Popular Posts

Wednesday, August 28, 2019

TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG


From: Thanh Doan ubject: Fwd: TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG


Chủ đề: Fw: TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG
(  Câu chuyện thật cảm động .
    Và dẫn đến suy tư :
  Con người trên khắp mọi nơi hình như ngày nay đã dần dần bị soi mòn tình cảm . Nơi nhiều nơi ít . Cái nhu cầu vật chất đã lung lay cái gia trị tinh thần . Tình cảm giữa cha mẹ , con cái , anh em cho đến tình đồng bào không còn được như xưa . Có nơi còn tìm cách bán rẻ sinh mệnh người khác một cách rất thản nhiên
để mưu đồ lợi ích riêng cho mình . Đi qua đường , thấy kẻ hoạn nạn mà lòng
   thật rửng rưng ! Khi đón thân nhân Việt Kiều tại sân ga , có người đã 
    nhìn bề ngoài và đánh giá lượng tài chính người này có thể tặng quà mình ,
   do đó  việc tiếp đón  nồng hậu  sẽ tùy tiện cao thấp !
         Đó là sự thực , không bịa đặt . 
      Tuy nhiên  không phải 100% . Hy vọng như vậy ! )

Subject: Fw: TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG

 TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG

Năm cô 6 tuổi, cô mất cả bố lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội.

6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì bố mẹ không quay về.

Cô còn một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống bố. Lúc bố mẹ mất, cậu không khóc, không gào thét mà chỉ ôm chặt cô em gái vào lòng cho đến khi ngủ thiếp đi.

Suốt ngày cô đều theo sau anh trai đòi bố, đòi mẹ; cô không thích ăn cơm nửa sống nửa chín của anh trai nấu, không thích mặc bộ đồ nhăn rúm anh trai giặt,…

Kể từ ngày hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không về, cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai vì sợ anh lại bỏ cô mà đi

Đêm hôm đó, trời đã rất muộn, rất muộn nhưng cô không chịu ngủ mà ngồi dậy kéo anh trai và hét to: “Em muốn gặp mẹ!”.

Bỗng nhiên, Nam kéo cô từ trong chăn ra, hai tay nắm lấy đôi vai bé nhỏ của cô và nói:

“Mẹ mất rồi, đừng có tìm mẹ nữa, bố mẹ đều không còn nữa, họ sẽ không quay về nữa đâu!”.

Giọng nói của Nam vang lên rất to khiến cô phải im lặng vì sợ hãi. Sau đó, cô dần dần hiểu được bố mẹ cô mãi mãi không quay về, cô hiểu được trên thế giới này chỉ còn anh trai là người thân duy nhất của mình.

Nam úp mặt xuống giường và khóc thật to, đó là lần đầu tiên cô nhìn thấy anh trai khóc kể từ ngày bố mẹ mất.

Cô nhẹ nhàng cúi xuống rồi nằm trên lưng anh trai, cô dùng đôi tay bé nhỏ của mình ôm lấy anh, cảm giác ấm áp như ôm bố mẹ vậy.

Cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai giống như trước kia từng dựa vào bố mẹ: đi học, cô đòi anh chở đi; tan học, anh trai phải đến đón cô.

Trường của cô cách nhà khá xa, mỗi buổi sáng Nam đều chở cô đến trường, đến nơi người Nam ướt đẫm mồ hôi. Ngồi trên xe, cô nắm chặt lấy vạt áo của anh không rời, cô không khóc đòi bố mẹ như trước nữa. Trước giờ cô chưa từng nói với anh, kể từ khi hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không quay về nữa, trong lòng cô luôn bao trùm một nỗi sợ hãi, cô sợ rằng một ngày nào đó, anh trai cũng sẽ rời xa cô.

Cảm giác sợ hãi đó khiến một đứa bé 6 tuổi trở nên ngoan ngoãn, nghe lời đến lạ. Thế rồi, có mơ cô cũng không tưởng tượng được rằng cuối cùng anh trai vẫn bỏ rơi cô.

Hôm đó là ngày cuối tuần, mới sáng sớm, Nam đã phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ chăm chút buộc cho cô hai bím tóc, mặc cho cô bộ váy màu trắng mà cô không biết anh mua cho cô từ khi nào, sau đó cô được anh trai dẫn đi công viên chơi rất nhiều trò, ăn rất nhiều món, cho đến khi mệt, cô ngủ say trên lưng anh.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường của nhà khác còn anh trai thì không thấy đâu nữa.

Cô hốt hoảng chạy đi tìm anh, sau đó một người hàng xóm mà cô gọi là “thím” nói với cô rằng anh trai cô đi làm thuê rồi, từ nay về sau, cô sẽ sống cùng với gia đình họ. Mặc dù cô biết, chú thím là bạn thân thiết của bố mẹ mình nhưng cảm giác bị anh trai bỏ rơi lúc này còn tuyệt vọng, đau đớn hơn khi bố mẹ rời đi. Là anh trai đã bỏ rơi cô, cô đã bị anh trai bán lấy tiền, anh trai không cần cô nữa.

Sau khi biết anh trai cũng bỏ đi không về như bố mẹ, cô nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, có nhiều sự thay đổi. Sự thích nghi nhanh chóng đó mãi đến khi lớn lên, cô nhận ra rằng đó chính là một kiểu để quên đi đau thương.

Cô chủ động học làm việc nhà, tự giặt quần áo, cô biết đây không phải là nhà của mình, họ không phải người thân của mình nên cô không dần dần không còn dựa dẫm vào ai nữa. Kể từ khi anh trai bỏ đi, cô hòa toàn mất đi quyền được nũng nịu, đòi được yêu chiều. Cô cũng có một người anh trai nữa, người đó hơn cô một tuổi, rất nghịch ngợm và đôi lúc còn bắt nạt cô.

Cũng may là bố mẹ nuôi rất thương cô, mỗi năm họ đều mua quần áo mới cho cô, có đồ ăn ngon cũng luôn để phần. Tình cảm cô đối với bố mẹ nuôi, có yêu thương, nhưng sự cảm kích, ơn huệ lại là phần nhiều.

Năm cô 11 tuổi, lúc đó cô đang học lớp 4, một buổi tối nọ, cô đang giúp mẹ vá lại chiếc áo, bỗng mẹ nuôi nói:

“Mấy năm nay, con không nhớ Nam sao? Lúc đó, nó còn bé, sao có thể chăm lo cho con được?”

Cô im lặng không nói, đúng vậy, cô không nhớ anh trai, mới nghĩ đến cô đã thấy hận, vì thế cô không muốn nghĩ. Cô nói với mẹ: “Mẹ à, đừng nhắc đến anh con nữa”.

Mẹ nuôi thở dài, hình như trong lòng vẫn còn điều gì đó muốn nói nhưng cô đã đi về phòng mất.

Chính xác, cô hận anh, cô không sợ khổ khi đi theo anh, không được đi học thì có gì đáng sợ đâu, cô sẽ theo anh đi kiếm cơm vậy. Nhưng anh đã đập tan mộng tưởng của cô, đã làm mất đi chỗ dựa của người thân duy nhất, đó chính là sự hủy diệt triệt để, không để lại điều gì cả. Vì thế, cô không thể tha thứ cho anh trai mình.

Năm 16 tuổi, thành tích học tâp đứng đầu toàn trường giúp cô thi đỗ vào trường cấp ba, người anh lớn hơn cô một tuổi đang học lớp 11.

Một năm sau, khi người anh đó đang chuẩn bị tốt nghiệp cấp ba, bố nuôi nghỉ việc, ông thuê một cửa hàng nhỏ ở chợ để bán rau. Tối hôm đó, đang ngồi học cô khát nước nên đi ra phòng khách uống thì tình cờ nghe được cuộc trò chuyện bên phòng của bố mẹ. Anh trai nuôi nói với mẹ rằng: “Mẹ, con không biết, dù thế nào đi nữa con cũng phải học Đại học”.

“Không được, cái Mai học tốt hơn con, nó có khả năng thi đỗ Đại học”. Tiếng nói của bố nuôi nhỏ nhẹ nhưng rất quyết đoán.

“Lấy đâu ra tiền mà nuôi hai đưa ăn học cùng một lúc chứ?” Mẹ nuôi nói.

Nghe đến đó, cô vội quay về phòng, cô không muốn nghe gì nữa. Lúc đó, cô quyết định để cho anh trai học Đại học, còn cô, học xong cấp ba, cô sẽ đi tìm việc. Bởi từ khi anh trai bỏ cô mà đi, bố mẹ nuôi đã cho cô quá nhiều, cô không muốn thêm gánh nặng cho họ nữa.

Đáng tiếc là anh trai nuôi của cô thi không đỗ và bố nuôi cô vẫn kiên quyết rằng cô phải vào Đại học.

Cô vẫn kiên quyết: “Con không thi đâu, con quyết định rồi!”.

Tranh luận hồi lâu không được, mẹ nuôi cô từ trong bếp nói vọng ra: “Mai à, con bắt buộc phải thi vào Đại học. Con có biết không, anh trai con đã gửi đủ số tiền học phí cho con rồi nên con nhất định phải học Đại học, đừng phụ lòng nó, nó không dễ dàng gì...”.
Cô ngẩn người.

11 năm sau, lần đầu tiên cô lại tìm về hồi ức của anh trai mình.

Bố mẹ nuôi nói với cô: “Năm đó, anh trai con biết một đứa trẻ 14 tuổi như nó không có khả năng để nuôi em gái nên nó mới quyết định ra ngoài đi làm kiếm cơm, còn gửi con lại cho bố mẹ. Nó bán nhà và đưa hết số tiền đó cho bố mẹ bởi nó tin rằng bố mẹ sẽ chăm sóc tốt cho con. Buổi sáng sớm hôm đó, trước khi rời đi, anh con ôm con đang ngủ say trong lòng đưa cho mẹ bế, sau đó nhìn con và hứa rằng: “Thím à, con nhất định sẽ về đón em con, mong thím chăm sóc tốt cho nó…”.

“Từ khi con bắt đầu lên lớp 4, mỗi tháng nó đều gửi tiền về cho mẹ, bố mẹ cũng tích góp lại cho nó. Là bố mẹ vô dụng, nhiều năm qua luôn để con phải chịu ấm ức...” Bố mẹ nuôi nghẹn lòng không nói nên lời, họ cầm lấy tay cô và khóc.

Vậy những năm qua anh ấy đi đâu, sống như thế nào?…Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu, thì ra anh trai chưa từng bỏ rơi cô, anh trai vẫn luôn yêu cô nhưng bằng cách mà mấy năm qua cô không thể lý giải được.

“Thế tại sao anh lại không về thăm mình chứ, không phải anh đã hứa sẽ về thăm mình rồi ư?...”.

Số tiền gửi từ Sài Gòn về, bên ngoài phong bì không ghi địa chỉ cụ thể, cô hạ quyết tâm nhất định phải vào Sài Gòn tìm anh.

Một năm sau, cô thi đỗ và vào Sài Gòn học tập, cô vẫn không thôi nghĩ đến việc tìm anh trai, thế nhưng giữa đất Sài Gòn rộng lớn như thế, đi tìm một người quả như là mò kim đáy bể.

Tốt nghiệp xong, cô ở lại Sài Gòn và làm việc ở đó, cũng là để tìm anh trai luôn. Vào lúc cô gần như tuyệt vọng, bỗng nhiên cô nhìn thấy một bức ảnh trên mạng: “Trước một quầy báo nhỏ, có một chàng trai người gầy gò ốm yếu miệng, bị mất một tay đang sửa xe đạp…” Khi nhìn thấy dòng chữ ghi tên Nam, cô hoa mắt, người đó chẳng phải là anh trai mình sao? Đúng rồi, là anh ấy.
Cô xem tiếp: “Năm 19 tuổi, người thanh niên làm việc ở một công trường xây dựng, trong lúc đang làm việc thì do gặp sự cố về máy móc nên anh ta đã bị mất đi một cánh tay, từ đó anh lang thang phiêu bạt khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh: nhặt phế thải, đi bán báo, phát tờ rơi,…Và 3 năm trước, anh ta mở một quầy báo nhỏ vừa bán báo vừa sửa xe đạp. Động lực duy nhất để anh sống lạc quan như thế chính là cô em gái...”.

Khi cô xuất hiện trước quầy báo, anh trai cô đang bận rộn với công việc sửa xe đạp, mặc dù mất một tay nhưng động tác của anh vô cùng nhanh nhẹn và điêu luyện. Cô nhẹ nhàng bước lại gần, nước mắt cô rơi xuống lã chã, trước mắt cô chính là người anh mà cô từng hận vì đã bỏ rơi cô, chính là người yêu thương cô nhất, bất chấp tất cả để lo cho cô một cuộc sống đầy đủ.

“Cô gái, cô...” Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy cô, cô khóc nức nở và ngồi xuống nhẹ nhàng lấy khăn lau mồ hôi cho anh.

“Anh à, em là Mai đây!...”

Cô vội vàng ôm lấy anh, đã lâu lắm rồi cô không được ôm anh như vậy, cảm giác đó vẫn ấm áp như hồi bé, cảm giác được an toàn, được yêu chiều…

Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng như vậy, nó luôn là chỗ dựa để ta lớn lên, luôn là động lực để ta bước tiếp, dù người thân có làm gì thì hãy luôn nhớ rằng, tất cả đều vì những người mà họ thương yêu mà thôi...!.
(FB VUONG DIEN)


======================
Đỗ Thị Thuấn   




TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG

Năm cô 6 tuổi, cô mất cả bố lẫn mẹ, họ bị tai nạn ô tô trong lần về quê thắp hương cho ông bà nội.

6 tuổi, cô chưa thể hiểu hết mọi chuyện đang xảy ra trong gia đình, cô chỉ biết khóc suốt ngày vì bố mẹ không quay về.

Cô còn một người anh trai tên là Nam, cậu bé 14 tuổi, dáng người to cao giống bố. Lúc bố mẹ mất, cậu không khóc, không gào thét mà chỉ ôm chặt cô em gái vào lòng cho đến khi ngủ thiếp đi.

Suốt ngày cô đều theo sau anh trai đòi bố, đòi mẹ; cô không thích ăn cơm nửa sống nửa chín của anh trai nấu, không thích mặc bộ đồ nhăn rúm anh trai giặt,…

Kể từ ngày hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không về, cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai vì sợ anh lại bỏ cô mà đi

Đêm hôm đó, trời đã rất muộn, rất muộn nhưng cô không chịu ngủ mà ngồi dậy kéo anh trai và hét to: “Em muốn gặp mẹ!”.

Bỗng nhiên, Nam kéo cô từ trong chăn ra, hai tay nắm lấy đôi vai bé nhỏ của cô và nói:

“Mẹ mất rồi, đừng có tìm mẹ nữa, bố mẹ đều không còn nữa, họ sẽ không quay về nữa đâu!”.

Giọng nói của Nam vang lên rất to khiến cô phải im lặng vì sợ hãi. Sau đó, cô dần dần hiểu được bố mẹ cô mãi mãi không quay về, cô hiểu được trên thế giới này chỉ còn anh trai là người thân duy nhất của mình.

Nam úp mặt xuống giường và khóc thật to, đó là lần đầu tiên cô nhìn thấy anh trai khóc kể từ ngày bố mẹ mất.

Cô nhẹ nhàng cúi xuống rồi nằm trên lưng anh trai, cô dùng đôi tay bé nhỏ của mình ôm lấy anh, cảm giác ấm áp như ôm bố mẹ vậy.

Cô bắt đầu dựa dẫm vào anh trai giống như trước kia từng dựa vào bố mẹ: đi học, cô đòi anh chở đi; tan học, anh trai phải đến đón cô.

Trường của cô cách nhà khá xa, mỗi buổi sáng Nam đều chở cô đến trường, đến nơi người Nam ướt đẫm mồ hôi. Ngồi trên xe, cô nắm chặt lấy vạt áo của anh không rời, cô không khóc đòi bố mẹ như trước nữa. Trước giờ cô chưa từng nói với anh, kể từ khi hiểu ra rằng bố mẹ mãi mãi không quay về nữa, trong lòng cô luôn bao trùm một nỗi sợ hãi, cô sợ rằng một ngày nào đó, anh trai cũng sẽ rời xa cô.

Cảm giác sợ hãi đó khiến một đứa bé 6 tuổi trở nên ngoan ngoãn, nghe lời đến lạ. Thế rồi, có mơ cô cũng không tưởng tượng được rằng cuối cùng anh trai vẫn bỏ rơi cô.

Hôm đó là ngày cuối tuần, mới sáng sớm, Nam đã phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ chăm chút buộc cho cô hai bím tóc, mặc cho cô bộ váy màu trắng mà cô không biết anh mua cho cô từ khi nào, sau đó cô được anh trai dẫn đi công viên chơi rất nhiều trò, ăn rất nhiều món, cho đến khi mệt, cô ngủ say trên lưng anh.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường của nhà khác còn anh trai thì không thấy đâu nữa.

Cô hốt hoảng chạy đi tìm anh, sau đó một người hàng xóm mà cô gọi là “thím” nói với cô rằng anh trai cô đi làm thuê rồi, từ nay về sau, cô sẽ sống cùng với gia đình họ. Mặc dù cô biết, chú thím là bạn thân thiết của bố mẹ mình nhưng cảm giác bị anh trai bỏ rơi lúc này còn tuyệt vọng, đau đớn hơn khi bố mẹ rời đi. Là anh trai đã bỏ rơi cô, cô đã bị anh trai bán lấy tiền, anh trai không cần cô nữa.

Sau khi biết anh trai cũng bỏ đi không về như bố mẹ, cô nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, có nhiều sự thay đổi. Sự thích nghi nhanh chóng đó mãi đến khi lớn lên, cô nhận ra rằng đó chính là một kiểu để quên đi đau thương.

Cô chủ động học làm việc nhà, tự giặt quần áo, cô biết đây không phải là nhà của mình, họ không phải người thân của mình nên cô không dần dần không còn dựa dẫm vào ai nữa. Kể từ khi anh trai bỏ đi, cô hòa toàn mất đi quyền được nũng nịu, đòi được yêu chiều. Cô cũng có một người anh trai nữa, người đó hơn cô một tuổi, rất nghịch ngợm và đôi lúc còn bắt nạt cô.

Cũng may là bố mẹ nuôi rất thương cô, mỗi năm họ đều mua quần áo mới cho cô, có đồ ăn ngon cũng luôn để phần. Tình cảm cô đối với bố mẹ nuôi, có yêu thương, nhưng sự cảm kích, ơn huệ lại là phần nhiều.

Năm cô 11 tuổi, lúc đó cô đang học lớp 4, một buổi tối nọ, cô đang giúp mẹ vá lại chiếc áo, bỗng mẹ nuôi nói:

“Mấy năm nay, con không nhớ Nam sao? Lúc đó, nó còn bé, sao có thể chăm lo cho con được?”

Cô im lặng không nói, đúng vậy, cô không nhớ anh trai, mới nghĩ đến cô đã thấy hận, vì thế cô không muốn nghĩ. Cô nói với mẹ: “Mẹ à, đừng nhắc đến anh con nữa”.

Mẹ nuôi thở dài, hình như trong lòng vẫn còn điều gì đó muốn nói nhưng cô đã đi về phòng mất.

Chính xác, cô hận anh, cô không sợ khổ khi đi theo anh, không được đi học thì có gì đáng sợ đâu, cô sẽ theo anh đi kiếm cơm vậy. Nhưng anh đã đập tan mộng tưởng của cô, đã làm mất đi chỗ dựa của người thân duy nhất, đó chính là sự hủy diệt triệt để, không để lại điều gì cả. Vì thế, cô không thể tha thứ cho anh trai mình.

Năm 16 tuổi, thành tích học tâp đứng đầu toàn trường giúp cô thi đỗ vào trường cấp ba, người anh lớn hơn cô một tuổi đang học lớp 11.

Một năm sau, khi người anh đó đang chuẩn bị tốt nghiệp cấp ba, bố nuôi nghỉ việc, ông thuê một cửa hàng nhỏ ở chợ để bán rau. Tối hôm đó, đang ngồi học cô khát nước nên đi ra phòng khách uống thì tình cờ nghe được cuộc trò chuyện bên phòng của bố mẹ. Anh trai nuôi nói với mẹ rằng: “Mẹ, con không biết, dù thế nào đi nữa con cũng phải học Đại học”.

“Không được, cái Mai học tốt hơn con, nó có khả năng thi đỗ Đại học”. Tiếng nói của bố nuôi nhỏ nhẹ nhưng rất quyết đoán.

“Lấy đâu ra tiền mà nuôi hai đưa ăn học cùng một lúc chứ?” Mẹ nuôi nói.

Nghe đến đó, cô vội quay về phòng, cô không muốn nghe gì nữa. Lúc đó, cô quyết định để cho anh trai học Đại học, còn cô, học xong cấp ba, cô sẽ đi tìm việc. Bởi từ khi anh trai bỏ cô mà đi, bố mẹ nuôi đã cho cô quá nhiều, cô không muốn thêm gánh nặng cho họ nữa.

Đáng tiếc là anh trai nuôi của cô thi không đỗ và bố nuôi cô vẫn kiên quyết rằng cô phải vào Đại học.

Cô vẫn kiên quyết: “Con không thi đâu, con quyết định rồi!”.

Tranh luận hồi lâu không được, mẹ nuôi cô từ trong bếp nói vọng ra: “Mai à, con bắt buộc phải thi vào Đại học. Con có biết không, anh trai con đã gửi đủ số tiền học phí cho con rồi nên con nhất định phải học Đại học, đừng phụ lòng nó, nó không dễ dàng gì...”.
Cô ngẩn người.

11 năm sau, lần đầu tiên cô lại tìm về hồi ức của anh trai mình.

Bố mẹ nuôi nói với cô: “Năm đó, anh trai con biết một đứa trẻ 14 tuổi như nó không có khả năng để nuôi em gái nên nó mới quyết định ra ngoài đi làm kiếm cơm, còn gửi con lại cho bố mẹ. Nó bán nhà và đưa hết số tiền đó cho bố mẹ bởi nó tin rằng bố mẹ sẽ chăm sóc tốt cho con. Buổi sáng sớm hôm đó, trước khi rời đi, anh con ôm con đang ngủ say trong lòng đưa cho mẹ bế, sau đó nhìn con và hứa rằng: “Thím à, con nhất định sẽ về đón em con, mong thím chăm sóc tốt cho nó…”.

“Từ khi con bắt đầu lên lớp 4, mỗi tháng nó đều gửi tiền về cho mẹ, bố mẹ cũng tích góp lại cho nó. Là bố mẹ vô dụng, nhiều năm qua luôn để con phải chịu ấm ức...” Bố mẹ nuôi nghẹn lòng không nói nên lời, họ cầm lấy tay cô và khóc.

Vậy những năm qua anh ấy đi đâu, sống như thế nào?…Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu, thì ra anh trai chưa từng bỏ rơi cô, anh trai vẫn luôn yêu cô nhưng bằng cách mà mấy năm qua cô không thể lý giải được.

“Thế tại sao anh lại không về thăm mình chứ, không phải anh đã hứa sẽ về thăm mình rồi ư?...”.

Số tiền gửi từ Sài Gòn về, bên ngoài phong bì không ghi địa chỉ cụ thể, cô hạ quyết tâm nhất định phải vào Sài Gòn tìm anh.

Một năm sau, cô thi đỗ và vào Sài Gòn học tập, cô vẫn không thôi nghĩ đến việc tìm anh trai, thế nhưng giữa đất Sài Gòn rộng lớn như thế, đi tìm một người quả như là mò kim đáy bể.

Tốt nghiệp xong, cô ở lại Sài Gòn và làm việc ở đó, cũng là để tìm anh trai luôn. Vào lúc cô gần như tuyệt vọng, bỗng nhiên cô nhìn thấy một bức ảnh trên mạng: “Trước một quầy báo nhỏ, có một chàng trai người gầy gò ốm yếu miệng, bị mất một tay đang sửa xe đạp…” Khi nhìn thấy dòng chữ ghi tên Nam, cô hoa mắt, người đó chẳng phải là anh trai mình sao? Đúng rồi, là anh ấy.
Cô xem tiếp: “Năm 19 tuổi, người thanh niên làm việc ở một công trường xây dựng, trong lúc đang làm việc thì do gặp sự cố về máy móc nên anh ta đã bị mất đi một cánh tay, từ đó anh lang thang phiêu bạt khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh: nhặt phế thải, đi bán báo, phát tờ rơi,…Và 3 năm trước, anh ta mở một quầy báo nhỏ vừa bán báo vừa sửa xe đạp. Động lực duy nhất để anh sống lạc quan như thế chính là cô em gái...”.

Khi cô xuất hiện trước quầy báo, anh trai cô đang bận rộn với công việc sửa xe đạp, mặc dù mất một tay nhưng động tác của anh vô cùng nhanh nhẹn và điêu luyện. Cô nhẹ nhàng bước lại gần, nước mắt cô rơi xuống lã chã, trước mắt cô chính là người anh mà cô từng hận vì đã bỏ rơi cô, chính là người yêu thương cô nhất, bất chấp tất cả để lo cho cô một cuộc sống đầy đủ.

“Cô gái, cô...” Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy cô, cô khóc nức nở và ngồi xuống nhẹ nhàng lấy khăn lau mồ hôi cho anh.

“Anh à, em là Mai đây!...”

Cô vội vàng ôm lấy anh, đã lâu lắm rồi cô không được ôm anh như vậy, cảm giác đó vẫn ấm áp như hồi bé, cảm giác được an toàn, được yêu chiều…

Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng như vậy, nó luôn là chỗ dựa để ta lớn lên, luôn là động lực để ta bước tiếp, dù người thân có làm gì thì hãy luôn nhớ rằng, tất cả đều vì những người mà họ thương yêu mà thôi...!.
(FB VUONG DIEN)

[Inline image]

 
--
Thân Kính chào quý Vi Hữu:

Tuyệt đối không được dùng từ ngữ thô tục bẩn thỉu để bôi nhọ mạ lỵ: tôn giáo , hội đoàn, đoàn thể, cá nhân, cựu QDCCVNCH, v.v...; Cũng không được vinh danh và ca tụng Cộng Sản. Vi phạm email sẽ bị lấy ra khỏi nhóm.

Thân Kính Chúc tất cả tràn đầy sức khỏe, an vui hạnh phúc, và thành công mỹ mãn.
---
om/d/msgid/usaelection/1404403747.48681.1565916569610%40mail.yahoo.com.
__._,_.___

Posted by: Hank Music <

Monday, August 26, 2019

THẾ NÀO LÀ MỘT PHẬT TỬ?

THẾ NÀO
LÀ MỘT PHẬT TỬ?
Toàn Không
    Phật tử là con Phật, người Phật tử tôn kính Đức Phật làm đạo Sư của mình. Có hai loại Phật tử: Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia. Phật tử xuất gia xa rời gia đình, sống không gia đình, ở trong chùa am, tịnh thất v.v… Phật tử xuất gia được thể hiện bề ngoài là cạo râu tóc, mặc quần áo của người tu để học hỏi Phật pháp, tu hành và dẫn dắt chúng sinh trên đường học hỏi và tìm kiếm chân lý. Phật tử tại gia là: những người sống tại nhà, công nhận Phật giáo là Tôn giáo của mình; trong bài này chúng ta chỉ bàn về loại Phật tử tại gia, và người như thế nào được gọi là một Phật tử tại gia?
     Tuy nói là Phật tử tại gia, nhưng nếu phân tích ra, chúng ta thấy có nhiều loại: Có người cả đời chẳng bao giờ tới chùa, có người chỉ tới chùa khi có lễ Cầu Siêu cho bạn thân hay bà con chết. Có người lâu lắm mới tới chùa một lần, có người chỉ tới chùa trong các dịp lễ lớn như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan. Lại có người tới chùa hàng tháng hoặc hàng tuần v.v...
     Đạo Phật không câu chấp về sự có mặt tại chùa của người Phật tử tại gia, Đạo Phật thể hiện sự tự do bằng hai chữ “tùy tâm”, tùy hoàn cảnh, tùy duyên của mỗi người, không có sự gò bó bắt buộc; người Phật tử có quyền đến chùa mà mình ưa, nghĩa là có thể tùy hỉ tới bất cứ chùa nào không kể xa gần. Đứng về phương diện tổ chức, chúng ta thấy Phật giáo qúa lỏng lẻo, ai tới chùa nhiều thì tốt, còn ai không tới chùa cũng được, không có chuyện nhắc nhở bằng cách này hay cách khác v.v…
     Cũng vì những lẽ đó, mà trình độ hiểu biết giáo lý về Phật giáo của người Phật tử rất thiếu sót và không đồng đều, không thể nào so sánh sự hiểu biết của người Phật tử nói chung về triết thuyết Phật giáo với sự hiểu biết của tín đồ Tôn giáo khác về giáo điều Tôn giáo của họ được. Nghĩa là người Phật tử không hiểu biết nhiều về Tôn giáo của mình trong khi tín đồ Tôn giáo khác họ hiểu giáo điều Tôn giáo của họ rất tường tận; tuy nhiên, cũng có một số Phật tử nghiên cứu thâm sâu giáo thuyết Phật giáo của mình chứ chẳng phải tất cả mọi Phật tử đều có trình độ yếu kém về Phật pháp.
     Sở dĩ các Tôn giáo khác họ đào tạo được tín đồ của họ là vì tổ chức chặt chẽ, hàng tuần đều phải có mặt tại cơ sở Tôn giáo của họ; nếu người nào quên, được nhắc nhở bằng nhiều cách khác nhau, nhất là các thế hệ trẻ lại càng được để ý chăm sóc kỹ lưỡng.
     Về Kinh sách, các đạo khác thường chỉ có một hai quyển Kinh chính và một số sách giải thích Kinh nên tương đối không phức tạp, người học dễ ghi nhớ; trong khi Phật giáo có 12 bộ Kinh, Luật, Luận và biết bao nhiêu sách, lại cao siêu khó hiểu, nhất là phần lớn các Kinh được dịch từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ. Lại chữ quốc ngữ, nhiều khi không có những từ ngữ tương tự thích hợp, không có đủ chữ để diễn tả ý Kinh nên dịch giả phải dùng chữ Hán Việt; người Phật tử phần lớn không được học chữ Nho, Hán tự, khi đọc Kinh sách gặp các chữ ấy không hiểu, lúng túng, phát nhức đầu, chán nản, nhiều người bỏ luôn không đọc nữa.
     Tại các chùa, thường ban đầu chùa nào cũng có thuyết giảng giáo lý mỗi tuần, mới đầu cũng có nhiều người tới nghe; nhưng vì bận công ăn việc làm nên khi đến khi không, thành ra sự hiểu biết chỉ lõm bõm một vài vấn đề. Sau một thời gian, số Phật tử đến nghe giảng càng ngày càng thưa dần, nên cuối cùng ngưng luôn, chỉ còn có thuyết giảng trong các dịp có đại lễ mà thôi, nên kết qủa chẳng được là bao.
     Như trên đã nói, Kinh sách của Phật giáo rất nhiều so với các Tôn giáo khác, người nghiên cứu nhiều hết lời ca ngợi, ngay cả những người không theo đạo Phật nhưng có nghiên cứu tìm hiểu Kinh sách của đạo Phật một cách khách quan đều khen ngợi đạo Phật là đạo trí tuệ. Như một số các nhà trí thức, khoa học, Bác học Tây phương đã từng ca tụng đạo Phật mà ai cũng đã biết; vậy mà nhiều người Phật tử chỉ hiểu Tôn giáo của mình một cách đại khái, có khi nói những điều ngược lại đường lối của đạo Phật mà chẳng biết chẳng hay.
     Chúng ta thấy rõ ràng rằng một số người Phật tử không hiểu nhiều về đạo của mình, nên cần tự chấn chỉnh bằng cách tìm đọc Kinh sách; hoặc năng tới chùa, xin được nghe giảng giáo lý để trám cái lỗ trống thiếu hiểu biết Giáo lý của Phật từ bao lâu nay.
     Đến đây, chúng ta thử phân tích thế nào mới là một Phật tử, đúng ra, chỉ gọi là Phật tử khi nào đã quy y Tam Bảo. Vậy những ai từ hồi còn nhỏ đến giờ chưa hề quy y, mà tưởng rằng không cần quy y vẫn đương nhiên là Phật tử, nên đến một chùa nào mà mình thấy rằng vị Thầy ở chùa ấy có đầy đủ đức hạnh để xin quy y Tam Bảo; chúng ta phân tích xem thế nào là quy y Tam Bảo?
I). QUY Y TAM BẢO
    Thế giới này, con người sống trong dục vọng mê mờ, nước mắt con người trong khổ đau nhiều hơn nước biển cả; chúng ta muốn thoát khỏi chỗ bùn nhơ, nhưng chúng ta không thể tự thấy được con đường sáng sủa để thoát khỏi; vậy ai là người có đủ phương pháp thần diệu và lòng vị tha để chỉ đường cho chúng ta đi? Đấng cao cả từ bi có đầy đủ năng lực ấy là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chỉ có giáo pháp của Ngài mới cứu được con người ra khỏi vô thường đau khổ mà thôi; vậy còn ngần ngại gì mà chẳng chịu quy y Tam Bảo?
1). QUY Y LÀ GÌ?
     Quy có nghĩa là trở về, y có nghĩa là nương tựa, được che chở, ví như người con bỏ nhà đi hoang, bây giờ trở về nương tựa cha mẹ để được che chở, quy y là trở về nương tựa, còn có nghĩa là phục tùng kính vâng.
2). TAM BẢO LÀ GÌ?
     Tam Bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng, vàng bạc châu báu dù qúy giá cũng không thể cứu con người khỏi khổ của sống già bệnh chết; còn Phật Pháp Tăng có đủ năng lực dẫn dắt con người ra khỏi sinh tử luân hồi, bởi vậy mới nói Phật Pháp Tăng là Tam Bảo, ba ngôi qúy báu là vậy.
1. PHẬT LÀ GÌ? Phật do chữ Phạn “Buddha” phiên âm ra, có người gọi là Bụt, là Giác giả, nghĩa là bậc sáng suốt hoàn toàn giác ngộ. Phật là người thấu suốt tất cả hai phần “Tính” (Tánh, thể tánh) và “Tướng”(dung mạo, hình dạng) của hết thảy vạn vật trong vũ trụ.
2. PHÁP LÀ GÌ? Do chữ Phạn “Darma” dịch ra, là phương pháp đối xử, cách tu hành mà Đức Phật đã nói ra để diệt trừ mê muội, khổ đau, và chứng qủa giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ba tạng Kinh điển “Luật, Kinh, Luận” của Phật giáo gọi chung là Pháp.
3. TĂNG LÀ GÌ? - Tăng hay Tăng già do chữ Phạn “Sanga” phiên âm ra, là hòa hợp chúng, một đoàn thể tu hành từ bốn người trở lên sống chung hòa thuận cùng giữ giới luật của Phật để tu hành và hướng dẫn chúng sinh trên đường học đạo.
3). TẠI SAO LẠI QUY Y?


THẾ NÀO
LÀ MỘT PHẬT TỬ?
Toàn Không
(Tiếp theo)
II). NGŨ GIỚI.
     Ngũ Giới là năm giới, năm điều ngăn cấm, phải giữ của người Phật tử tại gia; sở dĩ Đức Phật đặt ra năm giới, vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia hưởng được qủa báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới, người quy y là đã bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này để được tái sinh lại cõi người, để tiến bước trên đường giải thoát, và còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội.
     Người Phật tử tại gia đã quy y, giữ từ một tới năm giới sau đây:
1- Không sát sinh, 2- Không trộm cướp, 3- Không tà dâm, 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu.
     Đức Phật không bắt buộc người Phật tử phải tuân theo triệt để, cũng không hăm dọa nếu không tuân theo phải bị chịu hình phạt, có giữ giới hay không là tùy thuộc mỗi người tự liệu lấy; Đạo Phật khác với các Tôn Giáo khác một phần là ở điểm này. Năm giới là năm thành trì ngăn chặn cho chúng ta đừng đi vào đường ác, là năm hàng rào cản cho chúng ta khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi.
    Để hiểu rõ tường tận: chúng ta lần lượt phân tích từng giới một.
1). KHÔNG SÁT SINH:
     Không sát sinh bao gồm không giết hại từ con người đến súc vật lớn như voi, ngựa, trâu, bò v.v…, cho đến các loài nhỏ bé như côn trùng, sâu bọ, kiến v.v… Không những không giết hại mà còn không làm tổn thương đau đớn con người và các loài, người Phật tử cũng không bảo người khác, bày mưu kế cho người khác làm các việc hành hạ, giết hại chúng sinh các loài; khi thấy người khác đánh đập, sát hại con người và súc vật, sinh lòng thương xót và khuyên can ngăn cản.
     Sự giữ giới không sát sinh nhằm mục đích bảo vệ công bằng, mọi chúng sinh đều muốn sống sợ chết, mọi chúng sinh đều có Phật tính như nhau. Giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ bi, người có lòng nhân không nỡ sát hại người hay vật. Giữ giới sát sinh tránh được nhân qủa báo ứng, vì nợ máu sẽ phải trả bằng máu không ở kiếp này thì ở kiếp sau, như vậy nghiệp oán xoay vần không có ngày chấm dứt.
     Từ trước đến nay, loài người đã giết hại rất nhiều bằng đủ thứ phương tiện như làm lưới, câu v.v… bắt cá dưới nước; làm bẫy, cung tên, súng đạn giết loài cầm thú trên không, dưới đất, và nhất là dùng đủ thứ mưu mẹo để giết hại con người.
LỢI ÍCH CỦA KHÔNG SÁT SINH:
-        Bố thí đức không sợ hãi đối với mọi chúng sinh.
-        Khởi tâm từ bi đối với chúng sinh.
-        Dứt được tính nóng nảy giận dữ, oán kết tự trừ.
-        Thân thường ít bệnh tật, lại được sống lâu dài.
-        Thường được hàng Quỷ Thần bí mật bảo vệ.
-        Khi ngủ thường không có ác mộng.
-        Không đọa đường ác vì tránh được nghiệp dữ.
     Người giữ giới sát sinh luôn luôn có tâm an ổn, nét mặt hiền hòa. Nếu mọi người trên thế giới đều không sát sinh, thế giới không còn chiến tranh giết hại nữa.
2). KHÔNG TRỘM CƯỚP:
    Không trộm cướp có nghĩa là không cho không lấy, từ nhà cửa, ruộng vườn, của cải, tiền bạc cho đến các vật tư hữu nhỏ bé. Cũng gọi là trộm cướp, khi lấy của tư hay của công, của công ty hay của nhà nước; khi cưỡng ép người ta bằng vũ lực hay quyền hành; khi dùng những thủ đoạn lừa gạt, mưu mẹo v.v… để đoạt chiếm sở hữu, tiền bạc như quịt nợ, giật hụi, đầu cơ tích trữ, cân non đong thiếu, trốn khai lậu thuế, v.v… cũng như trộm cướp không khác. Tóm lại tất cả các việc gian tham, lấy của bất chính đều là trộm cướp, người Phật tử không được bày mưu kế cho người khác trộm cướp; khi thấy người khác làm các việc trộm cướp, phải khuyên bảo can gián.
     Giữ giới không trộm cướp là: giữ được sự công bằng bình đẳng giữa người với người, mỗi người đều có quyền sở hữu riêng tư, xã hội không công bằng khó tồn tại lâu dài được. Không trộm cướp còn thể hiện lòng từ bi, vì một người phải cực khổ để làm ra tiền nuôi thân, gia đình, và dành dụm phòng khi đau yếu hoặc tuổi già; nếu bị mất sẽ đau khổ vô cùng, tuyệt vọng có khi đi đến tự tử.
    Chúng ta nhiều khi cũng buồn khổ vì mất của, xét người khác cũng vậy; chúng ta không muốn ai trộm cướp của mình, không nên trộm cướp của người, đó là lẽ công bằng; người trộm cướp, cho dù có thoát khỏi lưới pháp luật, nhưng lương tâm lúc nào cũng lo sợ, và nhân qủa nghiệp báo ở kiếp sau không thể tránh khỏi.
LỢI ÍCH CỦA KHÔNG TRỘM CƯỚP:
   Có những lợi ích:
- Tiền của có hoài, giặc, nước, lửa và con phá không làm tan mất hết được.
- Nhiều người yêu mến, khen ngợi, tiếng lành đồn xa.
- Không bị lừa gạt, không lo tổn hại, ở chỗ đông người không sợ.
- Thường sẵn lòng bố thí, khi qua đời được sinh lên cõi trời.
- Người không gian tham, đời này sống yên ổn, đi đâu cũng có người tin cậy, nếu sinh làm người, được phúc báo giàu sang.
   Về xã hội: nếu mọi người đều không gian tham trộm cướp, nhà không cần đóng cửa then cài nữa.
3). KHÔNG TÀ DÂM:
    Không tà dâm là không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình, không hãm hiếp đàn bà, con gái. Người Phật tử không được xui bảo, bày mưu cho người khác làm việc tà dâm, cũng không vui, mà còn phải khuyên can, lên án khi thấy người làm điều tà dâm; mặc dù Phật chỉ cấm tà dâm, nhưng giữa vợ chồng cũng phải giữ lẽ, điều độ, biết tiết dục, để cho thân được khỏe, tâm được trong sạch nhẹ nhàng.
 LỢI ÍCH CỦA KHÔNG TÀ DÂM:
    Giữ giới không tà dâm có lợi ích:
-        Mọi căn điều hòa, sức khỏe thuận lợi.
-        Xa lià mọi phiền toái, bậc trí khen ngợi.
-        Vợ chồng con cái không ai xâm phạm.
     Không tà dâm để bảo vệ sự công bình, bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người; không tà dâm còn tránh được oán thù và qủa báo xấu, vì không có sự oán thù nào mãnh liệt cho bằng sự oán thù do lừa dối tình hay phụ tình gây ra.
     Nếu mọi người đều giữ giới không tà dâm, gia đình được đầm ấm, xã hội có luân thường đạo lý, không có những sự thù hằn chết chóc vì tà dâm nữa; người tu phải trừ cả dâm dục trong tư tưởng mới mong chứng qủa được.
4). KHÔNG NÓI DỐI:
(Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do 
(Còn tiếp)

__._,_.___

Posted by: Tien Do

Thursday, August 22, 2019

Bắc kim thang cà lang bí rợ: ý nghĩa thật của bài hát này


---------- Forwarded message ---------
From: chi ngoc
Date: Sun, Aug 18, 2019 at 6:38 PM
Subject: Fwd: .''Bắc kim thang cà lang bí rợ:
To:




Subject: .''Bắc kim thang cà lang bí rợ: ''


Nghe bài hát này.. kỷ niệm thời còn bé.. "vụt" hiện lại..( Cuộc sống trong miền Nam.. ) khoảng thập niên 50 <TK 20> nhà tôi ở <xóm bến tắm ngựa... trước đình Xuân Hòa đường Champagne.Saigon..ban đêm.. trẻ nhỏ  tụ tập chơi  ở sân..<lề đường... thời xưa.. rộng rãi.. Nay thì.. nhà cửa xây đựng.. không còn khoảng ..trống.. như xưa..; có trò chơi.. Bắt kim thang... ít nhất là 3 đứa.. quay lưng vào nhau.. đứng một chân.. và chân co ..lên móc  ngược cho dính với nhau...vừ nhảy<lò cò> vừa hát.. bắt kim thang.. cà lang bí rợ  <miền Bắc gọi bí đỏ, hay bí ngô.. không gọi bí rợ như miền Nam...> Mời đọc bài viết về bài hát ..bắc kim thang....

Bắc kim thang cà lang bí rợ: ý nghĩa thật của bài hát này

Tuổi thơ trẻ em nào cũng từng ê a câu hát: “Bắc kim thang cà lang bí rợ…”. Nhà trẻ hay mẫu giáo, trường nào cũng dạy chúng mình hát bài dân ca Nam bộ này và chẳng khó khăn gì để thuộc làu nó.
Thế nhưng khi lớn rồi, có khi nào chúng ta ngẫm lại bài hát và hiểu hết ý nghĩa thật trong từng câu chữ của nó. Sự thật là hầu hết hơn 90% người Việt đều không biết “bắt kim thang”, “cà lang bí rợ” là sao, hay chú bán ếch với chú bán dầu có chuyện gì mà con le le và bìm bịp nó phải đánh trống thổi kèn vậy?
Để tìm hiểu ngọn ngành bài hát, chúng ta hãy đọc một câu chuyện cổ tích sau nhé!

Bắc kim thang, truyện cổ tích, dân gian, Nam bộ, trẻ con
Đây là bài dân ca Nam bộ bắt nguồn ở miền Tây thuộc vùng tứ giác Long Xuyên. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có hai anh bán dầu (dầu lửa để thắp đèn) và anh bán ếch chơi với nhau rất thân. Nhà hai người sống tách biệt trên một cù lao nhỏ ven sông, cách xa khu dân cư nên hằng ngày đi bán họ phải đi qua một cây cầu để đến chợ làng.
Bắc kim thang, truyện cổ tích, dân gian, Nam bộ, trẻ con
Cây cầu khỉ có hình dáng mộc mạc, vắt vẻo như thế này đây, phải khéo léo lắm mới đi một mạch mà không bị rơi xuống nước.
Nhà nghèo, cảnh nhà cũng neo đơn nên hai anh dễ dàng thân thiết nhau. Có lần mẹ già của anh bán ếch bị bệnh nặng, không có tiền thuốc thang mà lìa trần, anh bán dầu mới chia sẻ tiền ma chay với anh bán ếch mà không hề tính toán thiệt hơn, vì thế anh bán ếch ngày càng cảm kích tấm chân tình của người bạn mình. Tình bạn của họ càng gắn bó hơn từ đó.

Bắc kim thang, truyện cổ tích, dân gian, Nam bộ, trẻ con
Một đêm nọ, anh bán ếch đi bắt ếch trong đêm như mọi ngày, nhưng hôm nay anh phát hiện có tiếng kêu thảm thiết của hai con vật phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tò mò anh lại gần xem thì thấy một con le le và một con bìm bịp đang van kêu la.
Ở đây chúng tôi muốn chú thích nhỏ cho quý bạn đọc về hai con vật ở miệt vườn này.

Về con le le nó có hình dáng như con vịt, nhưng nhỏ con hơn một tí. Màu lông thường là xám, nâu và đen, mỏ màu đen. Chúng thường sống ở các hồ nước ngọt, khác với loài vịt, con chim này biết bay và làm tổ trong các hốc cây, hoặc các tổ cũ của những con chim khác, một lần sinh khoảng 6-12 trứng.
Khi bay nó kêu tiếng khò khè. Thịt của le le rất ngon và bổ dưỡng, ngon nhất là nấu cháo nên người ta đang phát triển mô hình chăn nuôi le le giống ở từng hộ gia đình và trang trại trên cả nước.

Bắc kim thang, truyện cổ tích, dân gian, Nam bộ, trẻ con
Bìm bịp là tên gọi chung của 30 loài bìm bịp khác nhau như: bìm bịp nâu, bìm bịp đen nhỏ, bìm bịp đầu xanh… vì chúng đều có tiếng kêu giống nhau là bìm bịp nên dân gian đặt luôn cho chúng cái tên này. Chúng thường sống ở những bụi lau sậy um tùm mọc gần đầm lầy, sông suối.
Bìm bịp là loài chim ăn thịt, món ăn khoái khẩu của nó là rắn. Nếu thấy tổ chim này thì biết ngay có rắn gần đó. Chim non cần thức ăn nhiều để mau lớn nên chim bố và mẹ hay bắt rắn về dự trữ bằng cách “giam lỏng”. Nhưng rắn lại không dám làm hại loài chim này, lý do vì sao thì không ai biết, có thể rắn “ớn” mùi nước giải quanh tổ của bìm bịp nên không thể lại gần.
Ngày nay người ta nuôi bìm bịp để giữ nhà, tiếng kêu của nó rất to, tính khí hung dữ nên con người phải huấn luyện nó từ lúc là con chim non. Ngoài ra còn nuôi nó để trừ rắn.

Bắc kim thang, truyện cổ tích, dân gian, Nam bộ, trẻ con
Trở lại câu chuyện cổ tích đang dang dở, vì con le le và bìm bịp đang tranh ăn với nhau nên sảy chân rơi vào bẫy của con người. Gặp anh bán ếch, bọn nó ra sức năn nỉ cứu mạng sẽ đền ơn báo đáp về sau. Vốn người có tánh nhân từ, anh bắt ếch đồng ý mở lồng giải thoát hai con. Vài ngày sau, le le và bìm bịp đến nhà anh bán ếch để cảnh báo một tai họa sắp xảy ra.

Chúng nói nghe thấy hai con ma da ở sông bàn với nhau là sẽ kéo chân hai anh bán dầu và anh bán ếch rớt xuống sông mà chết để thế mạng cho chúng. Hai con ma da này chết đã lâu và muốn đầu thai nên cần có người thế mạng cho chúng nếu không hồn bay phát tán, vĩnh viễn không trở lại thành người.
Thấy hai anh này thích hợp nhất vì khi trời vừa rạng sáng anh bán dầu ra chợ, còn anh bán ếch về nhà, thời điểm đó chúng mới có thể ra tay được, nếu mặt trời lên ma phép sẽ chúng biến mất, nên trong vòng 7 ngày chúng phải hại cho chết.

Sau đó anh bán ếch mới thuật lại chuyện này cho anh bán dầu nghe, bàn với anh bán dầu là cùng ở nhà nghỉ một tuần để cho qua kiếp nạn. Oái oăm thay, anh bán dầu không tin, cho rằng đó là mê tín vớ vẩn, làm gì có ma quỷ trên đời khiến anh bán ếch rối bời.
Theo kế của le le và bìm bịp anh bán ếch mời anh bán dầu qua nhà mình chơi ăn tiệc nhân ngày giỗ mẹ mình. Anh bán ếch chuốc cho bạn mình no say bí tỉ, ngủ li bì quá giờ đi bán. Sang ngày kia, anh bán ếch lại lấy cớ sang nhà anh bán dầu để cám ơn đã giúp đỡ mình chuyện tiền nong và bày tiệc ăn uống no nê, anh bán dầu lại say mềm và trì hoãn thành công việc đi qua cây cầy khỉ kia.
Hai ông bạn cứ thế nhậu với nhau và ngủ mê man cho tới ngày cuối cùng của định mệnh. Do say xỉn mấy ngày liền, anh bán ếch đã ngủ quên, còn ông bạn bán dầu chợt choàng tỉnh dậy và sửa soạn đồ đi bán vào đúng lúc sáng sớm mà anh bán ếch không hề hay biết.
Do bước vội vội vàng vàng, cây cầu khỉ chông chênh lại bị bọn ma da hóa phép cho nó trơn trợt nên anh bán dầu vuột chân té nhào xuống sông mà chết. Anh bán ếch hay tin, mặc dù đau buồn nhưng phải chờ hết hạn của tụi ma da, sang ngày hôm sau mới dám vớt xác bạn lên là đám tang.

Thấy ân nhân của mình lòng đau như cắt, bìm bịp và le le cũng cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống tang để tiễn đưa linh cửu người chết oan. Đến đây có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao có 4 câu cuối là: “chú bán dầu qua cầu mà té”, “chú bán ếch ở lại làm chi”, “con le le đánh trống thổi kèn”, “con bìm bịp thổi tò tí te tò te”.

Bắc kim thang, truyện cổ tích, dân gian, Nam bộ, trẻ con
Vậy còn “bắc kim thang” là gì nhỉ? Cái này thuộc về kỹ thuật trồng các cây họ dây leo ở miền Tây Nam bộ. Người ta “bắc” hai cây cột hình “thang” cân giống “kim” tự tháp – từ “kim” ý nói tam giác cân.
Hai cây cột này bắt chéo nhau, cắm trên mặt đất. Những cái thang này cách nhau một khoảng và chạy thành hàng dài, rồi được nối với nhau bằng một cái kèo dài trên đầu thang để cân bằng lực đỡ.

Bắc kim thang, truyện cổ tích, dân gian, Nam bộ, trẻ con
Và đến đây chính là câu “cà lang bí rợ”, ý nói quả cà, củ khoai lang và quả bí rợ. Ba loại này đều là loại dây leo, người ta làm cái kim thang để ba cây này leo lên trên đó mà ra hoa kết quả. Hình ảnh này ví von cho tình cảm keo sơn, khắng khít của anh bán dầu và anh bán ếch như “bắc kim thang cà lang bí rợ, cột qua kèo là kèo qua cột” vậy đó.
Cả bài đồng dao được viết ra dựa trên câu truyện dân gian này. Tuy nhiên, trải qua thời gian rất dài, cuộc sống thay đổi rất nhiều nên những người lớn có khi không hiểu hết ý nghĩa những hình ảnh trong câu hát bài “Bắc kim thang” hoặc có hiểu cũng không đủ kiên nhẫn để giải thích cho con mình vì chúng khó lòng hình dung ra những thứ mộc mạc, cũ kỹ này. Nhưng bài hát thì vẫn cứ truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ kia và gây ra không ít hoang mang, tò mò và ý nghĩa thật của bài hát cũng bị lãng quên.

NguyễnĐắcSongPhương H21 <lượm trên Internet>
--
--
To post to this group, send email to NT1957@googlegroups.com
To unsubscribe , send email to NT1957+unsubscribe@googlegroups.com

---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "NT1957" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to NT1957+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/NT1957/CAK2irH_utYaVdbth19GN6LPJ02h9MrShjUqE-6w95STH7Hf-hw%40mail.gmail.com.
__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Baby in the Box

 
( đây là một trong nghìn chuyện thương tâm trong chiến tranh Việt Nam , 
    đưa tới suy gẫm :
  1  -   Ông Trời có mắt tinh tường  ở mọi nơi . Ông nhìn thấy rõ mọi chuyện .
            Ông đã ban phúc thì phúc đến đầy đủ và chu đáo .
          Ông đã  trừng phạt , thì đại họa sẽ ập đến , không cách nào tránh khỏi ;
             tiền bạc ( bạc tỷ ) , quyền lực ( đến như  đứng đầu nước ) cũng thành
               con số không hết .
             Vậy nên ăn ở cho tử tế , chân thật , đừng bon chen , lừa lọc .
   2  -  Nghiếp ảnh là một môn  nghệ thuật huyền diệu thật . Không chỉ phục vụ
          cái đẹp , mà còn là một công cụ  " cứu nhân độ thế " . 
             Hoan nghênh anh Chick  Harrity . )

----- Forwarded Message -----
From: Thập Ngv <
Sent: Wednesday, August 21, 2019, 08:16:49 PM CDT
Subject: BABY IN THE BOX


Baby in the Box

BM
Chick Harrity còn nhớ, ngày tôi chụp tấm hình đó là ngày tôi chụp buổi họp báo vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn phòng AP, nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một toà nhà lớn cùng với NBC.

Vì văn phòng của tôi nằm phía cuối của toà nhà nên tôi đi vòng phía sau cho tiện. Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đứa bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh. Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện với toà nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi.

SAIGON BABY IN THE BOX

BM

“Baby in the Box”, bé gái là Trần thị Hết nằm trong hộp giấy bên cạnh người anh nằm trên lề đường ăn xin năm 1973..

Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời. Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống kính 50 ly, chụp chừng sáu hay tám tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố…

Mười ngày sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đùa giỡn: “No More Orphan Pictures” trước bàn làm việc của tôi. Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi” (Breaking News Story) cho các báo chí và đài phát hình ở Mỹ, đặc biệt là ở New York. Khi tấm hình được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc tới văn phòng AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi”.

BM
Chick Harrity Vietnam War 1973

Chick Harrity nhờ các nhân viên người Việt của AP tìm cách liên lạc với gia đình hai em bé. Chỉ hai ngày sau, họ đã gặp được mẹ của chúng. Bà cho biết bà có 5 con trai và đứa bé nằm trong hộp là bé gái út. Chồng bà đã chết vì tai nạn không lâu sau khi đứa bé chào đời. Bà không đủ tiền để nuôi bầy con nên cho chúng đi ăn xin. Tên của bé gái là Trần thị Hết. Khi được biết là có nhiều gia đình muốn nuôi hai bé ở Mỹ, bà gạt phắt ngay. Bà không muốn xa các con.

Nhưng định mệnh không nuông theo ý muốn của bà.

Bé Hết bị đau tim nặng và, chỉ một năm sau ngày chụp tấm hình, một tổ chức từ thiện đã đưa bé về Mỹ điều trị. 

Bà Evelyn Heil, cư ngụ tại thành phố Springfield, tiểu bang Ohio, nhận nuôi bé ở Mỹ, kể lại sự thể: “Khi tôi nhìn thấy bức hình của em trên tờ báo (ở Houston, Texas), tôi thấy đôi mắt em mở lớn đầy vẻ sợ hãi như đang nhìn thẳng vào tôi với một sự thôi thúc kỳ lạ. Lúc bấy giờ, em được bác sĩ Denton Cooley chữa bệnh tim, đem em từ Sài Gòn sang.

Năm đó là năm 1974. Theo lời cơ quan từ thiện đưa em sang Mỹ thì mẹ em đưa em vào viện mồ côi Holt, vì em bị bệnh tim nặng và bà quá nghèo không có tiền chữa bệnh cho em. 

Cũng theo lời hội từ thiện cho biết thì họ cố gắng tìm mẹ và anh trai của em nhưng nghe nói bà đã đi Đà Nẵng. Sau đó họ cũng được tin là bà mẹ của em đã qua đời vì bị bệnh lao phổi, và không còn ai biết gia đình cũng như anh trai của em ra sao nữa. Nhưng ở Sài Gòn lúc bấy giờ cũng không có đủ phương tiện chữa trị nên họ đã đưa em sang Mỹ. Khi tôi nhìn thấy khuôn mặt của em và bức hình Baby In The Box đăng trên trang báo, tôi lập tức tìm cách đến ngay bệnh viện để được ôm em vào lòng vì trông em tội nghiệp lắm, nét mặt đầy vẻ sợ hãi.”

BM
Cô Nhanny Heil và người mẹ nuôi, bà Evelyn Heil.

Không phải dễ dàng khi bà Heil được nhận nuôi bé Hết. Có trên hai ngàn người xin nuôi em! Bà cho việc bà “trúng tuyển” là một điều…kỳ diệu. “Tôi rất kiên trì và họ biết là tôi biết nhiều về dinh dưỡng. Rồi hôm ấy, họ đến nhà tôi rồi đi cùng với tôi đến đón các con tôi đi học về. Trước khi tới trường của các con tôi thì họ cho tôi biết là tôi sẽ được chọn. Tôi đã khóc vì sung sướng và không thể lái xe tiếp tục được, phải dừng lại bên đường để dằn cơn xúc động. Và ngày 10 tháng Mười năm 1974, em chính thức trở thành con nuôi của tôi. Gia đình tôi đưa em về nhà, tôi đã có 4 đứa con trai và em trở thành cô công chúa trong gia đình chúng tôi.”.

Cô công chúa khác màu da trong gia đình bà Heil bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Em không thể tự ngồi và đứng được. Ba tuổi mà em chỉ cân nặng có 12 pounds, chưa được 5 ký rưỡi! Con trai lớn của bà Heil đặt cho em tên mới là Nhanny. Từ đó tên em là Nhanny Heil. 

Đã quá nhỏ bé và ốm yếu, em còn bị bệnh tai và nhiều bệnh khác. Bà Heil rất vất vả trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc Nhanny. Bà đã thành lập tổ chức Warren Center of Learning để em Hết có cơ hội chữa bệnh và học hành. Năm 1983, bà nhờ các cơ quan truyền thông hỗ trợ trong việc quyên góp tài chánh cho Trung Tâm Học Tập Warren.

Tổng Thống Ronald Reagan hỗ trợ bà và mời gia đình bà vào tòa Bạch Ốc cho các ký giả gặp và phỏng vấn.


Bà kể lại:

- “Khi hai chúng tôi đang đi vào hành lang, thì ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan cùng phu nhân xuất hiện. Ông cúi xuống ôm em vào lòng và hỏi tai nào của em không nghe được? Em trả lời.

Tổng thống nói: 

- “Vậy thì hãy cứ đi qua phía bên đó để ông cùng nghe vì tai của ông cũng bị như thế!”.

Thật là một vị Tổng thống tuyệt vời ! Sau khi trò chuyện với Tổng Thống Reagan xong thì chúng tôi gặp Chick Harrity. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp ông ấy”.
BM

Sau khi rời Việt Nam, Chick Harrity làm nhiếp ảnh viên cho Tòa Bạch Ốc, chuyên chụp hình các Tổng Thống Mỹ. Ông đã phục vụ qua các đời Tổng Thống John Kennedy, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, George Bush “Cha”, Jimmy Carter và Bill Clinton.

Những tấm hình ông chụp trong thời kỳ này đều là những tấm hình lịch sử. Vậy mà khi được chọn cho giải “Thành Tựu Một Đời”, ông cho biết dù các bức hình ông chụp qua tám đời Tổng Thống Mỹ có giá trị tới đâu, ông vẫn coi bức hình “Baby in the Box” là tấm hình ông yêu thích và trân quý nhất.

Ngày nhận giải, Chick Harrity lại…bất ngờ. “Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với Tổng Thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Toà Bạch Ốc nói với Tổng Thống: “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!”.

Thông thường thì ai mà nói với vị Tổng Thống kiểu đó…Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây. Và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm xưa. Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động. Nước mắt dàn dụa trên mặt tôi. Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ. Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều rơi lệ, ngay cả Tổng Thống Bush cũng vậy”. 

BM
Nhiếp ảnh gia Chick Harrity gặp lại cô Hết, đứng giữa là TT Bush

Bà Evelyn Warren Heil, người mẹ nuôi đáng kính của bé Hết, đã qua đời vào ngày 21 tháng Tám 2008, thọ 78 tuổi. Bé Hết đã lập gia đình và có hai con, vẫn sống ở thành phố Springfield, tiểu bang Ohio. Nhanny Heil tuy không nói được tiếng Việt nhưng vẫn băn khoăn nhớ về Việt Nam:

“Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ nghĩ là tôi rất may mắn đã gặp được mẹ nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới. Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của mình, và nhiều khi tôi tự hỏi không biết giờ này họ ra sao. Tôi không biết làm cách nào để tìm ra họ. Tôi thiệt không biết làm sao!”

BM

Đằng sau mỗi bức hình có một câu chuyện. Tôi thích nhất câu chuyện của tấm ảnh “Baby in the Box”. Tấm ảnh trong thời chiến mà không vương khói súng. Nó như một thứ bên lề nhưng lại nổi trội. Cái chi đánh động lòng người sẽ sống mãi. Vì đó là cuộc sống đích thực!

__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List