Popular Posts

Saturday, November 19, 2016

Nguyên Phong - môi sinh



Nguyên Phong - môi sinh

Tìm hiểu về tác giả Nguyên Phong

By Tu Viện Quảng Đức
Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối với đại đa số chúng ta, nhữngngười trong cuộc, không thiếu những người vẫn c...

".........Phái đoàn này rời rặng núi Sierra vào tháng hai năm 1993, và người Kogi đã ân cần nhắc nhở: “Xin các ông hãy mang thông điệp nàygửi ra cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đãnguy kịch lắm rồi. Nếu họ không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ đây?”.Theo đúng lời yêu cầu, Allan Ereira đã mang cuốn phim “Elder Brother’s Warning” trong đại hội tôn giáo họp tại Chicago vào tháng 9 năm 1993. 

Cuốn phim này cũng được trình chiếu trên các băng tần của đài truyền hình BBC tại Anh và PBS tại Hoa Kỳ. Vàanh Nguyên Phong đã gửi cho tôi bài viết của ký giả Allan Ereiracùng với cuốn phim tài liệu này. Càng xem, càng đọc bài viết vềnhững lời nhắc nhở của người Kogi, tôi càng thấy rằng những điềungười Kogi biết rất chính xác về những lợi dụng quá đáng của loàingười, làm ô nhiễm môi sinh, làm hủy họai môi trường sống khôngchỉ đối với loài người, mà với cả muông thú, cỏ cây. 

Nếu nhữngđiều này đã đúng thì: “loài người sắp bước vào một thảm họa rấtlớn từ trước đến nay chưa hề xẩy ra” chắc cũng sẽ đúng.Vậy thảm họa đó là gì, khi nào sẽ diễn ra? Đó là nỗi ám ảnh khôngrời trong lòng tôi. Rồi biến cố 911 ào đến là kết quả của những hậnthù giữa con người với nhau. Rồi sóng thần Sunami từ biển đổ vào bờ biển Thái Lan và Ấn Độ, cuốn đi nhà cửa và hàng trăm ngànngười, giữa lúc họ đang an hưởng sự phong phú của thiên nhiên, của cuộc sống. Rồi bão tố và cuồng phong Katrina ập vào bờ biểnnước Mỹ, gây nên cảnh lụt lội rộng lớn cuốn đi bao nhiêu nhà cửa,ruộng vườn, tàu bè, xe cộ. Tai biến đổ lên nước Mỹ, vùng đấttượng trưng cho sự giàu mạnh và văn minh nhất của nhân loại, nhưmột cảnh báo cụ thể, một sự trừng phạt trước sự hung hăng, kiêumạn về “văn minh” của con người.Phải chăng đó là những thảm họa mà “Những Người Anh” đã cảnh báo. 

Như thế đủ chưa, hết chưa hay hãy còn có những tai họa nào sẽ diễn ra trong tương lai? Hãy nhìn những đoàn xe nối đuôi nhau bất tận trên xa lộ, mỗi xe ít nhất là 5 chỗ ngồi, thường chỉ có 1 người trong xe. Vì muốn có tự do tuyệt đối, tiện nghi tối đa, con người đã phung phí tài nguyên của quả đất như thế nào? 

Những tờ báo hàng ngày hàng trăm trang, với rất nhiều bài viết về những lãnh vực khác nhau, thường chỉ được người đọc xem qua loáng thoáng ở những phần mình ưa thích. Các mục khác, hầu như cả tờ  báo còn nguyên vẹn, được liệng vào thùng rác. Để có những trang báo ấy, bao nhiêu cánh rừng đã bị khai quang. Và ai cũng biết,rừng cây không chỉ cho chúng ta gỗ, lá, mà chính rừng cây là nơi sản xuất dưỡng khí làm tươi mát, nuôi sống cho cuộc đời này.Rừng là lá phổi của muôn loài trên hành tinh này. 

Mới chỉ thoáng nghĩ như thế, chúng ta càng kinh hoàng trước những lời nhắc nhở kia. Sự suy nghĩ đó càng sâu, tôi càng thấy giữa anh Nguyên Phong và chúng tôi như có chung một mối lo đượm nhiều sự huyền diệu, lạ kỳ.Từ đó, nhân hôm anh Nguyên Phong xuống thăm chúng tôi, một số bạn bè trong nhóm tu học, cùng đến. Chúng tôi nài nỉ anh Nguyên Phong cho chúng tôi một cuộc đàm thoại. Anh ngần ngại mãi mới khiêm tốn nhận lời. Vấn đề trên lại được mang ra thảo luận. Người nghe không chỉ có những người lớn tuổi như chúng tôi, mà còn có cả thành phần trẻ, những người được sinh ra, lớn lênvà trưởng thành ở Mỹ này. Anh nói bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Vì “vấn đề bao quát quá, xin được thu hẹp trong phạm vi thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày”. 

Sau nhiều thí dụ rất cụ thể, anh kết luận rằng: “Xã hội Mỹ làm gì cũng muốn đốt giai đoạn,làm thật nhanh để mau có lợi. Trong việc chăn nuôi, để mau có kết quả, người Mỹ đã trộn nhiều hóa chất vào thực phẩm gia súc, nhất là trong kỹ nghệ nuôi bò. Sau đó khi chúng ta ăn thịt những gia súc ấy, đương nhiên chúng ta cũng tiếp nhận những ảnh hưởng của những hóa chất kia. Những con trẻ dùng thực phẩm này, cũng lớn nhanh hơn bình thường. Thân xác các em phát triển sớm, nhưng trí tuệ thì không phát triển kịp, do đó đưa đến những xáo trộn nếp sống, xáo trộn xã hội…”. Nghe anh nói đến đây, tôi nghĩ đến một danh từ thường được sử dụng trong xã hội này: terrible teenager và những chuyện phiền hà, bi thảm, những cuộc thảm sát tại các trường học do trẻ nhỏ gây ra; những “bà mẹ-trẻ con” bất đắc dĩ khi mới vừa xong tiểu học . .

Cũng trong dịp này, nhà văn Nguyên Phong cũng kể một câu chuyện của một người mê nhậu nhẹt như sau:“…anh ta rất khoái nhậu món lươn um. Như thường lệ, trước khi làm sạch nhớt, anh ta bỏ con lươn vào một chậu nước sôi, rồi dùng cái que nhỏ dìm con lươn xuống nước.

Con lươn cố vùng vẫy để cái bụng trồi lên khỏi mặt nước nóng. Dìm nhiều lần như thế, nhưng cái bụng con lươn vẫn cứ trồi lên. Sau vớt con lươn ra, mổ bụng nó ra mới hay là con lươn đang có mang. Có lẽ nó đã cố gắng trồi cái bụng lên để con nó trong bụng khỏi chết chăng?”

Sau câu nói này, anh Nguyên Phong đã ngồi im, mọi người nghe cũng ngồi im, nhưng rất nhiều người đã đầm đìa những lệ. Trong giây phút ngập tràn xúc động này, anh Nguyên Phong đã nói: “Mọi sinh vật đều tham sống, sợ chết, chúng cũng có tình thương, tình mẫu tử chứa chan. Con bò trước khi bị đẩy vào lò sát sinh cũng đã cố ghì bước lại và hai hàng nước mắt chảy. Những  giờ phút đó, nỗi oán hận ngập tràn. Nỗi oán hận đó tiêu tán đi đâu? Nỗi oán hờn đó thấm vào từng tế bào của thân thể nó. 

Khi chúng ta ăn những miếng thịt mang nỗi oán hận này, nỗi oán hận nhiều hay ít đã tạo nên những độc tố chống lại cơ thể chúng ta. Phải chăng đó là nguyên nhân gây nên những chứng bệnh hiểm nghèo mỗi lúc mỗi lạ trong cuộc sống của xã hội chúng ta?
Tuy chưa có một cuộc nghiên cứu khoa học nào chứng minh đầy đủ điều này, nhưng cứ lấy cá nhân mình mà suy xét, tôi tin rằng mình dùng sự khôn lanh, tàn bạo để ăn thịt những động vật khác là một sự không công bằng. Oán oán chập chùng, muôn loài bị con người
tàn sát, chắc không để chúng ta yên đâu. Đức Phật, một vị toàn giác, cũng đã khuyên chúng ta nên ăn chay. Trong tinh thần ấy, cá nhân tôi, gia đình tôi, cũng như đại gia đình của chúng tôi từ song thân tôi, anh em tôi, hầu như tất cả đều ăn chay. Chúng tôi ăn chay từ ngày còn bé.”  

 Nghe thế, những người lớn, những người có tuổi, từng lên chùa,tìm đọc kinh Phật thì đồng ý rất dễ dàng. Nhưng có một vài thanh niên đặt câu hỏi: “Tôi thấy chú nói như thế thật hay. Nhưng có lẽ chú làm được, các bác làm được. Chúng cháu còn trẻ, học hành và chơi thể thao, cần rất nhiều nhiệt lượng, sợ ăn chay không đủ chất bổ, khó theo được cách ăn uống này.” Anh Nguyên Phong tươi cười đáp: “Đừng lo. 

Nhiều người cũng đã lo như thế. Hãy lấy cá nhân tôi để chứng minh. Tôi làm việc cho Boeing ít nhất 10 tiếng một ngày. Cuối tuần nhiều khi phải cùng ông giám đốc công ty đi thăm viếng các nơi. Tối về nhà tôi đọc và dịch sách, hoặc soạn bàigiảng hay xem xét các bài vở cho các sinh viên làm luận án với tôi.Đặc biệt, không ngày nào tôi không phải nghiên cứu và học thêm. Những dữ kiện mới lạ tràn ngập. 

Không học, đứng yên là bị đào thải ngay, còn mong gì chỉ huy được ai nữa. Thường tôi không bao giờ ngủ trước 12 giờ. 6 giờ sáng tôi đã dậy, ôn tập các bài võ.”Anh Nguyên Phong chỉ nói đơn giản thế thôi, nhưng trên thực tế, anh là một trong số rất ít nhân vật quan trọng, đã có những đóng góp cụ thể và to lớn vào sự canh tân và phát triển của hãng Boeing, hãng đóng máy bay lớn nhất hoàn cầu này. Trong bản tin nội bộ của công ty, ISSUES, phát hành thàng 1 năm 1996, có đặc biệt vinh danh 2 người như sau:
“Two people, one the architech of the Boeing’s Intranet and the other an expert in the field of software process improvement, have named Associate Technical Fellows of the Boeing Company for 1997.” Bài báo do Paul Swortz viết, nói rõ hơn về những phát minh quan trọng của khoa học gia Nguyên Phong như sau: “Vu joined Boeing in 1987 working as a senior computing analyst on CATIA systems supporting the development of the 777. 
He now works in sofware Engineering Research and Technology, leading companywide sofware improment process and consulting in sofware engineering disciplines.(…) He was lead 
engineer on the Tomahawk cruise missile navigation system and was technical manager of avionic systems for the F-15 fighter and  AH-64 Apache helicopter. During his time at Boeing, Vu has gained a reputation as one of the world's expert on the Capability Maturity Model, a tool used to measure the effectiness of sofware processs. He also co-author of the company's Advanced Quality System, which helps Boeing identify, select and establish relationships with suppliers and the standard used by BCG for subcontractor management. Vu lives with wife and two children. He also works with the terminally and is a fourth-degree black belt in karate”.

Một người thành đạt như thế, hữu hiệu như thế, và lành mạnhnhư thế, thường thì, dù cố gắng, không khỏi có những sự tự tin,tự mãn và kiêu hãnh, nhưng ở anh Nguyên Phong thì không, hoàntoàn không.

Bởi hàng ngày anh đều nghiêm khắc và trân trọng làm lễ sám hối. Anh nói: “Và một điều nữa tôi không bao giờ quêntrước khi đi ngủ là để tâm rất thanh tịnh làm lễ sám hối.. Sám hối những sai lầm dù vô tình hay cố ý mà ta đã gây ra trong ngày. Lễvới tâm thanh tịnh còn là để giải trừ lòng kiêu mạn của chính ta. Nếu ta xét trong ngày chúng ta đã không có lỗi gì, thì lễ sám hối đểtiêu trừ những lỗi lầm từ ngàn vạn kiếp của chúng ta từ vô thủy đến nay. Trong mịt mù của tiền kiếp, biết bao lỗi lầm chúng ta đã gây ra. 

Chính sự kiêu mạn là nguyên nhân của những hiểu lầm,oán ghét, hận thù, tạo ra những tranh chấp trong cuộc sống. Chiếntranh cũng từ đó mà phát sinh. Nỗi thống khổ của loài người phảichăng cũng từ lòng kiêu mạn mà bành trướng?” Nói rồi, sau một phút lặng yên, không có ai có ý kiến gì thêm nữa, anh Nguyên Phong nghiêm trang thỉnh ba tiếng chuông.

 Tiếng chuông trong veo ngân tỏa. Anh Nguyên Phong chấp tay, cúi đầu sát đất, xá tấtcả mọi người, khiến ai nấy đều cung kính xá lại, tạo cho sự kết thúc buổi sinh hoạt một vẻ trang trọng, khiêm cung, tương kính và thương yêu bao trùm tất cả mọi người và cảnh vật xung quanh. Ainấy bỗng như vừa tìm thấy một hạnh tu thật đẹp đẽ, giản đơn và 
cũng thật là bình đẳng, phù hợp với nếp sống hiện tại, mà vẫn không hề đi ngược lại những lời giáo huấn của Đấng Như Lai.
 oOo
Hơn 20 năm quen biết một người. Đọc trên dưới 2000 trang sách của người ấy dịch, phóng tác và viết ra, chính cá nhân tôi đã họcđược từ người ấy nhiều lắm, từ những kiến thức hiện đại cũng như cách ứng xử trong cuộc sống, khiến tôi không thể không viết về người ấy. Đành rằng sau cuộc đổi đời chua chát năm 1975, quanh ta biết bao nhiêu những điều trái tai gai mắt làm cho chúng ta chán ngán, buồn lòng; nhưng trong lặng lẽ, chúng ta cũng đã chứng kiến biết bao nhiêu nghĩa cử đẹp đẽ, bao nhiêu nỗ lực bền bỉ và âm thầm từ những gia đình, từ những cá nhân cố gắng làm nên. Nói về cái xấu thì đã có nhiều người viết, bây giờ có ai nói thêm tưởng cũng chẳng ích chi. Riêng tôi, tôi muốn nói về cái hay, cái đẹp,như những viên ngọc quý trong cộng đồng chúng ta, tuy lặng lẽ nhưng đáng trân quý biết là bao nhiêu.

Dù biết rằng viết như thế là phạm vào một lỗi lầm, làm sứt mẻ một phần nào tính khiêm cung của những người ấy, nhất là của tác giả Nguyên Phong. Nguyên Phong, một luồng
-gió tinh-khôi lành mạnh đã và đang thổi vào nếp sinh họat của chúng ta nơi hải ngoại và lặng lẽ thẩm thấu đến mọi phương trời, làm mới những suy nghĩ cho những ai tìm đọc được sách của anh, thấy được lời chỉ dạy của Đấng Như Lai. 

Bài viết này như khêu lên một ngọn đèn tuy nhỏ bé nhưng hy vọng lần lượt sẽ có những ngọn hải đăng sáng rỡ hơnđược thắp lên làm tan đi bóng tối hận thù, độc ác và lừa dối, cũngnhư bớt đi những hệ lụy thấp hèn từ bao lâu nay đã bao phủ lên dân tộc và cộng đồng chúng ta. Bao lâu còn có những luồng gió lành mạnh ấy thổi lên, còn có nhiều người đón nhận, còn những kẻ“khêu đèn, tiếp lửa” thì tôi vững tin rằng dân tộc chúng ta chắc chắn sẽ hồi sinh. 

Trong tinh thần ấy, tôi cũng xin cúi đầu đảnh lễ bốn phương trời, mười phương đất, xin tất cả chư vị độc giả cũng như bằng hữu xa gần, đại xá cho những vụng về, thiếu sót khi tôiviết bài này. Cũng mong anh Nguyên Phong xin đừng phiền trách.
Biography:
 John Vu is senior principalscientist at Boeing’s SofwareEnginering Reseach anhTechnology. He has more than 20years of experience as softwareengineering and project manager;he is currently the lead on softwareprocess improvement in Boeing.
 Ngoài công việc chính tại Boeing,ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và làkhoa học gia (Senior Scientist) tạiđại học Carnergie Mellon University và Seattle University.
Ông còn đi dạy tại một số đại họcquốc tế khác tại Trung Hoa, NamHàn, Nhật Bản, Ấn Độ về lãnh vực Softwave Engineer.
Ông cũng vừa cho xuất bản cuốn sách giáo khoa Software Engineer bằng Hoa ngữ, (do
 một số học trò của ông soạn, dịch từnhững bài giảng của ông.). Cuốn sách này là tài liệu giáo khoachính của rất nhiều đại học Trung Hoa hiện nay.
Phan Lạc Tiếp
16 tháng 5 - 15 tháng 8, năm 2006.




Do Thi Thuan 
FREE MẸ NẤM

__._,_.___

Posted by: Thuan Do 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List