Popular Posts

Friday, October 21, 2016

Đừng nói những lời nói thất đức nó khiến cho bạn muôn đời khổ ải..



From: vobi23>
Sent: Wednesday, 19 October 2016 9:44 AM
To: Yahoogroups
Subject: [vobi23] Fw: Đừng nói nhữ lời thất đức nó khiến cho bạn muôn đời khổ ải

 




Đừng nói những lời nói thất đức nó khiến cho bạn muôn đời khổ ải..

Muốn biết một người có vận mệnh tốt ? Chỉ cần nhìn vào cách họ nói chuyện có chừng mực hay không là đủ.
Con người quan trọng nhất là “ăn nói”, một người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói ra đều thể hiện là một người có đạo đức. Vì vậy ăn nói có đức rất quan trọng, trong cuộc đời mỗi người việc thất đức không phải ngày nào cũng làm, nhưng những câu nói thất đức, khó nghe thì ngày nào cũng có thể nói ra. Góp nhặt từng ngày, mọi điều tốt đẹp đều vì những lời nói đó mà ra đi. Vì thế, người không có đức trong ăn nói sẽ mãi mãi nhận lại sự ghẻ lạnh và cô đơn.
Cổ nhân nói: Lời nói xuất phát từ trái tim. Nếu bạn mãi không thể nói ra những điều tốt đẹp, đưa chuyện đặt điều về người khác, thậm chí có những lời nói thô tục thì bạn nhất định sẽ nhận lại gấp nhiều lần những điều đó. Nhiều người vợ luôn trách móc chồng, mắng chồng cái gì cũng không tốt, cãi nhau chửi cả bố mẹ, tổ tông nhà chồng, làm như vậy “khẩu nghiệp” càng lớn chỉ làm cho gia đình thêm nghèo khó. Vì vậy dù nói bất cứ việc gì chúng ta cũng nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.


1, Đừng bao giờ bình xét tốt xấu của người khác vì những điều đó không ảnh hưởng gì đến kinh tế nhà bạn.
2, Đừng bao giờ phán xét đạo đức của một người, vì bạn chưa chắc đã hơn người ta.
3, Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì nó không liên quan gì đến bạn.
4, Đừng bao giờ nhận xét học vấn của người khác, vì thế giới này cái không thể thiếu chính là học vấn.
5, Đừng bao giờ bình phẩm về bất kì ai, vì người nào đó cũng đang nói về bạn.
6, Đừng tiêu tiền một cách hoang phí, vì một ngày nào đó bạn cũng có thể thất nghiệp.
7, Đừng bao giờ vênh váo tự đắc, kiêu ngạo hống hách, vì một ngày nào đó bạn cũng có thể bị thất thế.
8, Đừng quá cao ngạo, bạn nên biết rằng không có một ai luôn luôn yếu hơn bạn. Nói tóm lại, làm người cần biết khiêm tốn.
9, Đừng dựa dẫm vào người khác, vì cuộc sống rất mệt mỏi, ai cũng muốn sống thật nhẹ nhàng.
10, Đừng làm tổn thương người khác, luật nhân quả luôn tồn tại.
11, Làm người không cần giải thích là lựa chọn của những người thông minh. Là người ai cũng muốn được giải thích suy nghĩ, hành động của mình. Nhưng một khi đã giải thích thì càng giải thích lại càng rối, thậm chí còn làm cho hiểu lầm chồng chất hiểu lầm. Đừng đánh giá thấp người khác, đừng cố tìm các lí do, điều đó chỉ làm bạn mệt mỏi hơn thôi.
Dung noi nhung loi noi that duc no khien cho ban muon doi kho ai - Anh 1

12, Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không ai nợ bạn cái gì cả. Hiện tại rất đau khổ nhưng khi nhìn lại mới thấy những việc đó không đáng được quan tâm. Chúng ta thường trách cuộc sống không công bằng với chúng ta, thật ra cuộc sống căn bản không biết ta là ai…
13, Đừng bàn luận về vấn đề tu dưỡng đạo đức của người khác, người khác đó chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó tìm ra những thiếu sót của bản thân.
Cuộc sống này có rất nhiều nỗi khổ, niềm đau do chúng ta tham ái và chấp ngã mà ra. Càng coi trọng bản ngã, càng tham muốn nhiều thì nỗi khổ, niềm đau sẽ có cơ hội phát sinh. Nhất là những người có sắc đẹp, hình tướng, dung mạo dễ coi, họ sẽ đau khổ nhiều khi bị người khác coi thường, khinh chê.
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả, nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ.
Nghèo cùng với bao nỗi thiếu thốn, khó khăn, khổ là lẽ đương nhiên nhưng người giàu sang phú quý vẫn có những nỗi khổ niềm đau riêng. Ngoài xã hội lại khổ vì đấu tranh, giành giựt, hơn thua, phải trái, cứ như thế oán giận thù hằn ngày càng thêm chồng chất. Với hoàn cảnh thì phải khổ về thiên tai, sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh tràn lan vì sự ngu si mê muội của con người.
Chúng ta thường nghe người đời than thở: Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Ông trời ngó xuống mà coi, làm sao cho tôi hết khổ đây trời ơi! Người đời thường trách đất kêu trời, than khổ đủ thứ chuyện vì nghèo khó, vì bệnh tật, vì thất nghiệp, vì thất tình, vì mất mát, vì chia lìa.
Tuy nhiên, cũng có không ít người giàu có, khỏe mạnh, có sự nghiệp, có tình yêu nhưng vẫn kêu khổ, khổ ơi là khổ. Người già than khổ đã đành, người trẻ cũng lại than khổ. Người ngu dốt than khổ, kẻ thông minh cũng than thở đủ thứ chuyện. Nói tóm lại, già trẻ, lớn bé mỗi người đều có nỗi khổ niềm đau riêng.

Theo "Kinhnghiemsong Magazine"


From: Canquangtran


From: Nhut Nguyen <
Sent: Wednesday, 19 October 2016 11:16 AM
To: ;
Subject: CÁI TÔI

Cái Tôi và 5 cách để giảm thiểu cái Tôi của mình


Image result for cái tôi




Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi , mỗi người đều có Cái Tôi riêng, không ai giống ai. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân rất khác nhau dù chúng ta cùng sống trong cùng một xã hội.



Trong triết học, Cái Tôi hay Bản Ngã là phạm trù phản ánh cái riêng có được của trung tâm tinh thần một con người. Được hiểu là cái tôi ý thức, hay đơn giản là Tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác.



 
Con người ai cũng có bản ngã, từ đó hình thành nên cái tôi. Nó mang tính chất cá nhân, vì vậy mỗi con người là một thế giới. Cái Tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương, con người liên đới và sống với nhau cũng thể hiện theo khuynh hướng hai mặt trái và phải. Nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, hay dở, tốt xấu, chứ không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có.

 

Image result for cái tôi




Theo đúng nghĩa của nó, Cái Tôi không có gì là xấu, miễn sao mỗi người biết điều chỉnh nó cho phù hợp với những thứ có liên quan đến cuộc sống của mình. Cái Tôi không những tốt mà còn rất tốt. Nó là nguyên nhân và cũng là lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Nếu không có nó, không những bạn mà ngay cả chúng ta sẽ rơi vào sự hoang mang trong suốt cuộc hành trình đi tìm bản thân mình.






image




Tuy nhiên, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Cái Tôi cao” với những cái lắc đầu rất hay gặp: “Cái tôi của nó quá lớn!”. Người có Cái Tôi quá lớn sẽ tự nghĩ mình là số 1, không ai quan trọng hơn mình, xem thường người khác, dần dần trở nên "láo" , hống hách, không còn biết quan tâm đến giá trị của ai bên cạnh.




 

Cái Tôi cao



Chúng ta thường không nhận ra được “Cái Tôi cao” ở bản thân mình. Bởi:



- Chúng ta chỉ công nhận, lắng nghe, thấy vui khi được người khác nói về những cái tốt, thế mạnh của mình. Nhưng chúng ta lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những điểm yếu, khuyết điểm của mình.



- Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình chưa có. Nói cách khác là tự thỏa mãn với chính mình.



- Chúng ta luôn nhìn thấy kết quả mọi thứ mình làm tốt hơn người khác, không ai bằng mình.




- Chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình.




- Chúng ta không thể lắng nghe được những điều người khác nói và suy ngẫm về nó.




- Chúng ta không sẵn sàng chấp nhận (đón nhận) sự thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng.




- Chúng ta không sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi kiến thức có liên quan đến công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình chưa có, không có.




- Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng.




Image result for cái tôi



 
Người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì, xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu, cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính “cái tôi” đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có “cái tôi” quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không?
 





Và có một điều rất quan trọng trong “Cái Tôi cao”, đó là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác.

Bạn nghĩ rằng, khi bạn ăn mặc lịch sự, bước vào những nhà hàng sang trọng, làm việc trong một công ty danh tiếng, chuyên nghiệp, là bạn “hơn” một người nào đó, làm công việc chân tay, là “cu li”, bốc vác ở vỉa hè?


Nếu có suy nghĩ vậy, tất cả mọi thứ bạn đang có đều là vô giá trị. Bởi, mỗi con người ở cuộc sống này, đều có một vị trí để sống. Vị trí nào cũng cần thiết, quan trọng, có giá trị riêng. Còn mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

Nếu như bạn chỉ nhìn thấy giá trị của bản thân mình mà không nhìn thấy được giá trị của những xung quanh, bạn sẽ không thể bước được bất cứ đâu.
 









Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc ?


 
Rồi cũng có một lúc nào đó, họ cũng thấy mình sai, cũng biết ân hận, hối tiếc,… nhưng chính những điều đó có đủ mạnh để giúp họ vượt qua “cái tôi” của chính con người họ hay không?. Cũng có khi nhìn lại dù chỉ là thoáng qua, họ thấy đôi khi họ có “quá đáng” nhưng cho rằng cái mình nghĩ, mình nói ra là đúng, và mình cũng không có ý hại ai;.... rồi họ vẫn sống với “cái tôi” to lớn của họ.
 







Image result for Giá trị cuộc sống

5 cách để giảm thiểu cái tôi của mình




1. Tập bớt nói chuyện với trí não

Hãy làm sao để tâm trí ta được lặng yên. Chỉ nghĩ về mình khi nào cần giải quyết cái gì có tính thực tiễn của cuộc sống mà thôi. Thiền là phương pháp tốt nhất (meditation) bạn sẽ bình thản hơn, chú ý hơn và bằng lòng hơn.


Image result for meditation






2. Đừng tìm cách bảo vệ cái tôi

Khi gặp thất bại đừng… chửi mắng mình, khi người khác thất bại, đặc biệt người thân thì đừng công kích họ. Đừng mất thì giờ và sức lực đi bảo vệ hình ảnh cái tôi của mình. Khi bạn thấy mình có vẽ muốn bảo vệ cái tôi dữ quá thì hãy nhớ các hăm doạ cho cái tôi này thường không có thật, hãy tập trung giải quyết các tình huống cụ thể bên ngoài thì tốt hơn.




 
3. Hãy từ bi với chính mình (self-compassion)

Khi gặp thất bại, thất chí ngã lòng, hãy từ bi với bản thân. Nếu bạn đối xử với chính mình với lòng tử tế và kính trọng khi mọi chuyện nát bét ra hết, cái ngã (ego) của bạn sẽ không bị bão tố cuộc đời vùi dập và vì thế bạn đâu cần phải bảo vệ nó!





 
4. Đừng nuôi dưỡng cái ngã

Thật ra nếu bạn có tưởng tượng ra mục tiêu của đời mình là gì thì cũng tốt, nhưng coi chừng, kiểu cố gắng như thế để “biến tướng” cuộc đờì bạn theo ý mình chỉ tổ làm cho “cái tôi” của bạn thêm lớn lao và thêm… đáng ghét… Cứ chạy theo “mục tiêu, đích nhắm” trong cuộc đơì có thể sẽ làm bạn thấy mục tiêu của cuộc đơì là phải hoàn tất cái gì đó trong tương lai, khiến bạn sẽ quên là cuộc đời duy nhất mà bạn đang có chính là cuộc đờì vào ngay lúc này, chứ không phải của quá khứ và tương lai. Hãy nắm bắt cái hiện tại (the power of now).





 
5. Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ

Cái cảm nhận của bạn về chính bạn và về thế giới thường được tựa vào các cách thức rất hẹp hòi vị kỷ của bản thân. Hãy luôn tự nhủ là bạn không phải lúc nào cũng nghĩ đúng về mình và về thế giới bên ngoài, cái đó các nhà tâm lý học gọi là “ego-skepticism”, rất tốt cho hạnh phúc dịu dàng của bạn.
 



image




Bởi vì chúng ta có cái ngã, nên chúng ta có thể quyết định làm nhiều điều để cái ngã thôi không bao phủ quyền lực độc tài của nó lên cuộc đơì của chúng ta. Hãy làm sao “cái ngã” làm việc cho chúng ta, hơn là chống lại chúng ta.

 
Phá ngã chấp là bước đầu lên đường nếm mùi vị “không thể tưởng tượng” của hạnh phúc, ngay bây giờ, tại đây!






Albert Einstein từng nói rằng: "Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to."



image



 


__._,_.___

Posted by: Truong Hung 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List