Một
vài lễ tục Giáng sinh tại các nước Âu châu
Phương Tôn
Bình thường khi nói đến Giáng Sinh thì chúng
ta chỉ nghĩ đến đêm Thánh Chúa sinh ra đời. Nghĩ ngay đến máng cỏ , cây thông
Noel và dĩ nhiên điều không thể thiếu là tặng quà và ăn…Noel. Thật ra , trong
mùa Giáng Sinh cũng có nhiều lễ tục khác nhau và những lễ tục này không phải
nơi nào cũng giống nhau mà tùy theo phong tục của mỗi vùng mỗi nước.
Nhân mùa Giáng Sinh, xin mời quý vị tìm hiểu một vài phong tục về mùa lễ tục quan trọng này tại Châu Âu.
******
Tại Ý
Vào
mùa Giáng Sinh người Ý có nhiều lễ hội khác nhau. Đầu tiên vào ngày 6.12 là lễ
San Nicola. Vào ngày 13.12 trẻ em Ý ăn ngồi không yên , nôn nao để được nhận
quà của Santa Lucia. Vào ngày 25.12 nguyên khắp trên tòan nước Ý, mọi người
nghĩ làm việc để ăn mừng ngày Il Bambinello Gesu được sinh ra đời. Riêng trẻ em
tại Ý lại được thêm một lần vui chơi đó là vào ngày 6.1 , trẻ em tại đây vui
mừng chào đón La Befana (một bà phù thủy tốt bụng hiền lành).
Vào ngày 6.12 trẻ con Ý lo thức dậy thật sớm để nhận quà của San Nicola để sẵn trước cửa phòng của chúng. San Nicola tại Ý khác với Nicolaus của Đức là không ăn mặc áo quần như là một vị Giám mục cũng như San Nicola không đi đến từng gia đình để thăm viếng trẻ con.
Santa Lucia sống lại hàng năm trong trí tưởng tượng phong phú và tận trong trái tim nồng nàn của trẻ con Ý. Theo lịch sử, Thánh Lucia sinh năm 281 tại đảo Sizilia. Bà là người có tài sãn giàu có và đã lấy tất cả để dâng hiến cứu giúp cho người nghèo khổ tại đây. Cho đến nay , người Ý vẫn giữ tục lệ là vào ngày 13.12, gọi là ngày ”Torrone die poveri” họ chuẩn bị một bữa ăn cho người nghèo.
Bao nhiêu nôn nóng chờ đợi rồi cũng phải tới, vào ngày 25.12 người Ý ăn mừng ngày Il Bambinello Gesu ra đời. Sáng sớm , trẻ con ùa ra khỏi phòng để tìm quà cho chúng được treo trước cửa phòng hay trên cây Noel dựng bên cạnh hang máng cỏ. Riêng ngày hôm nay, người Ý cũng có nhiều tục lệ khác nhau tùy theo từng vùng. Có nơi người ta chặt một cây Olive để đốt lò sưỡi. Tại Rom và tại Neapel dựng một ngôi sao thật lớn trên một máng cỏ nhỏ có đèn chiếu sáng rồi khuân đi từ nhà này sang nhà khác. Santo Bambino là máng cỏ nỗi tiếng nhất tại Rom.
Sau hơn tuần lễ nghĩ ngơi, trẻ con Ý lại nôn nóng chờ đợi lễ La Befana . Đây là hình ảnh của một bà phù thủy tốt bụng dành riêng cho trẻ con. Vào buổi tối La Befana 6.1, trẻ con lo treo vớ tất trước lò sưỡi vì La Befana bay từ mái nhà này sang mái nhà khác rồi chui vào ống khói lò sưỡi để vào nhà, sau đó rồi nhét vào trong ví tất đồ ngọt bánh kẹo cho đứa nào ngoan ngõan. Trẻ hư đốn không nghe lời cha mẹ thì được một miếng than đen .
Tại
Bồ Đào Nha
Giáng
sinh là lễ hội quan trọng nhất tại Bồ Đào Nha. Người dân thôn quê tại xứ này
vẫn còn giữ được thói quen quây quần chung sống nhiều thế hệ trong một căn nhà
lớn. Họ còn giữ được tình hàng xóm thật đậm đà: Vào dịp lễ Giáng Sinh hàng xóm
láng giềng quy tụ chung lại để ăn mừng. Trong một vài làng xóm , người Bồ Đào
Nha còn có tục lệ là đốt thân cây thật lớn ngay trước sân nhà thờ để sưỡi ấm
cho người đi lễ nữa đêm. Tại một vài khu vực người ta kéo nhau đi từ nhà này
sang nhà khác, vừa đi vừa chơi Accordeon, thổi sáo, đánh đàn Gitarre hay đàn
Mandoline và ca những bài hát ca tụng ngày sinh của Đức Chúa.
Người dân thôn quê Bồ Đào Nha còn có tục lệ là vào thánh lễ nữa đêm họ đem theo quà để tặng cho chúa Giêsu mới sinh ra đời. Quà được đặt đầy trước máng cỏ của nhà thờ. Sau lễ nữa đêm cả đại gia đình quây quần cùng ăn buổi cơm lễ Giáng Sinh chính là với cá và bánh mì trắng chiên mỡ cùng uống với rượu vang pha thêm mật ong và quế.
Tại
Tây Ban Nha
Thời
gian mùa Lễ Vọng tại Tây Ban Nha tương đối yên tỉnh. Sôi nỗi lễ hội chỉ bắt đầu
từ 24.12 cho đến 6.1
Tục lệ Giáng Sinh truyền thống nhất của xứ này việc xuất hiện Olentzero, được dân chúng rước về từ trên núi rồi đưa vào trong làng. Ngoài ra còn có lễ truyền thống Fiesta de Loco- sy Obissi Mos. Trong dịp này những đứa thiếu niên đi theo phục vụ cho các cha xứ trong nhà thờ được lựa chọn. Đứa thắng giãi sẽ được mặc bộ áo quần Giám mục. Từ ngày 30.12 đến ngày 1.1 còn có lễ Fiesta de la Coretta. Trong dịp lễ này, dân chúng đi gom góp chất đống gỗ đốt và hạ một cây gỗ thông . Cây được dựng trước nhà thờ làng rồi được trang hoàng và cha xứ đến làm lễ thánh cho cây.
Ngoài ra Lễ Ba Vua cũng là lễ quan trọng trong mùa Giáng sinh tại Bồ Đào Nha. Dịp lễ này luôn luôn có kèm theo một buổi đi rước kiệu ngoài phố và một hoạt cảnh trong Thánh kinh cũng được trình diễn.
Tại
Ba Lan
Vào
ngày 24.12 người Tây ban Nha nhịn ăn để đợi bửa ăn tối Giáng Sinh. Bửa ăn Đêm
thánh tại xứ này thường có cá, đặc biệt là cá gáy Karpfen. Trên bàn bửa ăn tối
đặc biệt này, dân Tây ban nha thường dọn dư ra một bộ đồ ăn dao nĩa nhằm dành
cho một người khách bất ngờ không dự trù trước. Cả gia đình tập trung quanh bàn
ăn dưới ánh đèn sáp, đọc cho nhau nghe những câu chuyện về ngày Chúa sinh ra
đời và cuối cùng cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Sau đó cả nhà chia nhau
Weihnachtsopladen rồi chuc nhau „Giáng Sinh vui vẻ hạnh phúc“. Việc chia
Obladen cũng chính là một dấu hiệu cả gia đình cùng nhau chia sẽ đời sống, sống
cho nhau và sống vì nhau. Đây cũng là dấu hiệu của Tình yêu và tha thứ huề hòa.
Sau đó cả nhà ngồi vào bắt đầu buổi ăn Giáng Sinh. Lúc này thì trẻ con bắt đầu
sôi nỗi vì chúng hy vọng dưới dĩa ăn của chúng có sẵn một đồng tiền quà.
Tại
Hòa Lan
Trẻ
con tại Hòa Lan xem Sinterklaas quan trọng hơn Chúa hài nhi. Vào ngày 6.12
Sinterklaas đem quà đến tặng cho trẻ con. Trước đó để „hối lộ“ cho ông vui lòng
mà tặng quà cho nhiều, trước lò sưỡi trẻ con để sẵn nước uống, cà rốt hay cỏ
cho con ngựa của ông. Vào ngày 5.12 trẻ con đã lo bỏ sẵn bao vải thật lớn trước
của nhà để cho Sinterklaas bỏ quà vào.
Riêng người dân Amsterdam còn chuẩn bị để đón Giáng sinh thật đặc biệt. Từ cảng họ kéo thành một đám rước kiệu lớn về cung điện Hoàng gia để được Nữ Hoàng tiếp đón.
Tại
Pháp
Trước
đây tại Pháp vào ngày 6.12 Saint Nicolas cũng phát quà cho trẻ con. Nay thời
gian đã thay đổi, Nicolas nay đã hưu trí. Pere Noel , một đồng nghiệp của Saint
Nicolas , nay nhận nhiệm vụ phát quà cho trẻ con Pháp vào đêm 24 sang ngày
25.12 . Ông Noel chui từ ống khói vào nhà rồi bỏ quà vào trong giày do trẻ con
để sẵn trong nhà. Vào ngày 24.12 người Pháp còn làm việc bình thương,chỉ có
điểm đặc biệt là chiều tối lại họ kéo nhau vào tiệm ăn được trang hoàng màu sắc
rực rỡ, ăn uống rồi nhảy đầm. Lễ Giáng Sinh chính thức vào ngày 25.12. khi đó
các món cổ truyền như “Foie Gras” (món Paté Gan ngỗng) và “Buche de Noel”, món
bánh hình thân cây bị cưa có creme làm bằng Bơ mới được dọn .
Tại
Anh
Ai
có bàn chân lớn, người đó hưởng lợi nhiều hơn – Theo truyền thống ví tất được
treo trước bệ lò sưỡi vào đêm Thánh 24 sang ngày 25.12 để đợi Santa Claus chui
ống khói vào nhà nhét quà vào. Sang ngày 25, người Anh ăm bửa ăn truyền thống
Giáng sinh với thịt vụn bánh mì hoặc gà Tây nhồi táo chua hoặc mận tím. Tráng
miệng với Plumpudding uống rược trứng. Vào khoãng gần 3 giời chiều toàn bộ gia
đình tập trung trước máy truyền hình để nghe thông điệp 10 phút của Nữ Hoàng.
Tại
Estland
Người
dân Estland lại có một vài phong tục Giáng Sinh tương đối khác so với những
nước tại Âu châu. Gnome tặng cho trẻ con trong mùa lễ Vọng kẹo bánh ngọt và trái
cây. Thời gian ngắn trước Giáng Sinh , phụ nữ phải lo rửa giặc cho sạch những
cái chổi ở trong nhà hay chổi dùng ngoài sân. Trong mùa này người ta tin tưởng
những bà phù thủy hay những con quỹ nhỏ thường dùng chổi để bay lượn. Họ gặp
chổi không sạch sẽ thì sẽ nỗi cơn giận rồi gây khó khăn cho chủ nhà.
Tại
Na Uy
Trong
thời gian lễ vọng người Na Uy chỉ có một bửa tiệc duy nhất. Tại buổi tiệc
“Julbord” bà con bạn bè quây quần lại cùng nhau , mỗi người đem đến một món và
có đến 60 món ngon lành được dọn trên bàn để cùng nhau ăn uống. Vào đêm Giáng
Sinh, trẻ con lo để sẵn một cái tô có đựng sẵn Pudding ngay cửa sổ cho
“Julmann”. Đây là một hình thức hối lộ của trẻ con Na uy cho „Julmann“ đến từ
Lappland với đầy quà cáp cho trẻ con. Đứa trẻ nào không có Pudding thì sẽ bị
giận, dĩ nhiên là được ít quà.
Tại
Hy lạp
Hy
lạp có tục lệ tương đối khác hẵn những nước khác. Vào đêm bước sang ngày 1.1
Thánh Vassilius tại Hy lạp đem quà đến bỏ trên đầu giường ngũ của trẻ con. Sang
ngày 1.1 ăn một loại bánh trong đó có sẵn một đồng tiền vàng. Ai lấy được miếng
bánh có đồng tiền này thì sẽ được may mắn nguyên năm.
Tại
Thụy Điễn
Ngày 13.12 tại Thụy Điễn là ngày của Nữ Hoàng ánh sáng. Người con gái lớn tuổi nhất trong gia đình xuất hiện như là cô dâu Luzia với bộ áo đầm trắng trên đầu đội vương niệm làm bằng cành cây dâu có gắn đèn sáp đang cháy sáng. Cô “Lussibrud” đánh thức cả nhà dậy rồi dọn điểm tâm ngay trên giừơng cho cả gia đình.
Vào ngày Giáng sinh cũng có ông già Noel đến viếng thăm gia đình. Người Thụy Điễn ăn bửa ăn Giáng Sinh có khi đến 38 món, trong đó có món “Julkorv” là không thể thiếu. Đây là món dồi chiên đặc biệt, đặc biệt đến nỗi ngay cả bà Nữ Hoàng Silvia hàng năm cũng đi vào bếp để nấu món này cho cả gia đình.
Tại Đức
Vào ngày Chúa nhật mùa vọng thứ nhất người Đức đốt cây nến số 1 trên vòng hoa mùa vọng.Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.
Trong suốt mùa Giáng sinh 4 cây nến tượng trưng bốn ngày chuá nhật tuần lễ vọng Chúa sinh ra đời.
Ngày 6/12 nơi nhà trẻ, trường tiểu học, các siêu thị lớn Nikolaus thường xuất hiện phát kẹo cho trẻ em
Đường phố từ chiều 24 yên lặng, tiệm quán đều đóng cửa .Ngày 24 làm việc chỉ nưả ngày ,14 giờ các siêu thị đóng cưả hãng xưởng nghỉ việc , chiều tối các nhà Thờ đều có thánh lễ . Các bưả tiệc Giáng sinh thường có ngỗng quay và các lọai bánh Giáng sinh đặc biệt của người Đức .Tuy nhiên sinh hoạt những vùng quê người Đức họ có tập quán riêng dù tuyết rơi giá lạnh nhưng nhà Thờ vẫn làm lễ lúc 22 giờ cho đến khuya, Họ không ăn tiệc nửa đêm, nhưng ngày 25 đại gia đình, phải có mặt đầy đủ ăn tiệc không riêng gì ngỗng quay còn những món khác do các bà khéo tay trổ tài trong dịp nầy. Sau đó mọi người trao quà cho nhau.
Phương Tôn
No comments:
Post a Comment