( Thưa rằng : những chuyện rủi ro ( không may bất
ngờ ) thì có nhiều lắm
nhất là thời chiến
tranh , mà nhất là trong thời Cộng sản !
Nó làm tan nát
đời bạn , và cả đời con cháu bạn nữa !
Nhân tiện , xin mời
nghe một câu chuyện liên hệ , do bạn tôi kể lại :
" Tôi làm nghề dậy học , kể từ khi ra trường ( 1945 ) đến 1975 .
Vào
khoảng 1949, bị Tây bắt ( thời kháng Tây , mà ) làm phu phen ,
không
bị đánh đập , nhưng lúc được thả ra cũng rã rời cả tinh thần lẫn vật chất .
Chính quyền Việt minh vẫn cho đi dậy lại . Nhưng họ lại nghi là Pháp thả
về là để dùng tôi như mật vụ . Và họ , VIệt minh - luôn luôn chủ
trương giết lầm còn hơn tha lầm - nên quyết định thủ tiêu tôi - bằng cách -như thường lệ , không tốn đạn , không tòa án gì cả - bịt mặt , thọc
tiết , cho trôi sông . May thay , một người trong đám hành hình , là một phụ
huynh học sinh tốt , tìm cách cứu thoát,và khuyên nên tìm cách " vào
thành " (nghĩa là
vào vùng quốc gia ) . Vào vùng quốc gia , đi dậy lại , Đến
nghỉ hè 1954 ,
nghe tin vụ chia đôi đất nước , vội tìm cách đưa
gia đình (càng sớm càng tốt ) đến Hải phòng , đây là nơi thuận
tiện nhất để đi vào Nam ; bởi lẽ ,nơi tôi dậy học , muốn tới
Hải phòng , xe đò phải đi qua mấy cái cầu phao do quân đội làm - Nếu
chậm chân , hoặc vì lý do chiến sự nào đó , cầu phao hư , thì kẹt lại và đời
tàn (A) . Đến Hải phòng , trong khi mọi người còn nhẩn nha
- vì còn cả mấy trăm ngày mới thực hiện hiệp định chia đôi đất nước cơ
mà ! , Thì tôi - nhân bộ giáo dục Sài gòn cần gấp một số giáo chức
- xin xung phong vào Nam ngay .
Tôi là một trong số người vào Nam đầu tiên !
Cho đến năm 1975 , tháng tư , ngày 27 , 11 giờ đêm , do một cơ
may , Trời giúp , cả gia đình được leo lên một phi cơ vận tải đi
thoát Việt Nam - nhìn qua cửa sổ máy bay , phi trường Tân sơn nhất đang
bị pháo kic'h .
Có thể đây là chiếc máy bay
cuối cùng được cất cánh ! Máy bay quân sự không có gắn
cách âm accoustic , tai gần như bị điếc ,
nhưng biết mình một lần
nữa thoát khỏi địa ngục ! (A) như bao nhiêu triệu
người đã quá tin chúng ! "
Bài học
xương máu , rút ra từ những chuyện này , là :
"
Cộng Sản trên toàn thế giới , là những kẻ tòan nói dối và lật lọng .
( chính những nhân
vật đầu não Cộng sản cũ , có kinh nghiệm ,đã nói vậy )
Không bao giờ
nên tin chúng . Càng lánh xa chúng , càng xa , càng sớm,
càng
tốt . "
----- Forwarded
Message -----
From: Dung Le
Sent: Wednesday, October 2, 2019, 11:55:36 AM CDT
Subject: Fw: [ykhoahue] CHUYỆN HÀ NỘI [1 Attachment]
----- Forwarded
Message -----
From: Andrew Vu
To: Andrew Trong Vu <
Sent: Wednesday, October 2, 2019, 10:07:41 AM CDT
Subject: [ykhoahue] CHUYỆN HÀ NỘI [1 Attachment]
[Attachment(s) from Andrew Vu included below]
Subject: CHUYỆN HÀ NỘI
Day la chuyen cua mot nhan vat noi tieng cua
Hanoi khi xua. Vi nghe theo du gio cua CS o lai Hanoi khong di cu nen lanh du.
Ong la chu cua nhac sy Tham Oanh. Vo ong la chi em ruot voi bà Hoang Xuan Han.
Nam 1980 ong ba sang duoc Paris chua benh, duoc ong ba HX Han cho o nho mot
appartement cua ong Han. Ca hai sau nay deu chet tai Paris.
Bonne lecture !
Than ai
CHUYỆN HÀ NỘI
FB Ngô Nhật Đăng
Người Hà Nội cũ quanh
phố cổ mấy ai mà không biết cái hiệu thuốc Tây có tên 8-3 của Công ty dược phẩm
Hà Nội gần vườn hoa Bà đầm xòe sau 54 gọi là vườn hoa Cửa Nam, những năm 75,
76…nhà thuốc này và ở ngôi nhà bên cạnh rất đông người đến lấy thuốc có cái tên
hơi lạ :“vi lượng đồng căn” chữa bệnh hen suyễn và vẩy nến, lạ hơn là người bốc
thuốc không bao giờ lấy tiền. Người ta chỉ biết ông bà là công chức “thu dung”
của chế độ cũ, ông làm ở nhà thương Phủ Doãn còn bà ở nhà thương phụ sản còn
gọi là bệnh viện C. Không hiểu sao tôi rất thích từ “Nhà thương”, một từ phổ
biến sau này bị đổi thành “Bệnh viện” nhưng những người già vẫn dùng từ nhà
thương như : Nhà thương Phủ Doãn, nhà thương Khách (của người Hoa trước 54, sau
này gọi là bệnh viện Hòe Nhai)…
Mấy ông già ở phố nhà
tôi bảo : Ông ấy được gọi là Clark Gable vì đẹp trai và để bộ ria giống nhân
vật chính trong bộ phim khét tiếng “Cuốn theo chiều gió” làm dậy sóng Hà Nội
hồi trước 54. Bố tôi nói với tôi : Ông ấy tên là Thẩm Hoàng Tín học dược ở
Paris, còn là Thị trưởng Hà Nội từ năm 50-52.
Một lần theo Thầy ra
ngắm bóng nắng của cây Tháp Bút vào ngày Đoan Ngọ (vào ngày này đúng giờ Thìn
bao giờ bóng của Tháp Bút cũng chấm vào đúng Đài Nghiên trên cổng vào đền Ngọc
Sơn), Thầy tôi nói : Cây cầu Thê Húc này là do ông Thẩm Hoàng Tín cho xây lại
sau khi Hà Nội bị tàn phá bởi “tiêu thổ kháng chiến” cùng với rất nhiều khu nhà
bị đổ nát chỉ còn gạch vụn, Thầy tôi nói thêm : “ Ông Tín có công rất lớn trong
việc xây dựng lại Hà Nội” rồi thở dài.
Sau này tìm hiểu về
Thẩm Hoàng Tín tôi biết thêm ông còn là con nuôi cụ Hoàng Huân Trung Chủ tịch
hội Khai Trí Tiến Đức. Chữ Hoàng trong tên ông là vì lý do này, cụ Hoàng Huân
Trung lại là cha của Đô đốc Hoàng Cơ Minh người sáng lập phong trào kháng chiến
tiền thân của đảng Việt Tân.
Vậy sao ông Tín lại ở
lại mà không di cư vào Nam ?
Ngày đó trước làn sóng
di cư ồ ạt, ông Hồ Chí Minh lo lắng bởi những nhà tư bản, chủ xưởng, chủ nhà
máy…sẽ mang của cải ra đi, ông phái ông Nguyễn Duy Trinh vào Hà Nội gặp Thẩm
Hoàng Tín, khen ngợi một người có tấm lòng “vì dân, vì nước” và mong muốn ông
Tín ở lại và vận động những người “hằng tâm hằng sản” cũng ở lại để xây dựng
đất nước đã được độc lập.
Ông Tín chấp nhận ở
lại với cam kết tài sản của ông và của những người “tư sản dân tộc” sẽ không bị
tịch thu. Rất nhiều người giàu cũng ở lại, họ nói “ Ông thị trưởng còn ở lại
kia mà”, phần đông nghĩ dù Việt Minh cộng sản thì cũng là người Việt, có lẽ
nào….
Và cái chuyện “Có lẽ
nào ?” đã xảy ra. Chỉ kể riêng chuyện ông Tín.
Chuyện kể rằng, khi bị
"kiểm kê" tài sản, dù ông Tín trước đó đã "tự nguyện hiến
tặng" một số tài sản như nhà và xe. Ông Tín tìm gặp ông cụ để thắc mắc,
ngài kịch sĩ vĩ đại gọi đàn em lên trách móc, vị đàn em nói : "Nhưng đó là
ý nguyện của nhân dân". Lãnh tụ quay sang nói với khổ chủ :
- Chú thấy đó, đã là ý
nguyện của nhân dân thì bác cũng chịu.
Và ông Tín cũng phải
chịu. Sau này, đến năm 1980 ông Tín sang Pháp với con cái để “chữa bệnh” và mất
ở Paris.
Ps : Ông bạn vong niên
(sinh năm 1952) của tôi là con một nhà tư sản ở lại theo lời khuyên của ông
Thẩm Hoàng Tín, ông “tư sản” này có một xưởng sửa chữa ô-tô vào loại lớn nhất
miền Bắc. Năm 58, khi chứng kiến một cuộc biểu tình trên đường phố hô khẩu hiệu
: “ Đả đảo Ngô Đình Diệm !”, đứng trên vỉa hè ông “ngứa mồm” nói : “ Ông Diệm
làm gì mà đả đảo người ta?”.Thế là, nhanh như chớp, hai người đứng sau lưng ông
bẻ quặt tay ông lại và dẫn đi, khi ra tù thì ôi thôi, tài sản đã bị tịch thu
bởi ông chủ nó là “phản động”. Khi kể chuyện này với tôi, con trai ông giờ là
một anh thợ cạo trên vỉa hè (gần cái garage của ông bố) chỉ cười như mếu. Anh
là một Catholic chân chính nên không biết văng tục.
Ảnh : Ông bà Thẩm
Hoàng Tín (năm 1952)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment