Tiểu
thuyết " NGƯỜI TÌNH "
- Nhiều người đã đọc
tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant, tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nữ văn sĩ
người Pháp Marguerite Duras) và xem bộ phim cùng tên được chuyển thể từ chính
cuốn tiểu thuyết “Người tình” bởi đạo diễn nổi tiếng Jean-Jacques Annaud. Nhưng còn ít người biết
rằng, đó không chỉ là chuyện tình Pháp – Hoa trên đất Việt, mà là chuyện tình
Việt – Pháp – Hoa, và hiện tại câu chuyện tình này đang trở thành giá trị văn
hóa lịch sử lớn, góp phần phát triển du lịch ở vùng đất miền Tây Nam bộ, trên
cả huyền thoại Công tử Bạc Liêu.
|
Bà
Duras thời còn trẻ.
|
Thị xã Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp)
và thành phố Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) nằm hai bên bờ sông Tiền, cách
nhau khoảng 70 cây số. Gia đình chàng trai Huỳnh Thủy Lê “anh ở đầu sông” nơi
thị xã Sa Đéc đã kết thông gia với gia đình cô Nguyễn Thĩ Mỹ “em ở cuối sông”
bên bờ sông Tiền thành phố Mỹ Tho. Thế nhưng, trong khi gia đình hai bên chuẩn
bị cho cuộc hôn nhân, thì bất ngờ một cô gái người Pháp (là tác giả của tiểu
thuyết “Người tình”) xuất hiện. Sự xuất hiện của cô gái Pháp tuy có làm chao
đảo, nhưng vẫn không làm tổn hại đến cuộc hôn nhân đã hẹn ước ở hai bên sông
Tiền, mà sự xuất hiện đó đã là cơ duyên cho sự ra đời sau này một tác phẩm văn
học lừng danh trong thế giới Pháp ngữ và trở thành giá trị lớn của vùng đất Tây
Nam bộ cho đời sau.
Sự ra đời của một cuốn
tiểu thuyết lừng danh Một ngày cuối năm 1971 giữa thủ đô Paris
tráng lệ của nước Pháp. Nữ văn sĩ đang được độc giả nước Pháp và cả thế giới Pháp
ngữ yêu mến Marguerite Duras soạn lại các tác phẩm trong một đời viết văn của
mình.
Nữ văn sĩ 57 tuổi này có thói quen sống
lại với các tác phẩm của mình mỗi lần năm cũ sắp kết thúc, năm mới sắp đến.
Trước mặt bà là những cuốn tiểu thuyết mà bà đã rút ruột viết ra trong gần 30
cầm bút.
Bà Duras dừng lại hồi lâu với cuốn tiểu thuyết L’Amant, bởi nó mang
hơi thở của mối tình rất đẹp của bà với một chàng trai người Pháp cũng trong
một chiều cuối năm. Bỗng chuông điện thoại nhà bà reo vang, chiếc điện thoại
giả cổ theo kiểu Tướng Charles De Gaulle từng sử dụng phát lên những tiếng
chuông như tha thiết, như giục giả. Bà Duras chợt thấy hồi hộp, tim đập mạnh,
bà cũng không hiểu lý do tại sao, có lẽ tiếng chuông điện thoại trong một chiều
cuối năm vang lên giữa tĩnh lặng đã làm rung động trái tim của người phụ nữ nổi
danh là đa cảm này.
Nhấc điện thoại, bà Duras vẫn còn hồi hộp chờ nghe thông
điệp từ bên kia đầu dây. Giọng người đàn ông có vẽ đã lớn tuổi, phát âm không
thuật chuẩn giọng Pháp, có thể là người nước ngoài, cụ thể là vùng Đông Á bởi
đặc thù của cách phát âm theo lối ngôn ngữ đơn âm. Người đàn ông bên kia đầu
dây cũng lịch sự hỏi thăm có phải bà là nữ văn sĩ Marguerite Duras, là câu hỏi
mà bà rất thường nghe mỗi khi nhấc điện thoại. Sau khi biết chắc là bà Duras,
giọng nói trong điện thoại bỗng trở nên thổn thức hỏi bà: “Bà có nhận ra ai
đang nói chuyện điện thoại với bà không?”. Tất nhiên là bà Duras không thể nhận
ra, vì đã hơn 40 năm có hơn bà không nghe lại giọng nói ấy, ngày trước là giọng
sang sảng của một thanh niên trẻ trung, khỏe mạnh, giờ là giọng khàn đặc của
một cụ già, thỉnh thoảng chen vào tiếng ho sù sụ.
Bà
Duras khi đã già.
|
Bà Duras bỗng thấy chân
tay run rẩy, đứng không còn vững, khi từ đầu dây bên kia nói rành mạch: “Anh là
Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc – Việt Nam 42 năm trước nè, em còn nhớ không?”. Là một
nữ văn sĩ rất nhanh nhạy với từ ngữ, tế nhị trong ứng xử, nhưng trước tình
huống quá bất ngờ và xúc động, bà Duras không biết phải nói gì, miệng chỉ ấp
úng những lời thừa thải: “Ôi, anh Thủy Lê, làm sao anh biết số điện thoại của
tôi…”. Ông Thủy Lê trả lời: “Em là nhà văn nổi tiếng, có khó gì chuyện tìm xin
số điện thoại của em”. “Thế anh đang ở đâu, anh từ Trung Hoa gọi cho em phải không?”,
bà Duras hỏi. Khi ông Huỳnh Thủy Lê trả lời rằng, ông đang gọi điện thoại ngay
tại Paris, bà Duras chỉ còn biết thốt lên: “Ôi chúa ơi, cảm ơn chúa đã cho đời
con còn có được ngày này, con còn có thể gặp được người đàn ông này”.
Họ lặng lẽ đi bên nhau bên bờ sông Seine.
Dòng sông thơ mộng chảy ngang qua Paris này thường dành làm nơi hẹn hò của
những đôi tình nhân trẻ, còn người lớn tuổi ở Paris thường đi dạo trong những
công viên dưới chân tháp Effel. Thế nhưng, bà Duras lại hẹn gặp ông Thủy Lê bên
bờ sông Seine tình tứ, tất nhiên là có lý do của bà. Ngay khi vừa gặp nhau, ông
Thủy Lê đã rưng rưng đôi mắt mờ đục của tuổi già và nói: “Anh vẫn yêu em, trọn
cuộc đời anh vẫn yêu em”. Bà Duras cũng bất chợt thốt lên những câu nói tương
tự. Họ đứng tựa vào nhau, hai mái đầu đã trắng màu sương tuyết nhưng hai trái
tim thì vẫn nóng hổi, thổn thức.
Dòng sông Seine mùa đông
mặt nước lặng lờ trôi, không một gợn sóng, nhưng trong tâm tưởng của đôi tình
nhân già đứng trên bờ sông lại ào ạt sóng nước sông Cửu Long, sóng nước đập vào
mạn phà Mỹ Thuận chạy ngang dòng sông Tiền, trong một ngày cuối năm nước đổ như
thác từ phía thượng nguồn… Cô nữ sinh Marguerite Duras tuổi 15 rời chiếc xe đò
Sa Đéc – Sài Gòn, bước xuống phà, đứng tựa vào lan can phà nhìn nước sông Cửu Long
chảy siết mang theo những đám lục bình trôi tản mạn. Chàng trai Huỳnh Thủy Lê
cũng bước ra khỏi chiếc Limuosine màu đen sang trọng tiến đến mạn phà nơi cô
gái Tây đang đứng…Để rồi một mối tình dữ dội và lãng mạn đã đến với chàng
thương gia người Hoa và cô nữ sinh người Pháp…
Chia tay với ông Thủy Lê
trên bờ sông Seine, bà Duras trở về nhà cả đêm không thể ngủ, hình ảnh mối tình
đầu của bà nơi xứ thuộc địa Đông Dương xa xôi cứ ào ạt tràn về như nước sông
Cửu Long năm nào. Đối với những người cầm viết, nhất là những nhà văn nữ, những
khoảnh khắt cảm xúc cao độ như thế thường cho ra những tác phẩm hay, và bà
Duras cũng không bỏ qua cơ hội tuyệt vời này. Quyển tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant,
Nhà xuất bản Les Éditions de Minuit năm 1984) đã ra đời trong hoàn cảnh
như thế và nhanh chóng chinh phục độc giả Pháp vốn rất tinh tế với văn chương,
ngay sau khi xuất bản nó đả trở thành cuốn sách “best seller” (bán chạy nhất)
với 2,4 triệu bản, đoạt giải Goncourt - một giải thưởng danh giá của văn học
Pháp.
Quyển tiểu thuyết cũng
nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong thế giới Pháp ngữ và trên toàn thế
giới, nó đã được dịch ra 43 thứ tiếng, tất nhiên là có cả tiếng Việt, và được
dựng thành phim cũng rất nổi tiếng.Tiếng sét ái tình trên sông Tiền Phà
Mỹ Thuận một ngày cuối năm năm 1929. Con đường thiên lý từ Sài Gòn đi về vùng
sông nước miền Tây Nam bộ phải qua rất nhiều sông rạch, hầu hết đều đã được bắc
cầu, duy chỉ có hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của dòng sông Cửu Long rộng
mênh mông là vẫn phải “lụy phà”. Mãi cho đến năm 2000 chiếc phà Mỹ Thuận mới kết
thúc vài trò lịch sử của nó khi chiếc cầu Mỹ Thuận – cầu dây văng hiện đại đầu
tiên của Việt Nam – nối liền hai bờ sông Tiền. Sau đó 10 năm, phà Cần Thơ cũng
kết thúc sứ mạng lịch sử kéo dài gần 100 năm của nó khi cây cầu Cần Thơ lớn
nhất nước thông xe. Ngày ấy, vào cuối thập niên 1920, xe đò “lục tỉnh” phải đợi
qua phà Mỹ Thuận trung bình 1 giờ/chuyến.
Trên chuyến xe đò Sa Đéc – Sài Gòn ngày
hôm ấy, giữa những “anh Hai”, “chị Ba” đậm chất nông dân miền Tây đi Sài Gòn vì
một chuyện gì đó, người ta thấy có một cô gái Tây ra dáng nữ sinh với chiếc cặp
bên người, mái tóc buộc hai nhánh, đội chiếc nón rộng vành. Xe đò xuống phà Mỹ
Thuận, phà rời bến, trên xe tiếng gà vịt lao xao, từng giỏ trái cây chất đầy
trên nóc xe. Cô gái Tây rời khỏi xe, đến đứng tựa vào lan can phà, hít thở
không khí trong lành, cặp mắt mơ màng nhìn dòng sông Cửu Long “sông dài cá lội
biệt tăm”. Cô tên Marguerite Duras, con gái của một bà giáo là hiệu trưởng
trường tiểu học ở Sa Đéc. Đó là bà Marie Donnadieu, Hiệu trưởng trường L’ecole
Primaire De Jeunes Filles De Sadec, nay là Trường Tiểu học Trưng Vương thị xã
Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là ngôi trường cổ nhất Đồng Tháp.
|
Ngôi
nhà của ông Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc.
|
Quê cô ở tận Paris nước
Pháp, sau khi cha mẹ cô chia tay, mẹ cô đã dắt 3 đứa con nhỏ qua xứ thuộc địa
Đông Dương để dạy học theo chủ trương truyền bá văn hóa Pháp sang các nước
thuộc địa. Đến Sài Gòn, mẹ cô tình nguyện về một tỉnh miền Tây xa xôi để dạy
học và bà đã dắt các con đến thị xã Sa Đéc, nơi đó có một ngôi trường tiểu học
xập xệ, thiếu thốn mọi bề để dạy học. Thuở ấy ở Sa Đéc mới có trường tiểu học, muốn
học cao hơn phải đến Mỹ Tho, Cần Thơ hoặc lên Sài Gòn. Học hết tiểu học, Duras
được người mẹ là giáo viên nghèo gửi lên học trung học ở Sài Gòn, nơi bà có
người bạn thân làm hiệu trưởng. Duras có 2 người anh, không ai chịu học hành gì
nhiều, trong đó có một người bị nghiện hút, là nỗi khổ tâm của mẹ cô, vì vậy
người mẹ khắc khổ đã quyết tâm cho đứa con gái út học hành đàng hoàng.
Hậu thế phải mang ơn bà
Marie Donnadieu rất nhiều, vì nhờ sự quyết tâm của bà cho cô con gái Duras học
hành đàng hoàng mà sau này thế giới có một nữ văn sĩ tài năng, đóng góp vảo kho
tàng văn học của nhân loại nhiều tác phẩm có giá trị. Trên chiếc phà Mỹ Thuận
chạy ngang sông Tiền vào cái ngày cuối năm 1929 tiền định ấy, ngoài chiếc xe đò
chạy bằng than đá cổ lỗ nói trên, còn có chiếc xe hơi sang trọng hiệu Limuosine.
Thời ấy, vào cuối thập niên 1920, xe hơi nhãn hiệu Limuosine nổi tiếng của Mỹ
mới nhập vào Đông Dương chưa tới 10 chiếc, ở miền Tây Nam bộ chỉ có vài chiếc,
trong đó công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cũng tậu một chiếc ngay từ đợt đầu
tiên.
Chiếc Limuosine màu đen
trên chiếc phà Mỹ Thuận qua sông Tiền ngày hôm ấy không phải của công tử Bạc
Liêu đang nổi tiếng về ăn chơi trên đất Nam kỳ, mà là của một “công tử” khác
cũng trên đất “Nam kỳ lục tỉnh”, nhưng ít giàu có và không nổi tiếng bằng, đó
là ông Huỳnh Thủy Lê, con trai út của ông chủ chành gạo Huỳnh Thuận giàu có
nhất nhì tỉnh Sa Đéc. Là người gốc Hoa, ông Huỳnh Thuận không khởi nghiệp làm
giàu bằng ruộng lúa như những đại điền chủ khác ở miển Tây Nam bộ, ông đã tận
dụng lợi thế của người Hoa trong kinh doanh thương mại để kinh doanh lúa gạo, cả
mua bán trong nước và xuất khẩu.
Ông có chành gạo lớn nhất Sa Đéc, nơi tập
trung lúa gạo để chuyển đi bán ở Bắc kỳ và Trung kỳ, cũng như đưa về cảng Nhà
Rồng để xuất khẩu ra nước ngoài. Phất lên với nghề kinh doanh, xuất khẩu gạo,
ông Huỳnh Thuận xây dựng nên những dãy phố sầm uất ở thị xã Sa Đéc để cho thuê,
rồi ông về khu người Hoa ở Chợ Lớn xây dãy phố cũng với mục đích cho thuê. Chỉ
riêng ở Sa Đéc, ông Huỳnh Thuận đã có hàng trăm căn phố, ông trở thành người
giàu có nhất nhì tỉnh Sa Đéc thời đó. Cậu con trai út Huỳnh Thủy Lê được ông
Huỳnh Thuận chọn nối nghiệp trao cho toàn bộ gia sản. Vì vậy mà ông Thủy Lê
thường xuyên đi lại giữa Sa Đéc và Sài Gòn để quán xuyến chuyện làm ăn của gia
đình bằng chiếc xe Limuosine màu đen sang trọng.
Năm ấy ông Huỳnh Thủy Lê
đã 27 tuổi, nhưng vẫn chưa lập gia đình, thời đó như thế là quá đứng tuổi, là
hiện tượng lạ của một đàn ông thuộc gia đình giàu có. Ông Thủy Lê lập gia đình
trễ là có nguyên nhân của nó, cách đó gần 10 năm gia đình ông đã hứa hôn cho
ông với 1 cô gái trẻ, nổi tiếng xinh đẹp ở Mỹ Tho, tên là Nguyễn Thị Mỹ. Bà Mỹ
nhỏ hơn ông gần 10 tuổi, vì vậy ông phải đợi cho vị hôn thê “đủ lớn” để làm đám
cưới. Trong chuyến đi từ Sa Đéc đến Sài Gòn ngày hôm ấy, ông Thủy Lê cũng dự
định ghé qua Mỹ Tho để thăm gia đình nhạc gia và nhìn mặt người vợ chưa cưới.
Đang ngồi nghĩ ngợi về những thương vụ làm ăn đang chờ đợi ở Sài Gòn và nghĩ
cách chào hỏi gia đình nhạc gia ở Mỹ Tho sau vài giờ nữa, bất ngờ ông Thủy Lê
nhìn thấy một bóng sắc giai nhân nổi bật lên trong đám đông người bộ hành nghèo
khó trên phà. Cô gái có nước da trắng, tóc nâu vàng, dáng người cao ráo, có thể
cô không phải là người Việt hay người Hoa, mà là người Pháp. Cô gái mặc chiếc
đầm màu sáng, đội chiếc nón rộng vành, mặt hướng theo dòng sông, không quan tâm
gì đến cảnh xô bồ trên phà.
Là người nổi tiếng đứng
đắn, không thuộc loại “mèo mả gà đồng”, nhưng hình ảnh cô gái đứng tựa lan can
phà nhìn dòng nước chảy xuôi chợt làm trái tim ông Thủy Lê rung động. Ông như
bị tiếng sét ái tình, như bị thôi miên, đã lặng lẽ mở cửa xe đến đứng bên cô
gái. Không nhiều lời, chỉ vài câu “tán tỉnh” của ông Thủy Lê, họ bỗng thấy như
thân quen từ thuở nào, nhất là khi chợt nhận ra họ cùng ở thị xã Sa Đéc, sống gần
nhau “hai nhà cuối phố”. Ông Thủy Lê đề nghị và cô gái Duras chấp nhận, cô trở
về chiếc xe đò lấy chiếc va li nhỏ và chiếc cặp học trò mang qua chiếc
Limuosine màu đen để đi cùng người đàn ông mới quen về Sài Gòn. Tất nhiên là
trên quảng đường từ Mỹ Thuận về Sài Gòn, ông Thủy Lê cũng đã “quên” ghé lại Mỹ
Tho thăm nhạc gia và người vợ chưa cưới như đã dự tính. Sau đó, tình yêu lãng
mạn và dữ dội giữa cô nữ sinh trường dòng người Pháp mới 15 tuổi rưởi và chàng
thương gia giàu có người Hoa lớn hơn 12 tuổi đã kéo dài gần 2 năm trong bí mật.
Dù yêu nhau đắm đuối, thường xuyên chìm đắm trong sự hòa điệu của đôi trái tim
và trong những cơn mê thể xác, nhưng họ không thể công khai mối quan hệ của
mình, mà luôn sống trong lo lắng, ngờ vực, sợ hãi... bởi những mâu thuẫn xã hội
sâu sắc, giữa sự ngăn cách về chủng tộc và thứ tầng xã hội. Còn có một nguyên
nhân quan trọng khác làm ông Thủy Lê không thể vượt qua những rào cản vô hình
để sống trọn vẹn với tình yêu, đó là cuộc hôn đã hứa hẹn gần 10 năm với 1 cô
gái Việt ở thành phố Mỹ Tho.
Có thể đối với
Marguerite Duras, mọi rào cản đều có thể bị san bằng, bởi cá tính mạnh mẽ và sự
“nổi loạn” của tuổi trẻ, nhưng với Huỳnh Thủy Lê thì lại khác, nền giáo dục Nho
học hàng ngàn đời đã không cho phép chàng vì tình yêu mà vượt qua tất cả những
định chế của gia đình, dòng tộc, xã hội. Sau khoảng một năm rưỡi, cuộc tình của
họ đã kết thúc trong nước mắt khi ông Thủy Lê phải đi đến cuộc hôn nhân đã được
an bày từ gần 10 năm trước, còn Duras cùng gia đình lên tàu trở về cố hương bên
trời Tây xa xôi.
Trước ngày rời Sài Gòn,
Duras đã đến ngôi nhà nơi cô từng sống những tháng ngày em đềm bên người tình,
nhưng ông Thủy Lê đang bận lo đám cưới ở tận miền Tây. Sau này khi viết tiểu
thuyết “Người tình”, bà Duras đã kể lại khoảnh khắc này bằng những trang sách
đẫm nước mắt:“Khóc mà không để cho mẹ nàng và người anh kế của nàng nhìn thấy
nàng đang buồn, không để cho họ nhìn thấy gì hết, là thói quen giữa họ với
nhau”.
Ngày hôm sau, khi ra bến tàu, Duras cố nấn
ná, kiếm tìm trong vô vọng hình bóng người đàn ông đã mang đến cho cô cả niềm
hạnh phúc và nỗi khổ đau, cô ước mong được nhìn thấy ông 1 lần cuối cùng trong đời.
Duras đâu ngờ rằng, ông Thủy Lê đã ra bến tàu tiễn cô, để nhìn thấy cô 1 lần
cuối cùng trong đời, nhưng ông không để cô biết, mà đứng lặng lẽ trong con
đường nhỏ cạnh bến tàu để làm 1 cuộc chia ly. Thật kỳ diệu, khi chiếc tàu
nhổ neo rời bến, Duras cũng đứng tựa vào lan can tàu như đã đứng trên phà Mỹ
Thuận ngày nào, mắt hướng vào bờ, nhờ vậy mà cô đã nhận ra ông Thủy Lê đứng nép
bên chiếc Limuosine màu đen quen thuộc trong con đường khuất để dõi theo bóng
tàu.
Chỉ vài giây ngắn ngũi, họ thậm chí còn không kịp đưa tay chào nhau, chiếc
tàu đã khuất bóng. Ông Thủy Lê phải vội vã quay về lo đám cưới, còn Duras lênh
đênh trong cuộc hành trình dài 1 tháng rưởi, với những cơn vật vã do say sóng
và với nỗi buồn thiên cổ vì yêu! Bà Duras đã kể lại trong cuốn tiểu thuyết
“Người tình”: “Chiếc xe to lớn của chàng ở đó, dài và đen với người tài xế mặc
chế phục trắng đàng trước. Chỗ đó chỉ cách chỗ đậu xe của hãng tàu thủy
Messageries Martimes một con đường nhỏ, riêng biệt. Đó là điều mà nàng đã nhận
ra. Đó chính là chàng ở phía sau, chỉ đủ trông thấy hình dáng, bất động, kiệt
sức. Nàng tựa người vào lan can tàu, giống như lần đầu tiên, trên phà. Nàng
biết chàng đang nhìn nàng, nàng cũng đang nhìn chàng, nàng không thể nhìn thấy chàng
nữa nhưng nàng vẫn nhìn về phía cái hình dáng của chiếc xe đen. Rồi sau cùng
thì nàng không thể nhìn thấy nó nữa. Bến cảng nhòa đi, rồi đến đất liền”.
Rơi vào quên lãng Ông Huỳnh Thủy Lê trở
về Sa Đéc để chuẩn bị cho 1 đám cưới lớn nhất từ trước đến giờ trong cái thị xã
nhỏ bên bờ sông Tiền này. Đám cưới giữa ông với cô gái vùng đất “miệt vườn” cây
lành trái ngọt Mỹ Tho kéo dài suốt 3 ngày, trở thành ngày hội của người dân Sa
Đéc, nhưng trong lòng của chú rể thì như “một nửa hồn tôi chết”. Ngày ông rước
cô dâu trẻ đẹp Nguyễn Thị Mỹ từ Mỹ Tho về Sa Đéc ngang qua phà Mỹ Thuận, cô dâu
luôn tươi vui trong bộ áo dài vải gấm và bó hoa cưới rực rở, còn chú rể cố giữ
nét mặt không biểu hiện cảm xúc. Tình cờ, cô dâu bước xuống xe, cũng đến đứng
tựa vào lan can phà để khuây khỏa sau đoạn đường dài tù túng trong chiếc
Limuosine, ở ngay tại nơi mà cô nữ sinh Marguerite Duras đã đứng ngày trước…
Trong tiệc cưới của mình, ông Thủy Lê uống thật nhiều rượu, uống như chưa bao
giờ ông được uống, mọi người cho rằng vì ông quá vui trong ngày vui của mình,
nhưng có lẽ chỉ một mình ông biết là trong những chén rượu chảy tràn có chứa
những hương vị gì: hạnh phúc hôn nhân, tình yêu, nỗi buồn, đau khổ…? Không biết
bên trời Tây người con gái có tên Duras có đau buồn kéo dài hay không, còn ở
trời Nam, chú rể mới là thương gia Thủy Lê đã sớm nguôi ngoai chuyện tình buồn để
trở về với công việc quán xuyến toàn bộ sản nghiệp và cơ ngơi làm ăn do cha là
ông Huỳnh Thuận giao lại cho đứa con trai út sau khi nó đã thành gia thất. Rồi
“chim quyên quen trái nhản lồng”, ông Huỳnh Thủy Lê và bà Nguyễn Thị Mỹ đã trở
thành đôi vợ chồng đầm ấm, hạnh phúc hơn người, là hình ảnh mơ ước của bao
người dân Sa Đéc và khu người Hoa ở Chợ Lớn. Bà Mỹ đã sinh cho ông Thủy Lê tổng
cộng 5 đứa con, 3 gái, 2 trai. Họ sinh ra trên nhung lụa, lại được nền giáo dục
nề nếp của gia đình, nên tất cả đều thành đạt.
|
Bến
phà Mỹ Thuận ngày nay.
|
Cô con gái giữa Huỳnh Thủy Anh của họ từng
là hoa khôi của một trường trung học ở Chợ Lớn, cô về làm dâu của ông Trần Văn Hương,
nguyên thủ tướng của chính quyền Sài Gòn cũ, từng có 1 tuần lễ làm tổng thống
chế độ Sài Gòn cũ sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
Hiện tại, các con của ông Lê đều sống ở
nước ngoài, trong đó Huỳnh Thủy Tiên là GS.TS - Giám đốc Bệnh viện Nhi ở bang Califonia
(Mỹ), Huỳnh Thủy Hà là giảng viên trường ĐH Sorbonne (Pháp. Năm 1972 ông Trần
Thủy Lê qua đời ở tuổi 70, đám ma của ông có ông thông gia là Trần Văn Hương
đáp máy bay từ Sài Gòn về đưa tang.
Chuyện tình, chuyện cuộc đời của người đàn
ông nổi tiếng trên đất Sa Đéc tên Huỳnh Thủy Lê tưởng như đã đi vào quên lãng,
nếu như 1 năm trước ngày qua đời ông không có chuyến đi Pháp để gặp lại người con
gái trên phà Mỹ Thuận năm nào. Cuộc gặp ở Paris, bên bờ sông Siene đã giúp cho
tiểu thuyết, sau đó là bộ phim “Người tình” ra đời. Để rồi từ đó, thị xã Sa
Đéc, nơi ông Huỳnh Thủy Lê và bà Marguerite Duras từng sống và từng yêu nhau,
như được phủi lớp bụi thời gian, trở nên lung linh sống động, trở thành
điểm du lịch hấp dẫn của du khách trên khắp thể giới.
.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment