Popular Posts

Thursday, November 8, 2012

Dùng lá đu đủ nên lưu ý: Đu đủ Papaya và Pawpaw là hai loài cây hoàn toàn khác biệt


 

Dùng lá đu đủ nên lưu ý: Đu đủ Papaya và Pawpaw là hai loài cây hoàn toàn khác biệt


Đinh Nguyên



Cây Pawpaw

Papaya (đu đủ) và Pawpaw hiển nhiên không có liên hệ với nhau, cho nên mỗi khi nhắc đến những cây này, ta nên ghi chú rõ tên thực vật của từng loài cây, kèm theo tên gọi quen thuộc từng xứ hay từng địa phương.

Papaya, hay đu đủ, mà tên thực vật là Carica papaya, là cây mọc ở miền nhiệt đới.

Pawpaw có tên thực vật là Asimina triloba, là cây mọc ở miền ôn đới.

Cả hai cây Carica papayaAsimina triloba pawpaw không cùng loài: Carica papaya đu đủ thuộc loài thảo, thân cây mềm, có cấu trúc sợi sơ như cỏ (herbe), còn Asimina triloba pawpaw loài mộc, thân cây cứng, có cấu trúc cứng gỗ.

Papaya đu đủ có tên la tinh là Carica papaya lại được gọi là pawpaw ở Úc và Tân Tây Lan và một vài địa phương ở Bắc Mỹ.

Thật rắc rối vì sự sử dụng danh từ lẫn lộn, tùy nước, tùy miền, cứ như ông nói gà, bà nói vịt, kiểu như quả roi ở ngoài Bắc Việt Nam thì trong Nam kêu là trái mận, mà mận ở ngoài Bắc thuộc giống mận mơ (Prunus)!

Ví dụ thứ hai là rau ngò ở trong Nam thì ngoài Bắc gọi là rau mùi. Ra Bắc đi ăn phở mà kêu thêm rau ngò thì hàng phở không biết là thứ rau gì; và vô trong Nam đi ăn phở gọi thêm rau mùi thì tiệm phở cũng không biết là rau chi, lạ hoắc!

Ăn trái mận hay quả roi, rau ngò hay rau mùi, dù không biết tên gọi khác nhau tùy miền thì cũng không có gì quan trọng, trước sau gì thức ăn nó cũng khẩu nhập đi xuống địa đạo thực quản, hầm dạ dày, lòng vòng ruột non tiểu tràng, ruột già đại tràng rồi được tống khứ chất bã qua cửa khẩu hậu môn.

Dùng cây cỏ thảo mộc để trị bịnh (Phytothérapie) cần phân biệt rõ ràng, vì riêng một loài cây lại có nhiều loại, ví như giống cây berries hay myrtilles có đến hơn 400 loại!

Giới thiệu cây Pawpaw

Giống cây này chẳng có ở Việt Nam nên không có tên Việt. Cây thường thấy có ở Bắc Mỹ và theo tài liệu nói thì tên gọi pawpaw là do trái của nó có vài điểm giống trái đu đủ papaya như hình dáng, chuỗi hạt đen trong ruột, mầu sắc ruột khi được xẻ ra.

Có đến 6 loại pawpaw, nhưng có loại pawpaw có tên gọi là Asimina triloba là được sử dụng trị bịnh do có chứa đựng nhiều chất acetogenins (annonaceous acetogenin), là chất được cho là có công dụng chữa trị bịnh ung thư.

Pawpaw còn được coi là thân thích với cây Graviola (mãng cầu) do tính chất cây mãng cầu cũng có chứa đựng chất acetogenin nhưng lượng chất không nhiều bằng pawpaw. Do vậy, những nhà thương mại đã lợi dụng quảng cáo graviola với pawpaw là đồng loại thảo dược!

Như đã nói ở trên, pawpaw là cây mộc, thân cây cứng gỗ và trái cây đeo ở trên cành, thường là chùm 3 trái nên mới có tên gọi là triloba, khác hẳn với trái đu đủ papaya được đeo riêng rẽ vào thân cây, khúc gần ngọn.


Cây Pawpaw

 

Giới thiệu cây đu đủ Papaya

Sanh đẻ ở Việt Nam và sống ở Việt Nam đến 10-12 tuổi trở lên và dù sau đó có ra nước ngoài sống thì cũng biết cây đu đủ, nhưng hãy còn non tuổi mà đã ra sống bên ngoài, nhất là ở Âu Châu thì chắc chẳng biết cây đu đủ.

Đu đủ có danh pháp khoa học là Carica papaya thuộc họ Caricacea, thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3 đến 10 mét. Lá to hình chân vịt, khác hẳn với pawpaw lá nhỏ, hình lưỡi bò, cuống lá ngắn. Lá đu đủ chia ra làm nhiều khía; trái đu đủ trông hơi giống trái mơ lông (melon) còn nhỏ, khi chín mềm thì vỏ trái vàng và có nhiều hạt đen, khác với trái pawpapw có hình giống trái xoài tượng.

Ở thôn quê khi xưa, tuổi trẻ thường lấy lá đu đủ cắt ra để thổi thành tiếng như tiếng tù và làm trò chơi nghịch.

Thập niên 50 Tây trở lại đóng đồn lập bót, làng tề kiểm soát kỹ càng mà đêm tối vẫn bị VC hoạt động du kích, đào đường và thâu thuế…, Tây đi càn quét thì không thấy VC nào! Hóa ra mỗi khi Tây đi càn quét thì VC lấy ống đu đủ ngậm miệng rồi nhẩy xuống ao hồ thả bèo hay có bè rau muống, ẩn nấp dưới nước hàng giờ, nhờ có ống đu đủ để thở. Sau này Tây biết nên mỗi khi vào làng xóm càn quét thì dự phòng du kích bắn tỉa bằng cách na súng hàng loạt vào các ao hồ, nhằm vào các ao bèo và bè rau muống, ông du kích nào trúng đạn thì nổi lên mặt nước như cái phao thịt, được vinh danh liệt sĩ ống đu đủ!


Cay papaya

 

Tác dụng của pawpaw trị ung thư

Tế bào cần năng lượng để sinh sống và sinh sôi nẩy nở. Thực phẩm ăn vào được phân tách, biến đổi thành chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể. Một ví dụ là sự tạo thành đường glucose trong máu từ thức ăn glucides. Có tế bào cần nhiều glucose, có tế bào cần ít. Tế bào ung thư thì cần nhiều glucose hơn cả.

Xung quanh tế bào có những phân tử đặc biệt để chuyển trở đường vào nội bào. Đến đây là công việc của các ti lạp thể (mitochondries) đảm nhiệm để biến glucose thành adénosine triphosphate (ATP): nhờ có glucoseoxygène, ti lạp thể đã sản xuất ra ATP, và khi ATP được thuỷ phân (hydrolyse) thì biến ra thành ADP (adénosine diphosphate) đồng thời tỏa ra năng lượng:



Coi phản ứng dây chuyền trên đây thì thấy ti lạp thể mitochondries muốn sản xuất ATP thì phải có 2 nhiên liệu glucose và oxy.

Theo tài liệu thì sinh hóa thảo dược acetogenin của pawpaw có tác dụng ức chế sự tạo thành ATP, mà thiếu ATP thì không có năng lượng cho tế bào sống, tăng trưởng và sinh sản thêm ra. Tế bào ung thư là loại cần nhiều năng lượng gấp hàng chục lần tế bào thường, nếu thiếu năng lượng thì tế bào ung thư sẽ chết trước tế bào bình thường.

Vì lý do nêu trên nên tài liệu có ghi thêm là không nên dùng pawpaw trong lúc đương được hóa trị hoặc dùng thuốc thảo dược khác vì sợ phản ứng phụ hoặc phản ứng chéo của hai thứ thuốc.

Acetogenin có tính chất ngăn cản sự sản xuất ATP trong tế bào, nhất là loại tế bào cần nhiều năng lượng, nên phải cẩn thận theo dõi việc sử dụng pawpaw, không nên dùng lâu vì lý do nếu coi như người bịnh đã khỏi hẳn (khó biết), nếu như cứ tiếp tục dùng pawpaw thì các tế bào lành thuộc loại cần nhiều năng lượng có thể bị tổn hại, làm cơ thể suy yếu.

Tác dụng của đu đủ trị ung thư

Người ta đã biết là thổ dân Úc Châu và các dân vùng Đông Nam Á biết dùng lá đu đủ để trị bịnh ung thư từ nhiều thế kỷ trước, nhưng lá đu đủ không được nghiên cứu tìm hiểu nên việc dùng lá đu đủ để trị bịnh chỉ có tính cách gia truyền, ngành y dược cũng không chú trọng tới.

Thời gian gần đây, do có một số người bị chứng ung thư, vẫn được chữa trị theo khoa oncology ung bướu, dùng thêm chiết xuất lá đu đủ uống hàng ngày như uống nước trà, năm này qua năm khác thì thấy sống lâu nhiều năm hơn người bịnh không dùng lá đu đủ. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, nên nay xuất hiện xu hướng dùng lá đu đủ thêm vào việc trị bịnh theo khoa ung bướu chuyên môn.

Đã có rất nhiều tài liệu trên báo chí các nước đề cập đến việc sử dụng chiết xuất lá đu đủ để trị bịnh ung thư, nhưng thường là tài liệu cá nhân hoặc các nhà thương mại, nên không có tính cách thuyết phục.

Gần đây trung tâm nghiên cứu ung bướu của trường đại học y khoa Florida do bác Bs Đặng Huu Nam (Nam Dang) hướng dẫn đa cùng một số cộng sự viên đồng nghiệp Nhật Bản cùng nhau nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất lá đu đủ với bịnh ung thư và đã phổ biến một tưòng trình kết quả nay sau những năm tìm kiếm trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology. Công việc tìm kiếm này có tinh chất khoa học thực nghiệm bài bản khả di có thể tin cậy được, nên ngành y dược trên thế giới đã chú ý, và nay các tài liệu mới nào trên thế giới nói đến chiết xuất đu đủ trị ung thư đều nhắc đến kết quả công trình nghiên cứu của trường đại học Florida.

Công trình nghiên cứu của nhóm Bs Nam Dang và các đồng nghiệp Nhật Bản hướng về khoa miễn nhiễm (immunology), sử dụng chiết xuất lá đu đủ trị bịnh ung thư cho biết: các tế bào ung thư được nuôi cấy đã bị ức chế sự phát triển để không sinh sôi nẩy nở nếu trong môi trường nuôi cấy có cho thêm chiết xuất lá đu đủ, và chiết xuất lá đu đủ càng đậm thì kết quả càng rõ hơn…

Theo tài liệu của Bs Nam Dang phổ biến thì tác dụng chánh yếu của chiết xuất lá đu đủ trị ung thư là do đu đủ thúc đẩy hệ miễn nhiễm sản xuất chất Th1 cytokine (Papaya boots Th1 cytokine production).

Tìm hiểu gốc nguồn của Th1 cytokine

Trong bảng huyết đồ (hémogramme) ta thấy trong phần phân tích các dạng bạch cầu khác biệt, có bạch cầu lymphocytes. Bạch cầu lymphocyte lại được chia ra 2 chủng loại: lymphocyte T và lymphocyte B.

Hai loại lymphocyte T và B đều được sản xuất trong tuỷ sống. Riêng loại T thì quá trình tăng trưởng còn phải đi qua hạch tuyến ức (thymus) nên mới có tên gọi là lymphocyte T.

Lymphocyte B: khi gặp một nguyên thể (antigène) thì lymphocyte B sẽ tách ra thành tương bào (plasmocyte) và lympho ghi nhớ các tín hiệu để truyền tới các tế bào khác (memory cells). Tương bào plasmocyte sản xuất ra kháng thể (anticorps) để loại trừ các nguyên thể lạ.

Lymphocyte T: ngoài chức năng phân tích các nguyên thể, lymphocyte T còn nhả ra chất để thu hút các đại thực bào macrophages là một loại tế bào miễn nhiễm có khả năng nuốt để tiêu diệt các nguyên thể không bình thường.

Tế bào lymphocyte T còn chia ra đẳng cấp gồm hai loại khác nhau bởi các phân tử thụ thể bao quanh là CD4 và CD8. Tế bào CD4 được gọi là tế bào phụ trợ và đây chính là nơi sản xuất ra các chất hormone cytokines đặc biệt. CD4 lại phân chia ra tế bào Th1 và tế bào Th2 và những cytokines được sản xuất ra từ các tế bào này được gọi là Th1 cytokinesTh2 cytokines.

Tế bào Th1 còn được gọi là tế bào can thiệp vào hệ thống miễn nhiễm trong phạm vi NỘI BÀO.

Tế bào Th2 chủ đích là chống cự các sinh vật hay vật chất từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, trong phạm vi NGOẠI BÀO (vi khuẩn, hóa chất… trong máu, huyết thanh, thuỷ dịch…)

Tóm lược lại là cả hai tế bào lympho T1 và lympho Th2 trong hệ thống miễn nhiễm đều có khả năng tiết xuất ra – theo nhu cầu bình thường hoặc khi có bịnh – những hormones có cấu trúc acides aminés gọi là Th1 cytokinesTh2 cytokines.

Tác dụng của Th1 cytokines

Môi trường tác dụng của Th1 cytokines là trong phạm vi nội bào (intracellulaire). Ví dụ trong phạm vi nội bào có phát xuất ra những sự kiện không bình thường về mọi hình thức, như sự xâm nhập của siêu vi, chất lạ, sự thay đổi về thể tích, lượng chất, phẩm chất của mọi thành phần cấu trúc nội bào, thì lympho Th1 trong hệ thống miễn nhiễm sẽ can thiệp bằng cách điều hòa qua việc sản xuất ra Th1 cytokines.

Th1 cytokines bao gồm INF-Y, IL-2, INF beta.

Các cytokines này phát xuất ra nhiều hay ít tùy theo nhu cầu từng loại bịnh, mục đích làm cho tế bào không được phát triển ra ngoài vòng hay tiêu chuẩn thiên nhiên.

Tác dụng của Th2 cytokines

Th2 cytokines bao gồm IL-4, IL-5, IL-6, IL-9, IL-10, IL-13, được coi là có chức năng miễn nhiễm dị ứng phản hồi với các vi sinh, chất hóa học bằng cách sản xuất ra kháng thể (anticorps). Môi trường tác dụng của Th2 cytokines là ngoại bào (extracelluelaire ou humoral).



Tới đây ta mới hiểu là trong bịnh SIDA HIV, vì siêu vi xâm nhập vào nội bào nên trong những thử nghiệm máu thường có ghi số lượng tế bào CD4 để có thông tin về bịnh nặng hay nhẹ.

Tóm tắt lại ta có thể nói là tế bào Th1 quản trị nội bào về phương diện miễn nhiễm bịnh lý.

Tế bào Th2 có nhiệm vụ chính là trải rộng phản ứng viêm (inflammation) ngoại bào để đối phó với sinh vật, chất lạ xâm nhập cơ thể.

Báo cáo kết quả nghiên cứu chiết xuất lá đu đủ với tế bào ung thư của Bs Nam Dang và các đồng nghiệp cộng sự viên Nhật Bản trên báo Journal of Ethnopharmacology lần đầu tiên đại ý cho biết là: Chiết xuất lá đu đủ đã giúp đẩy cao sản xuất chủ yếu là các phân tử tín hiệu Th1 cytokines có tác dụng điều hòa hệ thống miễn nhiễm để ức chế sự phát triển đặng tiêu diệt tế bào ung thư và hiệu quả của lá đu đủ đối với một số loại bịnh ung thư đã gơi ý đưa ra một phương th ức sử dụng hệ thống miễn nhiễm để trị ung thư và các bịnh viêm miễn nhiễm (maladies inflammatoires).

Khai triển tác dụng này thì xin được tóm tắt như sau:

Nói đến Th1 cytokines thì không thể nói đến sử dụng đơn thuần mà phải theo tỷ lệ cán cân balance TH1 cytokines / TH2 cytokines (ratio).

Trong cơ thể người ta thì cán cân TH&/Th2 được giữ mức thăng bằng theo tỉ lệ. Tỉ lệ trội hay giảm bên này bên kia là dấu hiệu của bịnh tật. Trong lúc có bịnh tật thì cán cân nghiêng về một phía, và tỉ lệ Th1/Th2 thay đổi, nhưng khi hết bịnh thì cán cân trở lại bình thường và tỉ lệ cũng trở lại tương đương với con số cũ.

Vi du can cân Th1 nang : Vi du can cân Th2 nang :

Binh tu mien nhiêm Binh ung thu (cancer)

( Maladies auto-immunes)

Một suy giảm của tác động Th1 và một tác động có tầm mức cao của Th2 là dấu hiệu của một số bịnh tật như ung thư, SIDA, v.v… Trong trường hợp này, nếu cán cân tỉ lệ (giảm) Th1/Th2 (tăng) được điều chỉnh bằng kích thích sản xuất cytokines của Th1 và giảm thiểu sản xuất cytokines của Th2 thì các triệu chứng bịnh sẽ giảm thiểu hoặc mất đi. Và kết quả sự lập lại cân bằng của hệ thống miễn nhiễm được coi như là một chữa trị có hiệu quả.

Đoạn kết

Cây đu đủ Carica papaya và cây Asimina triloba Pawpaw là hai loài cây hoàn toàn khác biệt. Hai cây này có chung một điểm là được dùng để trị bịnh ung thư với tính cách hô trợ trị liệu cho khoa oncologie ung bướu trong nhiều trường hợp hơn là đơn phương trị liệu.

Vì hai cây không cùng loài cùng giống nên tác dụng của chất dược thảo cũng hoàn toàn khác nhau. Sinh hóa dược thảo của pawpaw có tên gọi là acetogenin có tác dụng ức chế sản xuất ATP của ti lạp thể (mitochondries) trong nội tế bào, mà nếu không có ATP thì tế bào không sống vì thiếu năng lượng. Tế bào ung thư lại cần nhiều năng lượng hơn tế bào bình thường để tồn tại và phát triển. Ở mức giảm thiểu năng lượng nào đó thì tế bào ung thư chết, nhưng tế bào bình thường còn có thể sống.

Sinh hóa dược thảo của cây đu đủ papaya trong chiều hướng chữa bịnh ung thư cũng đã có nhiều tài liệu nhắc đến chất lycopène, isothiocyanate, papaine vv… nhưng chưa được thuyết phục. Phải chờ nhóm nghiên cứu trường đại học y khoa Florida công bố bản tin theo đó thì chiết xuất lá đu đủ có tác dụng với tế bào ung thư nuôi cấy là do đu đủ đẩy cao sản xuất Th1 cytokines của hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Như vậy là vẫn chưa biết rõ yếu tố chính (principe actif, active ingredient) là chất gì! Hoặc giả vì lý do thương mại, người ta chưa thể công bố mọi chi tiết liên quan đến sự khám phá ra chất chính yếu Thông tin thấy nói đến nhóm nghiên cứu của Bs Nam Dang thuộc đại học Florida đã sang Tokyo để làm thủ tục xin bản quyền (brevet) về sáng tạo ra phương thức chiết xuất lá đu đủ (papaya leaf extract process), hiểu nghĩa là xin bản quyền về cách thực hiện chiết xuất lá đu đủ).

Ở bên Mỹ và hầu như mọi nước trên thế giới, muốn xin một bằng sáng chế thì phải là một công trình sáng tạo chưa có ai thực hiện, hoặc chưa có ai đã xin bằng sáng chế tương tự và ngay dù mình có tìm được đích danh chất liệu thì cũng không thể xin bản quyền. Lý do là chất này đã có sẵn ở thiên nhiên, không phải cá nhân nào tạo ra. Nên nhớ là các loại thuốc thảo dược được coi là cây cỏ (herbes médicinales) được bầy bán tự do, không bị sự kiểm soát nào ở bên Mỹ. Đường hướng là dù cho có xác định được phân tử nguyên chất của đu đủ (principe actif – active ingredient) thì cũng phải khai triển công thức rồi thực hiện bào chế thuốc tổng hợp thì mới có thể xin licence- brevet để khai thác sáng chế. Như vậy thời gian chờ cũng lâu dài, nhất là khi làm được chất thuốc tổng hợp rồi, trước khi được phép bán trên thị trường thì còn phải qua nhiều trắc nghiệm đòi hỏi của các cơ quan y dược có thẩm quyền.

Do vậy tinh chất papaya chưa thể có ngay để đáp ứng nhu cầu mong muốn của người bị bịnh ung thư. Cứu bịnh như cứu hỏa, ai cần dùng thì đành sắc lá đu đủ khô để uống như thời xa xưa vậy!

Thông thường khi bịnh ung thư phát triển thì đã ở một thời kỳ nào rồi. Bịnh đã thành ung bướu nếu dùng đơn độc thuốc thảo dược thì cũng khó mà dọn sạch nó đi cho được mà phải nhờ khoa ung bướu để giải phẫu, hóa trị, xạ trị để giải quyết ưu tiên.

Đu đủ papaya hay pawpaw hay thảo dược khác nào nữa, nếu có dùng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và chỉ nên coi là trị liệu chêm vào (traitement alternatif) trong mục đích trị liệu trợ lực và phòng ngừa tái phát tại chỗ hay di căn…

Biết rồi, khổ lắm, nhắc mãi… thì cũng tốt cho người bịnh!

Đinh Nguyên

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List