( Thì ra
ở đời , dù sống trong môi trường tồi tệ nhất ,
vẫn còn có người tốt - mà
đặc biệt là người tốt này lại là người nghèo !
Xin bà con ủng hộ tinh thần
ông Nguyễn văn Lâm và ông Phúc .
Và nếu có dư giả một
chút nên góp với ông - dù kh^ng nhiều -
trong công việc bác
ái đặc biệt này . )
On Friday, September
6, 2019, 5:47:32 PM GMT+2, GocKhuat Tam Hon <> wrote:
Subject: Người đàn ông ‘nhặt’ gần trăm đứa trẻ bị bỏ rơi
đem về nuôi
Người đàn ông ‘nhặt’ gần trăm đứa trẻ bị bỏ
rơi đem về nuôi
ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Tính đến nay đã hơn 11
năm, gần một trăm đứa trẻ nhặt từ nghĩa trang, bãi rác, lề đường đủ hoàn cảnh:
đứa mất cha hay mẹ bị ung thư, đứa dị tật chẳng ai dám nhìn… đã được ông cưu
mang, thương yêu nuôi dưỡng.
Ngồi
giữa đám trẻ đùa nghịch vui cười, ông Nguyễn Văn Lâm (47 tuổi), người quản lý
Mái Ấm Phúc Lâm (ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) cười hiền kể lại
với báo Thanh Niên ngày 23 Tháng Tám, 2019, chuyện những ngày đầu làm “cha” của
hơn 90 “con.”
Một
chiều cách đây 11 năm, trên đường đi làm về, ông Lâm thấy nhiều người vây quanh
một bãi rác. “Tò mò, tôi đến xem thì thấy một đứa trẻ đỏ hỏn nặng chừng một kg,
kiến bu cắn nát cả mặt mày, tay chân. Không ai dám động vào, cũng không ai nghĩ
đứa bé có thể sống sót, thế nhưng tôi ào đến ôm bé đưa vào bệnh viện. May thay,
đứa trẻ được cứu. Đó là bé đầu tiên tôi ‘liều mạng’ mang về,” ông Lâm nhớ lại.
Ông
Lâm mang đứa trẻ về nhà. Do còn độc thân, ông ngại ngùng kêu tài xế taxi chạy
thẳng đến cửa nhà mới dám xuống xe, vì sợ hàng xóm bàn tán. Ông kể lại với mẹ
mình về việc nhặt được đứa trẻ. Bà cụ không tin, cứ tưởng con ông nhưng rồi
cũng dần hiểu chuyện.
“Tròn
một tháng sau, cũng trên đường đi làm về, tôi lại nghe tiếng khóc ở bãi cỏ ven
đường. Vậy là có đứa con thứ hai. Đúng một năm sau, tôi nhận được điện thoại từ
một ông không quen biết nói với tôi về việc một bà mẹ trẻ vừa sinh con sẽ bỏ đứa
bé vào ngày mai. Tôi không nhận, vì hai đứa trẻ ở nhà đã là chuyện tôi chưa bao
giờ nghĩ tới. Nhưng ông ta vẫn gọi, hai cuộc rồi năm cuộc. Tôi không đành lòng
làm ngơ, chạy vào bệnh viện nhận đứa bé ngay kịp lúc nó bị bỏ đi…,” ông Lâm kể.
Nghĩ
mẹ sẽ phản đối, ông Lâm đi tìm phòng trọ bên ngoài, thuê bảo mẫu chăm đứa trẻ.
Thế rồi mọi thứ cứ như an bài, khi ông chạy bộ tập thể dục vào sáng hôm sau, có
tiếng khóc bên lề đường níu chân ông lại. Thêm một đứa trẻ nữa bị bỏ rơi. Ông bấm
bụng thuê phòng trọ thứ hai, thuê thêm người bán bánh mì gần đó trông giữ. Mãi
sáu tháng sau, ông mới đánh liều tâm sự với mẹ.
Chẳng
ngờ, mẹ ông bà cũng yêu những sinh linh bé bỏng bơ vơ tự bao giờ. Kể từ đó, bốn
đứa “con” về chung nhà tôi. Và cũng từ đó, những đứa “con” cứ lần lượt “tìm đến”
ông. Nhiều bé bị bỏ ngay trước cửa nhà, với hình hài dị tật chẳng ai dám nhìn.
Nhiều bé đẻ rớt trong bồn cầu, cha tự tử bỏ lại, mẹ ung thư thời kỳ cuối,… bất
kỳ lúc nào, bất kể ở đâu ông cũng đều chạy đến đem về cưu mang.
Đồng
hành cùng ông Lâm từ đứa bé đầu tiên là ông Nguyễn Văn Phúc, em trai ông. Hai
người đàn ông độc thân chăm trẻ sơ sinh bằng cách học từ trên mạng và sách kỹ
năng nuôi dạy trẻ.
“Nhưng
khó khăn hơn nữa là chuyện kinh tế. Anh em tôi có thu nhập chính từ một công ty
bảo vệ, nhưng không thấm vào đâu khi phải nuôi quá nhiều con. Một ngày của tôi
bắt đầu từ 2 giờ rưỡi sáng. Vừa ra khỏi giường là tôi lo đi hầm cháo, khuấy bột
để kịp cho các cô bảo mẫu sáng sớm đến cho các con ăn. Đến rạng sáng thì ra chợ
đầu mối đẩy dù thuê cho tiểu thương, rồi giữ xe cho người đi chợ. Ban ngày,
chúng tôi lo việc công ty. Tối đến lại đi tính tiền, rửa ly, pha chế cho một
quán cà phê đến 10 giờ đêm mới trở về nhà lo cho các con…,” ông Lâm kể về quãng
thời gian làm việc hơn 20 tiếng/ngày.
Đỉnh
điểm khó khăn là những năm 2014-2016, trung bình có đến 2-3 trẻ bị bỏ
rơi/tháng. Trong khi đó mái ấm thì cũ kỹ ngày càng ọp ẹp, dột nát đủ bề.
“Hiểu
những gì tôi đang làm, mẹ dành toàn bộ đất quanh mái ấm cho tôi. Mặc tôi không
nhận, mẹ vẫn cương quyết ‘tặng cho mái ấm’ để tôi không thể từ chối. Chẳng đợi
mẹ nói gì thêm, tất cả anh em đồng lòng để một nửa tài sản cho tôi, chung tay
xây lại mái ấm. Những gì các con đang ở, đang sống ngày hôm nay, mình tôi không
thể nào làm được,” ông Lâm xúc động nói.
Tháng
Tám, 2017, mái ấm được xây dựng khang trang hơn. Thế nhưng mới dọn vào ở được
10 ngày thì bị chập điện phát cháy thiêu rụi tất cả đồ đạc, may mắn không có ai
bị thương.
“Nhưng
trong cái rủi có cái may. Ròng rã chín năm rưỡi tôi lặng thầm cưu mang các con.
Sau trận cháy, một đứa cháu viết bài đưa lên mạng xã hội, xin sự giúp đỡ về quần
áo, tập sách cũ cho các con đi học. Thế rồi bài viết được chia sẻ rầm rộ, đông
đảo mạnh thường quân tìm đến mái ấm hỗ trợ. Nhờ vậy đến nay đã có 90 trẻ được ở
dưới mái nhà chung, trong đó có 38 trẻ sơ sinh nằm nôi, còn lại đều được đến
trường đúng tuổi,” ông Lâm cho biết.
Niềm
vui của ông Lâm giờ đây đơn giản chỉ là nhìn các con yên vui, khỏe mạnh và mình
còn có đủ sức để dang tay cưu mang thêm những đứa trẻ không may mắn. Điều này
cũng thể hiện qua cách ông đặt tên cho bọn trẻ. Từ đứa con thứ hai, tất cả
chúng đều có cái tên chung là “Nguyễn Hoàng Phúc…”
Ông
Lâm giải thích: “’Hoàng’ là huy hoàng, ‘phúc’ là hạnh phúc. Đó là tất cả những
gì tôi mong mỏi cho các con sau này.” (Tr.N)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment