From: Huong Le <
To: "
Sent: Monday, 6 May 2013 7:09 PM
Subject: Goi la TAU hay TRUNG QUOC?
To: "
Sent: Monday, 6 May 2013 7:09 PM
Subject: Goi la TAU hay TRUNG QUOC?
Chính Danh
______________________________________________
Giải bày
Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh giải nghĩa danh từ “Chính Danh” như sau: Một
nguyên tắc về chính trị, gốc ở Khổng tử, ví như gọi là vua thì phải đúng đạo
vua, gọi là quan, thì phải đúng đạo quan, trái lại như hàn-lâm mà không biết
chữ, làm thừa phái mà không biết việc quan, là bất chính danh. Ghi chú thêm của
tác giả: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”
Mới đây, trên Việt Thức, ông luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt có bài viết Chính
Danh, bàn về ý nghĩa đích thực của ngày 30 tháng Tư. Và trên SBTN, ông luật sư
Đinh Thạch Bích cũng tỏ ý than phiền về việc các ông trí thức, nhà báo ở hải
ngoại, cũng giống như người Việt ở trong nước, cứ gọi nước Tàu là Trung Quốc.
Người trong nước vì bị chính quyền bắt buộc, hay theo thói quen, gọi như thế
cũng không có gì đáng than phiền lắm. Còn như ở hải ngoại nầy, cứ rang rảng mà
gọi Tàu là Trung Quốc thì điều ấy là không nên, là không Chính Danh.
Đó là lý do khiến tôi phải viết bài nầy, mặc dù, đây là điều tôi suy nghĩ từ
lâu nhưng chưa có dịp viết ra. Nay, nhờ động cơ của hai vị nói trên, tôi không
thể chần chừ được nữa.
Trân trọng.
Bài 1: “Chung
Cuốc”
Tên gọi: Tàu hay Trung
Quốc?
Người Tàu, tức
người Hán, là một bộ tộc sinh sống ở thượng lưu sông Hoàng Hà, bắt đầu hình
thành “nhà nước” kể từ nhà Hạ, tiếp nối là các nhà Thương, Chu và trở thành một
đế quốc sau khi Tần Thủy Hoàng “tóm thâu lục quốc” (chữ thường dùng trong các
sách cũ khi nói về nhà Tần). Đế quốc Tầu, khi thịnh khi suy,
kéo dài cho tới ngày nay. Bản chất đế quốc Tàu là bành trướng, bản chất ấy không
bao giờ thay đổi.
Đầu tiên, đế quốc
Tàu, sau khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, cũng chỉ ở vùng phía bắc sông Trường
Giang. Năm 221 trước Tây lịch, cướp nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, bành
trướng về phương nam, đồng hóa các dân tộc ở đó, đông nhất là 99 giống dân
Việt, ngoại trừ dân Lạc Việt đã di cư về phương nam, định cư ở lưu vực sông Nhị
Hà. (1).
Trong ngôn ngữ,
danh từ Hán được phổ biến từ thời nhà Hán, phiên âm là Cin,
người Tây phương gọi là Chine, từ đó mà thành ra Chinoise,
Chinese, China, và cả Chinato (2)
Theo cách gọi đó,
người Việt Nam, đôi khi, trang trọng một chút, gọi người Tàu là người Hoa, tức
là người của nước Trung Hoa, dịch từ tiếng Chine. Tòa đại sứ Tàu (Đài Loan) ở
Saigon trước 1975 theo nghi lễ, gọi là tòa đại sứ Trung Hoa, dân chúng thì gọi
là đại sứ Tàu, không ai gọi đại sứ Trung Quốc.
Theo luật sư Đinh
Thạch Bích, thì tiếng Trung Quốc là “gọi tắt từ danh xưng Trung Hoa Dân
Quốc”, là tên nước Tàu do ông Tưởng Giới Thạch đặt ra sau cách mạng Tân
Hợi. Tàu Cộng, thường tự gọi nước họ là Trung Quốc, (Chung Cuốc). Đó là cách gọi
rất xách mé, tự tôn. Trung là ở giữa, Quốc là nước, có nghĩa rằng
nước Tàu ở giữa, to lớn hơn hết, văn minh hơn hết, giỏi giang, tài bộ hơn hết.
Các nước chung quanh, một là lãnh thổ của Tàu, hai là nước phụ, là rào dậu, phiên
ly của Tàu, kém văn minh, lạc hậu, có khi bị Tàu cho là ngu dốt, phải tùy thuộc,
triều cống, tuân lệnh “thiên tử”. Thiên tử là “con Trời”, là ông vua Tàu tự gọi
mình như thế.
Người Tàu
Trong suốt cuốn “Việt Nam Sử Lược” của cụ Trần Trọng Kim, khi nói về người Tàu
hay nước Tàu, cụ thường dùng chữ “Tàu”, không gọi nó là Trung Hoa chứ đừng nói
là Trung Quốc. Chữ Tàu hay tiếng Tàu là cách nói thông thường của người Việt
Nam từ hồi nào tới giờ, cũng có khi theo triều đại bên Tàu mà gọi, như có khi
gọi là “quân Nam Hán”, là nói về việc thái tử Hoàng Tháo bị quân Ngô Quyền giết
trên sông Bạch Đằng, hoặc gọi là “quân Mông Cổ, quân Nguyên”, khi nói về công
cuộc chống quân Mông sang xâm lăng nước ta, hoặc gọi là “quân Minh” khi nhà Minh
xâm lược, hoặc “người nhà Minh” như bọn Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, Mặc
Cửu trốn “nhà Thanh” sang xin lánh nạn ở nước ta. Những người nầy được cho vào
Nam để mở mang đất Sai-Côn (Saigon) Đồng Nai bây giờ, hoặc cho xuống định cư ở
Hà Tiên Rạch Giá như Mặc Cửu. Những người Tàu đến miền Trung và được ở lại, thời
kỳ ấy cũng gọi là “người Minh Hương”. Họ lập làng gọi là “làng Minh Hương”, lo
buôn bán làm ăn, học hành, làm quan lần hồi bị “Việt hóa” như dòng dõi các ông
Trần Tiễn Thành, Lý Văn Phức, Ngụy Khắc Đản, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản (3).
Chiến công của vua Quang Trung thì gọi là “đại phá quân Thanh”.
Tại sao gọi là người Tàu?
Quân Tàu, khi đến xâm lăng nước ta, phần nhiều bằng đường bộ, qua ngã biên giới
giữa ta với Tàu, như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh… Còn người Tàu đến nước ta
để buôn bán hay định cư, thường đi bằng tàu, ghe nên người nước ta gọi họ là
người Tàu (đến bằng tàu). Ban đầu, khi mới đến, họ ở các vùng gần bờ biển, cửa
biển, sau mới di cư sâu vào phía trong. Chẳng hạn, theo tôi nghe vài người Tàu
già ở xứ tôi kể lại, ban đầu, họ “đổ bộ” lên vùng phá Tam Giang, lần hồi di cư
lên các quận lỵ, tỉnh lỵ, lên Huế. Người Tàu giỏi về buôn bán, mở sòng bài, sinh
sống ở các nơi đô hội, dễ làm ăn hơn.
Người Việt gọi bọn cướp biển người Tàu là “Tàu ô”, “giặc Tàu ô”. Ô là con quạ
đen. Gọi Tàu ô vì thuyền cướp biển của bọn Tàu thường giương cờ đen. Cũng gọi
theo màu cờ nên bọn Tàu Lưu Vĩnh Phúc, ở bên tàu qua giúp người Việt chống lại
Tây đánh chiếm đất Bắc Hà, sử cũng gọi là “giặc Cờ Đen” hay “giặc Cờ Vàng”.
Tàu là tiếng rất thường gọi. Trong bài hát “Gia Tài của Mẹ”, ông Trịnh Công Sơn
viết môt cách tự nhiên, theo cách nói thông thường của dân chúng: “Một ngàn
năm đô hộ giặc Tàu”. “Một ngàn nàm đô hộ”. Người Việt ai cũng nói như thế.
Sau 1975, bài hát nầy bị dấu biệt, có lẽ Việt Cộng sợ bị Tàu Cộng “la
rầy”.
Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng, “quân Tàu Tưởng” (quân của Tưởng Giới Thạch)
sang “tước khí giới quân đội Nhựt”, thấy họ lôi thôi, rách rưới, đói ăn, ghẻ
lở, nên trong dân chúng Việt Nam có câu hát đùa: “Đoàn quân Tàu ô qua, sao
mà gớm thế, đem ghẻ hờm qua lây cho người Việt Nam.” Mà người Việt Nam ta
bị lây thiệt. Hồi ấy có trận “ghẻ ruồi”, như tên gọi hồi trước, thì nhiều người
không gọi là ghẻ ruồi, mà gọi là “ghẻ Tàu”. Ghẻ hờm cũng gọi là ghẻ Tàu.
Có khi người Việt gọi người Tàu là “Ngô”. Quân Tàu là “quân Ngô”. Trần Tế Xương
có bài thơ:
Ba
mươi tết, tết lại ba mươi,
Vợ
thằng Ngô đốt vàng cho chú khách,
Một
tay cầm cái dù rách
Một
tay xách cái chăn bông
Em
đứng bờ sông
Em
trông sang nước người:
“Hỡi
chú chiệc ơi là chú chiệc ơi”
Một
tay em cầm quan tiền,
Một
tay em xách thằng bù nhìn
Quan
tiền nặng thì quan tiền chìm
Bù
nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi,
Ới ai ơi, của
nặng hơn người …
Chỉ có mấy câu mà Trần Tế Xương gọi người Tàu theo nhiều tên
khác nhau: Khi thì Thằng Ngô, khi thì Chú Khách, khi thì Chú
Chiệc, - xứ tôi gọi là chú “Chệt”. Người miền Nam, thường gọi người Tàu là
“chú Ba”, “chú Ba Tầu”, “Ba Tàu Chợ-Lớn”. “Chú Ba” khác với “chú Bảy”, là người
Ấn Độ, cũng có khi gọi là “Ma-ní”, có phải để gọi người Ấn Độ từ Manille qua?
Ngô là tên nước
“Đông Ngô” bên Tàu. Người Việt cũng dùng chữ Ngô để gọi người Tàu, như “Bình
Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi chẳng hạn. Theo tự điển của Khai Trí Tiến Đức thì
“Chệt” là tiếng người Nam Kỳ dung để gọi người Tàu. Tôi không rõ gốc chữ “Chệt”,
có khi là “Chiệc”. Ai biết, chỉ giùm.
Người Việt Nam là
chủ (của đất nước nầy), người Tàu đến buôn bán nên gọi là “Khách” hay “Khách
trú”.
Người Tàu đến
nước ta buôn bán, thường thì đã có vợ bên Tàu, khi giàu có lên thì cưới thêm
một người đàn bà Việt Nam làm vợ. Những cuộc hôn nhân nầy, theo Trần Tế Xương,
mà cũng là nhận xét chung của số đông người Việt là: “Của nặng hơn người”
Kỵ húy
Ông Hồ Chí Minh, và dĩ nhiên, cả đảng Cộng Sản Việt Nam nữa, rất kỵ húy
đối với Tàu. Có nghĩa rằng họ không dám gọi người Tàu là Tàu, mà theo luật sư
Đinh Thạch Bích giải thích, năm 1945, sau khi cầm quyền, Hồ Chí Minh cấm không
cho gọi “Người Tàu” mà phải gọi là Trung Quốc (nước), người Trung Quốc. Bọn
Tàu, bọn Ngô xâm lăng nước ta thì gọi là “Phong kiến phương Bắc” mà không gọi
là “quân Tàu xâm lược” như sử sách đã viết trước kia. Ông Hồ Chí Minh có rất
nhiều cái sợ: Sợ mất lòng Tăng Tuyết Minh, là người vợ Tàu của ông, do Đặng
Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai đứng ra cưới cho. Dĩ nhiên cũng sợ Chu Ân Lai, sợ hơn
hết là sợ Mao Xếnh Xáng, sợ đảng Cộng Sản Tàu, sợ người Tàu, nói chung, sợ đủ
thứ bên Tàu, và dĩ nhiên cũng sợ luôn cả “ghẻ Tàu”.
Tuy nhiên, người Tàu nói chung, cũng khá chung thủy và biết ơn. Họ “đến đây,
rồi lại ở đây”, “xin nhận nơi nầy làm quê hương”, và phục vụ cho đất nước nầy.
Thời còn chúa Nguyễn, trong Nam có ông Nguyễn Huỳnh Đức, có lăng ở Long An. (tên
Đức, họ Huỳnh, vì có công nên được đổi sang Quốc tính: họ Nguyễn, giữ lại họ cũ
thành ra là Nguyễn Huỳnh). Các ông Minh Hương như tôi nói ở trên, làm quan ở
triều đình nhà Nguyễn, phục vụ nhà nước Việt Nam, như một người Việt Nam chính
cống, “tận trung báo quốc”, như ông Pham Thanh Giản (chánh sứ), Phạm Phú
Thứ và Ngụy Khắc Đản (cả hai đều là phó sứ), trong sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp
để xin chuộc lại ba tỉnh miền đông Nam Phần. Ông Mạc Cửu, sau khi ổn định vùng
Hà Tiên, không đem đất ấy mà dâng cho vua Tàu, mà lại dâng cho chúa Nguyễn nên
được phong là “khai quốc công thần”.
Người Tàu, khi đã định cư lâu đời ở xứ ta, gốc tích, quê uqán cũng mờ nhạt, có
muốn về thăm quê cũ, chỉ về thăm thôi cũng đã khó, huống chi muốn được như cô
Kiều “Dàn dà rồi sẽ liệu về cố hương” là chuyện không tưởng. Trong “Hơn
nửa Đời Hư”, ông Vương Hồng Sển, nói về tình cảnh ấy như sau:
“Bây giờ thử hỏi: Một người như tôi, máu Hoa pha máu Việt đã bốn
đời, không nói được tiếng Phước Kiến, giá thử có dịp qua bên ấy, vậy chớ có
nhìn đồng tông đồng tánh với người bên ấy được chăng? Giấy tờ chứng minh không
có, nói miệng tài ai tin vả lại nhìn bà con ở xa mút bên Tàu để làm gì? Khi đã
xa cách nhau suốt nhiều đời, dẫu tình đậm cũng hoá lợt; thêm vấn đề ngôn ngữ
bất đồng, phong tục cách ăn thói ở không giống, “y ăn xì-dầu, tôi húp nước
mắm”, lại nữa tỉnh Phước Kiến là đất tiêm nhiễm lâu năm chủ nghĩa khác với tôi.
Vương nầy Vương kia, tôi tưởng gặp nhau e không dám ngó ngay mặt chớ đừng nói
chi chuyện bất tay nhau nhìn một họ một dòng. Gặp nhau, câu thi Học Lạc ngâm
suông: “Hoá An-nam, lữ khách trú”... rồi huề. Không nói thêm được nửa lời.
Họ tự mình“Việt
Nam hóa”. Đó cũng là ý trong câu thơ: “Hóa An Nam, lữ khách trú” của
Học Lạc. (4)
_____________________________________________________________________________
(1) Năm 1904, khi cụ
Phan Bội Châu quan Nhật Bổn để cầu viện, sau khi nói chuyện với cụ Phan
xong rồi, thủ tướng Nhật là Khuyển Dưỡng Nghị, gặp Tôn Văn, hỏi ý có nên giúp
đỡ Việt Nam hay không. Tôn Văn nói dân tộc Việt nhỏ bé, kém cỏi, không có
tinh thần chi, không nên giúp đỡ. Nghe thế, ông Khuyển bèn nói: “Nhưng người
Việt Nam thuộc giống Lạc Việt còn giữa được dòng giống của họ, trong khi 99
giống Việt kia đã bị người Hán đồng hóa”. Trong 99 tộc Việt kia, có tổ tiên của
ông Tôn Văn. Nghe ông Khuyển nói vậy, ông Tôn Văn chỉ còn có “ngậm bồ hòn”.
(2) Chinato có nghĩa
là “Chú Tàu nhỏ”. Danh từ nầy xuất hiện vào thời kỳ “Westward” của dân Mỹ. Hồi
ấy cũng đã có một số ít người Tàu di cư sang Mỹ, làm công nhân trong việc xây
dựng đường xe lửa đi về phía Tây cùng với người Xì (Tây Ban Nha).
(3) Phan Thanh Giản được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông
(1863), nhưng cũng không đạt được kết quả.(theo Wikipedia)
(4) Nguyễn Văn Lạc,
thường gọi là Học Lạc.
Cùng nhau bị bắt
Nhân khi coi đánh bông vụ, bị bắt cùng người Tàu
chủ song.
Hóa An Nam lứ khách trú
Trăng trói lằng nhằng chung một lũ
Ngoài mặt ngỡ ngàng lạ Bắc Nam
Trong tay cắc cớ xui đoàn tụ
Bợm làng chẳng vị sĩ năm kinh
Ông bổn không thương người bảy phủ
Phạt vạ xong rồi trở lộn về
Hóa thì hốt thuốc lứ bông vụ.
(trích lại trong “Văn Đàn Bảo Giám”)
(Kỳ tới:
Bài 2
Chính phủ Việt Nam)
__._,_.___
1 of 1 File(s)
No comments:
Post a Comment