi làm, không chăm sóc hằng ngày và lâu dài mãi được.
Ông thở khói rồi tiếp:
– Chú có ba người con, ba cháu nội thì còn quá nhỏ không tính… Cả đời, chưa bao giờ chú để các con của chú đói lạnh. Sau 75 khổ sở thế nào, con của chú vẫn không bị ăn độn. Sau đó, chú đi vượt biên để được sống tự do. Vợ con của chú sang đây bằng máy bay do chú bảo lãnh… Ngày xưa chú còn trẻ, sinh con bận bịu đến thế mà tại sao chú không gởi vào viện mồ côi để được rảnh đi làm và hưởng thụ cái tuổi hoa mộng của chú. Bận rộn đi làm lắm khi đói khổ vẫn không bỏ các con… Cháu có biết tại sao chú còn mạnh khỏe, đáng lý chưa đến độ vào đây, thế mà chú lại ở đây! Chú cũng còn là con người biết đủ hỷ nộ ái ố lạc.. 71 tuổi là già mà chú chưa mất trí, còn tự mình chăm sóc được… Nhưng chú bị nghẽn mạch máu, tim ngừng đập nên xe cứu thương đưa vào bệnh viện. Từ bệnh viện người già có thể được đưa trực tiếp vào viện dưỡng lão: Hồ sơ không bị xét lâu, mà cũng chẳng bị phỏng vấn phiền toái coi xem có thực sự già lú như trường hợp ở nhà mà được gởi vào viện…
Người trẻ kia còn lắm khi quên tắt lửa lò bếp, quên chìa khóa, quên bóp. Già mà bị tố là có lắm cái quên như thế thì bị kết tội là “lú lẫn”… Trường hợp của chú mà được đưa thẳng vào viện dưỡng lão thì giản tiện hơn là sau nầy về nhà rồi lú lẫn thì cũng sớm muộn gì cũng phải vào đây... .Có con cháu thì đứa nào cũng bận rộn đi làm, chúng đều có đời sống riêng cả. Việc chăm sóc cho cha mẹ già một cách lâu dài là cả một vấn đề hết sức nan giải cho chúng… Cháu thấy chú quyết định như thề này hợp lý chứ?
Nghe ông hỏi, tôi không biết trả lời sao. Vẫn với giọng tỉnh queo, ông tiếp tục nói:
– Tuổi trẻ chú bận học rồi vào lính. VC chiếm miền Nam thì hầu hết người dân phải cơ cực lầm than, dễ gì đủ ăn no lòng. Sao chú lại khờ dại không bỏ con mà chạy lấy thân, vui cuộc đời Việt kiều độc thân. Tại sao phải thí mạng vượt biên, làm ăn cực khổ rồi còn bảo lãnh con, nuôi con cho nên người.. để rồi chính các con cháu của mình cũng một thời tuổi trẻ bận bịu lăn lộn trong đời sống như mình. Chính chúng cũng không nỡ bỏ mình, như ngày xưa mình đã không mặc bỏ chúng. Cháu biết tại sao không? Là tại mình ngu.. Hay là tại cái số mình nó như thế!…
Ông ta cười lớn… nhưng sao cái cười đượm chua chát:
– Cháu về nên bỏ hết, quên hết đi cái đời mồ côi của cháu  mà vui sống. Vì cháu, người ta mới lập “Viện Mồ Côi.” Và cũng vì có chú nên người ta mới lập “Viện Dưỡng Lão.”
Lời tâm sự của người từng có ý định làm cha nuôi của tôi khiến tôi thấy mềm lòng. Nhìn ông, người cha có con cái thành đạt mà tự động vào sống ở viện dưỡng lão, tôi thật cũng muốn nói điều gì đó an ủi ông, nhưng không biết phải nói ra sao đây…
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Tuesday, January 23, 2018

Con Chó Trung Thành


---------- Forwarded message ----------
From: "NGO NGUYEN"
Date: Jan 20, 2018 12:37 PM
Subject: Con Chó Trung Thành
To:
Cc:

Xin mời đọc một câu chuyện có thật về lòng trung thành 
của một con chó (tác giả Khổng Văn Đương) rất cảm động!
(cám ơn bạn Trực đã gửi bài này từ lâu)
Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh !  Mỗi lần muốn gọi, chỉ cần:  "Êu, Êu" là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương ! Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.

     Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh mình, giữ ấm cho nó. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn bên ông.

     Một hôm có hai người khách lạ đến nhà tôi hỏi mua chó. Họ nói, họ ở làng bên cạnh, cách làng tôi một cánh đồng. Ngày mai gia đình họ có đám giỗ, cần một con chó để thịt! Cha tôi nghe vậy không muốn bán, nhưng gia cảnh nhà tôi lúc đó rất nghèo. Cả cha mẹ và bốn anh em tôi, mặc dù bữa ăn phải độn nhiều khoai sắn nhưng không ngày nào thật sự được ăn no. Mẹ tôi bàn với cha tôi lâu lắm. Nếu tiếp tục nuôi thì không còn gì để cho nó ăn, dù rằng con chó vô cùng dễ ăn. Nó có thể ăn vài cọng rau thừa, dăm bảy cái vỏ khoai lang, mấy cái xương lõi sắn, vài hạt cơm rơi vãi quanh mâm hoặc bất cứ cái gì có thể ăn được mà con người cho phép. Tuy nhiên, nuôi nó cũng như thêm một miệng ăn nữa. “Người chẳng có mà ăn, lấy đâu ra cơm nuôi nó mãi ?” - Mẹ tôi bảo thế.

     Có một điều rất lạ là khi cả cha và mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý bán con chó, thì tự nhiên nó chạy biến đi đâu mất! Không lẽ con chó này hiểu được tiếng người ?  Chúng tôi chia nhau đi tìm mọi xó xỉnh, xung quanh nhà, thậm chí sang cả nhà hàng xóm, nhưng bặt vô âm tín. Cho đến khi cha tôi nước mắt lưng tròng, lên tiếng gọi, thì từ trong đống rơm ở phía sau chuồng lợn nó chui ra !  Người ta lấy cái chày giã gạo chẹn cổ nó xuống, trói mõm và bốn chân nó lại. Con chó tội nghiệp kêu rên ư ử, hai mép nó sùi bọt. Cha tôi ôm lấy nó, khóc. Nhìn bộ dạng cha tôi, thương lắm. Tôi liên tưởng đến lão Hạc, một nhân vật của nhà văn Nam Cao khi phải bán cậu Vàng !...

     Người ta trả tiền cho mẹ tôi và dùng đòn ống khiêng nó đi. Cha tôi buồn bã lên giường nằm, tay trái vắt ngang qua trán, tay phải để lên bụng và thở dài thườn thượt... Chiều hôm đó ông bỏ ăn. Một bát cơm và đĩa khoai phần ông vẫn còn nguyên trong trạn. Mẹ tôi bảo, nó chỉ là một con chó, việc gì phải tiếc quá như vậy ?  Nếu muốn, lại sẽ mua con khác về nuôi ! Cha tôi không nói gì, cứ nằm im như người bệnh nặng...

     Đêm hôm đó trời tối đen như mực. Cả nhà tôi đã ngủ yên, chỉ một mình cha tôi thao thức. Thỉnh thoảng ông trở dậy, bật diêm hút thuốc. Rồi ông nằm xuống thở dài, trằn trọc, quay ra, lật vào, ngao ngán. Tâm trạng ông nôn nao, buồn phiền như tiếc nuối một vật gì đã mất đi, quý lắm... Vào khoảng 2-3 giờ sáng, cha tôi là người đầu tiên phát hiện những tiếng động rất lạ ở vách cửa. Cha tôi yên lặng lắng nghe. Không có nhẽ đêm đầu tiên không có con chó giữ nhà là đã có kẻ trộm ?  Mà nhà tôi có gì đáng giá để kẻ trộm phải rình mò ?  Nhưng chỉ một phút sau, linh tính báo cho ông biết, con chó đã trở về !  Nó cào mạnh vào cửa, kêu ư ử như cầu cứu. Cha tôi vồng dậy, kéo cửa ra. Con chó mừng rỡ nhảy sổ vào nhà. Mẹ tôi trở dậy thắp đèn. Tội nghiệp con chó. Cổ nó còn nguyên một vòng xích sắt có khóa, nối với đoạn dây thừng lớn đã bị nó cắn đứt kéo lê theo. Đầu và bụng nó ướt lút thút, bốn chân và đuôi dính đầy bùn. Nó đói quá, hai bên sườn xẹp lại, sát vào nhau. Cha tôi vội tháo vòng xích, lấy cái khăn rách lau khô lông và lau sạch bùn ở đầu, ở bụng, ở chân và đuôi nó, rồi vào trạn lấy bát cơm còn để phần ông từ hồi chiều hôm trước, trộn với một ít tương cho nó ăn. Lạ lùng thay, con chó đói gần chết, và lại lần đầu tiên được ăn một bát cơm ngon như thế, vậy mà nó ngước mắt nhìn cha tôi, như nghi ngờ và ngần ngại... Một lúc sau, nó mới cúi đầu xuống ăn một cách từ tốn. Cha tôi vuốt ve nó rất lâu, sau đó cho nó vào gầm giường. Ông lên giường nằm và một lúc sau ông đã chìm vào giấc ngủ bình thản và ngon lành.

     Sáng hôm sau, mới tinh mơ hai người mua chó hôm trước quay trở lại nhà tôi. Con chó đánh hơi thấy trước nên nó trốn biệt. Cha tôi điều đình và trả lại tiền cho hai người mua chó. Cả nhà tôi đều hiểu rằng, dù có phải chết đói, cha tôi cũng không bao giờ bán con chó cho ai nữa.

     Từ hôm đó chúng tôi để tâm chăm lo cho con chó nhiều hơn. Cha tôi, dù cả bữa cơm ông phải ăn khoai là chính (tiêu chuẩn mỗi người chỉ một bát cơm), song ông luôn dành cho con chó một nửa bát. Con chó hình như cũng hiểu được điều này. Nó trở nên nhút nhát hơn, cảnh giác hơn với mọi người. Nhưng với cha tôi, nó cứ luẩn quẩn bên chân ông. Khi ông ra đìa, nó luôn đi theo ông như hình với bóng. Còn những lúc ông đi làm xa, không cho nó đi theo thì nó ra đầu thềm nhà nằm ngóng ra cổng, chờ cho đến khi nào ông về, nó nhảy xổ ra, mừng rối rít rồi theo ông vào nhà !

     Khoảng chừng hai năm sau, kinh tế gia đình tôi khá giả hơn trước. Con chó cũng lớn hơn, khỏe ra, mượt mà, rất đẹp. Nó luôn luôn theo sát cha tôi, không rời nửa bước. Vào một buổi trưa cuối mùa hè, cha tôi ra đìa để vớt bèo lục bình về làm phân xanh. Cái đìa này lầy bùn, cỏ và cây dại mọc dày đặc từ hàng trăm năm nay. Dưới gốc rễ cây đan quyện vào nhau như những tấm lưới thép, tạo thành những hang hốc sâu đầy bùn. Ở dưới đó, rất nhiều lươn và cá trê lưu cữu to bằng bắp chân người lớn. Đôi khi người ta còn bắt được cả rái cá, kỳ đà. Nhưng không một ai có thể tưởng tượng ra dưới cái đìa rậm rạp đó lại có một con trăn hoang to như một cây tre bương, dài cỡ 3 mét, sống lâu năm và chắc nó cũng đã ăn hết cả mấy tạ cá dưới đìa.

     Hôm đó cha tôi lội dưới bùn vớt những đám bèo dày đặc vứt lên bờ. Đến gần gốc một cây vạy, ông nhìn thấy đuôi một con trăn lớn thò ra. Cha tôi quyết định bắt sống hoặc đánh chết con trăn này. Ông chộp lấy đuôi con trăn, đạp hai chân vào gốc vạy, kéo con trăn ra ngoài. Con trăn chống cự. Khi bị lôi ra khỏi hang, nhanh như một tia chớp, con trăn cong người cắn chặt vào bắp chân cha tôi. Ông ngã ra bờ đìa và kêu lên một tiếng sợ hãi. Ngay lúc đó con chó không kịp sủa một tiếng nào, nó nhảy bổ vào, cắn vào cổ con trăn và dính liền hàm răng vào đó, như không bao giờ muốn nhả ra nữa. Con trăn quật mình cuốn chặt lấy thân con chó. Chỉ bằng một cú núc, nó làm con chó gãy đôi xương sống !  Mõm con chó vẫn cắn chặt vào cổ con trăn. Hai bên mép nó ứa ra hai dòng máu và ở lỗ hậu môn lòi ra một đống phân nhão !  Cha tôi đã ý thức được sự nguy hiểm, ông vớ lấy con dao quắm mang theo để chặt cây, nhằm vào đầu con trăn chém rất mạnh. Con trăn chỉ quằn quại được một lát, nó mềm nhũn ra và bất động. Cha tôi cứ để máu ở chân chảy ròng ròng, ông quay ra cố gỡ mõm con chó ra khỏi cổ con trăn và ôm chặt nó vào lòng. Nhìn thân mình con chó ướt sũng, bê bết bùn, mềm ẹo, mắt nhắm nghiền, cha tôi khóc. Ông nghĩ rằng nó đã chết. Cha tôi mang con chó về nhà, tắm, lau khô và để nó nằm vào một cái nong đặt ở cuối thềm. Ông bảo tôi đi tìm một cái thùng gỗ, đặt con chó vào và mang nó đi chôn. Khi cha tôi nhấc nó lên, định cho nó vào hòm thì đôi mắt nó mở hé ra và chớp. Cha tôi mừng quá, sai tôi đi tìm ông lang Tá về băng, bó nẹp cố định xương sống cho nó. Xong xuôi mọi việc, cha tôi mới thấy đau ở bắp chân. Ông ngồi xuống bậc thềm, để cho ông lang rửa sạch, sát trùng, bôi thuốc và băng bó vết thương.
     Buổi chiều, ông bảo mẹ tôi nấu một nồi cháo gạo, rồi đập hai quả trứng gà vào quậy đều. Đây là một món ăn sang trọng để tẩm bổ mà gia đình tôi rất ít khi được ăn. Ông múc cháo ra tô, chờ nguội và vuốt ve dỗ dành cho con chó ăn. Nó nằm im, đôi mắt ướt nhìn cha tôi, nhưng không ăn một miếng nào. Cả xóm tôi đem con trăn ra làm thịt chia nhau, ai cũng khen con chó quá khôn, nhưng không ai tin rằng nó còn có thể sống thêm được vài ngày nữa. Nhiều người bảo mẹ tôi đem con chó ra mà thịt, kẻo để nó chết uổng phí của trời !  Chỉ riêng cha tôi không nghĩ thế. Ông luôn tin rằng con chó sẽ sống cùng ông, và nếu chẳng may nó chết, ông sẽ đem chôn nó như chôn một con người !


Hình minh họa​

     Khoảng hai tháng sau, với sự chăm sóc của cha tôi, con chó đã bình phục. Tuy nhiên vì xương sống của nó bị gãy nên hai chân sau hoàn toàn bị liệt. Mỗi lần đi, nó chỉ dùng hai chân trước chống xuống đất và lết trên đầu gối của hai chân sau. Điều làm cả nhà tôi ngạc nhiên, từ khi con chó đi được theo kiểu lê lết, nó chỉ gặp khó khăn trong khoảng một tháng đầu. Sau những ngày ấy, nó lết nhanh không kém gì những con chó bình thường.

     Từ dạo đó, cha tôi cưng con chó như con. Một suất cơm đạm bạc và ít ỏi của ông, bữa nào cũng được chia làm đôi. Thảng hoặc, ngày nào có một hai miếng thịt, cha tôi cũng dành cho nó một phần. Con chó rất khôn, hình như nó biết tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh. Nó không bao giờ quấy rầy chúng tôi. Nhưng với cha tôi, nó quấn quýt, liếm láp chân tay, không muốn rời ra nửa bước. Ban đêm ông nằm ngủ, nó nằm dưới chân giường. Hình như chỉ như thế thì cả chó và người mới thấy yên tâm !.

     Cuộc sống như vậy trôi đi. Cả nhà tôi luôn biết ơn con chó và gần như ngày nào cũng nhắc đến chuyện con trăn ! Cho đến tháng hai năm 1959, nhà tôi có đại tang. Cha tôi bị một cơn bạo bệnh rồi qua đời ! Tôi còn nhớ như in, hôm đưa ma cha tôi, trời mưa tầm tã, rét lắm, nhưng người đi đưa rất đông. Anh chị em, chú bác, cô dì, dòng họ ai cũng khóc như mưa. Không mấy ai để ý trong dòng người đông đúc đó, con chó liệt cũng có mặt. 

Hình minh họa​


Nó ướt lút thút như chuột lột, rét run lẩy bẩy, cố lết trên đôi chân liệt, len lỏi giữa dòng người than khóc sướt mướt trong đám tang. Không ai hình dung ra được con chó liệt đó có thể đi theo đám tang ra tận nghĩa địa, nơi chôn cất cha tôi, và sau đó bằng cách nào nó lại tự lê lết về nhà ?  Chỉ đến khi trời tối mịt, thắp đèn lên, mới tìm thấy nó nằm sâu trong gầm giường, bộ lông hãy còn ẩm ướt và đôi mắt buồn rầu khó tả, cứ nhìn đi đâu đó, như hướng về một cõi nào mơ hồ nhưng ở đâu xa lắm...

Hình minh họa​

     Sáng hôm sau, cúng cơm cho cha tôi xong, chúng tôi gọi chó ra cho nó ăn. Không còn thấy nó nằm trong gầm giường nữa. Nó đã lết ra đầu thềm tự khi nào, nằm quay đầu ra cổng ngóng chờ xem một ngày nào đó liệu cha tôi có trở về ?  Tôi bế nó vào nhà, vỗ về và dỗ dành cho nó ăn, nhưng tuyệt nhiên nó không đụng vào bất cứ thứ gì. Tôi đem mấy miếng thịt lợn luộc, những thứ mà ngày thường nó vô cùng thích ăn. Nó quay đầu ra chỗ khác. Tôi đặt nó trở lại gầm giường. Nó không chịu nằm yên, lại lết ra đầu thềm, nằm ngóng ra cổng, kiên trì chờ đợi và im lặng như một mô đất.

     Sau hơn một tuần lễ con chó nhịn ăn như thế, nó gầy rạc đi. Cả nhà bận cúng tuần cho cha tôi, nhưng ngày nào tôi cũng để tâm và dỗ dành, hy vọng nó ăn lấy một chút. Nhưng nó không màng.

     Rồi một buổi sáng tinh mơ, trời còn đầy sương và se se lạnh, chúng tôi ra nghĩa trang thắp nhang và đặt tấm bia đá trên mộ cha tôi. Tất cả mọi người đều kinh ngạc đến mức không còn tin ở mắt mình :  Con chó liệt đã nằm chết trên mộ cha tôi tự bao giờ, hai chân trước chồm lên ôm lấy ngôi mộ, hai chân sau bại liệt như đang quỳ, cơ thể nó đã cứng đơ, đôi mắt nhắm nghiền, thanh thản, nhưng dường như còn hơi ươn ướt...

Hình minh họa​

     Chúng tôi trở về nhà đóng một cái hòm gỗ, khâm liệm con chó tử tế và chôn nó dưới chân mộ cha tôi... Tôi cắm mấy nén nhang lên ngôi mộ nhỏ bé này, lòng miên man nghĩ ngợi :  Không biết giờ này linh hồn cha tôi đang phiêu diêu bên trời Tây cực lạc, Người có biết con chó đầy ân tình và tội nghiệp của Người đã mãi mãi đi theo Người...

     Khổng Văn Đương







Con Chó Trung Thành


---------- Forwarded message ----------
From: "NGO NGUYEN"
Date: Jan 20, 2018 12:37 PM
Subject: Con Chó Trung Thành
To:
Cc:

Xin mời đọc một câu chuyện có thật về lòng trung thành 
của một con chó (tác giả Khổng Văn Đương) rất cảm động!
(cám ơn bạn Trực đã gửi bài này từ lâu)
Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh !  Mỗi lần muốn gọi, chỉ cần:  "Êu, Êu" là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương ! Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.

     Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh mình, giữ ấm cho nó. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn bên ông.

     Một hôm có hai người khách lạ đến nhà tôi hỏi mua chó. Họ nói, họ ở làng bên cạnh, cách làng tôi một cánh đồng. Ngày mai gia đình họ có đám giỗ, cần một con chó để thịt! Cha tôi nghe vậy không muốn bán, nhưng gia cảnh nhà tôi lúc đó rất nghèo. Cả cha mẹ và bốn anh em tôi, mặc dù bữa ăn phải độn nhiều khoai sắn nhưng không ngày nào thật sự được ăn no. Mẹ tôi bàn với cha tôi lâu lắm. Nếu tiếp tục nuôi thì không còn gì để cho nó ăn, dù rằng con chó vô cùng dễ ăn. Nó có thể ăn vài cọng rau thừa, dăm bảy cái vỏ khoai lang, mấy cái xương lõi sắn, vài hạt cơm rơi vãi quanh mâm hoặc bất cứ cái gì có thể ăn được mà con người cho phép. Tuy nhiên, nuôi nó cũng như thêm một miệng ăn nữa. “Người chẳng có mà ăn, lấy đâu ra cơm nuôi nó mãi ?” - Mẹ tôi bảo thế.

     Có một điều rất lạ là khi cả cha và mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý bán con chó, thì tự nhiên nó chạy biến đi đâu mất! Không lẽ con chó này hiểu được tiếng người ?  Chúng tôi chia nhau đi tìm mọi xó xỉnh, xung quanh nhà, thậm chí sang cả nhà hàng xóm, nhưng bặt vô âm tín. Cho đến khi cha tôi nước mắt lưng tròng, lên tiếng gọi, thì từ trong đống rơm ở phía sau chuồng lợn nó chui ra !  Người ta lấy cái chày giã gạo chẹn cổ nó xuống, trói mõm và bốn chân nó lại. Con chó tội nghiệp kêu rên ư ử, hai mép nó sùi bọt. Cha tôi ôm lấy nó, khóc. Nhìn bộ dạng cha tôi, thương lắm. Tôi liên tưởng đến lão Hạc, một nhân vật của nhà văn Nam Cao khi phải bán cậu Vàng !...

     Người ta trả tiền cho mẹ tôi và dùng đòn ống khiêng nó đi. Cha tôi buồn bã lên giường nằm, tay trái vắt ngang qua trán, tay phải để lên bụng và thở dài thườn thượt... Chiều hôm đó ông bỏ ăn. Một bát cơm và đĩa khoai phần ông vẫn còn nguyên trong trạn. Mẹ tôi bảo, nó chỉ là một con chó, việc gì phải tiếc quá như vậy ?  Nếu muốn, lại sẽ mua con khác về nuôi ! Cha tôi không nói gì, cứ nằm im như người bệnh nặng...

     Đêm hôm đó trời tối đen như mực. Cả nhà tôi đã ngủ yên, chỉ một mình cha tôi thao thức. Thỉnh thoảng ông trở dậy, bật diêm hút thuốc. Rồi ông nằm xuống thở dài, trằn trọc, quay ra, lật vào, ngao ngán. Tâm trạng ông nôn nao, buồn phiền như tiếc nuối một vật gì đã mất đi, quý lắm... Vào khoảng 2-3 giờ sáng, cha tôi là người đầu tiên phát hiện những tiếng động rất lạ ở vách cửa. Cha tôi yên lặng lắng nghe. Không có nhẽ đêm đầu tiên không có con chó giữ nhà là đã có kẻ trộm ?  Mà nhà tôi có gì đáng giá để kẻ trộm phải rình mò ?  Nhưng chỉ một phút sau, linh tính báo cho ông biết, con chó đã trở về !  Nó cào mạnh vào cửa, kêu ư ử như cầu cứu. Cha tôi vồng dậy, kéo cửa ra. Con chó mừng rỡ nhảy sổ vào nhà. Mẹ tôi trở dậy thắp đèn. Tội nghiệp con chó. Cổ nó còn nguyên một vòng xích sắt có khóa, nối với đoạn dây thừng lớn đã bị nó cắn đứt kéo lê theo. Đầu và bụng nó ướt lút thút, bốn chân và đuôi dính đầy bùn. Nó đói quá, hai bên sườn xẹp lại, sát vào nhau. Cha tôi vội tháo vòng xích, lấy cái khăn rách lau khô lông và lau sạch bùn ở đầu, ở bụng, ở chân và đuôi nó, rồi vào trạn lấy bát cơm còn để phần ông từ hồi chiều hôm trước, trộn với một ít tương cho nó ăn. Lạ lùng thay, con chó đói gần chết, và lại lần đầu tiên được ăn một bát cơm ngon như thế, vậy mà nó ngước mắt nhìn cha tôi, như nghi ngờ và ngần ngại... Một lúc sau, nó mới cúi đầu xuống ăn một cách từ tốn. Cha tôi vuốt ve nó rất lâu, sau đó cho nó vào gầm giường. Ông lên giường nằm và một lúc sau ông đã chìm vào giấc ngủ bình thản và ngon lành.

     Sáng hôm sau, mới tinh mơ hai người mua chó hôm trước quay trở lại nhà tôi. Con chó đánh hơi thấy trước nên nó trốn biệt. Cha tôi điều đình và trả lại tiền cho hai người mua chó. Cả nhà tôi đều hiểu rằng, dù có phải chết đói, cha tôi cũng không bao giờ bán con chó cho ai nữa.

     Từ hôm đó chúng tôi để tâm chăm lo cho con chó nhiều hơn. Cha tôi, dù cả bữa cơm ông phải ăn khoai là chính (tiêu chuẩn mỗi người chỉ một bát cơm), song ông luôn dành cho con chó một nửa bát. Con chó hình như cũng hiểu được điều này. Nó trở nên nhút nhát hơn, cảnh giác hơn với mọi người. Nhưng với cha tôi, nó cứ luẩn quẩn bên chân ông. Khi ông ra đìa, nó luôn đi theo ông như hình với bóng. Còn những lúc ông đi làm xa, không cho nó đi theo thì nó ra đầu thềm nhà nằm ngóng ra cổng, chờ cho đến khi nào ông về, nó nhảy xổ ra, mừng rối rít rồi theo ông vào nhà !

     Khoảng chừng hai năm sau, kinh tế gia đình tôi khá giả hơn trước. Con chó cũng lớn hơn, khỏe ra, mượt mà, rất đẹp. Nó luôn luôn theo sát cha tôi, không rời nửa bước. Vào một buổi trưa cuối mùa hè, cha tôi ra đìa để vớt bèo lục bình về làm phân xanh. Cái đìa này lầy bùn, cỏ và cây dại mọc dày đặc từ hàng trăm năm nay. Dưới gốc rễ cây đan quyện vào nhau như những tấm lưới thép, tạo thành những hang hốc sâu đầy bùn. Ở dưới đó, rất nhiều lươn và cá trê lưu cữu to bằng bắp chân người lớn. Đôi khi người ta còn bắt được cả rái cá, kỳ đà. Nhưng không một ai có thể tưởng tượng ra dưới cái đìa rậm rạp đó lại có một con trăn hoang to như một cây tre bương, dài cỡ 3 mét, sống lâu năm và chắc nó cũng đã ăn hết cả mấy tạ cá dưới đìa.

     Hôm đó cha tôi lội dưới bùn vớt những đám bèo dày đặc vứt lên bờ. Đến gần gốc một cây vạy, ông nhìn thấy đuôi một con trăn lớn thò ra. Cha tôi quyết định bắt sống hoặc đánh chết con trăn này. Ông chộp lấy đuôi con trăn, đạp hai chân vào gốc vạy, kéo con trăn ra ngoài. Con trăn chống cự. Khi bị lôi ra khỏi hang, nhanh như một tia chớp, con trăn cong người cắn chặt vào bắp chân cha tôi. Ông ngã ra bờ đìa và kêu lên một tiếng sợ hãi. Ngay lúc đó con chó không kịp sủa một tiếng nào, nó nhảy bổ vào, cắn vào cổ con trăn và dính liền hàm răng vào đó, như không bao giờ muốn nhả ra nữa. Con trăn quật mình cuốn chặt lấy thân con chó. Chỉ bằng một cú núc, nó làm con chó gãy đôi xương sống !  Mõm con chó vẫn cắn chặt vào cổ con trăn. Hai bên mép nó ứa ra hai dòng máu và ở lỗ hậu môn lòi ra một đống phân nhão !  Cha tôi đã ý thức được sự nguy hiểm, ông vớ lấy con dao quắm mang theo để chặt cây, nhằm vào đầu con trăn chém rất mạnh. Con trăn chỉ quằn quại được một lát, nó mềm nhũn ra và bất động. Cha tôi cứ để máu ở chân chảy ròng ròng, ông quay ra cố gỡ mõm con chó ra khỏi cổ con trăn và ôm chặt nó vào lòng. Nhìn thân mình con chó ướt sũng, bê bết bùn, mềm ẹo, mắt nhắm nghiền, cha tôi khóc. Ông nghĩ rằng nó đã chết. Cha tôi mang con chó về nhà, tắm, lau khô và để nó nằm vào một cái nong đặt ở cuối thềm. Ông bảo tôi đi tìm một cái thùng gỗ, đặt con chó vào và mang nó đi chôn. Khi cha tôi nhấc nó lên, định cho nó vào hòm thì đôi mắt nó mở hé ra và chớp. Cha tôi mừng quá, sai tôi đi tìm ông lang Tá về băng, bó nẹp cố định xương sống cho nó. Xong xuôi mọi việc, cha tôi mới thấy đau ở bắp chân. Ông ngồi xuống bậc thềm, để cho ông lang rửa sạch, sát trùng, bôi thuốc và băng bó vết thương.
     Buổi chiều, ông bảo mẹ tôi nấu một nồi cháo gạo, rồi đập hai quả trứng gà vào quậy đều. Đây là một món ăn sang trọng để tẩm bổ mà gia đình tôi rất ít khi được ăn. Ông múc cháo ra tô, chờ nguội và vuốt ve dỗ dành cho con chó ăn. Nó nằm im, đôi mắt ướt nhìn cha tôi, nhưng không ăn một miếng nào. Cả xóm tôi đem con trăn ra làm thịt chia nhau, ai cũng khen con chó quá khôn, nhưng không ai tin rằng nó còn có thể sống thêm được vài ngày nữa. Nhiều người bảo mẹ tôi đem con chó ra mà thịt, kẻo để nó chết uổng phí của trời !  Chỉ riêng cha tôi không nghĩ thế. Ông luôn tin rằng con chó sẽ sống cùng ông, và nếu chẳng may nó chết, ông sẽ đem chôn nó như chôn một con người !


Hình minh họa​

     Khoảng hai tháng sau, với sự chăm sóc của cha tôi, con chó đã bình phục. Tuy nhiên vì xương sống của nó bị gãy nên hai chân sau hoàn toàn bị liệt. Mỗi lần đi, nó chỉ dùng hai chân trước chống xuống đất và lết trên đầu gối của hai chân sau. Điều làm cả nhà tôi ngạc nhiên, từ khi con chó đi được theo kiểu lê lết, nó chỉ gặp khó khăn trong khoảng một tháng đầu. Sau những ngày ấy, nó lết nhanh không kém gì những con chó bình thường.

     Từ dạo đó, cha tôi cưng con chó như con. Một suất cơm đạm bạc và ít ỏi của ông, bữa nào cũng được chia làm đôi. Thảng hoặc, ngày nào có một hai miếng thịt, cha tôi cũng dành cho nó một phần. Con chó rất khôn, hình như nó biết tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh. Nó không bao giờ quấy rầy chúng tôi. Nhưng với cha tôi, nó quấn quýt, liếm láp chân tay, không muốn rời ra nửa bước. Ban đêm ông nằm ngủ, nó nằm dưới chân giường. Hình như chỉ như thế thì cả chó và người mới thấy yên tâm !.

     Cuộc sống như vậy trôi đi. Cả nhà tôi luôn biết ơn con chó và gần như ngày nào cũng nhắc đến chuyện con trăn ! Cho đến tháng hai năm 1959, nhà tôi có đại tang. Cha tôi bị một cơn bạo bệnh rồi qua đời ! Tôi còn nhớ như in, hôm đưa ma cha tôi, trời mưa tầm tã, rét lắm, nhưng người đi đưa rất đông. Anh chị em, chú bác, cô dì, dòng họ ai cũng khóc như mưa. Không mấy ai để ý trong dòng người đông đúc đó, con chó liệt cũng có mặt. 

Hình minh họa​


Nó ướt lút thút như chuột lột, rét run lẩy bẩy, cố lết trên đôi chân liệt, len lỏi giữa dòng người than khóc sướt mướt trong đám tang. Không ai hình dung ra được con chó liệt đó có thể đi theo đám tang ra tận nghĩa địa, nơi chôn cất cha tôi, và sau đó bằng cách nào nó lại tự lê lết về nhà ?  Chỉ đến khi trời tối mịt, thắp đèn lên, mới tìm thấy nó nằm sâu trong gầm giường, bộ lông hãy còn ẩm ướt và đôi mắt buồn rầu khó tả, cứ nhìn đi đâu đó, như hướng về một cõi nào mơ hồ nhưng ở đâu xa lắm...

Hình minh họa​

     Sáng hôm sau, cúng cơm cho cha tôi xong, chúng tôi gọi chó ra cho nó ăn. Không còn thấy nó nằm trong gầm giường nữa. Nó đã lết ra đầu thềm tự khi nào, nằm quay đầu ra cổng ngóng chờ xem một ngày nào đó liệu cha tôi có trở về ?  Tôi bế nó vào nhà, vỗ về và dỗ dành cho nó ăn, nhưng tuyệt nhiên nó không đụng vào bất cứ thứ gì. Tôi đem mấy miếng thịt lợn luộc, những thứ mà ngày thường nó vô cùng thích ăn. Nó quay đầu ra chỗ khác. Tôi đặt nó trở lại gầm giường. Nó không chịu nằm yên, lại lết ra đầu thềm, nằm ngóng ra cổng, kiên trì chờ đợi và im lặng như một mô đất.

     Sau hơn một tuần lễ con chó nhịn ăn như thế, nó gầy rạc đi. Cả nhà bận cúng tuần cho cha tôi, nhưng ngày nào tôi cũng để tâm và dỗ dành, hy vọng nó ăn lấy một chút. Nhưng nó không màng.

     Rồi một buổi sáng tinh mơ, trời còn đầy sương và se se lạnh, chúng tôi ra nghĩa trang thắp nhang và đặt tấm bia đá trên mộ cha tôi. Tất cả mọi người đều kinh ngạc đến mức không còn tin ở mắt mình :  Con chó liệt đã nằm chết trên mộ cha tôi tự bao giờ, hai chân trước chồm lên ôm lấy ngôi mộ, hai chân sau bại liệt như đang quỳ, cơ thể nó đã cứng đơ, đôi mắt nhắm nghiền, thanh thản, nhưng dường như còn hơi ươn ướt...

Hình minh họa​

     Chúng tôi trở về nhà đóng một cái hòm gỗ, khâm liệm con chó tử tế và chôn nó dưới chân mộ cha tôi... Tôi cắm mấy nén nhang lên ngôi mộ nhỏ bé này, lòng miên man nghĩ ngợi :  Không biết giờ này linh hồn cha tôi đang phiêu diêu bên trời Tây cực lạc, Người có biết con chó đầy ân tình và tội nghiệp của Người đã mãi mãi đi theo Người...

     Khổng Văn Đương







Monday, January 15, 2018

Một Chút Lan Man - BS Đỗ Hồng Ngọc



From: Lannie Le <





Một Chút Lan Man - BS Đỗ Hồng Ngọc



Ngm li s đi, tôi thy hình như hu hết chúng ta chng bao gi thc sng. Lúc còn tr, ta mơ ước tương lai, sng cho tương lai.
Nghĩ rng phi đt cái này cái n, có được cái kia cái khác mi là sng.
Khi có tui, khi đã có được cái này cái n, cái kia cái khác thì ta li sng cho quá kh!
Hm! Nh mong cho mau ln, ln mong cho nh li.
Qu là lý thú! Tóm li, ta chng biết quý nhng giây phút hin ti.

Mt người 60, tiếc mãi tui 45 ca mình, thì khi 75, h s tiếc mãi tui 60, ri khi 80, h s càng tiếc 75! Vy ti sao ta không nghĩ ta đang cái tui tuyt vi nht ca mình li không yêu thích nó đi, sao c phi.... nguyn ra, bt mãn vi nó.
Có phi ti nghip nó không? Ta đang cái tui nào thì nht đnh tui đó phi là tui đp nht ri, không th có tui nào đp hơn na!

Còn đi vi các v ph n cũng có khi gt gm mình chút đnh như đi gii phu thm m chng hn. Xóa ch này, bơm ch n, lóc ch kia.
Nhưng nhc mi vn c nhc mi, loãng xương vn c loãng xương, tim mch vn c tim mch...
Thân th ta c tiến trin theo mt "l trình" đã được vch sn ca nó, không cn hi han ta, không cn biết ta có chu không! Mà hình như, càng nguyn ra, càng bt mãn vi nó, nó càng làm d.

Trái li, nếu biết thương yêu nó, chiu chung nó mt chút, biết cách cho nó ăn, cho nó ngh, biết cách làm cho xương nó cng cáp, làm cho mch máu nó thông thoáng, làm cho các khp nó trơn tru thì nó cũng s t tế vi ta hơn.
T ngày "thế gii phng" thông qua internet, ta còn sng vi đi sng o.
Ta ngi đây vi người nhà nhưng chuyn trò vi mt người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, gin d, âu yếm vi mt người nào khác nơi xa.
Khi bt li câu chuyn vi mi người bên cnh thì nhiu khi đã l nhp!

Hiu ra nhng điu tm thường đó, tôi biết quý thi gian hơn, quý phút giây hin ti, đây và bây gi hơn.
Nh vy mà không có thì gi cho già na! Hin ti vi tôi thì không có già, không có tr, không có quá kh v lai.
Dĩ nhiên, không phi trn chy già mà hiu nó, chp nhn nó, thưởng thc nó.
Khi biết "enjoy" nó thì qu có nhiu điu thú v đ phát hin, đ khám phá.

T ngày biết thương "thân th" ca mình hơn, t tế vi nó hơn, thì có v tôi... cũng khác tôi xưa.
Tôi biết cho thân th ca mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cn phi cười cười nói nói trong lúc ăn.
Món gì khoái khu thì ăn, chay mn gì cũng tt. Cá khô, mm ruc gì cũng được, min là đng nhiu mui quá!

Mt người bn tôi mc bnh "ăn không được", "ăn không biết ngon" vy mà vn béo phì, đi không ni, là bi vì các con thương ông quá, mua toàn sa M mc tin cho ung! Sa giàu năng lượng, nhiu cht béo b quá, làm sao còn có th ăn ngon, làm sao không béo phì cho được?

Giá ông nghèo mt chút còn hay hơn! Cá kho qut, rau mung mà tt, min ông ăn thy ngon, thy sướng! Tôi cũng biết cho thân th ca mình ng hơn.
Ng đy gic, đ gic. Ng đ gic là cơ hi tt nht cho các tế bào não phc hi, như sc pin vy.
Sc không đ mà đòi pin ngon lành sao được!

By trăm năm trước, Trn Nhân Tông viết:
Cơ tc xan h khn tc miên! (Đói đến thì ăn, mt ng lin!)
trong bài Cư trn lc đo, ( đi mà vui đo)! 
Ông là v vua nhà Trn sm nhường ngôi cho con, lên tu núi Yên T, T sư thin phái Trúc Lâm.
Tu hành như vy mà khi quân Nguyên xâm ln nước ta, ông lin xung núi, ra tay dp gic, xong, phi tay lên núi tu tiếp!

Mi người có đng h sinh hc ca riêng mình, không ai ging ai, như vân tay vy, cho nên không cn bt chước, ch cn lng nghe mình.
Phương pháp này, phương pháp n ca người này người kia bày v chng qua cũng ch đ tham kho, nm ly nguyên tc chung thôi, ri áp dng vào hoàn cnh riêng c th ca mình, tính cách mình, sinh lý mình.
Phương pháp nào có s ép buc cng ngc quá thì phi cnh giác!

Nên nh rng ti tui nào đó, tai ta s bt đu kém nhy, mt bt đu kém tinh, đu óc bt đu kém sc so.
Tai kém nhy đ bt nghe nhng điu chướng tai.
Mt kém tinh đ bt thy nhng điu gai mt.
Đu óc c sc so hoài ai chu cho ni!
Tuy vy, tai kém mà mun nghe gì thì nghe được, không thì đóng li; mt kém mà mun thy gì thì thy được, không thì khép li.
Thế là "căn" hết tiếp xúc được vi "trn".
T dưng không tu hành gì c mà cũng như tu, cũng thc tp ưng vô s tr nhi sanh k tâm!

Ri mt hôm đp tri nào đó ta còn có th phát hin mt mình chng nhng nhìn kém mà còn thy nhng ngôi sao lm chm, nhng lm đm hoa trên bu tri trong xanh vi vi kia.
Nếu không phi do mt th bnh mt nào đó thì đây hn là hin tượng thoái hóa ca tui già, nói nôm na là mt xài lâu quá, hết thi hn bo hành.

Cái mà người xưa gi là "hoa đm hư không" chính là nó.
Tưởng hoa đm ca tri, ai dè trong mt mình! Chính cái "tưởng" ca ta nhiu khi làm hi ta.
Biết vy ta bt mt thì gi cho nhng cuc tranh tng, bt tiêu hao năng lượng vào nhng chuyn hơn thua.
Dĩ nhiên có nhng chuyn phi ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trng ý kiến người khác, biết chp nhn và nhìn li mình.

Khi 20 tui người ta băn khoăn lo lng không biết người khác nghĩ gì v mình.
Đến 40 thì ai nghĩ gì mc h.
Đến 60 mi biết ch có ai nghĩ gì v mình c!
Tóm li, chp nhn mình là mình và t bi vi mình mt chút.
Có l như vy hay hơn cho mình.


BS. Đỗ Hồng Ngọc


Virus-free. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List