Mời đọc bài hay và xin phổ biến,
Tài sản mềm của nước Mỹ Mới
lập quốc hơn 200 năm, nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn
cầu.
Cố Tổng thống J. F. Kennedy từng bày tỏ rõ ràng về giá trị của tài sản Mỹ: "Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì một quốc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình".
Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1,3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều.
Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước, nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hội... vì họ đã từng trải qua bao thời vàng son cũng như khốn khổ.
Hoa Kỳ thì chỉ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu.
Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh cãi, trong góc nhìn của tôi, 5 tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có:
1. Niềm tin của người dân
Nếu hỏi một người Mỹ là họ tin vào cái gì, ngoài đức tin vào tôn giáo riêng, câu trả lời sẽ là một giao ước xã hội (social contract).
Cố Tổng thống J. F. Kennedy từng bày tỏ rõ ràng về giá trị của tài sản Mỹ: "Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì một quốc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình".
Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1,3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều.
Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước, nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hội... vì họ đã từng trải qua bao thời vàng son cũng như khốn khổ.
Hoa Kỳ thì chỉ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu.
Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh cãi, trong góc nhìn của tôi, 5 tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có:
1. Niềm tin của người dân
Nếu hỏi một người Mỹ là họ tin vào cái gì, ngoài đức tin vào tôn giáo riêng, câu trả lời sẽ là một giao ước xã hội (social contract).
Điều kiện đầu tiên của giao ước là tôi bình đẳng và tự do trước mọi cơ hội để mưu tìm hạnh phúc cho mình và gia đình, từ vật chất đến tinh thần. Tôi có thể là một đứa bé da mầu, lớn lên trong khu ổ chuột nhưng tôi vẫn có thể làm tổng thống hay là người giàu nhất nước Mỹ hay một văn nghệ sĩ tăm tiếng.
Độ cao hay thấp của hành trình hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng và ước muốn của tôi.
Sau đó, tôi được chính phủ cam kết là không ai có quyền can thiệp hay ngăn trở bất cứ hành vi nào của tôi miễn không phạm pháp. Căn bản cũng như chi tiết của hệ thống pháp luật này phải được xây dựng hay hủy bỏ với sự đồng thuận của đa số cử tri hoặc người đại biểu do dân bầu.
Và tôi tin rằng trước
pháp luật, tôi sẽ được xét xử bởi những người dân khác (bồi thẩm đoàn) hoàn
toàn độc lập với mọi quyền lực có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Theo giao ước, để đánh đổi các quyền lợi trên, tôi phải có trách nhiệm tôn
trọng và bảo vệ quyền lợi của những công dân khác, qua bổn phận đóng thuế hay
nhập ngũ. Một phần tiền thuế sẽ được dùng để cứu giúp và tạo một mạng lưới an
toàn (safety net) cho những công dân kém may mắn.
Điều tranh cãi thường xuyên ở đây là chính phủ được quyền lấy bao nhiêu tiền của tôi để làm chi phí điều hành cho bộ máy và bao nhiêu để giúp người khác? Đây cũng là đề tài chính cho bao cuộc vận động tranh cử tại mọi tầng lớp xã hội.
Điều tranh cãi thường xuyên ở đây là chính phủ được quyền lấy bao nhiêu tiền của tôi để làm chi phí điều hành cho bộ máy và bao nhiêu để giúp người khác? Đây cũng là đề tài chính cho bao cuộc vận động tranh cử tại mọi tầng lớp xã hội.
Dù thế nào, đa số người dân Mỹ tin vào giao ước xã hội này và những nhân quyền cùng sự tự do tiềm ẩn bên trong. Niềm tin là nền tảng chung cho mọi thành phần trong sự vận hành quốc gia và nó tạo sự bền vững cho mọi kế hoạch, ngắn và dài hạn, của cá nhân hay của chính phủ.
2. Văn hóa Mỹ quốc
Sau những đợt di cư đầu tiên từ Âu châu vào thế kỷ 18, nước Mỹ bắt đầu mở cửa rộng rãi đón nhận mọi sắc dân từ khắp thế giới. Họ đến với một "giấc mơ Mỹ quốc" (American dream), họ chấp nhận giao ước xã hội nói trên và đã không ngừng cùng nhau tạo dựng một nền "văn hóa Mỹ quốc" vô cùng đa dạng nhưng đặc thù, vô cùng năng động nhưng giản dị và minh bạch.
Căn bản của nền văn hóa dân gian này là sáng tạo trong trí tuệ, hăng say trong công việc, chơi đùa và mua sắm thỏa thích, tôn trọng riêng tư, không ngần ngại sử dụng quyền lực của mình, minh bạch trong thông tin, cởi mở thân thiện với người lạ và ý tưởng mới, không trừng phạt thất bại và tiếp tục cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Trên hết, người Mỹ lạc quan vào sự thành công tối hậu của mục tiêu đời mình.
Dĩ nhiên, mặt trái của văn hóa Mỹ cho thấy nhiều nhược điểm. Như một đứa trẻ giàu có, xã hội Mỹ khá ngạo mạn và không quan tâm nhiều đến văn hóa truyền thống của nhân loại.
Câu nói "my way or highway" (lối của tôi hay lối xa lộ = không theo tôi thì cút đi) thể hiện trong nhiều hành xử của người Mỹ từ chính trị đến kinh doanh. Nhưng đứa trẻ này lại rất sáng tạo trong thời đại của tri thức, tạo nên những tài sản quý báu cho kho tàng nhân loại, từ y tế đến nông nghiệp, từ IT đến giáo dục, từ tài chính đến chính trị.
Có 5 tài sản mềm lớn
nhất của nước Mỹ
3. Nguồn trí tuệ và tài năng Ngày xưa, mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Ngày nay mọi tài năng đều tìm về đấu trường Mỹ. Trung tâm quyền lực chính trị và quân sự tập trung tại Washington DC; tháp cao tài chính nằm ở Wall Street; trung tâm phim ảnh là Hollywood; thế giới của công nghệ cao chọn Silicon Valley làm điểm tựa; và đỉnh cao trí tuệ là liên minh giáo dục của các đại học Ivy League.
Niềm tin về giao ước xã hội và văn hóa cởi mở là lý do chính cho sự du nhập của các tài năng thế giới.
Đất lành thì chim đậu. Sự lựa chọn môi trường Mỹ để phát huy sáng tạo và xây dựng sự nghiệp của họ là một minh chứng hữu hiệu gấp ngàn lần những khẩu hiệu rỗng tuếch hay chính sách đãi ngộ trên giấy tờ.
Như một nàng con gái đẹp, thông minh, đảm đang... nước Mỹ không thiếu những chàng trai trẻ xếp hàng cầu hôn.
Ngay tại những quốc gia mà dư luận thế giới cho là có thể vượt mặt Mỹ trong vài chục năm tới như Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ... các tài năng địa phương này đã và đang ào ạt mua vé "một chiều" qua Mỹ. Trong một nền kinh tế kiến thức, tài năng là những viên ngọc quý cho đội ngũ và Team America chắc còn nắm lợi thế cạnh tranh này trong dài hạn.
4. Thương hiệu quốc gia
Tám trong 10 thương hiệu hàng đầu của thế giới là của Mỹ. Dù Made in Japan và Germany có thể hấp dẫn khách hàng trong vài ngành nghề và công nghệ, Made in USA tiếp tục hưởng một premium (giá nâng cấp) khá cao trong suốt 100 năm qua.
Không phải thương hiệu Mỹ không có thử thách và đối thủ nặng ký. Trong thập niên 1980 và 1990, kỹ nghệ ô tô Mỹ bị lão hóa và Toyota, Honda nhảy vào vị thế hàng đầu tại Mỹ về chất lượng và doanh thu. Nhưng GM, Ford và Chrysler đã phục hồi nhanh chóng và thương hiệu Mỹ về ô tô lại chiếm thế thượng phong trên thị trường.
Trong ngành điện thoại di động, Nokia và RIM (Blackberry) đã nắm thời cơ và dẫn đầu thị trường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lại sáng tạo và thay đổi cuộc chơi với công nghệ và ứng dụng mới. Ngày nay, hệ điều hành của Apple và Google Android đã thống lĩnh thị phần.
Sự thay máu nhanh chóng của tư duy, tầm nhìn và trí tuệ Mỹ là một vũ khí rất năng động để giữ vững giá trị của thương hiệu khi đối diện với cạnh tranh.
5. Cơ chế chính trị và xã hội
Sau cùng, các tài sản mềm trên lại được quản lý bởi một cơ chế vô cùng bền vững suốt lịch sử non trẻ của Mỹ. Yếu tố chính là sự phân quyền rõ rệt của 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hiến pháp Mỹ không cho phép một bộ phận nào có thể thao túng một bộ phận khác bằng các cuộc bầu cử độc lập và tự do; cũng như việc chia quyền để các chính phủ tiểu bang và địa phương không bị sự khống chế của chính phủ liên bang (trung ương).
Cẩn thận hơn, các nhà khai sáng nền dân chủ Mỹ còn đặt tự do ngôn luận vào đệ tứ quyền (quyền lực thứ 4) để đảm bảo minh bạch và đầy đủ thông tin từ các mạng truyền thông.
Cơ chế nào cũng đều tồn tại những sai lầm hay xung đột mâu thuẫn. Tuy nhiên, nền tảng phân quyền và dân chủ tạo nên một minh bạch rất cần thiết để ngăn ngừa sai phạm.
Những tranh luận tự do khắp nơi khắp lúc đem đến cho người dân một cảm nhận là họ đang tham dự vào việc điều hành đất nước và mọi quyết định quan trọng về hướng đi của chính sách công phải được sự đồng ý của họ. Cơ chế này là yếu tố quan trọng để tạo niềm tin.
***
Tóm lại, có thể thấy trong lịch sử cũng như hiện tại, vị thế của nước Mỹ được xây dựng không phải chủ yếu dựa trên chiến lược tài chính, sức mạnh quân sự hay thủ thuật chính trị,... Chính các tài sản mềm quý báu mới là nhân tố trọng yếu giúp quốc gia này giữ vững vị thế.
Cố Tổng thống J. F. Kennedy từng bày tỏ rõ ràng về giá trị của tài sản Mỹ: "Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì một quốc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình".
-------
TS. Alan Phan (Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa)
*T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chính của các nền kinh tế mới nổi.
Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là http://www.gocnhinalan.com/.
3. Nguồn trí tuệ và tài năng Ngày xưa, mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Ngày nay mọi tài năng đều tìm về đấu trường Mỹ. Trung tâm quyền lực chính trị và quân sự tập trung tại Washington DC; tháp cao tài chính nằm ở Wall Street; trung tâm phim ảnh là Hollywood; thế giới của công nghệ cao chọn Silicon Valley làm điểm tựa; và đỉnh cao trí tuệ là liên minh giáo dục của các đại học Ivy League.
Niềm tin về giao ước xã hội và văn hóa cởi mở là lý do chính cho sự du nhập của các tài năng thế giới.
Đất lành thì chim đậu. Sự lựa chọn môi trường Mỹ để phát huy sáng tạo và xây dựng sự nghiệp của họ là một minh chứng hữu hiệu gấp ngàn lần những khẩu hiệu rỗng tuếch hay chính sách đãi ngộ trên giấy tờ.
Như một nàng con gái đẹp, thông minh, đảm đang... nước Mỹ không thiếu những chàng trai trẻ xếp hàng cầu hôn.
Ngay tại những quốc gia mà dư luận thế giới cho là có thể vượt mặt Mỹ trong vài chục năm tới như Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ... các tài năng địa phương này đã và đang ào ạt mua vé "một chiều" qua Mỹ. Trong một nền kinh tế kiến thức, tài năng là những viên ngọc quý cho đội ngũ và Team America chắc còn nắm lợi thế cạnh tranh này trong dài hạn.
4. Thương hiệu quốc gia
Tám trong 10 thương hiệu hàng đầu của thế giới là của Mỹ. Dù Made in Japan và Germany có thể hấp dẫn khách hàng trong vài ngành nghề và công nghệ, Made in USA tiếp tục hưởng một premium (giá nâng cấp) khá cao trong suốt 100 năm qua.
Không phải thương hiệu Mỹ không có thử thách và đối thủ nặng ký. Trong thập niên 1980 và 1990, kỹ nghệ ô tô Mỹ bị lão hóa và Toyota, Honda nhảy vào vị thế hàng đầu tại Mỹ về chất lượng và doanh thu. Nhưng GM, Ford và Chrysler đã phục hồi nhanh chóng và thương hiệu Mỹ về ô tô lại chiếm thế thượng phong trên thị trường.
Trong ngành điện thoại di động, Nokia và RIM (Blackberry) đã nắm thời cơ và dẫn đầu thị trường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lại sáng tạo và thay đổi cuộc chơi với công nghệ và ứng dụng mới. Ngày nay, hệ điều hành của Apple và Google Android đã thống lĩnh thị phần.
Sự thay máu nhanh chóng của tư duy, tầm nhìn và trí tuệ Mỹ là một vũ khí rất năng động để giữ vững giá trị của thương hiệu khi đối diện với cạnh tranh.
5. Cơ chế chính trị và xã hội
Sau cùng, các tài sản mềm trên lại được quản lý bởi một cơ chế vô cùng bền vững suốt lịch sử non trẻ của Mỹ. Yếu tố chính là sự phân quyền rõ rệt của 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hiến pháp Mỹ không cho phép một bộ phận nào có thể thao túng một bộ phận khác bằng các cuộc bầu cử độc lập và tự do; cũng như việc chia quyền để các chính phủ tiểu bang và địa phương không bị sự khống chế của chính phủ liên bang (trung ương).
Cẩn thận hơn, các nhà khai sáng nền dân chủ Mỹ còn đặt tự do ngôn luận vào đệ tứ quyền (quyền lực thứ 4) để đảm bảo minh bạch và đầy đủ thông tin từ các mạng truyền thông.
Cơ chế nào cũng đều tồn tại những sai lầm hay xung đột mâu thuẫn. Tuy nhiên, nền tảng phân quyền và dân chủ tạo nên một minh bạch rất cần thiết để ngăn ngừa sai phạm.
Những tranh luận tự do khắp nơi khắp lúc đem đến cho người dân một cảm nhận là họ đang tham dự vào việc điều hành đất nước và mọi quyết định quan trọng về hướng đi của chính sách công phải được sự đồng ý của họ. Cơ chế này là yếu tố quan trọng để tạo niềm tin.
***
Tóm lại, có thể thấy trong lịch sử cũng như hiện tại, vị thế của nước Mỹ được xây dựng không phải chủ yếu dựa trên chiến lược tài chính, sức mạnh quân sự hay thủ thuật chính trị,... Chính các tài sản mềm quý báu mới là nhân tố trọng yếu giúp quốc gia này giữ vững vị thế.
Cố Tổng thống J. F. Kennedy từng bày tỏ rõ ràng về giá trị của tài sản Mỹ: "Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì một quốc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình".
-------
TS. Alan Phan (Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa)
*T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chính của các nền kinh tế mới nổi.
Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là http://www.gocnhinalan.com/.
Ý kiến bạn đọc
- Mãi mãi
chẳng có quốc gia nào vượt qua được nước Mỹ trừ khi nước Mỹ tự hại mình
thôi.
Đọc bài viết này tôi mới hiểu tại sao mọi trí tuệ kiệt xuất của
mọi quốc gia trên thế giới đều mong muốn được học tập và làm việc tại Mỹ. Tôi
còn nhớ năm 1941 khi thời điểm nước Nhật đánh bom Trân Châu Cảng, lúc đó tài
sản quí giá nhất của Mỹ bị lung lay (Mục 1), mọi người Mỹ đều nghĩ một ngày nào
đó Nhật sẻ đánh bom tại thủ đô chính trị hay thủ đô kinh tế của Mỹ, khi đó tổng
thống đương nhiệm đưa ra điều kiện là bằng mọi giá phải khôi phục lại
"Niềm tin Mỹ".
Lúc này nguồn trí tuệ tài năng (mục 3 tác giả đề cập) kiệt xuất của Hải quân và không quân Mỹ đã nghĩ ra được cách đánh bom tại Tokyo và các thành phố lớn của Nhật (Các bạn cũng biết thời điểm năm 1941 mà đánh bom thủ đô Nhật thì chỉ có "Thần sét" mới dám nghĩ đến, thế mà người Mỹ làm được.
Lúc này nguồn trí tuệ tài năng (mục 3 tác giả đề cập) kiệt xuất của Hải quân và không quân Mỹ đã nghĩ ra được cách đánh bom tại Tokyo và các thành phố lớn của Nhật (Các bạn cũng biết thời điểm năm 1941 mà đánh bom thủ đô Nhật thì chỉ có "Thần sét" mới dám nghĩ đến, thế mà người Mỹ làm được.
Phạm Thành Lưu Gửi lúc 04/10/2012 08:54
- Mềm và
Cứng
Việt Nam "mềm" thì không có, mà "cứng" thì ăn
hết rồi!
Nhadat.com.vn Gửi
lúc 04/10/2012 08:11
- sức
mạnh mềm
bài viết rất hay, mỗi quốc gia phải có tài sản mềm để có sức mạnh
mềm từ Văn hoá,giá trị,chính sách. Không biết Việt Nam ta khi nào mới
"sánh ngang cùng các cường quốc năm châu."
Lê Quý Gửi lúc 04/10/2012 08:01
- hổ lốn
Ông thấy cái gì trong người Tàu hôm nay thể hiện 5.000 văn minh
của họ ? Ông thấy cái trong ngừơi Việt hôm nay thể hiện bản sắc Việt ?
Ông đả đi đó nhiều,nhưng ông có thấy nứơc nào mà chuyện làm hàng giả,hàng nhái, sản xuất thực phẩm độc hại nhiều như Tàu và Việt Nam ?
Có nhửng nứơc nghèo hơn cả Tàu và Việt Nam như Bangladesh ,Ấn Độ v v.. Nhưng chẳng thấy ai làm điều 'tàn ác' như thế
Ông đả đi đó nhiều,nhưng ông có thấy nứơc nào mà chuyện làm hàng giả,hàng nhái, sản xuất thực phẩm độc hại nhiều như Tàu và Việt Nam ?
Có nhửng nứơc nghèo hơn cả Tàu và Việt Nam như Bangladesh ,Ấn Độ v v.. Nhưng chẳng thấy ai làm điều 'tàn ác' như thế
SOCRATES Gửi lúc 04/10/2012 07:43
- Tại
sao???
Bài viết quá hay! Mong mấy ông lãnh đạo VN đọc những bài viết như
vậy?
Hoàng Văn Thiên Gửi lúc 04/10/2012 07:32
No comments:
Post a Comment