Popular Posts

Saturday, October 29, 2016

Hận thù có thể giết chết bạn, khoa học nói gì về sự tha thứ?


Hận thù có thể giết chết bạn, khoa học nói gì về sự tha thứ?

iStock_000026055226_Large-676x450
Các tôn giáo xưa nay đều giảng nhẫn nhịn khi bị xúc phạm, nhưng trên thực tế, chúng ta thường rất khó tha thứ trong tình huống này. Có thể chúng ta cảm thấy chẳng có gì sai khi phản ứng như vậy, hoặc tin rằng việc trả đũa sẽ giúp mình tránh khỏi những tổn thương. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chúng ta thường phải trả giá đắt cho nỗi oán hận đeo đẳng trong lòng.

“Rồi bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả sau này”, tiến sĩ Everett Worthington, tác giả, nhà tâm lý học lâm sàng, và là giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia Commonwealth cho biết. “Chúng ta thường cảm thấy tức giận, căng thẳng, và không hề nhận ra những ảnh hưởng từ việc đó. Nhưng cuối cùng, chúng sẽ xuất hiện nếu chúng ta nuôi dưỡng thói quen đó trong một thời gian dài”.

Khái niệm “tha thứ” chủ yếu chỉ tồn tại trong lĩnh vực tôn giáo. Mặc dù các tác phẩm đồ sộ của Sigmund Freud đề cập đến hầu hết các vấn đề tâm lý, nhưng chúng ta chưa từng bắt gặp khái niệm về sự tha thứ trong các công trình của ông. Những bậc tiền bối của Freud cũng tỏ ra không mấy mặn mà với chủ đề này. Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra vào những năm 1980 đã làm các nhà tâm lý học phải thay đổi cách nhìn nhận.

Khoa học đã chỉ ra rằng sự oán hận trường kỳ có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng căng thẳng và viêm nhiễm, mức hoóc môn nội tiết cũng theo đó tăng lên.

Kể từ đó, khoa học đã chỉ ra rằng sự oán hận trường kỳ có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng căng thẳng và viêm nhiễm, mức hoóc môn nội tiết (cortisol) cũng tăng lên, từ đó phá vỡ gần như mọi quá trình hoạt động của cơ thể.

Worthington là một trong những nhà khoa học đầu tiên tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về đề tài sự tha thứ, và chủ đề này đóng vai trò trọng tâm trong công tác nghiên cứu của ông. Ông bắt đầu quan tâm đến khái niệm tha thứ khi thực hiện công việc tư vấn hôn nhân vào những năm đầu của thập niên 1980. Một vài năm sau đó, ông đã công bố những bài viết đầu tiên về chủ đề tha thứ, trong đó xem xét vai trò của sự tha thứ trong các biện pháp hàn gắn các cặp vợ chồng.

“Một nghiên cứu sinh của tôi khi đó tỏ ra khá quan tâm đến chủ đề này, và chúng tôi bắt đầu nghiên cứu nó như một đề tài khoa học, việc nghiên cứu đã bắt đầu như thế”, ông nói. “Năm 1996, mẹ tôi bị sát hại, điều đó giống như một phép thử và sau đó thực sự làm tôi phải chú ý nhiều hơn đến sự tha thứ”.

Làm thế nào để tha thứ

Theo tiến sĩ Worthington, một trong những trở ngại lớn nhất để có thể tha thứ là không biết phương pháp thực hiện.
“Tôi nghĩ mọi người thường không biết làm thế nào để có thể tha thứ”, ông nói. “Họ nhận được rất nhiều sự khích lệ để tha thứ. Nhiều người cho rằng tha thứ là một điều tốt đẹp. Tai bạn rót đầy những lời giáo huấn, và các bài viết trên tạp chí nói với bạn rằng tha thứ có lợi cho sức khỏe của bạn”.

“Thế nhưng cũng có người nói: ‘Vâng, nếu tôi có thể nhảy cao 6m thì tốt biết mấy, nhưng đáng tiếc tôi không thể làm được”.
Mặc dù Worthington là một tín đồ Cơ đốc giáo, nhưng ông nói rằng không nhất thiết phải tin vào Chúa mới nhận thấy được giá trị của sự tha thứ. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ riêng mình tôn giáo là không đủ để người ta đạt đến cảnh giới của sự tha thứ.
iStock_000049617186_Large-674x449
Theo tác giả Tiến sĩ Everett Worthington, chìa khóa để tha thứ thành công là trau dồi ý thức về sự đồng cảm, khiêm tốn, và tình thương.
“Nếu bạn nghĩ rằng ‘tôi có bổn phận phải tha thứ bởi vì tôi tuân theo tôn chỉ của tôn giáo này’, kết quả là bạn sẽ có thể tha thứ được một chút theo cách đó, nhưng không nhiều. Động cơ từ bổn phận tôn giáo dường như không mấy hiệu quả trong việc thúc đẩy người ta tha thứ nhiều hơn”, ông nói.

Chìa khóa để tha thứ thành công là trau dồi ý thức về sự cảm thông, khiêm tốn, và tấm lòng lương thiện.
Theo Worthington, chìa khóa để có thể tha thứ thành công là trau dồi ý thức về sự cảm thông, khiêm tốn, và tấm lòng lương thiện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tha thứ dễ đến hơn với những người biết quan tâm đến người khác, hơn là chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân.
Thông qua nghiên cứu và kinh nghiệm điều trị, Worthington đã phát triển một phương pháp để mọi người học cách tha thứ. Nó được gọi là REACH:
  1. (recall): có nghĩa là hồi tưởng – hãy nhớ lại cảm giác khi người khác làm bạn tổn thương, theo một cách khách quan nhất có thể.
  2. E (empathize): là sự thông cảm, đồng cảm – cố gắng để hiểu quan điểm của người đã xử tệ với bạn.
  3. A (altruism): là lòng vị tha – suy nghĩ về khoảng thời gian khi bạn làm tổn thương ai đó và đã được tha thứ, sau đó hãy ban tặng món quà tha thứ ấy cho người đã làm tổn thương bạn.
  4. C (commit): là phạm lỗi – công khai tha thứ cho người đã làm điều sai trái với bạn.
  5. H (hold on): là kiên nhẫn – dù không thể quên được nỗi đau, nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng chính bạn đã lựa chọn tha thứ.
Mục tiêu của REACH là xem xét những cảm giác tổn thương mà không đổ lỗi cho người khác hoặc nhắc đi nhắc lại khi bị đối xử bất công. Thông tin chi tiết có sẵn trong tài liệu Word miễn phí trên trang web của Worthington.
Cuốn sách mới nhất của Worthington, “Tiến lên phía trước: 6 bước để Tha thứ cho bản thân và Thoát khỏi quá khứ”, sẽ cho bạn một cái nhìn sâu sắc và nhiều chiến lược để ứng phó.

Tha thứ và quên đi

Một trong những khó khăn đối với nghiên cứu về sự tha thứ là việc xác lập một định nghĩa chính xác. Có nhiều điều mọi người coi là sự tha thứ nhưng thực sự lại là một điều gì đó hoàn toàn khác.
“Tha thứ không phải là cách duy nhất để đối mặt với những bất công mà ta trải qua. Có rất nhiều cách”, Worthington nói. “Một, đơn giản chỉ là chấp nhận: “Ồ, cuộc đời mà. Mình vẫn đang tiến bước”. Cách nữa là sẽ bào chữa cho những gì đã thực hiện hoặc biện minh cho những gì đã làm hoặc đổ tại ý trời – “Tôi đơn giản là sẽ để Chúa hạ gục chúng”. Hoặc, “tôi sẽ để Chúa trời lo liệu tất cả bởi vì nó không phải là vấn đề của tôi”.

Sự tha thứ đích thực cần có nỗ lực phi thường. “Tha thứ không chỉ là thôi không giữ những cảm xúc tiêu cực đối với ai đó, mà trên thực tế là bắt đầu nhìn nhận [người ấy] như một người có giá trị – một người có thể cải biến được” Worthington nói.

Ý niệm muốn tìm ra giá trị ở người khác dường như quá lạ lẫm trong xã hội hiện đại đầy rẫy những cạnh tranh và bất đồng về quan điểm chính trị. Nhưng Worthington tin rằng những thay đổi lớn có thể thành hiện thực nếu chúng ta tích cực khuyến khích nhận thức về sự tha thứ. Nghiên cứu gần đây của ông còn coi sự tha thứ là một sáng kiến cho sức khỏe cộng đồng.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ở trong một cộng đồng, giả dụ như thành phố New York, và bạn chỉ cần phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức chung thế là bạn đã có thể khiến cho cả thành phố đổ dồn sự chú ý vào việc tha thứ?”, ông nói. “Nếu có một mối quan hệ chặt chẽ giữa liều lượng (tha thứ) và phản ứng từ việc đó, thì những người được tiếp xúc rất nhiều với sự tha thứ và nghiêm túc muốn tha thứ, sẽ có thể đạt được sự tha thứ”.

Khi các trường học thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức về sự tha thứ, thì hầu hết mọi người trong trường nhìn thấy những lợi ích tích cực về sức khỏe tinh thần và thể chất.

Những thử nghiệm như vậy đã được tiến hành trong các trường đại học. Đối với các trường đã chấp thuận các chiến dịch nâng cao nhận thức về sự tha thứ thì hầu hết mọi người trong trường đều nhìn thấy những lợi ích tích cực về sức khỏe tâm thần và thể chất.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Khoa học cho thấy rằng, nếu bạn cứ ôm giữ một nỗi oán hận trong lòng, thì rất có thể sẽ gây ra bệnh tật. Nhưng đối với một người được chẩn đoán là đang ở trong tình trạng nghiêm trọng, thì việc tha thứ và buông bỏ càng trở nên quan trọng hơn.

Theo Katherine Puckett, nhân viên bệnh lý xã hội và giám đốc quốc gia về Y học Tinh thần–Thể chất tại các Trung tâm Điều trị Ung thư của Mỹ (CTCA), bệnh nhân thu được nhiều lợi ích khi hiểu được những gì họ đánh mất nếu cứ ôm giữ nỗi tức giận trong lòng.
iStock_000024897413_Large-674x449
Phát triển các mối quan hệ hỗ trợ là một trong những bước đầu tiên để đạt được sự tha thứ.
“Khi chúng ta bị căng thẳng, có những điều thực sự tiêu cực xảy ra trong cơ thể”, Puckett cho biết. “Cơ thể cảm nhận sự căng thẳng đó như là một mối đe dọa cho sự sinh tồn của chúng ta. Có sự phóng thích khoảng 1.400 các chất hóa học khác nhau lan tỏa khắp cơ thể khi chúng ta ở trong tâm trạng căng thẳng. Khi người ta đang ở trong tâm thái không tha thứ, tức là họ đang gặp rắc rối trong việc buông bỏ oán giận, thì họ đang sống trong một tình trạng mà các kích thích tố (hormone) đang ngừng hoạt động”.
Theo Puckett, phát triển các mối quan hệ hỗ trợ là một trong những bước đầu tiên để giúp bệnh nhân đạt được sự tha thứ.
“Chúng tôi muốn có thể giải thích những gì chúng ta đang trải qua”, bà nói. “Khi có rất nhiều tổn thương và đau đớn, sẽ khó mà học được cách buông bỏ đi điều đó, đặc biệt là khi không có sự giúp đỡ nào cả”.

Nhận dạng sự thù hận

Để thấu triệt được nguyên nhân của lòng thù hận đòi hỏi phải tự xem xét chính mình và tìm ra nguồn gốc của những cảm xúc tiêu cực. Trong quá trình tìm hiểu, các bệnh nhân ung thư có thể chỉ ra một loạt những thứ để đổ lỗi, chẳng hạn như những mối quan hệ xấu, bị cha ngược đãi, hoặc do công việc căng thẳng. Xác định nguồn gốc của sự tổn thương là một bước quan trọng trong quá trình buông bỏ.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần giúp đỡ trong việc tha thứ cho bản thân mình. Một phần quan trọng của chương trình tha thứ (forgiveness) tại Trung tâm Điều trị Ung thư của Mỹ (CTCA) là giúp cho bệnh nhân nhìn nhận giá trị của sự tự chăm sóc. Puckett muốn mọi người đối xử tốt với bản thân như cách họ đối xử với người bạn tốt nhất.

“Rất nhiều khi mọi người cảm thấy họ không xứng đáng có được hạnh phúc, hoặc họ không đáng được thoát khỏi tội lỗi hay sự oán giận”, cô nói. “Đó chỉ là cách sống khác nhau của mỗi người. Họ chưa có kinh nghiệm làm những điều tốt đẹp để chăm sóc bản thân. Đó là một tiến trình học hỏi, nhưng nó rất đáng giá. Tôi nghĩ điều này rất hiệu quả”.

Dwayne Bratcher (57 tuổi), bệnh nhân của CTCA cho biết, tự tha thứ đóng vai trò rất lớn trong quá trình chữa bệnh của ông. Khi ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, ông cảm thấy vô cùng ngượng ngùng khi bị một “bệnh phụ nữ” và xấu hổ vì đã hút thuốc lá hơn 20 năm. Bratcher cũng tự mô tả bản thân là một người “tham công tiếc việc”. Trước khi đến CTCA, ông đã tiết kiệm được tới 970 giờ nghỉ ốm đau. Tất cả những gì ông nghĩ đến chỉ là công việc của mình.
“Tôi đã phải tha thứ cho bản thân mình vì đã không dành nhiều thời gian cùng với gia đình. Kể từ khi tôi bị ung thư hồi năm ngoái, điều đó làm cho tôi và gia đình tôi gần nhau hơn”, ông nói. “Bây giờ tôi nói chuyện với con gái của tôi mỗi ngày, trong khi trước đó điều duy nhất trong tâm trí của tôi chỉ là công việc”.

Hỗ trợ tinh thần

Không còn e ngại về bệnh tật của mình, hiện nay Bratcher tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của những người bị bệnh ung thư vú và rất cởi mở khi nói chuyện về nó. “Một khi tôi đã tha thứ cho bản thân mình để sống cùng căn bệnh ung thư vú, tôi có thể nói chuyện với bất cứ ai”, ông cho biết.
Bratcher coi bệnh tật của mình là một tiếng chuông cảnh tỉnh và coi bệnh ung thư của mình như một phước lành, trong cái rủi có cái may. Phần lớn sự hỗ trợ mà ông nhận được đều đến từ nhà thờ. “Tôi có cả một cộng đoàn giáo hội đang cầu nguyện cho tôi được khá lên. Việc đó đã giúp tôi rất nhiều”, ông nói.

Đối với những người không có một cộng đồng tâm linh nào hỗ trợ, CTCA đề nghị có một giáo sĩ không thuộc giáo phái nào để hỗ trợ cho những bệnh nhân này. Theo Carl Williamson, người quản lý của đội ngũ mục sư chăm sóc tại Trung tâm y tế khu vực miền Trung Tây của CTCA, những giáo sĩ có thể cho bệnh nhân một cơ hội để chia sẻ cảm giác tội lỗi, xấu hổ và oán giận của họ mà không phán xét gì cả.

“Bệnh nhân ung thư thường thấy khó tha thứ cho bản thân mình bởi họ đang trải qua trải nghiệm gây ra rất nhiều áp lực về tài chính và tình cảm lên gia đình” Williamson nói. “Khi chúng tôi cho họ sự hỗ trợ, họ có thể buông bỏ rất nhiều những gì họ đang ôm giữ”.
Đôi khi các bệnh nhân nói rằng họ oán giận Chúa, nhưng hầu hết đều là vấn đề về gia đình. 

Dù vấn đề gì đi nữa, các giáo sĩ có thể trở thành một người ủng hộ bằng cách truyền tải những nhu cầu cụ thể của bệnh nhân cho những người còn lại của nhóm chăm sóc, hoặc họ có thể chỉ đơn giản là giữ bí mật trong sự tâm sự riêng tư.

“Gần đây một trong những giáo sĩ của chúng tôi đã kể với tôi rằng, một bệnh nhân đã chia sẻ với anh một điều mà cô ta chưa bao giờ chia sẻ với bất cứ ai khác”, Williamson nói. “Anh ta là người duy nhất biết những gì cô ấy đang trải qua”.

Tha thứ rốt cuộc là một sự quyết định, nhưng có thể mất nhiều năm nỗ lực mới đạt được điều đó. Một số bệnh nhân có thể không bao giờ đạt được sự tha thứ, nhưng Puckett nói rằng điều quan trọng là phải kiên nhẫn với họ.

“Để tha thứ, những người khác nhau phải mất lượng thời gian khác nhau, và có lẽ một số người không bao giờ hoàn toàn đến được đỉnh điểm của sự buông xả và tha thứ”, cô nói. “Nhưng nếu họ cảm thấy có sự hỗ trợ đồng hành, điều đó sẽ làm dịu đi bất kể căng thẳng nào mà họ đang gặp phải”.



__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen04@yahoo.com

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List