Popular Posts

Sunday, May 5, 2013

THƯ NGỎ Kính gởi: - Hội Đồng Giám Mục Việt Nam* & - Hội Thánh Tin Lành Việt Nam*


 

Cảm ơn chị VI đã chuyển. Bây giờ là thế kỷ 21. Đọc 2 emails ở dưới mà cứ ngỡ như đang nằm mơ?

Chuyện khó tin quá? Chúng ta cứ chuyển rộng ra, may ra có câu trả lời từ Giáo Hội Công Giáo VN.

 

Thu Hương

 

----- Forwarded Message -----
From:
HoangtThaoVy <
To: "
Sent: Friday, 3 May 2013 2:04 PM
Subject: Bài cũ xin chuyển lại; cảm ơn V/H Aladin Nguyen đã gởi vô các diễn đàn hôm nay

 

Bài cũ xin chuyển lại; cảm ơn V/H Aladin Nguyen đã gởi vô các diễn đàn hôm nay.

Xin tuỳ nghi.

HtTVI

(*) Nếu có thể, nhờ anh Bình (điều hành viên DĐDT) chuyển giúp để rộng đường dư luận. Đa tạ

********

----- Forwarded Message -----
From:
Aladin Nguyen <
To:
Sent: Friday, 3 May 2013 7:30 AM
Subject: 

 

"Chúng ta học lịch sử, vì lịch sử sẽ cho chúng ta thấy những sai trái của các đạo giáo. Có vậy ta mới biết đàng sửa sai."

 

 

From: Sam

Mời quý vị đọc thư ngỏ:

THƯ NGỎ

Kính gởi: - Hội Đồng Giám Mục Việt Nam*

- Hội Thánh Tin Lành Việt Nam*

 

Kính thưa quý vị:

 

Như chúng ta đều biết, Hiến pháp của một quốc gia là căn bản pháp lý, là kim chỉ nam cho những sinh hoạt của quốc gia ấy.

 

Kinh điển hoặc Thánh thư của một tôn giáo là kim chỉ nam cho những chương trình hành hoạt của tôn giáo ấy.

 

Hai ngàn năm qua, Giáo Hội Kito (Công Giáo và Tin Lành) sử dụng hai cuốn Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước để làm khuôn vàng thước ngọc cho việc thờ phụng và truyền bá lời dạy của Chúa Trời (Thượng Đế, Jehovah).

 

Là một người được rữa tội từ những năm đầu của tuổi ấu thơ, vì mẹ mất sớm, theo dì đi nhà thờ, dần dần tôi nhận thấy nhiều điều trong Thánh Kinh rất khó chấp nhận, nhất là các cuốn Cựu Ước (Ngũ kinh), nhưng không biết thắc mắc với ai. Lúc trao đổi với một số bạn hữu về những điều quái dị trong Cựu Ước, vài người bạn cho tôi là quá khích, đụng đến vấn đề tế nhị, nhạy cảm. Nên tôi đành im lặng nhưng lòng vẫn áy náy không yên.

 

Lúc ôn lại lịch sử rao truyền “Tin Mừng” của Chúa, chúng ta thấy chính vì nội dung của những cuốn Thánh Kinh nầy mà trên hai trăm triệu người đã bị giết oan ức qua các cuộc Thập tự chinh, các tòa hình án [Inquisition], thiêu sống, trấn nước nạn nhân, và nhiều Giáo hội còn toa rập với các phong trào thực dân đi chiếm thuộc địa v.v…Vì thế ngày 12.3.2002, Giáo Hoàng JP II đã mạnh dạn chủ lễ; sám hối với nhân loại về 7 núi tội mà Giáo Hội Công Giáo La Mã đã gây ra trong suốt hai ngàn năm truyền giáo.

 

Tuy thế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn chưa có một lời ăn năn với tổ quốc. Ngược lại, đôi lúc còn có những hành động, xem ra, không tôn trọng pháp luật quốc gia như nhiều vụ cầu nguyện đòi đất mà Giáo hội chưa từng sở hữu hợp pháp, nhưng có được, nhờ quyền lực của thực dân Pháp.

 

Năm 2010 tôi lại thấy, Giáo Hội xin giấy phép xuất bản 5 cuốn Kinh Cựu Ước (Ngũ Kinh), trong đó chứa đựng những lời dạy không có nhân tính của Chúa Trời mà một cựu con chiên như tôi đã từng được dạy là Chúa “Lòng Lành Vô Cùng”.

 

Còn Giáo Hội Tin Lành mới bám rễ trên quê hương Việt Nam, sau Công Giáo, mà cũng đã có những hành động hùng hổ, ngạo mạn, sát khí và xem thường luật pháp quốc gia, được biểu lộ trong “Tuyên ngôn thuộc linh” do hai Mục sư Trần Văn Đích và Phượng đọc tại sân Vận động Mỹ đình Hà Nội, lễ Noel 2009: “Dân tộc Việt Nam chắc chắn thuộc về Đức Chúa Trời. Mọi xiềng xích tội lỗi và rủa sả của các thế hệ trước đã bị tuyên bố cắt đứt, hình ảnh con rồng, tức con rắn xưa là ma quỷ kể từ nay không còn tiếp tục được ảnh hưởng trên dân tộc Việt Nam” (Mỹ Đình, 20.12.2009), [Ngụ ý, Huyền thoại “Con Rồng Cháu Tiên”. Rồng là rắn, là ma quỷ. Mà ma quỷ thì phải tiêu diệt. Nhưng hai vị, nào có biết hoặc không cần biết Chúa Trời theo Thánh Kinh giống ai? NS].

 

Dưới đây là, vài tóm lược trong vô số những lời dạy tàn bạo khủng khiếp của Chúa trong Cựu Ước để quý ngài gợi nhớ:

 

- Phục Truyền luật lệ ký [Chương12, đoạn 2-7] dạy: Phải vằm nát và đốt tất cả những nơi thờ tự của những kẻ ngoại đạo, phá bỏ tất cả những ông Thần mà họ thờ…

 

- Thi Thiên [Psalm, 137: 9]: Phúc cho những ai bắt con trẻ của người Ba-bi-lon mà đập vào đá cho chết.

 

- 1 Samuel [15: 2-3]: Hãy đánh dân A-me-léc và phải giết mọi súc vật của chúng, nam nữ giết hết, con trẻ còn bú, bò, chiên, lạc đà phải giết hết.

 

- Nhất là cuốn Dân Số Ký, chương 31, tóm lược: Chúa Trời chỉ đạo cho ông Mai-sen (Moses) mộ binh chống dân Ma-đi-an. Quân của Mai-sen cướp vàng bạc, kim loại, bắt hằng trăm ngàn gia súc của dân Ma-đi-an đem về chia nhau. Đàn ông và trẻ thơ bị giết sạch hết. Nhưng 32 ngàn cô gái còn trinh bắt về làm quà cho các lính ra trận. Chúa Trời bảo ông Mai-sen nộp cho Chúa súc vật và 32 cô gái còn trinh”. [Theo “Kinh Cựu Ước (NGŨ THƯ), trang 453-457, do Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ thực hiện, Tòa Tổng Giám Mục Việt Nam chuẩn y”. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội cấp giấy phép – 2010. Bán tại Nhà thờ đường Kỳ Đồng. TP.HCM. Tôi có mua một cuốn, giá 60 ngàn đồng].

 

Hành động của Chúa Trời như thế dễ bị hiểu lầm rằng, Ngài là đảng trưởng của một đảng cướp của giết người, đem súc vật và gái trinh về chia nhau. Trong đó, Chúa Trời cũng được một phần gồm 32 cô.

 

Qua thư ngỏ nầy, chúng tôi ước mong quý Ngài trong hai Giáo Hội vui lòng giải thích cho những thắc mắc sau đây:

 

1. Các cuốn kinh Cựu Ước lưu hành hiện nay là y như nguyên bản được Giáo hội Mẹ khẳng định là, Chúa Trời đọc cho ông Mai-sen viết từng chữ từng lời nên không bao giờ sai, hay là bị ngụy tạo sửa đổi qua lịch sử như, Hoàng đế Constantine (315-230 CE), trong thế kỷ thứ 4, triệu tập hội nghị viết lại Thánh Kinh theo quan điểm của nhà vua và theo tình hình chính trị, chiếm hữu và duy trì thuộc địa?

 

2. Nếu Thánh Kinh bị ngụy tạo, sao Giáo Hội lại cho tái bản, năm 2010, với mục đích gì?

 

3. Nếu những con chiên Công giáo và Tin lành thực hiện những lời dạy như một vài điều trong Thánh Kinh mà tôi vừa trích dẫn, thì luật pháp Việt Nam có quyền trị tội những người đó không? Vì con chiên viện dẫn lý do là họ thực hành lời dạy của tôn giáo họ? Nếu không làm theo Chúa, lúc chết họ bị đày xuống hỏa ngục không?

 

4. Những lời dạy trong Thánh Kinh như thế, phải chăng là một trong những nguồn cảm hứng chính cho nhiều Linh mục và Giám mục phạm tội hiếp dâm, xẩy ra hầu hết các quốc gia trên thế giới?

 

5. Giáo Hoàng Benidicto 16 từ chức vì, lương tâm và trách nhiệm của một vị đại diện Chúa trên trần gian trước những hành động dâm ô của nhiều chức sắc trong Giáo hội. Và phải chăng, việc từ chức nầy cũng do những bao che, dung túng và vô trách nhiệm của Giáo hội về các vụ lạm dụng tình dục kinh khiếp đối với hàng loạt trẻ em mà hàng giáo phẩm gây ra? Và Giáo Hội có bị truy tố ra tòa án quốc tế không?

 

6. Một Giáo Hội với bao hệ lụy khó lòng chấp nhận như thế. Nhưng Giáo Hội luôn luôn cho mình là Hội Thánh, là Thánh thiện, là rao giảng tin “Mừng”! Ngoài ra, còn dùng nhiều phương tiện bất chính để đổi đạo tín đồ các tôn giáo giáo khác, biến những người hiền lương trở nên cuồng tín, và có thể những tân tòng nầy sẽ theo lời dạy độc ác của Thánh Kinh mà phạm tội. Do đó, việc đổi đạo là một trọng tội, có bị pháp luật nghiêm trị không?

 

7. Gần hai nghìn năm lịch sử, há Giáo Hội Kito (CG và TL) không tìm ra được một người hiền lương đạo đức nào (ngay cả trong hàng Giáo phẩm và con chiên của Giáo Hội cũng không thiếu) để tôn thờ, mà phải tôn thờ một nhân vật phi nhân, giống như đảng trưởng của một đảng cướp của giết người hiếp gái trinh mà Cựu Ước đã mô tả?

 

8. Tôi nghĩ, hàng triệu con chiên của Giáo Hội, hoặc không được dạy trung thực về Thánh Kinh, hoặc bị giải thích méo mó về nội dung lời dạy của Chúa, hoặc Thánh Kinh bị ngụy tạo, gán cho Chúa điều mà Ngài không bao giờ có? Và chính sự gán ép sai lầm nầy là một trọng tội đối với Chúa!

 

9. Lúc truyền bá một tác phẩm thiếu nhân tính như Thánh Kinh Cựu Ước, Giáo hội có vi phạm luật pháp quốc gia không? Có đi ngược lại giá trị đạo đức của dân tộc và nhân loại không? Quý ngài có vui vẻ để rao giảng những điều độc ác trong Cựu Ước? Quý ngài có chịu trách nhiệm những hành động của con chiên lúc họ hành xử nhiệm vụ tông đồ mà Thánh Kinh dạy?

 

10. Cuối cùng, mong rằng Giáo hội Công Giáo và Tin Lành vui lòng công khai giải thích các thắc mắc tôi nêu ra. Vì đây, cũng có thể là, thắc mắc của hằng triệu con chiên và người dân Việt, nhưng họ không dám mở lời vì nhiều lý do như “vấn đề nhạy cảm, tế nhị, quá khích hay chống báng hoặc chia rẻ tôn giáo, v.v..”?

 

Đây là một trong những vấn nạn hệ trọng đến an ninh xã hội, ảnh hưởng đến đạo đức, tôn giáo và lối sống của người dân Việt. Vì thế, rất mong, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông, các trang chủ, các Diễn Đàn và quý độc giả vui lòng lên tiếng (thuận hoặc nghịch), và giúp chuyển tải rộng rải Thư Ngỏ nầy đến Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành Việt Nam cũng như tất cả quần chúng trong và ngoài nước, để một cựu con chiên như tôi, cũng như nhiều người khác, có cơ hội học hỏi sửa sai, nếu có.

 

Trọng kính,

Nguyễn Sâm

 

20.2.2013

Vài bài liên hệ đến Thư Ngỏ nầy, được viết bởi các tác giả khác, tôi kèm theo links để rộng đường dư luận:





 

********

 

Độc Thần Như Công Giáo, Hồi Giáo và Tin Lành Không tin con người có Thiên Tính

BS Nguyễn Văn Thọ

 

Người A Đông phân biệt tiểu trí và đại trí. Tiểu trí để thích ứng với hoàn cảnh, nên chi biết được hiện tượng bên ngoài, nên không thể nào hiểu được Thiên Chúa là bản thể con người và vũ trụ...

Cái mà Âu Châu gọi là Mặc Khải chính là Đại trí khi đã khai mở. Con người sinh ra ở đời vì có căn cốt thần linh, có căn Trời, nên luôn luôn khát khao đi tìm Đạo, tìm Trời. Mới đầu thời còn u muội, ngu dốt, nên đi tìm Đạo tìm Trời bên ngoài mình; chịu sự hướng dẫn, sự chi phối bên ngoài của các Giáo Hội bên ngoài, của các người tự xưng mình là hướng đạo viên nhân loại.


Nhưng khi con người đã trưởng thành về ý thức tâm linh, sẽ cảm nghiệm được một cách mãnh liệt rằng Thiên Chúa chẳng có ở đâu xa mà đã ngự trị ngay trong tâm khảm con người. Sự giác ngộ tâm linh ấy chính là sự Mặc Khải. Nếu ta hiểu Revelation là "Mặc Khải", thì đó là một sự khai mở tâm linh đã được diễn biến ra một cách âm thầm trong lòng con người. Nếu hiểu "Revelation" là "Mạc Khải", thì lúc Giác Ngộ chính là lúc bức màn Vô minh", "bức màn Ngu dốt" được xé mở ra, làm hiển lộ ra Thiên Tính con người, làm hiển lộ Thượng đế nội tại - vừa là Thượng Đê, vừa cũng chính là Bản Thể hằng cửu, bất biến của con người.

Lúc ấy, với tầm nhìn lối nghĩ hoàn toàn thay đồi, con người hoàn toàn được giải phóng, con người mới thấy rằng có nhiều người xưa kia coi mình là thượng trí, thượng nhân, thực ra chỉ là những người khéo xu thời, xu thế; mới nhận ra ràng con người đã sai lầm tập thể về nhiều vấn đề, từ sự khai thiên, lập địa, đến thân thế con người, đến những công trình cải tạo con người và ngoại cảnh, đến đường hướng thăng hoa của con người .

Lúc ấy con người sẽ thành khẩn dùng cuộc đời mình để truy tầm chân lý, chứ không phải để bao che, lấp liếm những điều mà cha ông mình đã nghĩ sai, viết bậy trong quá vãng. Mình không nhìn ra trước, không chịu sửa sai trước, thì người sau sẽ tìm ra, sẽ sửa sai sau. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian, và trên con đường tiên hóa của nhân loại, chắc chắn sự việc sẽ xảy ra như vậy. Mà khi một tư tưởng đã thay thi cả tòa tư tưởng cũng thay theo, như kiểu những con Dominos.

Sách the Battle for The American Church viết:

Giả sử Chúa Giê Su không phải là Chúa giáng trần.
Giả sử trong cuộc dời ngắn ngủi của Ngài, Ngài đã không truyền dạy, mặc khải được đủ những giáo lý căn bản.
Giả sử chúa lập ra Giáo hội như kiểu một hội ái hữu.
Giả sử mọi tín hữu dều bình đẳng nhau trước mặt Chúa Cha.
Giả sử mọi người đều phải nỗ lực để tùy nghi đi tìm Thiên ý, họ có thể nhờ các lình mục làm cốvân, nhưng không phải tùng phục linh mục.
Giả sử các cơ cấu tổ chức như Giáo hoàng, linh mục, giáo luật tỉ mỉ, hay tòa giải tội chỉ là những phát minh của con người.
Chúng ta sẽ có một quan niệm khác hẳn về Giáo hội, không giống những định nghĩa của Giáo Hội."(36
)

Như vậy trong tương lai chắc chắn nhân loại sẽ có rất nhiều thay đổi về tôn giáo. Giáo Hoàng Paul VI ngày 11 tháng 9, 1974 đã than thở: "
Giáo Hội hình như có khuynh hướng tự thiêu hủy mình
"(37). Riêng tôi, tôi tiên đoán trong tương lai nhân loại sẽ thay đồi như sau về phía tôn giáo:

Chúa sẽ không còn là một Chúa riêng của một dân tộc, không còn là một Chúa ngự trị trên Thiên Đình, mà sẽ được nhìn nhận là nguồn sinh của vũ trụ , ở khắp vũ trụ, là bản thể của vũ trụ muôn loài, và như vậy vũ trụ và muôn vật chỉ là những hình tướng biến thiên, những phân từ nhỏ nhoi của Đại Thể vô biên ấy.

Giác ngộ, mặc khải, là một hiện tượng phổ quát, siêu không gian thời gian, là sở hữu của Thánh hiền, Đông Tây kim cổ, chứ không dành cho riêng ai.
Thánh Thư là của thánh hiền hay của các cao nhân các đạo giáo viết ra. Đạo nào cũng có Thánh Thư, chứ không phải chỉ riêng có Do Thái hay Công Giáo mới có. Chúng là sở hữu chung của nhân loại. Nó cũng rất tương đối có chỗ hay có chỗ dở. Cái gì hay thì ta theo, cái gì dỡ thì ta bỏ.

Các thánh thư có thể có những huyền thoại xen lẫn với những chứng tích loch sử. Huyền thoại thì ta coi là không có thực. Ví dụ chuyện khai thiên lập địa, Adam Evà ăn trái cấm, hồng thủy tiêu diệt thiên hạ, chắc chắn là huyền thoại.

Nếu Adam Eva thực sự không phải là thủy tổ loài người như khoa học đã chứng minh, thì chắc chắn chuyện Thiên Chúa giáng trần chuộc tội thiên hạ chỉ là chuyện mà thánh Paul, thánh Augustine và Giáo Hội sau này nghĩ ra mà thôi. Chúa Giê Su chỉ là một người Giác Ngộ sống phối hợp với Thượng Đế ngay từ khi còn ở gian trần này.

Xưa nay đã có vô số hiền thánh muôn phương liễu đạt được trình độ đó.
Phúc âm viết về Ngài có rất nhiều huyền thoại.
Các Giáo Hội chẳng qua là những hội ái hữu, cốt là để khuyên khích lẫn nhau, nâng đỡ lấn nhau, chứ không phải là những nhà tù, những phòng tra tấn, những lò sát sinh, hay những cơ quan dùng để khống chế, hành hạ con người về phương diện tinh thần, hay vật chất mỗi khi có điều kiện thuận tiện.

Tất cả những chuyện bất công xã hội, những tệ đoan xã hội, những bệnh hoạn tật nguyền, những sự cơ cực nghèo đói, những chiến tranh sẽ không còn nếu nhân loại thực tình thương yêu lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cộng tác với nhau.


Con người sẽ phải được dạy dỗ rằng con người đích thực là những con cái Thượng Đế , hay nói cách khác đều có Bản thể thần minh, có Phật tánh. Cho nên con người phải được khuyến khích tiến bước mãi trên đường nhân nẻo đức trên đường hoàn thiện, sống đồng nhất, hợp nhất với Thượng Đế ngay từ khi còn ở gian trần này.
Chúng ta học lịch sử, vì lịch sử sẽ cho chúng ta thấy những sai trái của các đạo giáo. Có vậy ta mới biết đàng sửa sai.

Đạo giáo có nhiều trình độ, nhiều hình thức. Hình thức thấp nhất là Lễ Nghi (hương hoa, chuông trống, van vái). Rồi đến hình thức Tín Lý, Tín Điều. Rồi đến Luân Lý. Rồi đến một đời sống nghệ thuật, đẹp tươi, thuần phác, hồn nhiên. Cao hơn hết là đời sống hoàn thiện, sống phối hợp với Thượng Đế, hòa hài với tha nhân, với quần sinh và vũ trụ.
Con người không thể tiến ngay đến chỗ cao, nhưng cần phải tiến tới, cần phải tinh luyện tâm thần.

Đạo giáo thực ra có hai loại: Ngoại giáo và Nội giáo. Chạy theo những hình thức lễ nghi bên ngoài là theo ngoại giáo, ngoại đạo. Đi sâu vào tâm linh mà tìm Đạo tìm Trời, ấy là Nội Giáo, Nội Đạo, ấy là Chân Đạo, Thiên Đạo, Đại Đạo. Đại Đạo cũng rất là giản dị. Nó bắt nguồn từ sự nhận biết mình có Thiên Tính, rồi ra sẽ dùng cả đời mình để phát triển Thiên Tính đó cho đến chỗ tinh hoa cùng cực Phát triển mọi khả năng còn tiềm ẩn nơi mình để cải tạo tha nhân và ngoại cảnh. Biến thế giới thành một đại gia đình, biến ngoại cảnh thành Bồng Lai Tiên Cảnh, để cuối cùng sống hợp nhất với Trời, nên vẻ sáng của Trời ngay từ khi còn ở gian trần này…

..Đạo Công giáo không hiểu biết về con người, nên cho rằng con người chỉ có xác và hồn, không biết rằng con người còn có Thần bên trong nữa. Hồn là cái gì biến thiên mà Công giáo không biết, cứ lo cứu hồn. Mặc dầu Chúa Giêsu phán: "Ai cứu hồn mình sẽ mất nó. Và ai mất hồn mình vì ta sẽ được nó" [Qui invenit animam suam, perdet illam, et qui perdiderit animam suam propter me, inveniet eam. Mt 10:39.]. Các bản dịch sau này dịch Anima là sự sống, thật hết sức vô nghĩa.

Hồn theo Á Đông chỉ là vọng tâm, cần rũ bỏ. Thần mới là Chân tâm, mới là cái gì vĩnh cửu, cần ôm ấp, chắt chiu. Đạo Lão nói: Tâm tử, thần hoạt. [Hồn chết đi, cho thần hoạt động]. Á Đông cho rằng Thần mình và Thần trời đất là một, cho nên quả quyết là Trời ở trong ta.

Đạo Công giáo không nhận con người có Thần, nên chỉ lo cứu hồn. Công giáo không biết Hồn là cái gì biến thiên, nên chuyên lo cứu Hồn. Mà không biết rằng chỉ có thần là bất biến, cần ôm ấp nó.

Bà La Môn dạy TAT TVAM ASI [Con là Cái đó]. Mà cái đó là Brahman, là Tối thượng thần.

Toàn bộ UpanIsahads dạy con người trở thành Brahman. Manduka UpanIsahad 3. 2. 9 viết: "Ai biết Brahman sẽ trở thành Brahman." Và Anquetil Duperron cho rằng câu này toát lược toàn bộ UpanIsahads :Ai mà hiểu Brahman, sẽ trở thành Brahman. [69]

Chúa phán : I am who I am, Ta là bản thể [Ex. 3:13-15]. Xưa nay không ai hiểu là Chúa nói gì, nay tôi hiểu là Chúa muốn nói Ta là Bản Thể. Mà đâu có bản thể, thì đấy có hiện tượng. Mà bản thể thì bất biến, còn hiện tượng thì biến thiên. Cái gì biến thiên nơi ta, thì là hiện tượng. Cái gì bất biến nơi ta, thì đó là bản thể, là Thượng đế. Suy rõ như vậy, ta sẽ thấy trong ta có Thượng đế, và ta có thể tìm thấy Ngài trong ta.

John of the Cross nói: Trung điểm tâm hồn ta là Thượng đế.[70] Sau khi Adong ăn trái cấm, Chúa Elohim phán: Này người đã nên như một vị trong chúng ta để biết được tốt xấu. [Gen. 3, 22]. Chính Chúa Elohim đã nói con người đã nên bằng Thiên Chúa. Thì sau này ta nói ta có thể nên bằng Thiên Chúa, có gì là phạm thượng đâu. Công giáo cho rằng ai dám xưng mình bằng Thượng đế là phạm thượng đáng sa hỏa ngục đời đời, và đó cũng là tội của Lucifer.

Định nghĩa Chúa là Bản Thể con người cũng chứng minh được rằng Chúa ở khắp mọi nơi, và nếu Ngài là Bản thể chúng ta thì chúng ta cũng có cơ tiến hóa tới Ngài. Học thuyết này Âu châu gọi là PantheIsam. Bà Blavatsky cho rằng Thượng đế tiềm ẩn trong lòng vạn hữu, trong lòng mỗi nguyên tử của thế giới vô hình và hữu tướng. [71].

Giám mục John Robinson, tác giả quyển Honest to God, cho rằng không thể định nghĩa là Chúa ở trên Trời, mà phải nói như Tillich rằng Chúa ở trong tầng sâu con người. [ 72]

Bảy Cái Nhìn Về Thượng đế Khảo sách vở, ta thấy xưa nay nhân loại nhận định về Thượng đế bằng bảy cách như sau:

1- Thần Luận [Théisme].

Phái này tin Thượng đế hữu ngã, can thiệp vào chuyện đời.

2- Độc Thần [Monothéisme].

Do Thái, Hồi giáo hoàn toàn Độc Thần. Công giáo thì là Độc thần nhưng là Tam Vị Nhất Thể [Trinity]. Độc Thần tin rằng Chúa đã dựng nên muôn loài, hoàn toàn ở bên ngoài vạn hữu, Ngài ở trên trời, nhưng luôn can thiệp vào truyện hồng trần. [73] Trên đây đã cho thấy quan niệm Chúa là một thực thể riêng biệt đã bị nhiều người như Giám Mục John Robinson, hay nhà thần học Tillich cho là những quan niệm lỗi thời, cần phái định nghĩa lại.

3- Đa Thần [Polythéisme] như Ấn Giáo..

Tuy nhiên Ấn giáo cho rằng thần nào cũng chỉ là một khía cạnh, một phương diện của vị Tối Thượng Thần.

4- Hữu Thần [Déisme].

Môn phái này thuộc thế kỷ 18. Tin có Thượng đế, nhưng từ khi Thượng đế tạo nên vũ trụ thì không còn dây vào truyện đời. Lord Herbert Cherbury [1383-1648] là cha đẻ ra môn phái này. Nhiều danh nhân thế kỷ XVIII như Voltaire, hay Benjamin Flanklin, Georges Washington, v.v..... cũng theo môn phái này.

5- Phiếm Thần [Panthéisme],

coi Thượng đế này là chính vũ trụ, hay nói đúng hơn, Thượng đế là đại ngã, là chân tâm vũ trụ. [74] Tillich đã gọi Thượng đế là căn cơ, gốc gác muôn loài [The ground of all beings, A depth at the Center of Life].. Phiếm Thần không bao giờ coi Thượng đế là vũ trụ hình danh, sắc tướng bên ngoài [Natura Naturata] mà chỉ coi Ngài là chân tâm vũ trụ [Natura Naturans]. Tại sao? Vì vũ trụ hình danh sắc tướng bên ngoài là cái gì biến thiên, còn chân tâm mới là cái gì vĩnh cửu, bất biến.

Phiếm thần dạy chúng ta muốn tìm Thượng đế phải tìm Ngài trong thâm tâm ta, vì Ngài chính là bản thể ta. Chúng ta là hình hiện của Ngài.[75] Các môn phái triết gia danh tiếng như phái Khắc Kỷ [Stoic] gồm các triết gia như Zenon, Senèque, Marc-Aurèle, Epictète, như Platon và môn phái Néo-platoniciens, như Spinoza, như Giordino Bruno, như Eckhart, như các tôn giáo Á châu: Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Cao Đài đều theo.

Phiếm Thần, hay nói cách khác, bất kỳ ai theo học thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể đều theo thuyết Phiếm Thần. [76] Vì Phật giáo chủ trương Bản Thể là Vũ Trụ, vũ trụ là bản thể nên Phật giáo cũng đứng trong hàng ngũ phiếm thần.[77] Các thánh hiền Đông Tây, các nhà huyền học [Mystics] đông tây như môn phái Kaballah Do Thái Giáo, như SufIsam Hồi giáo, như Tam Điểm [Free-masonry], như mật tông HermetIsam, như Alchemy, như các nhà huyền học Công giáo, như Ấn giáo, Khống, Lão, Phật, Cao Đài v. v... tất cả đều phiếm thần.

Tôi cũng long trọng tuyên xưng tôi chủ trương phiếm thần 30, 40 năm nay rồi.

- Vì tin Thượng đế là bản thể tôi, nên tôi mới có thể ngửng đầu lên nhìn được mọi người, nên tôi mới thấy con người tôi rất là giá trị.

- Vì tin Thượng đế là bản thể tôi, nên tôi mới mong có thể tu luyện thành thánh, hiền, tiên, phật..

- Vì tin Thượng đế là bản thể tôi, nên tôi và chúng sinh là một. Tôi và chúng sinh khác nhau, là vì những lớp áo vỏ bên ngoài, là vì trình độ hiểu biết khác nhau, vì tâm tư khác nhau mà thôi.

- Vì tin Thượng đế là bản thể muôn loài, nên tôi thấu hiểu Ngài thông minh ra sao, quyền phép ra sao, và ở khắp nơi ra sao.

- Vì tin Thượng đế là bản thể muôn loài, nên tôi thấy muôn loài đều phải nỗ lực tiến về Ngài. Nhưng muốn tiến được về với Ngài, không thể nào thực hiện được trong một đời, một kiếp, nên tôi tin có luân hồi.

- Vì tin Thượng đế là bản thể muôn loài, nên tôi rất trọng ngọn đèn lương tâm mà Trời đặt trong tôi và mỗi người chúng ta. Lương tâm chính là Bản Thể chúng ta, chính là Phật tính của chúng ta. Tôi rất sung sướng là đã tìm ra được định nghĩa chân chính về Thượng đế, và đã biết Ngài là bản thể con người tôi và chúng sinh, chứ không phải là một nhân vật sống ngoời vũ trụ như Công giáo thường định nghĩa, và coi Ngài như là một đấng ở trên Trời.

Carl Jung nói quan điểm Thượng đế hữu Ngã là quan điểm của Á châu. Quan điểm Thượng đế vô ngã mới là quan điểm phổ quát [Universal archetype] Lão tử viết: Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, phục mệnh viết trường [Đạo Đức Kinh, ch. XVI].

Mà tôi dịch là:

Muôn loài sinh hóa đa đoan,

Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.

Hoàn bản nguyên an nhiên phục mệnh.

Phục mệnh rồi trường vĩnh vô cùng.

Vì thế mà các Đạo Giáo Á Đông dạy ta phải "qui căn phản bản", hay "qui nguyên, phục thủy."

Bà La Môn dạy ta tiến:

Từ Hư Vọng tới Chân Thực,

Từ Tối Tăm đến Ánh Sáng.

Từ Tử Vong đến Bất Tử. [Brih. 1.3. 28] [78].

Đạo Phật dạy bốn chữ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tiến tới Thường Hằng, Hạnh Phúc, Đại Ngã, Thanh Tịnh. Đạo Nho dạy Khử Nhân Dục [vọng tâm], tồn Thiên Lý [chân tâm], và hễ Nhân dục thắng, thì Thiên Lý vong. Và phải giữ sao cho lòng được Quang, Minh, Chính, Đại. Thật là hết sức đẹp đẽ. Như vậy, Giác ngộ chính là tìm ra được chân tâm, chân ngã, khuất lấp sau các bức màn vô minh và hiện tượng.

Xưa tôi cứ tưởng là mỗi người giác ngộ một cách, và khi đọc các Thiền Sư, thấy nói ông này giác ngộ, ông kia giác ngộ, mà không mấy khi nói giác ngộ thấy gì. Nhưng càng ngày càng thấy Giác Ngộ chỉ là Kiến Tính thành Phật mà thôi. Giác Ngộ là ấn chứng của Trời đất, cho biết mình đã được tuyển lựa để đi vào con đường hiền thánh. Tuy nhiên không phải là đi ngay được đến chổ tuyệt luân tuyệt đích.

Dịch Kinh cho thấy từ Giác Ngộ đến lúc thành đạo, có 7 giai đoạn:

- PHỤC [Địa Lôi Phục], thấy được rằng trong mình có tính trời.

- LÂM [Địa Trạch Lâm], đem được con người về với Trời, đến với Trời.

- THÁI [Địa Thiên Thái], biết rằng trời lồng trong tâm khảm mình, thấy mình được Thân Tâm an lạc, tìm ra được thế quân bình giữa tinh thần và vật chất.

- Đại TRÁNG [Lôi Thiên Đại Tráng], thấy mình tinh thần hết sức mạnh mẽ, vì luôn hoạt động theo đúng đường Trời...

- QUẢI [Trạch Thiên Quải] rũ sạch mọi tàn tích vật chất còn vương vấn nơi thân.

- KIỀN trở thành thuần dương, nên như ảnh tượng Trời.

- THÁI CỰC, thoát vòng Luân Hồi, vào được trung điểm con người, trung điểm vũ trụ và vòng Dịch.

Nói thế nghĩa là lúc nào cũng phải lo thanh tẩy tâm hồn, đi đến chỗ thanh hư, trong sáng.

Tóm lại, vũ trụ hữu hình này đã do một chân tâm, một trung tâm vô hình sinh xuất ra. Tâm điểm là nguồn sinh hóa, vĩnh cửu, trường tồn. Các vòng bên ngoài là hiện tượng biến thiên. Tâm điểm là tinh hoa, cốt tủy, các vòng tròn bên ngoài có nhiệm vụ làm bao bì, làm xác, làm vỏ che chở bên ngoài. Nói theo triết học, bản thể vô biên tế ấy đã phóng phát tán phân thành vũ trụ. Thế tức là vũ trụ này đã hình hiện lên từ một Bản Thể, từ một Tâm Điểm có một nguồn năng lực vô cùng. Tất cả đều như một cây pháo bông muôn màu, tung tỏa miên trường, vĩnh cửu.

Tôi thấy rằng giữa Bản Thể vô biên và quần sinh vũ trụ, có một cái gì liên tục, cũng như giữa sinh linh với sinh linh, có một cái gì gắn bó, tất cả đều liên lạc với nhau, tất cả đều hỗ tương ảnh hưởng đến nhau, tất cả đều cùng hội, cùng thuyền, y thức như người xưa đã nói: Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức Nhất: Một là tất cả, tất cả là Một, để tạo nên một Đại Thể huy hoàng, toàn bích.

6- Vô Thần [Athéisme].

Vô Thần là không tin rằng vũ trụ này được cai trị bằng một vị thượng thần có cá tính riêng biệt, theo kiểu Công giáo. Thời xưa có người vô thần như Lucrèce, nay có những người như Holbach, La Mettrie, Charles Bradlaught, Karl Marx v.v... 47 Nhiều người cho rằng Phiếm Thần cũng là vô thần, vì không tin vào một Thượng đế hữu ngã. Nhưng như trên đã nói Phiếm Thần không phải là vô thần. Như vậy xưa nay, có ba cách chính để nhận định Thượng đế:

a. Độc Thần cho rằng có một Thượng đế, hữu ngã, ngoại tại, ở trên các tầng trời, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, quyền uy vô hạn.

b. Vô Thần cho rằng không có vị Thượng Thần hữu ngã như vậy trong trời đất này. Vô Thần thật ra không phải xấu như ta tưởng. Họ yêu mến tha nhân, họ tin rằng thiên đàng chính là do mình tạo ra, họ không tin vào kinh nguyện mà tin vào chính mình, và sức mạnh của mình để đương đầu với cuộc sống. Họ cho rằng phải biết mình, biết người, mới có thể sống một cuộc đời viên mãn. Họ tìm học về các đạo giáo, nhưng đề cao lý trí. Ngày nay những người vô thần có những đoàn thể, và đã sọan ra nhiều sách vở. Họ đọc Kinh Thánh rất kỹ và đã bới ra không biết là bao nhiêu điều sai lầm như họ đã trình bày trong quyển The Bible Handbook. [revised edition của W. P. Ball, G.F. Foote, John Bowden, Richard Smith and others, American Atheist Press, Austin Texas, 1986. [79] Tiếc là Vô thần lại là Duy Vật.

c. Phiếm Thần cho rằng không làm gì có vị thượng thần hữu ngã như vậy, trong Trời đất này. Mà vị thượng thần mà ta mường tưởng ra đó, chính là bản thể muôn loài. Bản thể đó đã tiềm ẩn sẵn trong lòng chúng ta.. Chúng ta khỏi phải tìm Ngài đâu xa, vì từ muôn thủơ, Ngài đã ở sẵn trong ta. Ta rờ vào đâu cũng thấy Ngài [Xúc loại thị đạo], có như vậy ta mới tìm về với Ngài được.

Như vậy, Độc Thần chẳng qua cũng là một thứ Vô Thần mà thôi, vì đưa ra một cái gì không có, thì cũng như là không vậy, và đã làm cản bước tiến của nhân loại mà thôi.

7- Bất khả tri [Agnosticisme].

Nhóm triết gia này chủ trương không sao biết được tuyệt đối, biết được vô cùng. Và khoa Thần học không có cứ điểm vững chắc. T. H. Huxley đã lập ra danh từ này. Huxley cho rằng ngoài hiện tượng, con người không biết được gì hơn. [80]

So sánh Độc Thần và Phiếm Thần Như Giám Mục Robinson đã viết, định nghĩa về Thượng đế của Công giáo ngày nay đã lỗi thời. Cho rằng Thượng đế ở trên Trời, Chúa lên trời, hay xuống đất [Joh 3:13, Joh 6:61, Eph 4:9f], là những danh từ nay đã lỗi thời. Hơn thế nữa, coi Thượng đế như là một nhân vật siêu việt và riêng biệt cũng không đúng. [81]

Giáo Hoàng John Paul II cũng vẫn coi Thượng đế là vị thần sống ngoài vũ trụ. Ngài viết : "Tuy nhiên, tiến trình quay lưng lại với Thiên Chúa của các Giáo Phụ...không hàm chứa 1 cuộc đoạn giao với một Thiên Chúa, Đấng hiện hữu bên ngoài thế giới...Thiên Chúa này. tuy nhiên, vẫn là một Thiên Chúa bên ngoài thế giới." [82]

Nhà thần học Tillich nói nay phải gọi Thượng đế là cái gì sâu xa nhất, là bản thể chúng ta. [83] Ông viết: Tên gọi Căn cơ sâu thẳm của muôn loài được gọi là Thượng đế. Danh từ Thượng đế chính là để chỉ chiều kích sâu thẳm đó. Nếu danh từ ấy chưa có Ý nghĩa gì đối với bạn, bạn hãy chuyển dịch danh từ đó thành chiều kích sâu thẳm của cuộc đời bạn, thành nguồn gốc Bản Thể bạn, điều quan thiết tối hậu của bạn, và là điều mà bạn chú trọng nhất. Có lẽ để làm được như vậy, bạn phải quên đi những gì mà truyền thống đã dạy bạn về Thượng đế, phải quên đi ngay cả danh từ Thượng đế. Vì nếu bạn hiểu được rằng Thượng đế là chiều kích sâu xa của cuộc đời bạn, bạn đã hiểu được rất nhiều về Thượng đế. Hiểu Thượng đế như vậy, không thể rằng là bạn vô thần hay vô tín ngưỡng. Vì bạn không thể nghĩ hay nói được rằng: Sự sống không có chiều sâu, sự sống chỉ là nông cạn, hời hợt, bản thể chỉ là phiến diện. Nếu bạn thực tình đã thốt ra những câu như trên, thì bạn là kẻ vô thần, bằng không thì bạn đâu phải vô thần. Ai hiểu biết được chiều sâu, tức là hiểu biết Thiên Chúa.[84]

Tôi cảm ơn Giám Mục Robinson và Tillich vì đã cho biết ngày nay chúng ta không thể còn tin được rằng Thượng đế là một đấng sống riêng rẽ và tách biệt mọi vật.

Như vậy theo tôi, từ ngót 2000 năm nay, Công giáo đã coi Thượng đế như là một nhân vật sống tách rời vũ trụ là một điều hết sức sai lạc. Cần sửa lại là Thượng đế là Bản Thể chúng ta, là Chiều sâu con người chúng ta. Hơn nữa, Công giáo luôn tuyên xưng Thượng đế là Tình yêu, nhưng đọc kỹ Thánh Kinh nhất là các sách Tiên Tri, tôi thấy Chúa quả là không có tình yêu. Ngài là đấng luôn nổi cơn thịnh nộ, lôi đình. Đọc Thánh Kinh cũ ta thấy Ngài đã ra tay huỷ diệt không biết cơ man nào là người, như trong trận Hồng Thủy. Và Ngài chỉ coi dân Do Thái là dân riêng, còn các dân khác như Ai Cập, như Ba tư, như Babylon, như Assyrie đều là những dân ngoại, cần hành hạ, giết lát thẳng thừng. Không bao giờ thấy Ngài nhìn xa ra tới các nước phương Đông, hay châu Phi, châu Mỹ.

Thánh Kinh mô tả Chúa rất tường tận: Ngài có chân để đi [Ge 3:8], tay [Ex 33:23], mặt mũi [Ex 33:23], có tim [Ge 6:6], Ngài biết buồn giận, hờn ghen [De 5:9], biết phàn nàn, hối hận [Ge 6:7], nhất là hay nổi trận lôi đình [De 29:28]. Ngài thích ngửi mùi thịt nướng, nó làm cho lòng Ngài dịu lại [Nu 18:17, Ge 8:21, Ex 29:18, 25, Le 1:9, 13, Nu 28:1 v.v...].

Hơn thế nữa, Ngài còn xuống vật lộn với Jacob và đã điểm huyệt Jacob vào thần kinh tọa [Ge 32:25-33]. Tóm lại Ngài còn đầy thất tình lục dục, còn phàm tâm, phàm ngã chứ không siêu thoát như thánh hiền Đông Á. Không thể nói đây chỉ là những kiểu nói phàm trần, chứ Chúa không phải vậy. Á Đông có câu: Quân vô hí ngôn là vua không nói chơi. Chính vì vậy mà tôi chủ trương Kinh Thánh không phải là chính lời Chúa, vì Chúa không thể tầm thường như vậy. Nói vậy, thì niềm tin vào một Thượng đế hữu ngã, ngoại tại, như đã mô tả trong Thánh Kinh là hoàn toàn sai hay sao? Tôi dám nghĩ vậy. Ta nghĩ xem nếu mà Thượng đế đầy sân hận như vậy thì làm sao xứng đáng với danh hiệu Ngài.

Ngoài ra, Ngài phàn nàn vì đã sinh ra con người [Ge 6:7]. Như vậy thì Ngài vẫn còn ở trong vòng biến thiên, chưa vào được hằng cửu, bất biến. Mô tả Ngài thích mùi thịt nướng, thì thực quá đáng. Nhiều khi Ngài xưng mình chỉ là một thần giữa chúng thần [De 15:11, 10:17], chứ không xưng mình là độc tôn như trong Isaiah... Từ khi Chúa Giêsu ra đời, thì Đức Chúa Cha y như là đã hồi hưu, vì bao quyền lực của Ngài dần dần sang tay Chúa Giêsu hết, và Ngài được mô tả như đấng từ nhân hơn, tuy nhiên Đạo Công giáo đã thay thế Chúa mà giết lát, đọa đày, trước hết là những người Do Thái trong gần suốt 20 49 thế kỷ qua, sau đó là đánh phá các giáo phái như Albigenes và Waldenses miền Nam nưởc Pháp vào thế kỷ 12, hoặc Tin Lành [1562-1594], hoặc Hồi giáo từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, sau cùng là ngay chính con chiên mình như trong suốt sáu thế kỷ mà các toà Hình án đã hoành hành [1248-1834], và Chúa Giêsu cũng được mô tả như là một Chúa chuyên oán phạt.[85] Tôi sợ nhất câu: Trông quả biết cây của St. Matthew [Mt 12:33]. Tại sao Công giáo luôn vỗ ngực xưng mình là thánh thiện, mà lại có thể thiêu sinh được nhiều bổn đạo mình như vậy? Nguyên Torquemada đã cho lên giàn hỏa 20.000 ngàn người, trong vòng 15 năm [1483-1498] ông chấp chưởng tòa Hình án Tây ban Nha.

Tôi còn liên tưởng đến vụ ám sát tập thể người Tin Lành vào đêm lễ thánh Bartholomew, ngày 24/08/1572, xảy ra tại Pháp và kéo dài hai tháng. Tất cả những người Tin lành bị giết trong kỳ đó là 30,000 người. Nam, phụ, lão, ấu đếu bị giết, không tha một ai. Tin này được tòa thánh La Mã đón tiếp một cách hân hoan. Giáo hội đã hát kinh Te Deum để ngượi khen Thiên Chúa. Lại cho bắn súng thần công, đốt pháo bông và cho đúc tiền kỷ niệm. Tại Vatican bây giờ còn hai bức họa của Vasari kỷ niệm vụ này.[86]

Đi lùi về dĩ vãng vào khoảng năm 1200, ta còn có vụ tận diệt những người theo giáo phái Albigenes hay Cathares thuộc vùng Languedoc [miền Nam Pháp]. Năm 1209, có khoảng 30,000 quân từ Bắc âu làm một cuộc thánh chiến xuống vùng Languedoc, theo lệnh Giáo Hoàng Innocent III.... Họ tàn phá mùa màng, tàn phá mọi sự, giết sạch nam, phụ, lão, ấu người dân Albigenes. Khi hỏi biết ai là kẻ rối đạo để mà giết, thì đại diện Giáo Hoàng trả lời: Cứ giết sạch tuốt, Chúa sẽ phân biệt lành dữ [Kill them all, God will recognize his own]. Đại diện trên còn tâu về Giáo Hoàng:" Không tha ai, bất phân tuổi tác, nam nữ, nghề nghiệp." ["Neither age nor sex nor status was spared."] Các thành phố Beziers, Perpignan, Carcassone, Toulouse, Montségur lần lượt thất thủ. Montségur thất thủ ngày 01/03/1244 sau nhiều tháng bị vây.

Thánh chiến này kéo dài gần 40 năm. Những người dự thành chiến được Tòa Thánh tha tội, tha vạ, hứa cho lên thiên đàng, và được chia cho những của cải mà họ chiếm được.

Năm 1229, tòa Hình Án được lập ra ở Languedoc để tiễu trừ các người rối đạo. Nay vùng Languedoc cũng còn có người theo giáo phái Neo-Cathare, và hằng năm họ tổ chức hành hương Montségur, thành phố bị thất thủ sau cùng cúa người Albigenes.

Chúa Giêsu không bao giờ chủ trương giết người để truyền đạo. Trong Lu 9:56, Chúa có nói: Con người đến không phải để hủy diệt mạng người ta, mà là để cứu chúng [Kinh Thánh, Nguyễn thế Thuấn, tr. 149]. Nhưng Giáo hội không nghĩ vậy. Hãy xem họ đã mừng rỡ thế nào khi nghe thấy Tin Lành bị tàn sát như trên.

Rồi dần dần Giáo hội cũng làm cho Chúa Giêsu trở nên tàn ác . Ngài lúc nào cũng chờ đón mọi người với Hỏa Ngục vô cùng của Ngài. Thật là khủng khiếp. Như vậy Đức Chúa Cha, và Chúa Giêsu với Giáo hội đều tàn ác như nhau. Giáo hội cho rằng có như vậy, Chúa mới công bằng vô cùng. Nhưng khi Công giáo kêu gọi mọi người thì luôn nói Chúa là Tình Yêu..

Và tôi mới thấy Phiếm Thần thật là cao siêu. Trước hết định nghĩa ngay rằng Thượng đế là Bản Thể muôn loài, và là một Thượng đế vô ngã, không ngôi vị. Vũ trụ và Thượng đế 50 như trên đã nói, không hề rời xa nhau. Một bên là Hiện Tượng, một bên là Bản thể. Và dẫu một người dù tội lỗi đến đâu, thì Bản Thể của hắn cũng vẫn tinh ròng băng tuyết như ai, không hề có bợn nhơ tì vết.

Tôi ước mơ, khi chết, được trở về với Bản Thể đó, như muôn sông nghìn suối khi ra tới bể khơi, thì cũng trở thành bể khơi...Tôi nhìn thấy mọi sự đời biến thiên, luân chuyển cốt là cho mọi người chúng ta nhìn thấy được cái căn cơ bất biến và toàn hảo bên trong đó của chúng ta mà thôi.

Tôi thấy Phiếm Thần không dọa dẫm ai, chỉ cho thấy mọi người chung qui cũng trở về cùng nguồn mạch cũ. Không thấy địa ngục luôn luôn mở ra để chờ đón con người. Không thấy tội lệ ngăn cản bước đường tiến hóa con người, mà chỉ thấy lời mời gọi "ung dung tiến bước." Tôi chưa thấy Phiếm thần thiêu đốt ai... Chính vì vậy mà tôi theo Phiếm Thần, sau khi đã nhìn thấy những lỗi lầm, những sai trái của thuyết Độc Thần.

Tillich mô tả Thượng đế là chiều sâu con người, là mô tả Thượng đế theo từ ngữ phiếm thần. Công giáo không có tư tưởng này, tuy tư tưởng rất đúng và hợp thời.

Tập san Le Lotus Bleu viết: Thượng đế ngoại tại phải biến đi, để Thượng đế nội tại trò chuyện với tâm hồn con người. [87] Báo này còn viết: Học thuyết của Thông Thiên là con người, hay nhân loại là Thượng đế đang biến hóa...Thượng đế đó vô tri cho đến khi con người thức tỉnh. Con người lúc đó là Thượng đế thức tỉnh. [88]

Phiếm Thần chung qui giúp con người thực hiện Thiên Tính của mình. Cái đạo mà nhiều người đã tìm ra, theo thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thểđạo Huyền đồng [Mysticism]

Thế nào là Đạo Huyền Đồng ? Thưa là đạo của những người tin rằng trong lòng mình có Trời, và cố gắng tu luyện để sống cuộc đời phối kết với Trời. Đạo này có từ vạn thủa, và các thánh hiền mọi nơi, mọi đời dù theo tôn giáo nào cũng đi theo một đường lối như nhau: Đó là sống một cuộc đời tinh khiết, định thần phát huệ, đi vào cảnh giới Hư Vô, sống cuộc sống Phối Thiên. Bất kể họ theo Bà la môn hay phái Tân Platon [Neo- Platonism], Kaballah, hay Sufism, hay Thiền Tông Phật giáo, hay Khổng, Lão, hay các nhà huyền học Công giáo, tất cả đều tỏa ra một sự ấm áp tâm linh, một nguồn vui rạt rào, và thấy mình hợp nhất với lẽ Một [Một là Tất cả, Tất cả là Một].

Các đạo giáo Âu châu, Á châu không thiếu gì người đã đi và con đường này như Denys l'Aréopagite, như Scot Erigen, như St. Bernard, như Thomas à Kempis, như Ste. Thérèse, St. Jean de la Croix, Francois de Sales, Maitre Eckhart, Suso de Constance, Tauler de Strasbourg, Van Ruysbroeck, Swedenborg và những đoàn thể như Les Fraticelles, les Beghards, les Frères du Libre Esprit, les Anabaptistes, les Quakers v. v...Có người cho rắng Đạo Huyền Đồng sẽ là đạo giáo tương lai. Và tôi cũng nghĩ vậy.[89] -Denys l'Areopagite là nhà huyền học sống vào khoảng thế kỷ V. Tư tưởng như môn phái Tân Platon [Neo-platonicien].

-Scot Erigène [v. 815-877?] chủ trương Thượng đế và vũ trụ là một... Vũ trụ này là sự hình hiện của Thượng đế, là sự hiện thân của Thượng đế. Vạn vật sinh xuất từ Thượng đế rồi lại trở về với Ngài. Đó cũng chính là tư tưởng của môn phái Tân Platon và Á Đông.[89b]

-Fraticelles là nhóm dòng Franciscain tách khỏi dòng chính vào thế kỷ XIII, vì chủ trương khó nghèo và tin Chúa tái lâm v.v...Nhóm Beghards là những nhóm Công giáo vùng Nam Đức và Pháp cũng chủ trương nghèo khó và không theo các Lề luật.

- Nhóm Frères du Libre Esprit là nhóm huyền học chủ trương phiếm thần thế kỷ XIII. Thành viên của nhóm này còn gọi là Amauriciens vì theo lý thuyết của Amaury de Bène. Nhiều người trong nhóm này đã bị lên giàn hỏa... Họ không tin là các phép bí tích có giá trị, và phải thờ Chúa một cách tự do phóng khoáng. Eckhart cũng thuộc nhóm này, và may là ông chết trước, nếu không cũng bị lên giàn hỏa.

Cao Đài nay cũng chủ trương:

- Thượng đế là cha chung nhân loại.

- Chân linh Thượng đế có trong tất cả chúng sinh.

- Tất cả chúng sinh bị chi phối bởi định luật nhân quả.

- Chúng sinh phải lo tu hành để trở về cõi tâm hư, tìm thấy Thượng đế trong lòng mình và sau này trở về nguồn cội của mình hội hợp cùng Thượng đế. Thế tức là Cao Đài cũng chủ trương thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Nhất thể tán vạn thù, và vạn thù qui nhất thể. [90]

Thật đúng là Tiên Thánh hậu thánh kỹ quĩ nhất dã. Thánh trước thánh sau đều cũng một đường lối.[90a]

 

Bs. Nhân Tử Nguyễn văn Thọ

[Trích: Vạn Vật Đồng Nhất Thể, BS Nguyễn Văn Thọ]

 

 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List