CHẲNG LẼ NHÀ NƯỚC CŨNG CỞI TRUỒNG
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,
Đối chiếu các kết quả khảo sát thấy con số trên 80% số vụ việc khiếu kiện, tranh chấp trong cả nước hiện nay đều liên quan trực tiếp, gián tiếp đến đất đai là khá hiện thực. Các vụ khiếu kiện đất đai hiện nay kéo dài và có chiều hướng tăng về số lượng bùng phát về tính chất. Dân oan mất đất hình như vẫn hy vọng Trung ương sẽ can thiệp “cứu” họ nên dòng người kéo về thành phố nơi có trụ sở của các cơ quan quản lý Nhà nước còn kéo dài. Những năm trước dân oan khiếu kiện chỉ vài chục nay đã đến hàng nghìn người.
Họ từ khắp mọi miền đất nước đổ về Hà nội. Điều đó dễ hiểu, Hà nội là nơi tập trung các cơ quan quyền lực: Bộ chính trị TW đảng cộng sản, Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra các cấp.
Đơn kếu cứu của bà con dầy hàng tập, cặp hết chỗ chứa họ đóng vào bao như bao thóc. Bà con ở khắp nơi, gần thì Dương nội Văn giang, xa thì Đăc nông-Tây nguyên đều có vấn đề oan khuất quanh chuyện đất đai, nhà cửa bị cưỡng chiếm.
Việc giải quyết khiếu nại tố cáo trên thực tế tỏ ra bế tắc. Nhà cầm quyền có vẻ thiên về cách sử dụng “thanh kiếm” để giải quyết mâu thuẫn giữa dân và chính quyền.
Nhiều đoàn dân oan đã được công an, an ninh và các công cụ vận hành bằng cơm rượu, tiền thuê, dồn lên xe buýt chở đi thật xa ra ngoại thành để cách ly với Văn phòng Tiếp dân của các cơ quan TW.
Ở một góc độ nào đó, việc cưỡng bức giải tán những cuộc tụ tập ôn hòa này là biểu hiện quyền lực của một Nhà nước pháp quyền đứng trên Luật pháp. Hiến định 1992, ghi rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp”(điều 50); “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” (điều 69). Nhưng nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định số người tập trung nơi công cộng không quá con số 5. Điều đó khống chế vô hiệu hóa điều 69 Hiến pháp.
Hiện tại, trong nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành loại hàng hoá đặc biệt mà kẻ mua được chế độ bảo kê giành quyền tự đặt giá và sẵn sàng đàn áp người (bị ép) bán với giá rẻ mạt không khác gì như bị ăn cướp.
Cơ quan truyền thông lề đảng được giao nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội thiên về cách giải thích mâu thuẫn giữa nông dân và chính quyền “là những bất cập về chính sách đất đai”.
Nếu phân tích bối cảnh xã hội hiện nay, không thể chối cãi rằng các nhóm lợi ích đã và đang ngày càng có chiều hướng lấn át, chỉ đạo các cơ quan công quyền thực hiện nhiệm vụ làm thuê, biến công an thành công cụ đàn áp sự phản kháng của nhân dân.
Luật đất đai liên tục bị điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho các tập đoàn kinh tế sân sau. Các dự án vốn FDI mà bên phía Việt nam góp vốn bằng đất trên thực tế là của các nhóm lợi ích. Như thế mâu thuẫn về Quyền lợi mới là cái lõi nằm trong cái mâu thuẫn về chính sách.
Đất đai có giới hạn trong khi dân số có ngày càng gia tăng. Chúng ta không máy móc bằng mọi cách giữ đất lúa mà không phát triển đô thị, giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội nhưng phải sử dụng một cách tiết kiệm, căn cơ và hiệu quả với quĩ đất hiện có, nhất là giữ được diện tích đất chuyên lúa 2 vụ. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển của đất nước và an ninh lương thực cho các thế hệ tương lai.
Trong khi một số nước chỉ cần chuyển tới 0,3ha đất nông nghiệp cũng cần phải trình, thậm chí phải khai hoang để bù lại phần đất đã lấy thì ở Việt Nam, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất quá dễ dàng và chứa đầy các yếu tố “lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”. Những biểu hiện như thế ngày càng tỏ ra lộ liễu.
Điều đáng lên án là những quan chức cấp cao phê duyệt, hoạch định chính sách hiện nay đã không đếm xỉa gì đến tình trạng cuộc sống người dân sau cưỡng chế. Nhiều hộ dân đã không còn đất canh tác và hoàn toàn không có phương án nghề phụ thay thế để duy trì an toàn cuộc sống.
Nếu không phải nông dân, cần phải đọc “Lão Hạc” của nhà văn Nam cao thì mới hiểu thấu đáo tình cảm thiêng liêng máu thịt của nông dân với đất. Người nông dân có thể chấp nhận chết, thậm chí chết một cách tiêu cực là tự tử để giữ đất.
Gần đây ở quận Cái Răng, TP Cần đã xảy ra vụ hai mẹ con lột hết quần áo để ngăn cản đơn vị thi công, đầu tư xây dựng khu dân cư Hưng Phú. Bà Lài, nạn nhân bị mất đất phải dành dụm tiền mồ hôi nước mắt mua đất cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà mấy chục năm nay. Gia đình bà không đồng ý với giá đền bù 500.000 đồng/m2 mà muốn được thỏa thuận đền bù xứng đáng nhưng không được đáp ứng.
Nửa năm trước vì quá uất ức nên chồng bà đã uống thuốc sâu tự tử để phản đối và bây giờ hai mẹ con bà phải lột hết quần áo để phản đối, ngăn cản lực lượng cưỡng chế trong tuyệt vọng.
Đó là những phản ứng cá nhân nhen lên sự công phẫn trong dư luận. Nhưng nhà cầm quyền đang phải đối mặt với một sự thật đang lớn lên, phát triển ở tầm mức nghiêm trọng hơn nhiều đó là phong trào đối kháng đang có nguy cơ trở thành khối nổ dây chuyền đang phát triển thành một hình thái nguy hiểm cho cả người dân và nhà cầm quyền. Đó là đối kháng vũ trang, có đổ máu như thực tế cho thấy ở Tiên lãng, Văn giang.
Mặt khác, sự kiện nhà cầm quyền huy động một lực lượng lớn chưa từng thấy lên đến hàng nghìn công an để trấn áp nông dân, cùng với tính chất khốc liệt, man rợ trong hành động đã như một vết nhơ không thể tẩy rửa cho bộ mặt một chính thể.
Mặt khác sự dốt nát, trơ trẽn, dối trá của cả một bộ máy công quyền Hưng yên bị bóc trần càng làm cho công luận thêm công phẫn và khinh bỉ.
Khi niềm tin trong dân sụp đổ, nhà cầm quyền sẽ hoàn toàn mất tính chính danh.
Những người phụ nữ nông thôn đã phải cởi truồng coi như một phương thức tự vệ, phản kháng hành động cưỡng chế cướp nhà cướp đất thì nhà cầm quyền chẳng lẽ cũng “cởi truồng” luôn không cần dùng đến bộ trang phục “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ?
Một Nhà nước muốn vững mạnh phải coi trọng dân bằng hành động thực sự, coi trọng lợi ích của nhân dân một cách thỏa đáng để phương châm “điều hòa các lợi ích Nhà nước, Nhân dân, Doanh nghiệp” trở thành hiện thực chứ không phải nói suông.
http://dzungm86.blogspot.com/2012/05/2952012-oi-chieu-cac-ket-qua-khao-sat.html
VIỆT CỘNG Y ÁN TÙ SƠ THẨM CHO HAI NGƯỜI YÊU NƯỚC, HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN TẠI NGHỆ AN
Anh Vũ (RFI)
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,
AFP dẫn nguồn tin tư pháp Việt Nam cho biết phiên tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An hôm nay, 30/05/2012, vẫn y án tù giam đối với hai nhà đấu tranh nhân quyền, bà Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn, bị buộc « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Một cán bộ giấu tên của tòa án Nghệ An cho AFP biết, phiên phúc thẩm đã diễn ra trong vòng vài giờ đồng hồ và tòa đã y án tù sơ thẩm đối với hai bị cáo. Hồi tháng 12 năm ngoái, trong phiên xử sơ thẩm, tòa án Nghệ An đã kết án bà Hồ Thị Bích Khương, 45 tuổi làm nghề viết văn 5 năm tù giam, ba năm quản chế và mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn, 40 tuổi, 2 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Hai người này bị bắt hôm 15 tháng 11 năm ngoái vì bị buộc tội « thu thập tài liệu và viết bài làm tổn hại uy tín của đảng Cộng sản và chế độ Xã hội chủ nghĩa ». Bà Khương còn bị cáo buộc đã trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài với nội dung chống Nhà nước.
Bản thân bà Hồ thị Bích Khương ban đầu cũng là một dân oan phải đi khiếu kiện. Sau đó bà tích cực giúp đỡ cho những dân oan khác có cùng cảnh ngộ bằng cách sử dụng mạng Internet để đưa lên những bài tố cáo những bất công, tham nhũng tại Việt Nam. Vì những họat động này năm 2008 bà đã bị kết 2 năm tù vì tội « lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước ». Đây là một tội danh quen thuộc vẫn được quy cho những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Đây là lần thứ 3 trong vòng bảy năm bà Hồ Bích Khương bị chính quyền kết án tù. Tổ chức Human Rights Watch đã lên án bản án phúc thẩm đối với nhà hoạt động này. Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch tố cáo việc chính quyền Việt Nam « áp đụng một cách có hệ thống điều luật 88 để trừng phạt tùy tiện những blogger phê phán chính quyền cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục coi thường tự do ngôn luận ».
Tổ chức Ân xá Quốc tế ( Amnesty Internationnal) khẳng định từ khi Việt Nam mở chiến dịch trấn áp tự do ngôn luận hồi cuối năm 2009 đến nay đã có hàng chục nhà đấu tranh ôn hòa bị những bản án tù nặng nề.
Anh Vũ
No comments:
Post a Comment