From: Phach Nguyen <
Date: Fri, 6 Feb 2015 03:52:39 +0000
Subject: HOUSTON, noi " DAT LANH CHIM DAU "
Date: Fri, 6 Feb 2015 03:52:39 +0000
Subject: HOUSTON, noi " DAT LANH CHIM DAU "
Kính chuyển khi có người khen
mảnh đất nhà mình là nơi đất lành chim đậu, cũng chính là nơi gió tanh mưa máu
của bọn Việt Gian, của bọn Việt Cộng qua Nghị Quyết 36.
From: Tu Le <
Sent: Thursday, February 5, 2015 9:26 PM
Subject: HOUSTON, noi " DAT LANH CHIM DAU "
Sent: Thursday, February 5, 2015 9:26 PM
Subject: HOUSTON, noi " DAT LANH CHIM DAU "
Houston, nơi ‘đất lành chim đậu’
Monday, January 26, 2015 6:24:40 PM
Monday, January 26, 2015 6:24:40 PM
Từ downtown đến Bellaire và sự lớn mạnh của cộng đồng Việt
Bài và hình: Khôi Nguyên & Ðông Nguyễn
HOUSTON, Texas - Trần
Hùng, có thể là người đàn ông hạnh phúc nhất mà chúng tôi gặp trong chuyến đến
thăm Houston, thành phố phía Nam tiểu bang Texas. Trong buổi tham dự thánh lễ ở
giáo xứ Ðức Mẹ La Vang vào ngày Thứ Bảy, bên người vợ trẻ cùng với cô con gái
hai tuổi, gương mặt anh luôn nở nụ cười mãn nguyện.
Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và tượng đài Thuyền Nhân trên đường Bellaire, nơi thường diễn các sinh hoạt chính trị của người Việt Houston. |
Ít ai biết, bảy năm trước, khi còn ở San Jose, miền Bắc California,
Trần Hùng vốn là một thợ lắp ráp điện tử, dù chăm chỉ làm việc và sống tằn tiện
trong suốt 14 năm, mơ ước của anh là có một căn nhà nhỏ để lấy vợ, lập gia
đình, vẫn cứ xa vời vợi.
Theo lời Trần Hùng, “Nhà cửa ở San Jose khi đó đắt đỏ quá, giá nhà
trung bình sáu, bảy trăm ngàn một căn, mà lương mình làm thợ, biết bao giờ mới
có cái che trên đầu, không lẽ suốt cuộc đời cứ vạ vật với kiếp ‘share phòng.’”
Thế là, theo lời bạn bè rủ rê, Hùng qua Houston tìm việc thợ tiện.
Chỉ khoảng 5 năm sau, anh làm đám cưới với Tiên Nguyễn, cô gái quê Bà Rịa-Vũng
Tàu, và với vốn liếng dành dụm, anh mua được một căn nhà nhỏ ba phòng ngủ, hai
phòng tắm, giá $140 ngàn làm tổ ấm cho gia đình.
Trần Hùng bộc bạch, “21 năm ở Mỹ, từ hai bàn tay trắng, dù mình làm
thợ, thu nhập không cao, nay cũng đã có nhà cửa, vợ con như người ta, mà chắc
chỉ có ở thành phố này mới làm được như thế.”
Nhưng, Hùng không phải là người duy nhất cảm thấy hài lòng với cuộc
sống ở đây. Còn có cả một cộng đồng người Việt đông đảo, trên 100 ngàn người
đang lớn mạnh từng ngày, tại địa phương này.
Houston, lời mời gọi hấp dẫn
Ai có dịp đến Houston vào những ngày cuối năm, lái xe ở khu vực Tây
Nam thành phố trên con đường chính Bellaire, sẽ nhận thấy cảnh xây dựng 24/24
để biến con đường ngày xưa chỉ bốn làn xe nay thành sáu làn xe với các ngã tư
là các trụ đèn đường đẹp đẽ.
Kế hoạch của thành phố đang muốn biến đại lộ tập trung hầu hết các
cơ sở thương mại của người gốc Việt, gốc Hoa, gốc Nam Hàn, gốc Ấn Ðộ,... thành
khu Asian Town sầm uất, như lời cựu nghị viên thành phố Houston, ông Hoàng Duy
Hùng, khẳng định, “Texas, đặc biệt là Houston, đang trở thành vùng đất hấp dẫn
bậc nhất với người Việt Nam ở Mỹ.”
Lái xe trên đại lộ Bellaire ngày nay, người ta liên tưởng đến con
đường Bolsa sầm uất của Little Saigon ở Quận Cam, miền Nam California, với hàng
trăm cửa hàng và các khu thương mại nối liền san sát, mới mẻ, cung cấp mọi thứ
hàng hóa, dịch vụ mà người Việt muốn tìm.
Theo lời ông Hoàng Duy Hùng, “Thống kê của thành phố cho thấy, số
người gốc Việt ở Houston và vùng phụ cận khoảng 100 ngàn nhưng hiện nay, trên
thực tế, đã vào khoảng 200 ngàn.”
Không giống Little Saigon ở Nam California, người Việt Houston sống
ở ba khu vực chính, là Tây Bắc, Tây Nam, và Ðông Nam thành phố, một số khác
chọn các thành phố nhỏ lân cận, nhưng đông đúc và sầm uất nhất vẫn là khu Tây
Nam. Khoảng 10 năm trở lại đây, người Việt ở nhiều tiểu bang khác, đặc biệt
California, ùn ùn đổ về đây vì giá nhà rẻ, vật giá không đắt đỏ và công việc dễ
tìm.
Có một thực tế, ông Hùng phân tích, chỉ cần bán một căn nhà ở
Nam hay Bắc California, người ta có thể mang số tiền đó sang Houston mua được
từ hai đến ba căn nhà. Một căn để ở, các căn kia cho thuê. Vì thế, mỗi khi kinh
tế California biến động thì Houston thường là nơi mà người Việt nghĩ đến đầu
tiên.
Lời của ông cựu nghị viên thành phố được bà Jean Nga Dung Nguyễn,
chủ nhân văn phòng địa ốc Alpha Realtor trên đường Beechnut, khẳng định, “Chưa
bao giờ nhà ở Houston bán chạy như hai năm gần đây. Hồi trước, những căn nhà
mới, rộng khoảng 2,000 sqf, ba phòng ngủ, hai phòng tắm, có thể mua được với
giá khoảng $150 ngàn, nay muốn mua phải vào khoảng $200 ngàn.”
Theo bà Nga Dung, nhà cửa “hot” đến mức mỗi ngày văn phòng của bà phải
giải quyết khoảng 20 hồ sơ cả mua lẫn bán mà vẫn không phục vụ nổi nhu cầu của
khách.
“Chỉ với tiền lương thu nhập khoảng $40-$50 ngàn/năm, một gia đình
4-5 người có thể mua được căn nhà rộng rãi và sống thoải mái,” bà Nga Dung nói
về “tiêu chuẩn” để có thể sống ở thành phố này.
“Nhà rẻ, giá sinh hoạt rẻ, dễ tìm công việc. Ðó là ba yếu tố hấp
dẫn, không chỉ đối với người Việt, mà cả với người Mỹ, khi họ tìm đến thành phố
này.
Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc Ðiều Hành văn phòng CISS, chuyên về di dân
và tị nạn tại khu downtown, cho biết, “Từ năm 2005 đến nay, Houston có thêm 600
ngàn việc làm, với ba điểm mạnh về kinh tế là kỹ nghệ dầu hỏa, y khoa và xây
dựng.”
Ngoài ba ngành trên, người Việt đến đây còn làm nhiều ngành nghề
khác như đánh cá, mở tiệm ăn, làm móng tay, hớt tóc. Thế nhưng ngoại trừ những
thế mạnh ấy, thời tiết ở đây vốn không chiều lòng người, vì bị coi là “khắc
nghiệt.”
Theo ông Hà Ngọc Cư, “Mùa Ðông nhiệt độ xuống âm độ F, nhưng mùa
Hè, cái nóng lại hơn 100 độ F.” Người đàn ông tuổi gần 80 này bật cười lớn,
“Tôi ở Mỹ gần 40 năm, nhận thấy rằng, ở đâu có công việc thì ở đó có ‘thời
tiết’ và cuộc sống tốt nhất, đúng không?”
Houston, nhất là khu Tây Nam, đang trở nên hấp dẫn khiến nhiều
người gốc Việt ùn ùn đổ về, không phải ngày một ngày hai, mà là cả một quá
trình kéo dài suốt hơn 30 năm. Ðặc biệt trong 15 năm qua, khi các cơ sở thương
mại của người gốc Việt làm một cuộc dịch chuyển lớn từ khu downtown thành phố
về khu Tây Nam, mà sầm uất nhất là đại lộ Bellaire.
Downtown “một thời cực thịnh”
Ngay sau biến cố 30 tháng 4, 1975, khi những người Việt đầu tiên di
tản đến Mỹ thì đã có người đặt chân đến Houston.
Ông Hà Ngọc Cư, người có mặt tại Houston vào thời điểm này, nhớ
lại, “Những năm đầu, từ 1975 đến 1982, người Việt còn thưa thớt lắm. Cả khu downtown
chỉ duy nhất có một tiệm bán... nước mắm, ngay cả một quả ớt, loại mà người
Việt thích ăn cũng quý... như vàng.”
Nhưng mà phải đến sau 1982 thì khu vực này mới bắt đầu trở thành
nơi tập trung các cơ sở thương mại gốc Việt. Khi ấy, cả thành phố có đâu chừng
10 ngàn người. Bồi hồi nhớ về quá khứ, người đàn ông có gần 40 năm gắn bó với
mảnh đất này cho hay, “Thời cực thịnh và sầm uất nhất của khu vực downtown là
những năm đầu 1990. Khi đó chỉ trên con đường Milam không thôi đã có 20 cơ sở
thương mại Việt Nam, gồm bốn nhà hàng, sáu văn phòng bác sĩ, nhiều văn phòng
bán bảo hiểm, tiệm vàng và một ngôi chợ nhỏ.”
“Hoạt động thương mại của người Việt Nam và người Mỹ hòa quyện với
nhau và có cảm giác là chúng ta đã hòa nhập hẳn vào dòng chính.”
Người Việt hàng ngày hàng tuần tụ tập về đây mua bán, sinh hoạt,
nhộn nhịp đến nỗi một số đường nhỏ ở khu vực này được đặt cho những cái tên
Việt, như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Ðạo,... như là nơi chỉ dành riêng cho
người Việt.
Nhưng, vẫn ông Hà Ngọc Cư, cho đến năm 1995, “tình hình hoàn toàn
thay đổi.” Chủ trương của thành phố Houston khi đó là muốn biến khu vực downtown
thành một “night city” (phố đêm) mang tính quốc tế. Giá thuê nhà, văn phòng đột
ngột tăng lên quá sức chịu đựng của các chủ tiệm người Việt cộng với việc khu
vực này trở nên quá chật chội so với sự đông đúc của cộng đồng Việt Nam. Thế là
người ta đi tìm vùng đất mới và khu vực Tây Nam thành phố.
Ngày nay, nếu đến downtown tìm lại dấu tích một thời của người Việt
tại đây, cả khu vực chỉ còn lại khoảng 10 cơ sở thương mại và dịch vụ của người
Việt, mà đáng kể nhất là tiệm phở mang tên Sài Gòn.
Ông Trần Phượng, chủ nhân phở Sài Gòn, người gốc Bình Ðịnh và vượt
biên đến Mỹ năm 1983, nhớ lại, “Khi đó người Việt mình ùn ùn đổ về khu Tây Nam,
nhưng tôi chọn ở lại. Bởi phở là món ăn khá phổ biến với người Mỹ, và tiệm của
mình đang ổn định thì cố giữ, dù giá cho thuê cơ sở đắt hơn trước rất nhiều.”
“Cho đến nay, sau gần 20 năm, tôi thấy quyết định ở lại downtown là
đúng. Hồi đó, mỗi ngày phục vụ chừng 200 đến 300 khách, hiện nay con số ấy đã
là 600, doanh thu mỗi tháng từ $90-$110 ngàn, nuôi được 14 nhân viên.”
Bellaire, vùng đất mới trù phú
Nhưng ông Trần Phượng chỉ là người hiếm hoi ở lại, hầu hết chủ nhân
gốc Việt đều chọn Bellaire “thẳng tiến” đến vùng đất mới với khẩu hiệu
“Location, Location, Location.”
“Người Việt Nam mình tiến đến đâu, tụ tập và sống quây quần lại với
nhau, thì chúng tôi đến đó.” Bà Văn Bạch Lan, chủ nhân nhà sách Phương My, lớn
bậc nhất Houston, nằm trong khu thương mại Hong Kong 4, giải thích về lý do
chuyển cơ sở kinh doanh từ downtown về Bellaire.
“Khi người Việt mình mua đất và xây dựng khu thương mại Hong Kong 4
lớn như cái sân vận động thì chúng tôi nghĩ rằng, thế nào khu vực này cũng sẽ
sầm uất.”
Ðúng theo dự đoán, Hong Kong 4 nhanh chóng trở thành khu thương mại
lớn nhất của người Việt Nam tọa lạc trên đường Bellaire, con đường chính của
khu Tây Nam. Người Việt ở đây hay gọi cả khu Tây Nam này bằng cái tên quen
thuộc là “khu Bellaire” mỗi khi có các sinh hoạt văn hóa, chính trị, lễ Tết.
Theo lời bà Văn Bạch Lan, 20 năm qua, cộng đồng gốc Việt ở đây lớn mạnh rất nhanh,
người dân khá giả hơn nhờ giá nhà rẻ, vật giá tiêu dùng không đắt, vì thế “người
dân mình có đời sống tinh thần mà sách báo, băng đĩa nhạc, phim ảnh,... là nhu
cầu tinh thần không thể thiếu.”
Nếu nói về đời sống tinh thần và văn hóa, chỉ riêng về truyền thông
của người Việt thôi, Houston cũng quá đa dạng và phong phú với gần 10 chương
trình truyền hình, vài chương trình phát thanh và cả chục tờ báo tuần.
“Quá nhanh, và ngoài sức tưởng tượng.” Ðó là mô tả của cô Amada
Phương Nguyễn, chủ văn phòng A&N Insurance, chuyên về bảo hiểm và kế toán,
về sự phát triển của “khu Bellaire” trong 15 năm qua. Theo lời Amanda, người
Việt từ nhiều nơi, mua nhà cửa, mua đất xây cơ sở thương mại. “Con đường
Bellaire 15 năm trước còn vắng vẻ lắm, nhưng giờ đây gần như chật hết
rồi.”
Hồi xưa, các cơ sở dịch vụ nhiều nhưng dân ít. “Bây giờ dân nhiều
lên và các cơ sở dịch vụ cũng nhiều lên.” Nhận xét của Amanada Phương
Nguyễn tương tự ông Hà Ngọc Cư, “Cả khu Tây Nam, ngoài khu thương mại Hong Kong
4, có gần 10 cái chợ Việt Nam, mà mỗi chợ phục vụ khách hàng bằng những nét rất
riêng rất khác nhau, tha hồ cho người Việt chọn lựa.”
“California có là Houston có”
Ðó là câu nói quen thuộc của nhiều người Việt ở Houston khi so sánh
thành phố này với Little Saigon ở Nam California và San Jose miền Bắc
California.
Cô Amada Phương Nguyễn nói vui, “Mình là phụ nữ mà, hồi xưa thấy
Cali có đồ ăn gì mình cũng thèm, muốn ăn phải bay qua tận bên đó. Giờ ở đây cái
gì cũng có, từ khô bò, chè, bánh mì, cơm tấm,... Houston giờ cũng nhộn nhịp
không thua gì Cali rồi nhé.”
Theo Amanda, như thế để biết rằng, người Việt từ California chuyển
qua đây sống rất nhiều và mang theo cả những dịch vụ, nhà hàng, món ăn từ “bển”
qua. Bánh mì Lee’s Sandwiches, Phở Gà Ða Kao, Giò Chả Nguyên Hương, Cơm Tấm
Thuận Kiều, đến nhiều cái tên, bảng hiệu quen thuộc của California mà người ta
có thể thấy trên phố Bellaire và nhiều con đường khác ở khu vực này.
Các tiệm cung cấp thiết bị cho các ngành nail, tóc, gởi hàng hóa,
về Việt Nam, cũng y chang như ở California. Không có con số chính xác, nhưng
theo Amanda, khách hàng mua bảo hiểm, khai thuế ở văn phòng của cô rất nhiều
người từ California.
Còn theo bà Nga Dung Nguyễn, người Việt từ California về càng đông,
thì cơ sở thương mại mọc lên càng nhiều, và tác động của người Việt từ
California sang Houston là “điều có thật.”
Nói như bà Văn Bạch Lan, chủ nhân nhà sách Phương My, phần lớn
nguồn cung cấp các sản phẩm băng đĩa, sách báo đều từ California sang, “Chúng
tôi phụ thuộc vào nguồn hàng từ California rất nhiều.”
“Ðất lành chim đậu”
Không chỉ thương mại, mà cả lãnh vực những người có chuyên môn cao
như bác sĩ, luật sư, kỹ sư, cũng từ California sang hành nghề và tìm kiếm cơ
hội thăng tiến. Bác Sĩ Phan Gia Quang, hiện có phòng mạch tại Sugar Land, thành
phố kế cận Houston, là một trong số này. Tốt nghiệp y khoa năm 1992, sau
đó học nội trú chuyên ngành tiêu hóa và gan thêm sáu năm, Bác Sĩ Phan Gia Quang
hành nghề ở Quận Cam, California thêm 5 năm nữa rồi chuyển sang Houston.
“Như bao nhiêu người khác, tôi đến Houston để thực hiện giấc mơ của
mình: Mở một phòng mạch riêng, chủ động về thời gian để chăm sóc gia đình và
con cái. Người Việt đông hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng gia tăng, mà đây
được coi là vùng đất ‘mới’ nên cũng dễ cho mình thăng tiến.” Bác Sĩ Phan Gia
Quang bày tỏ về quyết định của mình cách đây 11 năm.
“Tôi thích ăn đồ ăn Việt Nam, mà ở đây thì quá nhiều, nên nơi nào sống
với người Việt thì đó là nơi tôi thích nhất.”
Ðiều mà Bác Sĩ Phan Gia Quang hài lòng nhất sau hơn 10 năm ở
Houston là “con người ở đây hiền hòa và rất tốt bụng.” Có lẽ vì thế mà ông “rủ
rê” và tụ tập các đồng nghiệp gốc Việt lập nên Hội Y Khoa Việt Mỹ Houston, nơi
sinh hoạt của khoảng 60-70 bác sĩ, ngoài lĩnh vực chuyên môn, còn làm nhiều
công tác xã hội và cộng đồng.
Người Việt ở Houston hiền hòa, tốt bụng được cựu Nghị Viên Hoàng
Duy Hùng làm cho rõ nét hơn: “Cuộc sống người Việt ở đây thoải mái hơn các nơi
khác về mưu sinh. Bằng chứng là các chương trình gây quỹ cho chùa, nhà thờ, các
tổ chức từ thiện, văn hóa, con số quyên được luôn xấp xỉ hoặc hơn $100 ngàn là
chuyện bình thường.”
Rõ nét hơn, như lời Hòa Thượng Thích Huyền Việt, phó chủ tịch Văn
Phòng 2 Viện Hóa Ðạo, GHPGVNTN, trụ trì chùa Liên Hoa: “Người Việt ở Houston
rất giàu lòng từ bi và nhân hậu, ý thức xây dựng cộng đồng rất cao.”
“Có cả chục ngôi chùa, nhà thờ, cơ sở tôn giáo của người Việt ở
thành phố này đều do đồng bào mình đóng góp, và chùa Liên Hoa của chúng tôi
đang xây dựng cũng là nhờ lòng hảo tâm của đồng hương Phật tử góp tay cùng
làm.”
“Houston mà miền đất lành!” Hòa Thượng Huyền Việt kết luận sau câu
chuyện rất dài về công cuộc xây dựng chùa Liên Hoa, cũng như sự phát triển của
Phật Giáo tại đây trong gần 40 năm.
Mà “đất lành” thì chắc chắn là hàng trăm ngàn “cánh chim” di cư như
người Việt Nam rời quê hương đã và đang tìm đến thành phố này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment