Doctor Jane Luu (Lưu Lệ Hằng)
~~~~~~~~~~~~~
Giải
“Nobel Thiên văn học” về tay nữ giáo sư gốc Việt
Thienvanhoc.org – Cuối tháng năm vừa qua, tại
Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là
Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể
ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.
Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963
ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm
việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở
thành nền tảng cho quá trình học tiếng Anh của bà sau này.
Trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Lưu cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam và tị nạn tại Hoa Kỳ.
Cô học trò gốc Việt sau đó giành được học bổng ngành vật lý tại Đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1984, cô tân cử nhân đã dành mùa hè thảnh thơi của mình để bắt đầu học lên cao học tại Đại học California – Berkeley, cùng lúc đó cô làm việc cho Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory) ở Pasadena.
Thích thú trước những bức tường treo đầy hình ảnh các hành tinh do tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, Lưu Lệ Hằng quyết định theo đuổi ngành thiên thể học. Sau khi hoàn thành cao học tại Berkeley, cô lấy bằng tiến sĩ ở MIT. Trong thời gian ở MIT, cô cùng với nghiên cứu sinh David Jewitt làm đề tài Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài hệ Mặt trời. Sau đó Lưu Lệ Hằng tham gia giảng dạy tại Đại học Harvard rồi chuyển sang Đại học Leiden ở Hà Lan.
Khi quay về Mỹ, cô tạm xả hơi chuyên ngành thiên văn quan sát của mình và công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT cho đến nay. Cô hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1991, Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ đã trao giải Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho cô. Để ghi nhận công lao của cô trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, người ta lấy tên cô đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.
Năm nay – 2012 quả là năm của người phụ nữ gốc Việt khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới :
Nữ chủ nhân của “Giải Nobel Thiên văn học”
thế giới
Trước đó, vào tháng 3 vừa qua, tại thủ đô
Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli cũng đã công bố Giải Kavli năm 2012 cho bảy nhà khoa
học tiên phong thuộc ba lĩnh vực nghiên cứu hiện đại: vật lý thiên văn học
(astrophysics), khoa học nano (nanoscience) và thần kinh học (neuroscience).
Giáo sư Lưu Lệ Hằng, nhà thiên văn học Mỹ gốc Việt đã là một trong những chủ
nhân của giải Kavli thiên văn học năm nay. Giải Kavli được khởi xướng từ năm
2008 bởi nhà khoa học người Na Uy Fred Kavli và Quỹ Kavli của ông. Một hội đồng
chuyên gia quốc tế đến từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới sẽ lựa
chọn và hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu đoạt giải. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu
sẽ có 1 triệu đô la Mỹ tiền thưởng, chia đều cho các đồng chủ nhân giải thưởng.
Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên
văn học 2012 là
Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs. . Giải Shaw danh giá được ví như là “Giải
Nobel của châu Á”, được bắt đầu trao tặng từ năm 2004. Giải trao cho các thành
tựu nghiên cứu khoa học mới nhất trong các lĩnh vực: thiên văn học, khoa học sự
sống và y học, toán học. Điểm đặc biệt là giải chỉ được trao cho các nhà khoa học
còn sống (cho đến lúc ra quyết định) giống như Giải Nobel. Giải Shaw mỗi năm gồm
3 triệu đô la Mỹ, chia đều cho ba lĩnh vực khoa học được xét thưởng. Ngài Run
Run Shaw, ông trùm truyền thông Hồng Kông năm nay 105 tuổi là người bảo trợ cho
giải thưởng này.
Năm 1996, nhà báo khoa học Marcia Bartusiak
đã viết về hành trình
tuyệt vời của GS Lưu Lệ Hằng khi
cô còn giảng dạy tại Đại học Harvard. Vì sao lại là “hành trình tuyệt vời”? Sau
khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô là Học giả sau tiến sĩ Hubble (Hubble Postdoctoral
Fellowship) – phần thưởng danh giá nhất cho các nhà nghiên cứu trẻ trình độ sau
tiến sĩ.
Khám phá của giáo sư Jane Lưu về sự hiện hữu
của dãy Kuiper mà trước đó bị hoài nghi là rất quan trọng, mang tính chất cách
mạng, bởi nó làm thay đổi nhận thức thế nào là hành tinh, về sự hình thành Thái
Dương hệ, về thế giới vật chất xung quanh và ngoại vi Thái Dương hệ. Khám phá của
cô gái người Việt được đánh giá là đi vào lịch sử của những phát hiện lớn của
nhân loại.
~~~~~~~~~~~~~
Đọc thêm: - http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=11163
- http://imagiverse.org/interviews/janeluu/jane_luu_21_03_03.htm
- http://imagiverse.org/interviews/janeluu/jane_luu_21_03_03.htm
No comments:
Post a Comment