KHẨU NGHIỆP: NGHIỆP NẶNG
NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI
1.
NÓI NHỮNG LỜI TỔN THƯƠNG
Lời
nói không giống con dao, nhưng nó lại là thứ làm người khác đau như bị dao cứa
vào cơ thể. Lời nói có thể an ủi, động viên nhưng cũng có thể đẩy người khác
đến bờ vực thẳm. Bởi vậy nên hãy học cách ăn nói, suy nghĩ trước sau. Đừng bao
giờ làm tổn thương người khác rồi nói lời xin lỗi thế là xong.
Nhưng người ăn nói lỗ mãng, không biết tôn trọng người khác thì có ngày hại chính bản thân của mình. Vậy nên không muốn mất đi phúc đức thì nhất định phải biết sửa cái miệng.
Nhưng người ăn nói lỗ mãng, không biết tôn trọng người khác thì có ngày hại chính bản thân của mình. Vậy nên không muốn mất đi phúc đức thì nhất định phải biết sửa cái miệng.
Thí dụ: Đừng mắng chửi người khác bằng những lời lẽ như "đồ mất
dạy", "thằng mất dạy" vì những lời mắng chửi như vậy không chỉ
nhắm vào đối tượng mà cả cha mẹ của đối tượng. Anh chị không nên mắng em
"thằng mất dạy, con mất dạy", vì mắng như thế là tự mắng cha mẹ mình.
Tương tự, cha mẹ mắng con "mất dạy" là tự mắng mình.
2.
NÓI DỐI, BỊA CHUYỆN
Trên đời này, điều độc ác nhất chính là bịa chuyện, nói xấu người khác
nhằm gây ly gián, mưu lợi cho bản thân. Tuyệt đối đừng bao giờ nói xấu sau lưng
người khác, cũng đừng bao giờ bịa chuyện từ xấu thành tốt, từ tốt thành xấu để
lừa dối người khác. Hãy thành thật, trung thực với những gì mình có.
Độc ác không kém là những người thuộc thành phần “đạo thính nhi đồ thuyết”, nghe người khác kể chuyện, không rõ thực hư, lại đi loan truyền câu chuyện đó đến nhiều người khác, có khi còn thêm mắm thêm muối. Đến khi rõ thực hư, biết mình đã tiếp tay kẻ nói dối, phun nọc độc hại người vô tội thì quá muộn.
Trên đời này không thiếu những kẻ chuyện không nói thành có, chuyện có nói thành không. Chuyện thật đời thường: Một cụ cao niên, chủ một tờ báo, sợ không đủ sức chăm sóc bèn sang tờ báo cho cô em. Nghỉ ngơi gần một năm, thấy khỏe, tiếc của muốn lấy lại. Thay vì gặp cô em để dàn xếp, thương lượng cụ hô hoán với hàng xóm rằng "cô em tôi giựt tờ báo của tôi trong khi tôi bệnh nặng phải nằm bệnh viện". Sự thật: cụ chẳng nằm bệnh viện ngày nào và chẳng có ai cướp giựt tờ báo của cụ cả.
Độc ác không kém là những người thuộc thành phần “đạo thính nhi đồ thuyết”, nghe người khác kể chuyện, không rõ thực hư, lại đi loan truyền câu chuyện đó đến nhiều người khác, có khi còn thêm mắm thêm muối. Đến khi rõ thực hư, biết mình đã tiếp tay kẻ nói dối, phun nọc độc hại người vô tội thì quá muộn.
Trên đời này không thiếu những kẻ chuyện không nói thành có, chuyện có nói thành không. Chuyện thật đời thường: Một cụ cao niên, chủ một tờ báo, sợ không đủ sức chăm sóc bèn sang tờ báo cho cô em. Nghỉ ngơi gần một năm, thấy khỏe, tiếc của muốn lấy lại. Thay vì gặp cô em để dàn xếp, thương lượng cụ hô hoán với hàng xóm rằng "cô em tôi giựt tờ báo của tôi trong khi tôi bệnh nặng phải nằm bệnh viện". Sự thật: cụ chẳng nằm bệnh viện ngày nào và chẳng có ai cướp giựt tờ báo của cụ cả.
Thêm một chuyện xảy ra ở đời thường về việc nói dối, bịa chuyện: Hai chị
em không hợp tính tình, cô em tuổi đã trưởng thành dọn ra riêng từ lâu. Người
chị chẳng nuôi cô em ngày nào, thế mà khi có ai hỏi đến lại than thở khóc lóc
rằng “vì chữ hiếu với mẹ tôi nên tôi nuôi nó ăn học thành tài, dựng vợ gã chồng
cho nó”. Bà còn trách móc cô em rằng “cô ơi, cô đã làm cho tôi bị người ta chửi
cha mắng mẹ!” Sự thật: Bà chẳng nuôi cô em ngày nào, cô em tự lập gia đình,
cô chẳng làm gì để ai chửi cha mắng mẹ anh cô và cũng chẳng có ai chửi cha mắng
mẹ anh cô cả.
3.
NÓI LỜI CAY NGHIỆT VÌ OÁN HẬN
Con
người có xu thế khi gặp chuyện không may, khi gặp những khó khăn thì họ thường
đổ lỗi tất cả, oán trách số phận, trách Trời trách Phật.
Hãy nhớ rằng đã là cuộc sống thì nhất định phải có những khó khăn, vấp phải những mất mát trong đời cũng không có gì gọi là bất công. Bởi vì Phật đã giảng dạy về nghiệp báo rằng mỗi con người đều phải gánh chịu nghiệp báo cho những hành vi, ý nghĩa bất hảo từ kiếp trước.
Hãy nhớ rằng đã là cuộc sống thì nhất định phải có những khó khăn, vấp phải những mất mát trong đời cũng không có gì gọi là bất công. Bởi vì Phật đã giảng dạy về nghiệp báo rằng mỗi con người đều phải gánh chịu nghiệp báo cho những hành vi, ý nghĩa bất hảo từ kiếp trước.
Chuyện thật: Chị kia mướn một nhân viên giúp việc. Trong việc làm, đôi
khi có nhiều bất đồng, sinh ra cãi vả. Cãi vả sinh ra oán hận. Chị quyết định
cho người nhân viên nghỉ việc. Đã cho người ta nghỉ việc từ lâu rồi nhưng nỗi
oán hận vẫn không nguôi. Oán hận làm mờ tâm trí chị đến nỗi chị không
muốn nhìn mặt người nhân viên cũ, có khi còn buông ra những lời cay nghiệt,
đặt điều nói xấu vợ chồng người nhân viên đó hết sức thậm tệ.
4.
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHÁC
Bạn
không nên và cũng không có quyền đánh giá người khác, bởi bạn không phải là họ
nên sẽ không thể biết hết về con người họ được. Cũng đừng tự nhận mình hoàn hảo
rồi cho rằng người khác hèn kém, chắc gì bạn đã tốt còn họ hẳn là người xấu.
Những kẻ chuyên đi đánh giá người khác suy cho cùng là không tự tin ở bản thân. Mặt khác nó khiến bạn trở thành người nhiều chuyện, chuyên đi xỉa xói sau lưng người khác. Lúc đó bạn cũng sẽ dần mất hết các mối quan hệ xung quanh, bởi chẳng ai muốn đến gần người nhiều chuyện như bạn./.
(Tổng hợp)
Những kẻ chuyên đi đánh giá người khác suy cho cùng là không tự tin ở bản thân. Mặt khác nó khiến bạn trở thành người nhiều chuyện, chuyên đi xỉa xói sau lưng người khác. Lúc đó bạn cũng sẽ dần mất hết các mối quan hệ xung quanh, bởi chẳng ai muốn đến gần người nhiều chuyện như bạn./.
(Tổng hợp)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment