From: Huy Thai
Subject: Bông Súng - Water Lily
Bông Súng
Water Lily
*******
Cây súng trắng Ai Cập (Nymphaea lotus)
trong tạp chí thực vật Curtis
Chi Súng (danh pháp khoa học: Nymphaea) là một
chi chứa các loài thực vật thủy sinh thuộc họ Súng (Nymphaeaceae). Tên gọi
thông thường của các loài trong chi này, được chia sẻ cùng với một số chi khác
trong họ này, là súng. Các lá của chi Nymphaea có vết khía chữ V nối từ mép lá
tới cuống lá oiử khu vực trung tâm. Chi này có khoảng 50 loài, với sự phân bổ
rộng khắp thế giới.
Chi này có quan hệ họ hàng gần với chi Nuphar,
chúng khác nhau ở chỗ là các cánh hoa của chi Nymphaea lớn hơn nhiều so với các
lá đài của đài hoa, trong khi ở chi Nuphar thì các cánh hoa lại nhỏ hơn so với
các lá đài màu vàng (4-6 lá). Quả khi chín cũng khác nhau, với quả của chi
Nymphaea chìm xuống dưới mặt nước ngay sau khi hoa khép lại, trong khi quả của
chi Nuphar lại ở trên mặt nước cho đến khi chín.
Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa súng sông Nin,
hay hoa sen như họ gọi nó. Súng xanh Ai Cập (Nymphaea caerulea), nở hoa vào
buổi sáng và sau đó chìm xuống dưới mặt nước vào lúc chiều tối. Súng trắng Ai
Cập (Nymphaea lotus) lại nở hoa vào buổi đêm và khép lại vào buổi sáng. Các dấu
tích của cả hai loại hoa này đều được tìm thấy trong lăng mộ của Ramesses II.
Các loài súng không có quan hệ họ hàng gì với
các loài loa kèn (huệ tây) thuộc họ Loa kèn(Liliaceae), bộ Loa kèn (Liliales)
mặc dù tên gọi bằng tiếng Anh của chúng là water-lily (huệ nước). Chúng cũng
không có quan hệ họ hàng gì với các loài hoa sen thực sự thuộc chi Nelumbo, là
các loài hoa được sử dụng trong ẩm thực tại khu vực châu Á cũng như là loại hoa
linh thiêng của đạo Hindu và đạo Phật.
Nhiều loại hoa súng thông thường trong các khu
vườn thủy sinh thực chất là các giống lai ghép.
Một loại hoa súng tại miền Trung Việt Nam
Các loài cây này sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương,
kênh, rạch, láng nước, bàu trũng khắp mọi khu vực của Việt Nam. Vùng Đồng Tháp
Mười có nhiều bông súng nhất Việt Nam. Hiện tại, việc khai thác loài hoa này
còn tự phát, chưa có quy hoạch. Tuy nhiên các loài cây này có khả năng tái sinh
mạnh. Chưa thấy tài liệu nào thống kê tại Việt Nam có bao nhiêu loài súng, mặc
dù có một số tài liệu nói rằng có khoảng 5 loài. Trong một số tài liệu có nhắc
tới súng lam(Nymphaea stellata = Nymphaea nouchali?), súng đỏ (Nymphaea rubra),
súng trắng(Nymphaea lotus = Nymphaea pubescens?) v.v
Súng bông tím được trồng cảnh ở An
Giang
Tại các chợ ở miền tây Nam Bộ, có thể thấy bán
những bó cọng bông súng mập mạp nâu nâu mang bông có màu tím nhạt, cuộn tròn,
tươi rói. Bông súng cắt khúc có thể được thưởng thức bằng cách chấm mắm kho,
trộn gỏi, hay ăn sống, cũng như có thể thể xào, nấu canh.
********
Một loại hoa súng tại miền Trung Việt Nam
Súng bông tím được trồng cảnh ở An
Giang
No comments:
Post a Comment