Subject: Mọi sự việc trên đời đều có hai mặt: đúng và sai (thị/ phi). ĐỪNG VỘI PHÊ PHÁN - Bàn tay có hai mặt: phải và trái. Tâm con người có hai mặt: tốt và xấu/ vọng và chân
TÂM BÌNH AN (KHÔNG ĐỘNG KHÔNG TĨNH) - ĐỜI THƯỜNG DỄ THƯƠNG
FRI.7.9.2012
Kính thưa Quí vị,
Bàn tay, tờ giấy, hay đồng tiền luôn luôn có hai mặt, không thể tách rời được. Mặt biển thanh bình khi không gió và sóng biển khi gió nổi lên là hai mặt không thể tách rời được. Chuyện gì trên đời cũng phải xét hai mặt, có điều đúng có điều sai, có điều phải có điều quấy, KHÔNG NÊN VỘI PHÊ PHÁN, con người nào cũng có tâm tốt và tâm không tốt, lợi cho người này thường không lợi cho người khác, người này thắng thì thường có người thua, người này đậu thì thường có người rớt, người này được thì thường có người mất, người này thích thì thường có người không thích, viên thuốc thần dược trị bệnh cũng chính là viên thuốc độc khi quá hạn, hay khi dùng quá liều, đồng tiền giúp người cũng là đồng tiền hại người, con dao khi dùng chuyện tốt khi dùng chuyện không tốt. Đó Là Chân Lý.
Tâm con người cũng có hai mặt: tốt và xấu, thiện và bất thiện, vọng và chân.
Vọng tâm là tâm lăng xăng lộn xộn của con người trong cuộc sống duyên theo những biến động của cảnh trần bên ngoài. Khi thấy hình dáng đẹp mắt, hay nghe âm thanh êm tai, tâm con người thích lắm, dễ chịu. Khi thấy hình dáng gai mắt, nghe âm thanh chướng tai, điều chướng tai gai mắt thường khiến tâm con người không thích, khó chịu. Chính vì con người luôn luôn duyên theo trần cảnh (hình sắc, âm thanh) bên ngoài, nên trong tâm thức (vọng tâm) thường nổi sóng, sanh ra thương và ghét, thân và thù, thích và không thích.
Chánh pháp của Phật Giáo nhằm mục đích chỉ rõ cho con người biết nên sống với chân tâm (thường hằng bất biến). Đây chính là CỐT TỦY CỦA PHẬT GIÁO. Lâu nay con người - tu sĩ cũng như cư sĩ Phật tử tại gia - thường bị các hình thức của một tôn giáo (nghi lễ rườm rà cúng kiến phức tạp, mỗi nơi chế thêm một kiểu lóc cóc leng cheng ê ê a a ca ca cạch cạch, mạnđàla hoa, mạnđàla cát, mạnđàla light, mạnthùsa, chai nước trì chú trị bịnh, cầu an được an, cầu siêu đặng siêu, cúng sao giải hạn tai nạn vẫn tới, niệm Phật chỉ một câu lập tức vãng sanh rồi mới chịu tu) làm cho lầm đường, lạc vào tà đạo.
Mê tín dị đoan tràn ngập từ trong nước ra đến hải ngoại, lỗi một phần do tín đồ không chịu tìm hiểu lời Phật dạy, không rõ đâu là chánh pháp, đâu là tà pháp, ai nói gì cũng tin, ai bảo gì cũng nghe - nhưng lỗi lầm to lớn phải thuộc về trách nhiệm của người xuất gia.
Người xuất gia ngày nay (dĩ nhiên không phải tất cả) thường chỉ lo tính đếm mấy hủ tương mấy hủ chao, đặng tranh giành lợi dưỡng, thích ăn trên đứng trước, ngồi được ở chức vụ nào, không bao giờ muốn xuống, chỉ bận tâm lo phần gạt gẫm tín đồ qua các hình thức cúng kiến hành hương lễ lạy, tuyên truyền tà pháp, chẳng chú trọng tuyên dương chánh pháp, bởi đâu có chánh pháp (không tu học - chỉ tu mù) để giảng dạy cho đại chúng! Dù cho đó là vị xuất gia lúc 7 tuổi nay đã trăm tuổi, hay các ông già, bà già cạo đầu vô chùa trốn nợ đời, xênh xang y áo, gương mặt vênh váo, thiệt chẳng ai bằng!
Kính mời Quí vị đọc bài dưới đây và cho biết ý kiến.
Mới đọc qua bài này có vẻ như Phật pháp cao siêu - tưởng là thâm sâu chánh pháp, tâm tĩnh hay động!
Thực ra, người trong chùa thường miệt thị người đời là trần tục, việc gì không vừa ý, nhà chùa cho đó là.. ma vương, quỉ chùa, phá nhà đạo, nạo nhà chay!
Chỉ có nhà chùa mới gọi là biết tu! mới gọi là đắc đạo! mới gọi là cầu an được an, cầu siêu được siêu! cầu vãng sanh đặng vãng sanh!
Trong khi nhà chùa cũng cần phải xem lại, quán sát bản thân!
Tự cho là thánh thiện, là thần thánh, linh thiêng huyền bí, chỉ để gạt gẫm bá tánh là chuyện thường xảy ra trong chùa!
Cho nên hạng người sống lâu lên lão làng, dù 100 năm, càng ở lâu trong chùa - tâm địa càng tàn độc - chẳng thực tu, tâm không từ bi nên vỏ bọc bên ngoài là hạng đại lão, trưởng lão, dễ gạt gẫm, dễ lầm lẫn!!!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MƯU NI PHẬT
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA -
Du khách đi hội chùa Hương khá vất vả trong những ngày mưa rét
Các phương tiện gạt gẫm tín tâm Phật Tử ở hải ngoại như:
* dâng sớ cầu an - tiền mất tật mang
* cúng sao giải hạn - tai nạn vẫn tới
*bong bóng mạnđàla (madala lights+madala flowers)
*hoa vô ưu + hoa ưu đàm nở trên tượng Phật đồng, trên chuông
hào quang trên nóc chùa + trên tượng QTA
tuyên truyền * tượng Phật Ngọc linh thiêng, cầu gì được nấy,
bán tượng * Phật Ngọc giả, giá 108 đô (thực chỉ đáng 3 đô)
*trì chú vào chai nước trị bá bệnh, làm an tâm
* rưới nước thiêng, rót nước thánh
cho Phật Tử đem về uống
trong các buổi lễ trai đàn bạt độ
là các trò mê hoặc
khắp các chùa trong và ngoài nước
LÊN ĐỒNG
Mê Tín Dị Đoan Tại VN
Động cửa Thiền Tâm_ Tỉnh hay Động
----- Forwarded Message -----
From: Phuonghue Nguyen
To: >; Hue Nghiem < nguyen thi
Sent: Friday, September 7, 2012 8:49:37 AM
Subject: Tâm_ Tỉnh hay Động
Tâm: Tỉnh hay Động
Động cửa Thiền
Động cửa Thiền
Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật.
Hình minh họa
Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan.
Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt như người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất.
Hình minh họa
Cô gái lạ lùng vì nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy. Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng. Những vòng đo lý tưởng. Đầy đặn và trắng trẻo.
Gương mặt khả ái, sáng sủa. Nếu không là hoa hậu hoa khôi, thì cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao. Không ai có thể nhăn mặt bực mình trước cái Đẹp bao giờ. Có điều, chỉ vì cô gái đã tự chọn cho mình bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không còn kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp giò dài khêu gợi. Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt qua hai bên bờ vai tròn trịa và đầy đặn. Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn, hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia. Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất bình từ những người chung quanh.
Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rõ trên gương mặt những ai nhìn thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ý với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp.
Hình minh họa
Một anh huynh trưởng gia đình Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhã nhặn:
- Chào chị, chị vui lòng mặc chiếc áo này vào, nếu cần thì chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới!
Cô gái tròn xoe đôi mắt, nhìn anh huynh trưởng, rồi nhìn chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu.
Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói:
- Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nhìn thấy được mà tổn đức đó!
Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc:
- Vì sao?
Anh huynh trưởng không còn tự chủ được, cáu gắt:
- Chị còn chưa hiểu vì sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người. Chị thật tình không biết, hay giả bộ không biết?
Cô gái phì cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu:
- Biết làm gì để vướng? Ai thấy chướng thì đừng nhìn. Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng, hay là đến đây để nhìn ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hãy để cho tôi yên!
Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay. Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái, xá dài một cái, cất giọng từ tốn:
-A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam… Nhưng, đừng vì vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo? Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho…
Hình minh họa
Cô gái cười duyên dáng, hỏi:
- Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?
Vị tăng trẻ lúng túng:
- Ờ… thì… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo…và…
Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói:
- Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm. Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục. Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!
Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất, bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân… Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:
- Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ trì không? Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều…
Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi:
- Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ trì thì thật là không nên chút nào.
Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái!
Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái:
- Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?
- Ô-kê!
Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gõ cửa ba cái. Bên trong có tiếng vọng ra: "Ai? Cần gì?". Anh huynh trưởng cao giọng:
- Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ!
Hình minh họa
Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng:
-Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá!
Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại. Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức. Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói:
- Chị được phép vào. Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé!
Cô gái cười khẩy, bước vào phòng. Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào. Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:
- Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo…
- Cứ hỏi. Đây nghe.
- Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng, lại bị mọi người chê trách chỉ trích, bị tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai?
- Ai cũng đúng. Ai cũng sai.
- Bạch thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con, xin hỏi thầy là đúng hay sai?
- Vừa sai, vừa đúng!
- Sao là sai? Sao là đúng?
- Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt. Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm, đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp!
- Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thật ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động. Phải vậy chăng?
- Thật hay! Thật hay!
- Vậy, theo thầy thì con ăn mặc ra sao?
- Bình thường.
- Đáng trách hay đáng khen ạ?
- Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm. Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo, không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây, thì thật là đáng khen ngợi. Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách!
Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú. Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng:
- Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch!
- Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự?
- Im lặng, tức đã thú nhận.
- Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ. Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó!
- Bạch thầy, quả đúng là con động. Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?
- Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình!
- Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?
- Vì đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.
- Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao?
- Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
- Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…
- Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?
Hình minh họa
- Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng?
- Tính động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi!
- …
- Trút bỏ hết đi!
Sư trụ trì quát lên. Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát:
- Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng vãn cảnh mau đi!
- Bạch thầy… con không dám. Con không dám .Con xin dập đầu tạ tội. Đội ơn thầy đã khai tâm điểm đạo!
Hình minh họa
… Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt. Và rồi, cánh cửa tịnh thất đã mở toang. Cô gái lạ lùng đã bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui. Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của tăng chúng. Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chánh điện. Anh huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân lại khép cánh cửa tịnh thất thật nhẹ nhàng. Rồi anh chấp tay xa ba cái về phía bên trong cánh cửa vô tri, nói:
- Quả đúng là chỉ có thầy mới trị được quỷ sứ ma vương!
Chuyện về chiến sĩ "Biệt động Sài Gòn" khoác áo cà sa
Hình minh họa
Hình minh họa
Anh ta thở phào nhẹ nhõm. Đầu năm vui thật. Thật là vui.
__._,_.___
Trút Hận
Hỡi bọn Bắc Việt Cọng sản!
Hỡi bè lũ ác đảng Việt Nam!
Bay oang oang khoe mỏ, múa tay:
“Đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi giang sơn
Giải phóng Miền Nam thoát vùng nô lệ”
Tướng tá phách loát đó của chúng bay trước đây đâu rồi?
Sao hôm nay chúng bay cúi đầu, luồn trôn dưới đãy quần của bọn Hán tộc?
Nhục như chúng bay,
Từ lúc khai thiên lập địa đến nay ta chưa nghe nói!
Hèn như chúng bay,
Từ trước tới giờ trong lịch sử loài người ta chẳng thấy đâu!
Dốt nát, đốn mạt như đảng chúng bay,
Từ thuở phôi thai loài người ta chưa từng gặp!
Giọng điệu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào!” phách lối của chúng bay hôm nay chôn đâu rồi?
Sao không mang ra lòe cùng thiên hạ?
Để ít nhất, bọn cháu con của chúng bay nhìn chúng bay, thì chúng nó không phải lội xuống sông Hà để rửa mắt vì vướng vết nhục của chúng bay!
Sao hôm nay chúng bay như những loài giun dế núp dưới bùn dơ?
Nhân dân Việt Nam sợ mất cơ đồ đã cùng nhau xuống dường giương cao tinh thần dân tộc.
Sao chúng bay sợ bọn Tàu ác độc để quay lại trấn áp dân mình?
Chúng bay thật đáng khinh: Người chẳng ra người, chó không ra chó!
Giương mắt lên mà ngó, ta nói có sai đâu?
Bay không phải là người, ấy điều tất nhiên, miễn khỏi luận bàn, ai ai đều rõ!
Bay còn thua loài chó, bởi chó còn biết chủ thi ân.
Nhưng bay đã nhờ có nhân dân mà làm giàu trên xương máu.
Như thế, nhân dân có phải là chủ đã nuôi sống chúng bay không?
Hôm nay, chủ của chúng bay ấy, nhân dân, toàn thể một lòng xuống đường biểu tình chống giặc.
Chúng bay không những binh vực chủ mình.
Lại còn huy động bọn công an dưới trên đánh đập.
Vậy rõ chúng bay xét ra còn thua cả súc vật chó trâu!
Ta ví có sai đâu? Giành chút thời gian để đêm về gát đầu suy nghĩ!
Hỡi lũ Cọng quân ác quỷ!
Ta tiếc chưa phanh thây, xé xác để hả giận trong lòng!
Thù bán nước, bán non sông, hèn với giặc, ác với dân ta đây muôn đời tâm khắc!
Chưa xé xác lũ bay, chưa thể nhắm mắt dưới thuyền đài!
Hận nát tâm can, liệt kê tội ác để nay mai cháu con bay đọc!
Hoài Nam
No comments:
Post a Comment