From: trucgiang0
To: trucgiang
Subject: FW: ĐƯỜNG VÀO ĐẠI HỌC HARVARD
Date: Wed, 4 Feb 2015 15:55:15 -0800
To: trucgiang
Subject: FW: ĐƯỜNG VÀO ĐẠI HỌC HARVARD
Date: Wed, 4 Feb 2015 15:55:15 -0800
Thân chuyển
ĐƯỜNG VÀO ĐẠI HỌC HARVARD
thưa bạn đọc,
trước tiên là xin bạn đọc miễn chấp khi người viết đang viết về cá nhân và gia đình . Nhưng vì muốn có những thí dụ cụ thể nhất cho bài viết để san sẻ kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh VN , người viết mạo muội xin phép dùng bản thân làm điều minh chứng .
trước tiên là xin bạn đọc miễn chấp khi người viết đang viết về cá nhân và gia đình . Nhưng vì muốn có những thí dụ cụ thể nhất cho bài viết để san sẻ kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh VN , người viết mạo muội xin phép dùng bản thân làm điều minh chứng .
*
Harvard Medical School HMS
thưa bạn đọc,
Có rất nhiều sinh viên , không riêng gì Việt Nam mà trên thế giới
này đều ước mơ làm sao mình vào Đại Học Harvard vì nói gì thì nói , đại học
Harvard nổi tiếng với thế giới về tầm cỡ (dimension) cùng chất lượng của nó .
Khi chân ướt , chân ráo đến Mỹ với bầy con dại, ước mơ của tôi rằng
chỉ mong con tôi sau này vào được đại học Berkeley là 'thần tiên ' rồi . Những
ngày 'mài đủng quần' tại trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng trị tôi đã nghe
danh tiếng trường đại học Berkeley với nhiều giải Nobel trao đến các gs tại đây
. Thế mà qua Mỹ , gia đình tôi lại ở gần Berkeley non một giờ lái xe thôi . Đó
là ước mơ Berkeley , những gì có thể 'ngoài tầm với' của gia đình tôi ,cách đây
non hai mươi năm .
Đời người có những ước mơ không bao giờ tới ; nhưng có những ước
mơ được thăng hoa , 'vượt' qua luôn tầm với của mình .
Tôi xin hầu chuyện quý bạn , những kinh nghiệm cho con mình vào
HARVARD như thế nào ?
Nhưng trước hết , tôi xin nhấn mạnh đây là SẺ CHIA KINH NGHIỆM,
của một người cha đã có 2 con được HARVARD nhận vào để đánh tan những cường điệu
hay những bàn tán 'màu mè' về chuyện được nhận vào đại học này .
I, ĐẠI HỌC TƯ THỤC HARVARD KHÔNG PHẢI CHO GIAI CẤP GIÀU CÓ , QUÝ
TỘC
Tại khoa Social Science thuộc đại học San Jose State University
tôi đã nghe các giáo sư khoa Xã Hội Học (Sociology) giảng dạy tại đây có phần "định
kiến ' khi cho rằng 'giai cấp giàu có" (top class) được các trường danh tiếng
(prestige colleges)ưu tiên và giới nghèo thì không bao giờ 'héo lánh ' vào được
. Điều này hoàn toàn SAI khi gia đình tôi sang Mỹ với cái diện đông con
"nghèo rớt mồng tơi" lại có hai con được thu nhận vào Harvard , chưa
kể một gái được xét phỏng vấn sau này . Điều này nói lên những nhận định có phần
thiên lệch định kiến , thành kiến trong giáo trình giảng dạy nước Mỹ mà gia
đình tôi là nhân chứng .
Dĩ nhiên, những sinh viên con nhà giàu tại Mỹ với điều kiện là học
hành xuất sắc có đủ điều kiện vào đại học Harvard một nơi có học phí thuộc loại
cao nhất nhì nước Mỹ , uóc tính trọn gói cho một sv niên khóa 2014 -15 là
$58,607 . Điều này không có nghĩa là SV giàu có mới vào được đại học này .
Chúng ta cũng biết rằng phần học bỗng của Harvard lên tới một mức độ $46,000
cho sv đủ điều kiện .
II - KHÔNG CHỈ HỌC GIỎI KHÔNG THÔI LÀ HARVARD THU NHẬN
Để chia sẻ kinh nghiệm thực tế này tôi phải trình bày nhiều về
cá nhân , là một điều không tốt, nhưng để chứng dẩn những nhận định thực tế tới
người đọc .
Phải chăng các học sinh xuất sắc , ngày ngày chỉ lo cặm cụi học
mà không hề biết tới gamer và trời trăng gì cả , tiếng VN gọi là "mọt sách
& mê sách" mà tiếng Anh cũng dùng Bookworm để chỉ sv chỉ biết vùi đầu vào
sách còn không biết chi thế giới bên ngoài cả . Có thể điểm tại trường trung học
các sv này có thể liên tục điểm cuối năm là 4 và trên 4. nhưng
điều này không khẳng định là các trường danh tiếng như Yale, Stanford , Harvard
, Princeton, Chicago ,Berkeley thu nhận . Có em ra trường thủ khoa khi tốt nghiệp
Trung Học nhưng chỉ đậu 'dự khuyết ' ở danh sách thu nhận tại Berkeley thôi . Thế
thì làm gì vào được Harvard đây ?
III - CÁC NGUYÊN NHÂN KHÔNG VÀO ĐƯỢC HARVARD
*A. ĐIỂM SAT quá thấp ;
SAT là Standardized Test là khóa thi căn bản quốc gia cho 3 môn
chính Đọc Viết Toán để lấy chuẩn mực được thu nhận vào đại học
tại Mỹ . Có mức thang từ 600-2400 (maximum). Nếu tốt
nghiệp trung học cao mà SAT quá thấp cũng khó lòng lọt vào 'mắt xanh' của
Harvard (hay các trường tư nổi tiếng khác )
*B. Không có điểm cao về AP Test : AP Test là Advanced
Placement Test do Collge Board tổ chức cho điểm , môn thi các học sinh chọn thi
. Có điểm cao nhất là 5. / 1 môn.
*C. Không có quá trình nổi bật liên tục từ
lớp 9 trở lên : các SV có quá trình học tập chỉ nổi bật ở lớp 11 và 12
hay 12 thôi cũng khó qua mặt các sv có quá trình học xuất sắc từ lớp 9
trở lên . Vị thứ cao nhất là 4. (có trường trung học cao hơn 4.)
Trên đây là những căn bản cho một học sinh có quá trình học
xuất sắc nhất tại lớp tại trường và những kết quả thi quốc gia hay tiểu bang
như AP Test, SAT Test cùng các thứ khác ...
IV- HỌC GIỎI CHƯA HẲN ĐỂ LỌT VÀO CHUNG KẾT MÀ CÒN MỘT PHẨM CHẤT
QUAN TRỌNG MÀ CÁC TRƯỜNG NÀY CẦN ĐÓ LÀ CON NGƯỜI hay SỰ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
ĐÂY LÀ PHẦN NẮM PHẦN QUYẾT ĐỊNH TỚI để được chấp nhận
vào Harvard
thưa quý bạn
Như người viết đã trình bày, tại sao lại dùng chữ 'con người' ?
đó là sự phục vụ xã hội, thiên huớng giúp ích con người của sinh viên đó . Họ
không phải là những con 'mọt sách' mà những người biết phục vụ giúp ích và
có quá trình phục vụ xã hội .
VOLUNTARY JOBS -VIỆC LÀM THIỆN NGUYỆN
Những kỷ niệm , người viết không thể nào quên cho những khi 'lò
mò' cho được căn phòng của giám đốc bệnh viện O'Connor Hospital để xin đơn làm
thiện nguyện cho con khi nó đang học lớp 10 . Tiếng Anh nói không ai hiểu
, nhưng hình ảnh bà giám đốc phát cho một xấp đơn về điền cho con mình .
Rồi đứa khác cũng thế, Bệnh Viện Regional Hospital , tiếng Anh vừa nói vừa ra dấu
, tìm cho ra lá đơn điến cho đứa con khác ,và chờ đợi và chờ đợi .
Công việc
tuy thiện nguyện nhưng rất đông người xin tuy không tiền công cho người
ta mà phải theo thứ tự Waiting List chứ đâu phải chuyện đùa . Rồi những
chiều thứ Sáu sáng thứ bảy ...đón con ở trường chở ngay tới bệnh viện làm để
làm thiện nguyện cuối tuần . Bài vở ở trường dỉ nhiên phải xong điểm khi nào
cũng phải 'good', công việc thiện nguyện 3 năm dài làm vào cuối tuần cũng
không được chây lười trễ vắng . ..Những lần đưa con tới , đón con về sự
kiên trì từ con tới bố ...
-ĐÃ HẾT CHƯA, ĐỦ CHƯA ?
-CHƯA ! thưa bạn đọc
BÀI ESSAY THUỘC LOẠI HAY , DẪN TỚI KẾT QUẢ PHỎNG VẤN Ngoài kết quả nổi bật tại trường , các kỳ thi SAT , AP ...trong xấp hồ sơ gũi tới Harvard (hay các trường nổi tiếng khác ) ngoài thư giới thiệu của các giáo sư , sv phải có một bài essay gữi cho Harvard . NỘi dung và chất lượng của bài essay này sẽ gây chú ý cho trường dẫn đường tới buổi phỏng vấn mặt đối mặt (face to face ) trong tương lai .
Người viết được biết con trai thứ hai đã kể lại cuộc đời
cha nó và những ước mơ của cha nó cùng những thất bại kèm theo số phận tỵ nạn
và ước mơ gia đình khi nhập cư vào Hoa Kỳ để làm bài essay này . Nghe đâu chị
nó được đọc qua bài essay này cảm động rơi nước mắt . Nói đến đây , tác giả nhấn
mạnh vào chất lượng hình thức lẫn nội dung của bài essay cũng góp phần quyết định
khá cao trên con đường dẫn tới phỏng vấn .
thưa bạn đọc,
từ Harvard người ta sẽ chỉ định cho một cựu sinh viên (Alumni
hay Alumna) nào đó đã ra trường và đang làm việc tại gần vùng sinh viên đó ở .
Ví dụ hai con trai của người viết được một cựu SV Harvard đang làm việc tại
Google và người khác tại một hãng tại thành phố Santa Clara gần San Jose hẹn phỏng
vấn ...
Làm sao người viết quên được hình ảnh một người cha lái
chiếc xe "gà tàng ' chở con đi phỏng vấn .Bao cảm giác nôn nao, thuơng con
phấn đấu học hành cực khổ nơi 'xứ lạ quê người " muốn cho con cái gì nhưng
không biết lấy gì cho ?
Những giờ ngồi một mình trong chiếc xe đang đậu ngoài
parking hãng người ta, lòng cứ cầu trời khấn phật cho con mình được may , thông
suốt mọi câu hỏi dù lắc léo đến đâu ...người phỏng vấn này ít nhất là 2 tiếng đồng
hồ phỏng vấn cùng chuyện trò với con tôi , dĩ nhiên người viết không biết được
ngoài trừ hơn 2 giờ đồng hồ hồi hộp thôi .
-ĐƯỢC HARVARD lên list lấy hẹn HỎNG VẤN CHƯA HẲN LÀ HI VỌNG ĐƯỢC THU NHẬN
Điều này người viết xin chứng dẩn vào trường hợp con gái út . Lại người cha này chở con lên tận thành phố xa hơn là Palo Alto . Một phỏng vấn viên vùng này lấy hẹn phỏng vấn con gái tôi hơn 3 tiếng đồng hồ . Người cha lại ngồi trong xe đợi con ê cả người ... Nhưng cuối cùng không được thu nhận ngoài trừ hai anh trai nó .
Ngang đây ĐƯỜNG VÀO HARVARD ĐÃ ĐI 90% ĐOẠN ĐƯỜNG RỒI
Tại sao lại 90% thôi ?
Người viết muốn nhấn mạnh đến 10% nằm ở sự sàng lọc , cân nhắc ,
tính toán , phối hợp chính sách của HARVARD nữa , thưa quý bạn . Tỷ lệ thu nhận
của Harvard rất nhỏ ví dụ niên khóa 2014-2018 thu nhận 2048 trên 34295 tức nhỏ
hơn 6% có nghĩa là 100 SV xuất sắc có khoảng 6 người được nhận . Tại sao người
viết dùng 'phối hợp chính sách ' ? đó là sự cân đối số lượng sinh viên được thu
nhận phải linh động từng vùng ,miền, từng sắc dân , quốc tế ...nó phải
phù hợp với chinh sách . Vừa qua trường Harvard đã có chỉ thị giảm bớt SV gốc Á
Châu vì tỷ lệ sv Á Châu đang vượt cao tại Harvard, là một ví dụ .
Ví dụ rõ ràng nhất , trường trung học Piedmont Hills nơi con người
viết học 2006 có 1 sv được Harvard thu nhận và đến 3 năm sau mới có 2 sv tiếp tục
dược chấp nhận vào Harvard , trong lúc trường trung học này thuộc loại trường
khá tốt .
Rồi một ngày nếu sau khi con bạn tốt nghiệp trung học tại Mỹ
đang chờ đợi kết quả thu nhận một đai học nào đó mà con bạn đã nạp đơn và mong
ước được vào , sẽ thấy có nhiều lá thư gữi về từ các trường .
Thuờng thuờng bắt
đầu vào hè . Nếu lá thư nhỏ bé mỏng cỡ thư thuờng , thì chắc chắn đây là thư 'từ
chối' ; nếu có phong bì to lớn dày cộm thì chắc chắn đó là một package
acceptance nghĩa là thư trả lời chấp nhận . Cái mác của trường đại học ở góc
trái phong bì to lớn đó mới là quan trọng : Yale, Harvard, Stanford, UC
Berkeley ...Chicago, MIT ...toàn là những cái logo 'lấp lánh' bao nhiêu là sung
sướng từ con cho đến các bậc làm cha mẹ .
Một đời ao ước của cha mẹ và của con , riêng với gia đình tôi với
kỷ niệm không bao giờ quên khi có thư thu nhận cho 2 con trai vào Harvard để có
chút gì kinh nghiệm thực tế kể giúp vui quý bạn hôm nay .
San Jose 27/1/2015
Đinh hoa lư
__._,_.___
No comments:
Post a Comment