Mời
đọc Tin chi tiết của Hạnh Dương:
LẦN ĐẦU TIÊN TRONG
LỊCH SỬ GIÁO HỘI, NGÔI MỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU TẠI GIÁO ĐƯỜNG HOLY SEPULCHREỞ
JERUSALEM ĐƯỢC MỞ NẮP RỒI VỘI ĐÓNG LẠI
Thursday, October 27,
2016:
Nhà thờ Mộ Chúa Holy
Sepulchre tại Jerusalam nơi bên trong có Mộ Chúa Giê-su Ki-tô
|
VietPress USA (27/10/2016): Hôm nay Thứ Năm 27/10/2016,
một sự kiện đặc biệt đã làm hằng nhiều tỷ người trên thế giới hướng
về và theo dõi; đó là lần đầu tiên các nhà khảo cỗ và các lãnh đạo
6 tổ chức Tôn giáo, trong đó có Công giáo La-Mã (Roman
Catholic), Giáo hội Thiên
Chúa giáo Orthodox
Hy Lạp (Greek Orthodox Church) và Giáo hội Thiên Chúa giáo Orthodox Romania (Romanian
Orthodox Church) đã cho lệnh mở
nắp hầm mộ của Chúa Giê-su Ki-tô (Jesus Christ) lần đầu tiên kể từ trước năm
1555 CE (Common Era hay Current Era - Thời đương đại). hay còn
gọi là AD (Anno Domini - Năm Con của Thiên Chúa).
Trên vòm Giáo đường
Mộ Chúa
|
Cuộc đời
Chú Giê-su Ki-tô (Jesus Christ) theo Video đính kèm.Theo sử liệu của các thời cổ đại và theo
Kinh Thánh thì Chúa Giê-Su Kit-tô là nhân vật có thật và các chứng tích của
Ngài hiện vẫn tồn tại trong thời đại của chúng ta. Giáo lý của Công giáo
và các giáo phái tin thờ Thiên Chúa đều buộc tin rằng Chúa Giê-su Ki-tô là
con một của Đức Chúa Trời và Ngài sinh ra làm người để rao giảng tin
lành cho mọi người nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa; và cuối cùng Ngài hy sinh
chịu đánh đập nhục hình, chịu đóng đinh trên Thánh giá để cứu chuộc tội lỗi cho
nhân loại.
Ngày
Chúa Giê-su giáng trần đã được tiên tri báo trước trong Cựu Ước.
Thiên Chúa chọn một người phụ nữ bình thường là bà Maria để làm mẹ Ngài và
sự mang thai nầy do phép thần linh của Thiên Chúa. Thiên sứ báo tin cho bà
Maria là con Đức Chúa Trời sẽ đầu thai làm con của bà và Thiên sứ
chọn người thợ mộc Giu-se làm chống của Bà Maria nhưng hai người đều giữ
tiết trinh vì họ đã thề hứa không lập gia đình. Ngày Chúa Giê-su
giáng trần, Ngài sinh ra trong một hang đá trên cánh đồng tuyết giá
mùa đông nơi làm hang trú rét cho mục đồng và sức vật. Ngày Chúa
Giê-su giáng trần quan trọng với nhân loại đến nỗi lịch sách được
tình thời gian trước Chúa Giáng sinh là BCE (Before Christ Era hay
Before Common Era hoặc Before Current Era). Năm tháng hiện chúng ta đang sống được
tính AD (Anno Domini
- Năm của Thiên Chúa) để tính từ sau khi Chúa Giê-su giáng trần cho đến
nay là 2016 năm.
Chúa
Giê-su rời quê xứ để đi rao giảng Phúc âm vào năm 30 tuổi. Ngài
chữa bệnh, trừ quỷ và dân chúng theo Ngài. Ngài nói rằng "Ta là Vua, là đường đi và là sự sống. Ai theo ta sẽ được
sống đời đời". Các lời dân chúng ca ngợi Chúa Giê-su đã làm cho
những Giáo-sĩ Do Thái giáo cỗ lo ngại và họ tìm cách vu cáo Ngài và bắt Ngài
nạp cho quan toàn quyền La-Mã để xin giết Ngài, đóng đinh trên
Thập giá thay cho tên trộm cướp Baraba được sống.
Cử vào phòng Mộ
Chúa Giê-su
|
Trong
thời gian đi rao giảng tin lành, Chúa Giê-su thu tập được 12 môn đệ
gồm những kẻ chài lưới, dân thu thuế... và họ đã bỏ hết để đi
theo Ngài và được Chúa Thánh Thần ban cho họ trở thành các nhà thông thái,
nói được các thứ tiếng lạ. Khi đến ngày Ngài biết trước sẽ bị hành
hình, Ngài đã tổ chức buổi tiệc chia ly với 12 môn đệ và làm phép
bánh mì và rượu nho để nói rằng đó là phép "bí tích" sau nầy
truyền lại cho nhân loại những ai ăn bánh thánh, uống rượu thánh sẽ như được
chia sẻ máu thịt của Chúa Giê-su và sống vinh hiễn trên Thiên Đàng. Chúa
chọn Phê-rô là vị Giáo Hoàng đầu tiên. Chúa cũng nói sẽ có một môn đệ bán
rẻ Chúa cho quan quân đi truy lùng Chúa. Chúa Giê-su đi vào vườn
Giết-si-ma-ni quỳ xuống bên một tảng đá và cầu nguyện. Chúa nói với các
môn đệ "Hãy tỉnh thức với Thầy vì giờ của con người sẽ đến!". Phê-rô nói sẽ có mặt bên Thầy bất cứ lúc
nào; nhưng Chúa Giê-su nói
rằng "Trước khi gà gáy sáng lần thứ nhì thì Phê-rô sẽ chối bỏ Thầy tới
3 lần". Và Chúa cầu
nguyện cho đến khi Giuda là một trong 12 môn đệ đã nhận 30 đồng
tiền vàng để dẫn quan quân La Mã vào vườn Giết-si-ma-ni giả vờ hôn Chúa
trên trán để làm dấu cho quân lính bắt Chúa về đánh đập, tra tấn
và đóng đinh Chúa trên Thập giá ở Núi Sọ.
Sân sau Thánh đường
Mộ Chúa
|
Lời
tiên tri nói rằng sau
khi Chúa Giê-su trút hơi thở thì trời đất tối sầm và màn trong ngôi đại
giáo đường sẽ bị xé toạc làm hai. Sự kiện đã ứng nghiệm như lời
tiên tri nên lúc Mẹ Maria và các phụ nữ theo Chúa đã đến xin hạ xác
Ngài để tẩm liệm trong một hang đá, Thi thể
Ngài được đặt trên một ghế đá để xức dầu rồi vấn khăn trắng
liệm xác. Lời tiên tri nói sau 3 ngày Chúa Giê-su sẽ sống lại và lên Trời cùng
với Đức Chúa Cha nên quan quân truyền lệnh lấy tảng đá bít miệng huyệt đá
lại. Ngày Thứ ba sau khi Chúa chết, Mẹ Maria và các người nữ cùng vài Tông đồ
ra huyệt đá thì thấy viên đá lớn lấp miệng huyệt đã bay qua một
bên và tấm vải liệm còn đó nhưng xác Chúa Giê-su không còn vì Ngài đã
về Trời. Tín điều Thiên Chúa giáo tin rằng Chúa Giê-su sẽ đến trong
ngày tận thế để phán xét người lành và kẽ dữ.
Địa điểm
nơi Chúa Giê-su Ki-tô bị hành hình, núi Sọ nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh
và Huyệt đá nơi an táng Chúa Giê-su đã được các triều đại
Vua Chúa cho xây dựng toàn khu vực Thánh tích trong một thành phố cỗ ngày xưa
Chúa đến giảng phúc âm là Jerusalem. Tại đây được xây lên
một Thánh đường gọi là Thánh đường
Mộ Chúa có tên là Church of the Holy Sepulchre.
Ngôi
thánh đường chia thành 2 khu, được xây dựng khoảng Thế kỷ thứ 4, bao gồm một
phần kỷ niệm nơi Chúa bị hành hình và bị đóng đinh trên Núi Sọ
(Calivary hay tiếng Latin gọi là Golgota) trong đó có phiến đá nơi
Chúa Giê-su quỳ cầu nguyện trong vườn Dầu Giết-si-ma-ni cũng được đưa
vào kỷ niệm thánh vật.
Một
phần quan trọng trong ngôi Thánh đường Mộ Chúa Holy Sepulchre là địa điểm
nơi tin là chỗ đặt
thi thể của Chúa trên ghế đá để xức dầu liệm xác và
an táng trong ngôi mộ đá..
Cuộc đời Chú Giê-su Ki-tô (Jesus Christ) theo Video đính
kèm
Theo sử liệu thì dưới triều đại
Hoàng đế La Mã Hadrian thế
kỷ thứ 2 sau Công nguyên (AD) đã cho xây một ngôi đền (Temple) dâng kính thần Aphrodite nhằm chôn lấp
cái huyệt đá nơi ngày xưa chôn xác Chúa Giê-su. Đến năm 325 - 326
dưới thời Đại Hoàng đế
Constantine the Greatlà người Thiên Chúa giáo đầu tiên, đã
cho để ngôi đền thành Giáo đường. Sau đó mẹ của Hoàng đế
Constantine the Great là Hoàng
Thái Hậu Helena đã tìm thấy 3 cây thập giá và qua cầu nguyện và thử
nghiệm bằng cách lấy cây Thánh giá đưa lên một tử thi thì tử thi đó bị nhấc
bỗng lên theo cây Thánh giá và bà tin đó là thánh
giá đã đóng đinh Chúa Giê-su.
Nơi thờ Mộ Chúa Giê-su
|
Theo mô tả, Hoàng đế Constantine Đại Đế La Mã cho đục bỏ tất cả các phần đá chung quanh chỉ chừa lại khu huyệt đá nơi chôn xác Chúa Giê-su và xây lên một nấm mồ bảo vệ bên trên được gọi là Aedicula theo tiếng Latinhay Kouvouklion theo tiếng Hy Lạp.
Phần mộ và các vật thể được bảo vệ bằng đá tảng cẩm thạch từ 500 năm trước để chống sự tấn công của quân Ottoman. Có vài cửa sổ xuyên qua các tảng cẩm thạch. Bên trong mộ và phía ngoài mộ chính không có đá cẩm thạch mà là đá vôi cho thấy đó là đá nguyên thủy từ huyệt mộ chính chôn xác Chúa Giê-su sau khi bị hành hình.
Ngôi giáo đường Mộ Chúa Holy Sepulchre được xây dựng từ năm 323-326 và được làm phép hoàn thành ngày 13 tháng 9 năm 335. Theo các tin tức từ những người đến thờ kính thì nhà thờ có ngôi Mộ Chúa nỗi lên và chúng quanh là nhà mái vòm rộng lớn được xây bao bọc vào thập niên các năm 380. Nhà Thờ Mộ Chúa còn được gọi là Nhà Thờ Phục sinh (Church of
Resurrection) và Giáo hội Orthodox miền Đông thường mừng lễ kỹ niệm vào ngày 13 tháng 9 hằng năm ngày Chúa sống lại lên Trời.
Nhà Thờ Mộ Chúa bị Hỏa Hoạn và Hủy phá:
Bên hông Mộ Chúa Giê-su
|
Vào tháng 5 năm 614 khi Vua Assaniddưới thời Hoàng đế Khosrau II tấn công chiếm thành Jerusalem đã bẻ lấy Thánh giá và đốt nhà thờ. Sau đó đến năm 630 Hoàng đế Heraclius chiếm lại Jerusalem và xây lại nhà thờ và đặt lại Thánh giá. Đến khi người Ả-Rập chiếm Jerusalem thì vẫn giữ nguyên thánh đường Mộ Chúa mặc dầu do Hồi giáo cai trị.
Caliph Hồi giáo Umar ibn al-Khattab đến thăm Mộ Chúa và đã dừng lại cầu nguyện ở hành lang, nhưng sau đó ông bước ra ngoài và cầu nguyện phía bên ngoài thánh đường. Ông ra lệnh không cho người Hồi giáo đến thánh đường và cấm không cho lấy nhà thờ Mộ Chúa để biến thánh đền thờ Hồi giáo.
Đến năm 746 nhà thờ Mộ Chúa bị hư hại do động đất. Vào đầu thế kỷ thứ 9, một vụ động đất khác đã làm sập vòm nhà thờ gọi là Anastasisvà được sửa lại vào năm 810 do Patriarch Thomas. Năm 841 thánh đường lại bị hỏa hoạn. Năm 935 Giáo hội Thiên Chúa giáo Orthodox đã chống lại việc Hồi giáo chuyển nhà thờ Mộ Chúa thành đền thờ Hồi giáo.
Năm 938 hỏa hoạn làm cháy bên trong nhà nguyện Basilia của thánh đường. Năm 966 khi đánh tan Hồi giáo ở Syria, cuộc nổi loạn bùng lên và nhà thờ bị đốt các cửa và trên mái và Patriarch John VII bị ám sát chết. Ngày 18/10/1009 Fatimid Caliph al-Hakim bi-Amr Allah cho lệnh đốt phá Thánh đường để tàn sát Thiên Chúa Giáo tại Palestine và Ai-Cập. Vụ nầy khiến người Thiên Chúa giáo Âu Châu cho rằng người Do Thái có nhúng tay và trục xuất Do Thái ra khỏi Limoges và các thị trấn của Pháp và từ đó bắt nguồn Chiến tranh tôn giáo Thập Tự Chinh (Crusades) của Coông giáo tấn công Hồi giáo.
Phiến đá nơi Chúa
Giê-su quỳ cầu nguyện trong
vườn Dầu Giết-si-ma-ni được đưa vào thánh đường |
Năm
1027 - 1028 qua sự thỏa thuận của lãnh tụ Hồi giáo Fatimids và Hoàng đế
Byzantine, Caliph Ali
az-Zahir(con của Al-Hakim) thỏa thuận cho xây dựng lại Thánh đường Mộ Chúa với phần tài trợ khổng lồ của Đại đế Constantine IX và hoàn tất năm 1048. Đổi lại một đền thờ Hồi giáo tại Constantinoble được mở ra dưới tên của az-Zahir.
Hoàng đế Byzantines thả 5000 tù Hồi giáo và đổi lại phía Hồi giáo cấm bắt những người Thiên Chúa giáo cải đạo qua đạo Hồi và cho phép trùng tu các nhà thờ đã bị Al-Hakim đốt phá trong thành Jerusalem.
Việc xây dựng lại đã kéo dài nhiều năm và mở rộng thành 5 nguyện đường bên trong và khu sân rộng bên ngoài Thánh đường Mộ Chúa. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 11, những người hành hương Âu Châu đến và thấy Thánh đường vẫn nhiều nơi hư hại vì đổi chủ liên hồi bên phía cầm quyền Hồi giáo từ Fatimids đến Seljuk
Thổ Nhĩ Kỳ (trung thành với Abbasid
caliph tại Baghdad ở Iraq) cho đến khi có đạo quân Thập Tự Chinh (Crusaders) tiến chiếm Jerusalem vào năm 1099.
Mở nắp Ngôi Mộ Chúa:
Từ đó đến
nay, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ và khoa học gia đã cho
mở nắp Ngôi Mộ Chúa bằng cách nạy một phiến cẩm thạch rất dày và nặng màu kem
dài gần 2 mét và có thể có từ trước năm 1555 và khám phá bề mặt bằng đá sa
thạch xám bên trong ngôi Mộ Chúa.
Viện địa
lý quốc gia hôm nay 27/10 thông báo rằng "Phiến đá cẩm thạch che nắp hồm mộ bên trên được lật
lên và chúng tôi bất ngờ thấy rất nhiều vật liệu bên trong mộ".Fredrik Hiebert là nhà khảo
cổ học thuộc cơ quan Địa Lý Quốc gia là thành viên trong Ban Phục chế tái
xây dựng Thánh đường Mộ Chúa cho hay "Đây sẽ là một cuộc phân tích khoa học kéo dài và chúng tôi đã
vừa quan sát được mặt đá nguyên thủy nơi được biết là đã đặt xác Chúa Giê-su
trong huyệt đá".
Thánh giá trên nóc
thánh đường Mộ Chúa
|
Tài
liệu gốc bằng giấy của người Do Thái cỗ Hebrew Papyrus trước đây
thời Jerusalem cỗ đã bị người Da Thái chiếm giữ.
Sau
khi khui mở nắp hầm Mộ Chúa, phiến đá cẩm thạch được đậy trở
lại. Trong mộ chứa chiếc giường đá mà Kinh Thánh mô tả là nơi đặt xác
Chúa Giê-su trước khi Ngài sống lại và về Trời.
Việc
trùng tu Thánh đường Mộ Chúa Giê-su Ki-tô The Holy Sepulchre được 6
chi phái tôn giáo gồm cả Công Giáo La Mã, Gáo Hội Thiên Chúa Orthodox Hy Lạp và
Giáo hội Thiên Chúa Ortthodoc Armenia cùng tham gia.
Số
tiền trùng tu khoảng 4 Triệu Đô-la Mỹ sẽ do Vua Jordan là King Abdullah II hoàn toàn
tài trợ và sẽ hoàn tất vào mùa Xuân năm 2017.
Việc
mở nắm Mộ Chúa Giê-su sẽ giúp cho các nhà Khoa học và khảo cổ học tìm được
nguyên nhân tại sao
Mời
đọc Tiếp tại Link:
__._,_.___
No comments:
Post a Comment