VỊ TRỜI HỌC ĐẠO
Toàn
Không
Một vị Trời có dung mạo tuyệt diệu, từ thân tỏa ra ánh sáng rực rỡ,
chiếu
soi khắp rừng cây công tử Kỳ Đà tại thành Xá Vệ. Vào lúc cuối
đêm
gần về sáng, vị Trời ấy đến chỗ Đức Thích Ca Mâu Ni tại Tịnh xá
Kỳ
Hoàn, trong vườn Cấp Cô Độc. Vị Trời cúi đầu lễ Phật, rồi cất tiếng
nói
kệ hỏi:
Cái gì nặng hơn đất?
Cái gì cao hơn không?
Cái gì nhanh hơn gió?
Cái gì nhiều hơn cỏ?
Phật nói kệ đáp:
Giới đức nặng hơn đất,
Ngạo mạn cao hơn không,
Nhớ nghĩ nhanh hơn gió,
Tư tưởng nhiều hơn cỏ.
Sau khi nghe lời dạy xong, vị Trời ấy phấn khởi vui mừng, cúi đầu lễ
Phật,
rồi biến mất trong nháy mắt.
LỜI
BÀN:
Cái gì nặng hơn đẩt? Chúng ta tự hỏi xem trái đất chứa đủ thứ sắt
thép,
sỏi đá, núi rừng, đất nước v.v… nặng như thế còn có gì nặng hơn
được;
thế mà Đức Phật bảo còn có thứ nặng hơn nữa, đó là Giới Đức.
Giới
là giới hạn, răn dạy ngay thẳng, Đức là đạo lý làm người, điều thiện;
Giới
Đức là làm thiện tránh làm ác. Đức Phật dạy làm thiện tránh làm ác
còn
nặng hơn cả sức nặng của trái đất, thật là lời vàng.
Cái gì cao hơn không? Thử nghĩ xem đâu có cái gì cao hơn không
gian
mênh mông, Đức Phật bảo: “Ngạo mạn còn cao hơn không”, vì sự
ngạo
mạn của con người vô giới hạn. Thế giới điên đảo vì sự ngạo mạn
của
con người, thật là ý ngọc.
Cái gì nhanh hơn gió? Gió thoảng qua, gió bão rất nhanh, cũng có
thứ
nhanh hơn gió như tốc độ của ánh sáng. Nhưng Đức Phật dạy: “Nhớ
nghĩ
nhanh hơn gió”, vì chợt nhớ nghĩ là tới nơi liền,
nhanh như chớp mắt,
nhanh
hơn tốc độ ánh sáng, nên nhớ nghĩ là nhanh nhất, thật là tuyệt diệu.
Cái gì nhiều hơn cỏ? Trái đất này cỏ mọc biết bao nhiêu như thế, làm
sao
mà tính cho hết; thế mà Đức Phật bảo: “Tư tưởng nhiều hơn cỏ”, tư
tưởng
là suy nghĩ hết việc này qua chuyện khác, suốt ngày suy nghĩ suốt
đêm
nằm mơ, từ đời này qua đời khác không ngưng nghỉ; bởi vậy tư
tưởng
còn nhiều hơn cỏ, sao mà chí lý thế.
Những lời Phật dạy đều vượt trên sự suy tưởng của con người; vì vậy,
vị
Trời được Phật chỉ dạy, nghe xong suy nghĩ thấy chí lý quá, hay quá
nên
ghi nhớ, vui vẻ phấn khởi, rồi lễ Phật mà đi.
Đối với Phật tử chúng ta, đọc được những lời dạy qúy báu này, nên
cố
gắng ghi nhớ để thực hành, thực hành cái gì? Thực hành giữ Giới Đức,
thực
hành bỏ kiêu căng ngã mạn, bỏ suy nghĩ tưởng nhớ những chuyện
không
đâu, như vậy là chúng ta có Tu vậy..,.
CẦU XIN
CÓ HIỆU QỦA KHÔNG?
Toàn
Không
Thời Đức Phật du hoá tại vườn A Nan Đà trong rừng Tương thôn Mại,
có
một vị Trời Ca Di Ni (Vị này từ cõi Phạm Thiên đến) với sắc tướng uy nghi,
chiếu
sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng đến nơi Đức Phật cúi đầu lễ rồi thưa:
-
Thưa Đức Thế Tôn, các người cao ngạo nói rằng: “Nếu có người nào chết đi,
họ
có thể làm cho sinh lên cõi Trời”.
Đức Thế Tôn là đấng Pháp chủ của Trời
và
Người, con mong muốn Đức Thế Tôn làm cho người chết được sinh lên cõi
Trời.
Đức Phật hỏi:
-
Này Ca Di Ni, Ta hỏi ông tùy theo sự hiểu biết mà trả lời, nếu trong thôn ấp
có
người làm ác về thân miệng ý. Thân làm ác như sát sanh, trộm cướp, tà
dâm;
miệng nói ác như nói dối, nói lời thêu dệt, nói giọng hai lưỡi, nói lời
độc
ác; ý nghĩ ác như tham lam không cho mà lấy muốn cướp đoạt cho
mình,
sân hận thù hằn, nghĩ và hành động tà vạy ngu si; người ấy khi chết,
nếu
có một người hay một số người van xin, kêu gọi, cầu xin để người ấy
được
sinh lên cõi Trời, liệu có được không?
Trời Ca Di Ni đáp:
- Không thể được,
thưa Đức Thế Tôn.
Đức Phật khen:
-
Đúng thế, nếu người chết ấy khi còn sống đã làm mười điều ác, mà khi
chết
lại được sinh lên cõi Trời, việc đó không thể có, hoàn toàn không thể
xảy
ra; cũng như có người ôm tảng đá lớn ném vào trong hồ nước, nếu
có
một người hay một số người chắp tay cầu nguyện, van xin, khẩn khoản
nài
xin v.v... mong cho tảng đá nổi lên mặt nước, như vậy tảng đá có nổi lên
không?
Trời Ca Di Ni trả lời:
- Không thể được,
thưa Thế Tôn.
Ngài hỏi tiếp:
-
Nếu như có người tinh tấn siêng tu, làm mười điều lành, thành tựu
diệu
pháp; nghĩa là không giết người hại vật mà chỉ làm lợi cho người
và
vật, không lấy của người không cho, không dâm đãng. không nói
dối
mà chỉ nói thật. Không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói
lời độc
ác mà chỉ nói lời hiền hòa và đúng sự thật; không tham lam,
không giận dữ thù
hằn, không tà kiến ngu si mà chỉ suy nghĩ hành động chân chính.
Khi người ấy
chết đi, có một số người nguyền rủa, cầu xin mong cho người ấy sa vào Địa ngục,
liệu có được không?
Trời Ca Di Ni đáp:
- Thưa Đức Thế Tôn,
không thể được.
Ngài khen:
-
Đúng thế, nếu một người đã đoạn trừ làm mười điều ác, chỉ làm điều
lành,
siêng tu diệu pháp; khi người ấy qua đời, nếu có một số người nguyền
rủa,
cầu xin cho người ấy đọa vào Địa ngục thì điều này không thể xảy ra.
Ngược
lại: người ấy sẽ được sinh đến cõi tốt, cũng như có người đổ dầu
mỡ
xuống nước, dầu mỡ tự nhiên nổi lên, không thể cầu nguyện, van xin
mà
dầu mỡ chìm xuống được.
Sau khi nghe giảng, vị Trời phấn khởi, vui vẻ, cúi đầu lễ Phật, rồi trong
khoảnh
khắc biến mất.
LỜI
BÀN:
Cầu xin mà có hiệu qủa, chẳng
có ai không cầu, cứ ngồi đó mà cầu
nguyện
là tự có tất cả, chẳng phải làm việc vất vả, cần gì phải học hành
cực
nhọc; ta cứ thủng thẳng làm việc, cứ từ từ mà học hành, đâu cần chạy
đua
với cái đồng hồ cho khổ trí, đâu cần thức khuya dậy sớm cho mệt thân,
vì
sao? Vì cứ tin tưởng tuyệt đối vào sự cầu nguyện là có, là được tất cả
những
gì ta mong muốn, một số người nghĩ như vậy; nhưng thử hỏi cứ
ngồi
đấy mà cầu nguyện, không chịu làm việc, không chịu học hành, không
chịu
làm các việc thiện, liệu có được kết qủa mà ta mong cầu không?
Hay
như người ngủ mơ, tưởng có thật, nhưng khi thức dậy chẳng có gì,
đó
là mong cầu hão huyền, không tưởng, thật là mất thời giờ vô ích.
Nói rằng: Đạo Phật cũng có cầu nguyện, cầu vãng sinh chẳng hạn,
như
vậy cũng vô ích sao? Không phải thế, sự cầu này nếu ai hiểu đúng
ý
nghĩa, trước nhất phải làm các điều lành, tránh làm các điều ác, thứ
đến
là trong khi cầu tâm phải trong sạch, thanh tịnh, nhất tâm không loạn
tưởng
thì mới ứng nghiệm, còn không được như vậy sẽ chỉ như vẹt kêu
suốt
ngày chẳng ích gì.....,.
__._,_.___