Xúc động chuyện người chồng tật nguyền xin ăn nuôi vợ mù
suốt 25 năm
Hình ảnh người chồng tật nguyền lết
từng bước đi xin ăn và người vợ mù lòa kiếm ăn nhờ vào tình thương của mọi
người khiến không ít người rơi nước mắt. 25 năm trôi qua là từng ấy thời gian
ông bà Hạnh phải sống những ngày tháng khó khăn. Nhưng dù vất vả đến đâu, hai
vợ chồng nghèo vẫn đùm bọc nhau để sống.
Cùng
là những người chịu thiệt thòi từ khi lọt lòng nên ông Hạnh và bà Cúc (ảnh) sớm
đồng cảm với nhau và quyết định về sống cùng nhau suốt 25 năm qua. Hình ảnh
người chồng tật nguyền đi xin ăn nuôi vợ đã trở nên quen thuộc với người dân
Đồng Quang-Thái Nguyên này. Tuy tật nguyền nhưng trái tim họ luôn sáng lên tình
yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Đến với nhau từ sự đồng cảm
Mồ côi cha khi mới 10 tuổi, mẹ đi bước nữa, ông Nguyễn Đức Hạnh (66 tuổi, Vĩnh Bảo - Hải Phòng) không còn cách nào khác phải lang bạt khắp mọi nơi để có cái ăn. Ngày bé, không hiểu vì sao đầu gối bên chân trái của ông sưng rất to và đau nhức. Nhưng vì không có tiền để chữa trị đầy đủ nên chân thành tật không thể đi được. Muốn đi đâu ông phải lết từng bước khó nhọc, giờ đôi tay của ông phải hỗ trợ công việc của đôi chân tật nguyền.
Sau khi bị bố dượng đuổi ra khỏi nhà, ông lang thang khắp nơi để xin ăn, khi thì ở Hải Phòng, khi ở Thái Nguyên, Hà Nội... Có khi ông lên tận Lạng Sơn. Mặc dù đôi chân không thể đi được nhưng ông vẫn cố gắng lết để kiếm sống qua ngày. Cũng chính vì đi khắp các chỗ mà ông đã gặp được bà Nguyễn Thị Cúc, người đã gắn bó với ông suốt hơn 25 năm qua.
Bà Cúc quê ở Hưng Yên, gia đình sinh được hai chị em nhưng bà có phần thiệt thòi hơn vì bị mù từ bé. Mặc dù không nhìn được nhưng bà vẫn rất giỏi giang trong việc chạy chợ, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Bà kể rằng: “Mấy chục năm trước tôi vẫn đi lấy rau ở chợ Cầu Giấy, gần chỗ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rồi mang lên tận Kim Bôi, Chi Nê (thuộc Hòa Bình) để bán”. Cũng giống như ông Hạnh, cuộc sống của bà Cúc cơ cực ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.
Khi hỏi về chuyện hai ông bà gặp nhau, bà tủm tỉm cười: “Cũng không nhớ rõ lắm chú ạ!”. Ngày đó bà Cúc theo một người bạn nữa “chạy chợ” lên mạn Thái Nguyên – Lạng Sơn thì gặp ông Hạnh đang xin ăn ở khu vực gần đó. Đều là những người thiệt thòi nên họ nhanh chóng đồng cảm và quyết định về sống chung trong một mái nhà mà không cần cưới cheo gì. “Ngày ấy thấy ông ấy tội tội nên tôi bảo ông ấy về sống cùng. Sau đó tôi thuê nhà ở khu vực Thái Nguyên này rồi sống với nhau đến tận bây giờ”, bà Cúc nhớ lại.
Xin ăn nuôi gia đình suốt 25 năm
Ngay từ bé sống với nghề ăn xin, đến khi đã có vợ ông vẫn không bỏ “nghề”, bởi với cái chân tật nguyền khiến ông không thể tìm việc gì khác để có thể nuôi sống cả gia đình. Hàng ngày, ông ra phố hoặc ra ga Thái Nguyên để xin tiền còn bà bán vài mớ rau sống qua ngày. Tối đến hai vợ chồng lại quây quần trong căn nhà mướn tại khu đường tàu thuộc phường Đồng Quang, TP.Thái Nguyên.
Sống với nhau hơn nửa đời người ông bà cũng sinh được một cậu con trai, năm nay đã hơn 20 tuổi. Do cuộc sống gia đình vất vả, anh Nguyễn Văn Chung, con ông Hạnh, khi mới lọt lòng đã phải theo cha kiếm sống, cả đời không biết mặt con chữ. Vài năm trở lại đây anh bắt đầu lên ga Thái Nguyên đánh giày thuê. Bốn tháng trước, khi công an tìm đến nhà, ông bà mới ngã ngửa vì cậu con trai hư đốn.
“Nó lên ga bảo đi làm ăn mà lại đi vận chuyển thuốc phiện thuê cho người ta. Hôm trước mấy anh công an có về đây kiểm tra lý lịch vợ chồng tôi mới biết chuyện. Đau đớn về con lắm mà không biết làm thế nào chú ạ!”, nước mắt người mẹ mù chực trào ra khi nghĩ về đứa con của mình. Hiện nay, ngoài việc tự nuôi sống mình, ông bà còn phải kiếm tiền chu cấp cho con trai đang ở trại tạm giam chờ tòa xét xử.
Thêm nữa, ông Hạnh với bên chân tật nguyền vẫn bị tái phát cơn đau luôn. Mỗi khi trái gió trở trời chân ông lại tê nhức. Một năm trở lại đây, khi đi khám bệnh mới biết ông bị xuất huyết dạ dày, mỗi lần phát bệnh đều nôn ra máu. Phần vì bị bệnh, phần vì buồn đứa con nên thời gian gần đây ông không ra ngoài “xin tiền” được nữa, bà thì già yếu nên cuộc sống của hai “cái bóng” này đang rất bấp bênh. Hiện bà Cúc cũng chỉ quanh quẩn ở nhà mượn vốn mọi người nuôi con lợn, con gà sống qua ngày.
Trong căn nhà dột nát nơi hai con người không lành lặn, già yếu trú ngụ còn quá nhiều bất hạnh khó có thể vượt qua. Đã đến tuổi thất thập vẫn phải lo kiếng cơm manh áo hàng ngày, lo cho con trai tù tội khiến cho mái tóc bà Cúc, nếp nhăn trên trán ông Hạnh như nhiều hơn, dày hơn. “Nhiều khi nghĩ về hoàn cảnh của mình mà muốn buông xuôi chú ạ. Ông ấy thì ốm đau luôn, tôi cũng không được khỏe mạnh gì, lại được thằng con hư đốn...”, bà Cúc không giấu được nước mắt.
Ông Trần Văn Bình, tổ phó tổ dân phố 14, Đồng Quang, nơi ông bà Hạnh sinh sống cho biết: “Hai ông bà Hạnh cũng lang thang nhiều nơi lắm, hơn chục năm nay mới về ngụ trong ngôi nhà thuê ở tổ 14 này. Hoàn cảnh ông bà cũng rất khó khăn, hai vợ chống tật nguyền lại thêm thằng con tù tội nên vất vả nhiều. Địa phương cũng có quan tâm hỏi han nhưng do ông bà không có hộ khẩu ở đây nên việc hưởng chính sách cũng khó lắm”.
Đến với nhau từ sự đồng cảm
Mồ côi cha khi mới 10 tuổi, mẹ đi bước nữa, ông Nguyễn Đức Hạnh (66 tuổi, Vĩnh Bảo - Hải Phòng) không còn cách nào khác phải lang bạt khắp mọi nơi để có cái ăn. Ngày bé, không hiểu vì sao đầu gối bên chân trái của ông sưng rất to và đau nhức. Nhưng vì không có tiền để chữa trị đầy đủ nên chân thành tật không thể đi được. Muốn đi đâu ông phải lết từng bước khó nhọc, giờ đôi tay của ông phải hỗ trợ công việc của đôi chân tật nguyền.
Sau khi bị bố dượng đuổi ra khỏi nhà, ông lang thang khắp nơi để xin ăn, khi thì ở Hải Phòng, khi ở Thái Nguyên, Hà Nội... Có khi ông lên tận Lạng Sơn. Mặc dù đôi chân không thể đi được nhưng ông vẫn cố gắng lết để kiếm sống qua ngày. Cũng chính vì đi khắp các chỗ mà ông đã gặp được bà Nguyễn Thị Cúc, người đã gắn bó với ông suốt hơn 25 năm qua.
Bà Cúc quê ở Hưng Yên, gia đình sinh được hai chị em nhưng bà có phần thiệt thòi hơn vì bị mù từ bé. Mặc dù không nhìn được nhưng bà vẫn rất giỏi giang trong việc chạy chợ, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Bà kể rằng: “Mấy chục năm trước tôi vẫn đi lấy rau ở chợ Cầu Giấy, gần chỗ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rồi mang lên tận Kim Bôi, Chi Nê (thuộc Hòa Bình) để bán”. Cũng giống như ông Hạnh, cuộc sống của bà Cúc cơ cực ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.
Khi hỏi về chuyện hai ông bà gặp nhau, bà tủm tỉm cười: “Cũng không nhớ rõ lắm chú ạ!”. Ngày đó bà Cúc theo một người bạn nữa “chạy chợ” lên mạn Thái Nguyên – Lạng Sơn thì gặp ông Hạnh đang xin ăn ở khu vực gần đó. Đều là những người thiệt thòi nên họ nhanh chóng đồng cảm và quyết định về sống chung trong một mái nhà mà không cần cưới cheo gì. “Ngày ấy thấy ông ấy tội tội nên tôi bảo ông ấy về sống cùng. Sau đó tôi thuê nhà ở khu vực Thái Nguyên này rồi sống với nhau đến tận bây giờ”, bà Cúc nhớ lại.
Xin ăn nuôi gia đình suốt 25 năm
Ngay từ bé sống với nghề ăn xin, đến khi đã có vợ ông vẫn không bỏ “nghề”, bởi với cái chân tật nguyền khiến ông không thể tìm việc gì khác để có thể nuôi sống cả gia đình. Hàng ngày, ông ra phố hoặc ra ga Thái Nguyên để xin tiền còn bà bán vài mớ rau sống qua ngày. Tối đến hai vợ chồng lại quây quần trong căn nhà mướn tại khu đường tàu thuộc phường Đồng Quang, TP.Thái Nguyên.
Sống với nhau hơn nửa đời người ông bà cũng sinh được một cậu con trai, năm nay đã hơn 20 tuổi. Do cuộc sống gia đình vất vả, anh Nguyễn Văn Chung, con ông Hạnh, khi mới lọt lòng đã phải theo cha kiếm sống, cả đời không biết mặt con chữ. Vài năm trở lại đây anh bắt đầu lên ga Thái Nguyên đánh giày thuê. Bốn tháng trước, khi công an tìm đến nhà, ông bà mới ngã ngửa vì cậu con trai hư đốn.
“Nó lên ga bảo đi làm ăn mà lại đi vận chuyển thuốc phiện thuê cho người ta. Hôm trước mấy anh công an có về đây kiểm tra lý lịch vợ chồng tôi mới biết chuyện. Đau đớn về con lắm mà không biết làm thế nào chú ạ!”, nước mắt người mẹ mù chực trào ra khi nghĩ về đứa con của mình. Hiện nay, ngoài việc tự nuôi sống mình, ông bà còn phải kiếm tiền chu cấp cho con trai đang ở trại tạm giam chờ tòa xét xử.
Thêm nữa, ông Hạnh với bên chân tật nguyền vẫn bị tái phát cơn đau luôn. Mỗi khi trái gió trở trời chân ông lại tê nhức. Một năm trở lại đây, khi đi khám bệnh mới biết ông bị xuất huyết dạ dày, mỗi lần phát bệnh đều nôn ra máu. Phần vì bị bệnh, phần vì buồn đứa con nên thời gian gần đây ông không ra ngoài “xin tiền” được nữa, bà thì già yếu nên cuộc sống của hai “cái bóng” này đang rất bấp bênh. Hiện bà Cúc cũng chỉ quanh quẩn ở nhà mượn vốn mọi người nuôi con lợn, con gà sống qua ngày.
Trong căn nhà dột nát nơi hai con người không lành lặn, già yếu trú ngụ còn quá nhiều bất hạnh khó có thể vượt qua. Đã đến tuổi thất thập vẫn phải lo kiếng cơm manh áo hàng ngày, lo cho con trai tù tội khiến cho mái tóc bà Cúc, nếp nhăn trên trán ông Hạnh như nhiều hơn, dày hơn. “Nhiều khi nghĩ về hoàn cảnh của mình mà muốn buông xuôi chú ạ. Ông ấy thì ốm đau luôn, tôi cũng không được khỏe mạnh gì, lại được thằng con hư đốn...”, bà Cúc không giấu được nước mắt.
Ông Trần Văn Bình, tổ phó tổ dân phố 14, Đồng Quang, nơi ông bà Hạnh sinh sống cho biết: “Hai ông bà Hạnh cũng lang thang nhiều nơi lắm, hơn chục năm nay mới về ngụ trong ngôi nhà thuê ở tổ 14 này. Hoàn cảnh ông bà cũng rất khó khăn, hai vợ chống tật nguyền lại thêm thằng con tù tội nên vất vả nhiều. Địa phương cũng có quan tâm hỏi han nhưng do ông bà không có hộ khẩu ở đây nên việc hưởng chính sách cũng khó lắm”.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment