----- Forwarded Message -----
From: MINHHA PHAM <
To:
Sent: Saturday, February 27, 2016 12:49 AM
Subject: Fw: NNS = LaThuUcChau (5): Người Tình Già Trên Đầu Non
Thân chuyển Lá Thư Úc Châu của NNS và những câu chuyện thời sự, xã hội, thơ phú. Kính
chúc quý vị một cuối tuần an vui và hạnh phúc. Mh
From: Son Ng.
Sent: Friday, February 26, 2016 5:10 PM
Subject: NNS = LaThuUcChau (5): Người Tình Già Trên Đầu Non
Sent: Friday, February 26, 2016 5:10 PM
Subject: NNS = LaThuUcChau (5): Người Tình Già Trên Đầu Non
Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần, 27 Feb. 16
Người
Tình Già Trên Đầu Non -Phạm Duy -Duy Quang -NNS
- Gs TranNangPhung
PPS Link : https://www.box.com/s/07hkvzvhvtxgzwoj9nry
|
Buồn
Không Em -Lam Phương
-Thanh Tuyền -NNS - Gs
TranNangPhung
Tình thân,
NNS
1. Chuyện Thời sự & Xã hội
(i)
Ts Nguyễn Nhã &Trà Mi (VOA): Văn hóa Việt Nam xuống
cấp trầm trọng - Nguyên nhân và giải pháp
Tết là dịp diễn ra nhiều lễ hội văn hóa và các sinh hoạt cộng đồng, cũng là lúc trỗi dậy những điệp khúc buồn quen thuộc về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam, với các lễ hội tranh giành hỗn loạn, tình trạng ẩu đả, cướp giựt gia tăng.
Văn hóa Việt Nam bị cho là đã xuống cấp trầm trọng, nhưng xuống cấp từ khi nào và làm cách nào để thay đổi ?
Có người nhận xét rằng dường như cách hành xử cướp đoạt và tư duy chụp giựt đang ăn sâu vào thói quen, tiềm thức của mọi người, bất kể giàu-nghèo, và đang diễn ra trong mọi góc cạnh đời sống người Việt ngày nay, từ bệnh viện, trường học, chùa chiền, đến những nơi vui chơi ăn uống sang trọng.
Đạo đức, văn hóa ứng xử ngày càng tuột dốc tệ hại vì dân trí thấp, vì thiếu giáo dục Văn hóa, hay vì môi trường sống xô đẩy ? Mời các bạn cùng Tạp chí Thanh Niên hôm nay tìm hiểu qua cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học, nhà sư phạm, và cũng là một nhà nghiên cứu văn hóa-truyền thống Việt Nam, sáng lập viên Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn nguyên Nguyễn Nhã.
Nguyễn Nhã : Hiện giờ văn hóa đang xuống cấp do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là giáo dục làm người không được tôn trọng, không được quan tâm. Giáo dục bây giờ chỉ lấy bằng thôi.
Trà Mi : Nhiều người cho rằng dân trí thấp và môi trường sống cũng là nguyên nhân của nền văn hóa tuột dốc. Ý kiến của ông thế nào?
Nguyễn Nhã : Nếu do dân trí, phải nói nông thôn của mình hồi xưa trước 1945 dân trí đâu có cao, hầu hết là mù chữ. Nhưng người nông dân Việt Nam thời đó rất đàng hoàng. Ví như mẹ tôi dù mù chữ nhưng đã dạy cho tôi rất nhiều điều, khác với bây giờ. Đấy cũng cho thấy văn hóa sống trong gia đình, làng xóm, xã hội đã thay đổi. Sự thay đổi đó cho thấy cái hay mình lại bỏ đi, mất đi rất nhiều trong khi cái dở lại sinh ra nhiều.
Trà Mi : Một sự thay đổi dẫn tới cái hay bị mất đi nhiều và cái dở lại sinh ra nhiều, phải chăng đây là một sự thay đổi tiêu cực?
Nguyễn Nhã : Vâng, đúng như vậy. Lối sống mới, giới trẻ vọng ngoại, ít theo và coi thường những cái gì truyền thống. Đó là cái dở nhất. Những người sống trong thời chiến hồi xưa, kể cả ở miền Bắc, dù nghèo khó lắm nhưng tinh thần không như bây giờ. Hiện giờ bị mất phương hướng từ trên xuống dưới, mọi sự bắt đầu từ văn hóa giáo dục.
Trà Mi : Về yếu tố môi trường sống, ông nghĩ sao? Có người cho rằng nâng cao giáo dục văn hóa mà môi trường sống xung quanh không được cải thiện cũng thế thôi. Sống giữa những bon chen, chà đạp, chụp giựt, mình có giáo dục văn hóa tới đâu cũng khó có thể giữ mình. Phải chăng môi trường sống cũng có ảnh hưởng rất mạnh đối với văn hóa?
Nguyễn Nhã : Vâng, đa số thiếu giáo dục mà tăng nhiều thì làm ảnh hưởng tới môi trường sống. Đạo đức đang xuống cấp, nhưng tôi tin rồi sẽ có lúc phục dựng hoặc phát triển lại vì đó là quy luật của lịch sử.
Trà Mi : Tiến sĩ nhìn thấy sự phục hưng sớm muộn ra sao?
Nguyễn Nhã : Khó có thể nói được tương lai ra sao. Nếu những nhà giáo dục họ bình tĩnh, không bó tay như hiện nay thì mọi chuyện sẽ khác.
Trà Mi : Một nền văn hóa và một xã hội ‘mất phương hướng’ trở nên hỗn độn và thui chột. Lỗi này do đâu?
Nguyễn Nhã : Có người nói đây là ‘lỗi của hệ thống.’ Dĩ nhiên, bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam thì chính quyền cũng có vai trò quan trọng. Nhưng, theo tôi, mỗi người dân đều có trách nhiệm. Từ già tới trẻ đều có trách nhiệm thì mọi chuyện sẽ khác đi, nhưng bây giờ người ta không quan tâm điều đó.
Trà Mi : Có thắc mắc rằng những thời trước không thấy tệ như vậy, phải chăng thời đại xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những đặc điểm như thế cho người Việt ngày nay?
Nguyễn Nhã : Không thể nói chủ nghĩa nọ chủ nghĩa kia có trách nhiệm. Nhà cầm quyền phải có trách nhiệm, tất cả các giới phải có trách nhiệm, mà giờ thì cảm thấy người ta không có trách nhiệm. Đó, căn gốc nằm ở ‘hệ thống’. Từ cá nhân cho tới cộng đồng, mọi người đều cảm thấy không phải trách nhiệm của mình.
Trà Mi : Người ta lập luận rằng trong một xã hội mà sự cướp đoạt lên ngôi cộng với sự mất niềm tin vào luật pháp thì mọi người phải tranh giành chụp giựt, đạp lên nhau để tồn tại, nếu không, sẽ bị thua thiệt. Nếu xã hội không tạo ra hoàn cảnh như thế, nếu thời đại không đưa ra những khốn khó như thế thì chắc con người sẽ tốt đẹp hơn, cư xử tử tế hơn?
Nguyễn Nhã : Tôi nghĩ vậy. Mỗi thời một khác, nhưng những căn bản để mà giữ thì hiện nay mình đã mất cả, mất căn bản của truyền thống.
Trà Mi : Điều này xuất phát điểm từ đâu, từ bao giờ trong xã hội Việt Nam?
Nguyễn Nhã : Thời đổi mới, thời chiến tranh và thời nay hoàn toàn khác. Thời chiến tranh người ta tập trung vào vấn đề đấu tranh, hy sinh. Còn bây giờ người ta lo hưởng thụ thôi mà. Về mặt đạo đức, con người thời chiến tranh và thời nay khác nhau nhiều lắm, cả miền Nam lẫn miền Bắc.
Trà Mi : Giải pháp nào cho thực trạng văn hóa hiện nay?
Nguyễn Nhã : Chính quyền, người có chức có quyền, những người có trách nhiệm phải làm gương trước tiên. Theo tôi, khi mọi việc đến tận cùng thì phải biến chuyển thôi.
Trà Mi : Nhưng liệu có nên chờ mọi việc tự biến chuyển khi đến tận cùng hay không?
Nguyễn Nhã : Vấn đề hiện nay là giáo dục. Nếu nhà nước và tất cả các giới quan tâm đến giáo dục thì sẽ khác.
Trà Mi : Những người quản lý đổ lỗi rằng đây là hệ quả của kinh tế thị trường…
Nguyễn Nhã : Hiện nay hầu hết các nước đều kinh tế thị trường nhưng họ như thế nào thì mọi người biết rồi.
Trà Mi : Theo ông, giáo dục phải cải thiện, nhưng cụ thể phải cải thiện thế nào? Môi trường sư phạm Việt Nam hiện có giáo dục ý thức công dân từ cấp tiểu học lên tới đại học, theo ông, vì sao không hiệu quả ?
Nguyễn Nhã : Tôi từng lo giáo dục nhiều thời, tôi biết mà. Hiện nay người ta quan tâm đến điểm số, thành tích thi đua, không thực chất. Bây giờ chỉ cần 2 điều. Một là không được nói dối, bởi vì gian dối thì chất lượng không cao. Bây giờ giáo dục phải làm sao không được nói dối nữa. Thứ hai, phải cư xử với nhau cho tử tế. Chỉ cần thay đổi hai điều đó thôi, mà tôi đã nói với rất nhiều người, ai cũng bảo là khó quá. Bây giờ nếu mình có một hệ thống chính trị rất minh bạch, trung thực thì chất lượng sẽ cao thôi. Lỗi hệ thống!
Trà Mi : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Nhã đã dành cho Tạp chí Thanh niên VOA cuộc trao đổi hôm nay. (Nguồn : VOA, 21/02/2016)
*** An Yên: Xã hội làm 'nô lệ' cho thánh thần và dấu hiệu 'mạt vận' của Văn hoá
Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần là con đường tắt dẫn văn hóa đến ngày "mạt".
Một xã hội khói hương
Nói ra thì bảo báng bổ, nhưng cứ thử nhìn mà xem, tháng Giêng năm nào, người ta cũng thấy rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cái sự mê tín đến khủng khiếp của người Việt. Một xã hội “khói hương”, với hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người chen chân mang vác thủ lợn, gà luộc, vàng mã, đủ thứ lễ lạt cồng kềnh và cầu kỳ khắp các chùa chiền, miếu, phủ; từ nơi xa xôi hẻo lánh đến thị thành nhộn nhịp; từ đầu tuần tới cuối tuần, dai dẳng hết cả tháng Giêng, tháng Hai, có nơi còn vắt sang tháng Ba. Đâu đâu cũng thấy những người là người, nghi ngút khói hương, sì sụp khấn vái, cầu ước.
Xa xôi gì đâu, mới cách đây mấy ngày, dư luận khiếp đảm chứng kiến một cuộc hỗn chiến dã man bằng nắm đấm, gây gộc, hung hăng và máu để cướp cho bằng được quả “phết”, tại Phú Thọ. Vì tương truyền, có quả ấy trong nhà, cả năm sẽ may mắn, ăn nên làm ra, rồi cả …đẻ con trai.
Tối hôm sau, hàng chục nghìn người xếp hàng dài cả cây số, tràn khắp các con đường, ngay trục giao thông trung tâm của Thủ đô, vái vọng xa tít tắp vào ngôi chùa Phúc Khánh vì đặt niềm tin vào sự linh thiêng của nơi này.
Cũng đêm đó, ở đền Trần Nam Định, hơn vạn người chen lấn, giẫm đạp, nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà. Lộc ấy, dù được cướp theo cách báng bổ nhất, cũng được nâng niu như thứ bùa hộ mệnh cho lòng tin mãnh liệt vào đường công danh, thăng quan tiến chức. Rồi các phủ, các đền, chùa, miếu mạo…cứ sau Tết là tấp nập người ra kẻ vào, khổ sở chen lấn, sớ cầu xin nào cũng dài dằng dặc ti tỉ ước mong.
Thôi thì, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, an vui trong ngày đầu xuân năm mới vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt bao đời. Những địa danh tâm linh ấy, cũng được dựng lên từ ý nghĩa văn hóa và lịch sử đầy nhân văn của cha ông. Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người trong số các khách thập phương xa gần kia, mang cái tâm hướng thiện và cầu bình an thực sự đến với những nơi linh thiêng. Hay nhiều hơn thế, những kẻ đang hùng hổ cướp lộc và len lén mua khói bán nhang, mua thần bán thánh đến cầu khấn những điều biểu lộ sự tham lam vô độ của lòng người.
Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính.
Từ bao giờ, niềm tin của con người được “gá” vào thánh thần chứ không phải giữa con người với con người, giữa con người với ngay chính xã hội mà chúng ta đang sống, đang tồn tại hiển nhiên như vậy? Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần.
Dấu hiệu “mạt vận” của Văn hóa
Văn hóa, chắc rồi cũng đến hồi “mạt vận”, khó mà ngóc đầu lên được, khi thay vì ngẩng cao đầu mà dũng khí, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi “xin” giàu có, vinh hiển, con cái, công danh sự nghiệp… từ các vị thánh thần. Quỳ lạy xong nhảy bổ lên đầu người khác, lên cả bàn thờ để cướp hương hoa vàng lộc, “mạt” ở đấy chứ đâu.
Không “mạt vận” sao được, khi sự mê tín cực đoan đã đẩy con người vào sự ngu muội và làm trỗi dậy tính dã man nhất, ác độc nhất, hình thành cả một thế hệ hung bạo. Vung gậy đánh gục cái người đang là anh, em, chú, bác gần gũi đó để mang bằng được cái may, cái lộc về nhà là cầu an hay là biểu hiện của sự phi nhân tính đến lạnh sống lưng?
Rồi từ sự hung hăng bạo ngược được “tôi rèn” ở nơi làng xã ấy, sẽ chẳng còn lạ khi người ta ra ngoài kia, lạnh lùng chém chết cả một gia đình vì mấy đồng bạc lẻ, xuống tay đâm chết một mạng người ngay trên bàn nhậu dễ dàng đến kinh sợ. Xã hội khói hương dẫn Văn hóa đi tắt đến ngày “mạt”, ngắn ngủi lắm. (Theo VTC).
*** Mạnh Kim: Trích "Dựng lại Văn hóa"
Miền Nam trước 1975 không cần có “làng văn hóa” hay “khu du lịch văn hóa”. Bây giờ “khu phố văn hóa” và “xã văn hóa” hiện diện khắp đất nước này, tỉ lệ nghịch với sự xuống cấp không phanh về văn hóa; tương phản với sự vắng mặt những viện bảo tàng lẫn thư viện đẳng cấp quốc gia; tương phản chua chát với cơn sốt xây dựng chùa chiền miếu mạo và “lễ hội văn hóa”; tương phản mỉa mai với số lượng “bằng khen gia đình văn hóa” và các “phong trào thi đua văn hóa”. Trong văn hóa không thể có “thi đua”. Văn hóa là sự bao gồm kiến thức, nghệ thuật, luật pháp, giá trị và chuẩn mực sống được định dạng và thừa nhận qua thời gian, chứ không phải bằng “thi đua” hay được “công nhận” bằng “cơ quan quản lý”. Văn hóa không thể được “quản lý”. Người ta đang nhắc đến cách sống và phong thái lịch sự đầy tinh tế của người Nhật, với sự thèm muốn dữ dội, ở một đất nước nơi mà sách báo khiêu dâm vẫn bán đầy đường. Xây dựng văn hóa là tạo ra một hệ chuẩn được số đông công nhận để từ đó xã hội có thể tự kiểm soát và tự cân bằng, chứ không phải can thiệp bằng “quản lý” và “định hướng văn hóa”.
Văn hóa và nền móng văn hóa chỉ có thể xây dựng từ một nền giáo dục tự do, sáng tạo tự do, và tôn trọng con người tự do. Tri thức là thành tố quan trọng trong văn hóa.
Miền Nam trước 1975 không cần có “làng văn hóa” hay “khu du lịch văn hóa”. Bây giờ “khu phố văn hóa” và “xã văn hóa” hiện diện khắp đất nước này, tỉ lệ nghịch với sự xuống cấp không phanh về văn hóa; tương phản với sự vắng mặt những viện bảo tàng lẫn thư viện đẳng cấp quốc gia; tương phản chua chát với cơn sốt xây dựng chùa chiền miếu mạo và “lễ hội văn hóa”; tương phản mỉa mai với số lượng “bằng khen gia đình văn hóa” và các “phong trào thi đua văn hóa”. Trong văn hóa không thể có “thi đua”. Văn hóa là sự bao gồm kiến thức, nghệ thuật, luật pháp, giá trị và chuẩn mực sống được định dạng và thừa nhận qua thời gian, chứ không phải bằng “thi đua” hay được “công nhận” bằng “cơ quan quản lý”. Văn hóa không thể được “quản lý”. Người ta đang nhắc đến cách sống và phong thái lịch sự đầy tinh tế của người Nhật, với sự thèm muốn dữ dội, ở một đất nước nơi mà sách báo khiêu dâm vẫn bán đầy đường. Xây dựng văn hóa là tạo ra một hệ chuẩn được số đông công nhận để từ đó xã hội có thể tự kiểm soát và tự cân bằng, chứ không phải can thiệp bằng “quản lý” và “định hướng văn hóa”.
Văn hóa và nền móng văn hóa chỉ có thể xây dựng từ một nền giáo dục tự do, sáng tạo tự do, và tôn trọng con người tự do. Tri thức là thành tố quan trọng trong văn hóa.
Không thể xây dựng văn hóa khi mà trí thức tự do còn bị gạt ra
ngoài lề. Miền Nam, nơi sinh sống của người đến từ ba miền như vốn dĩ xưa nay,
đang đóng vai trò như cái bản lề níu lại cánh cửa văn hóa chực bong. Tuy nhiên
sự sụp đổ đang diễn ra ào ạt, khắp nơi, với tốc độ đáng sợ. Nếu không khôi phục
lại những giá trị giáo dục tinh túy từng hiện diện ở miền Nam, chính xác hơn là
nếu không từ bỏ hệ thống giáo dục giáo điều, cơn lốc phá sản văn hóa sẽ càn
quét không chừa một góc nào trên đất nước này. Muốn dựng lại những gì đang đổ
nát, hơn lúc nào hết, phải thay đổi giáo dục và triết lý giáo dục. Người ta có
thể chịu đựng một đất nước nghèo về kinh tế nhưng không dân tộc nào có thể dung
thứ cho sự phá sản văn hóa bởi sự ngu muội và sợ hãi tự do.
*** RFI: Hà Nội mùa Xuân và Rác: Nói
về Hà Nội, trước đây người ta thường nói về một thành phố ngàn năm với liễu rủ
mặt hồ, đường Cổ Ngư chầm chậm bóng hay những tháp rùa, tháp bút trầm tư… Tất
cả những điều tốt đẹp ấy, hiện tại được thay bằng hai khái niệm "chặt
cây" và "rác". Những ai từng đến Hà Nội, dạo bờ hồ ngày Tết,
chắc có lẽ khó mà quên được ấn tượng rác vung vẩy, tung tẩy nhảy múa trong tầm
mắt, trong gió Xuân. Và, rác ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung không những
là thứ do con người xả ra mà trên một nghĩa nào đó, rác cũng là thứ con người
nạp vào cơ thể.
Xả rác ra đường
Một bạn trẻ Hà Nội tên Khuyên, tỏ ra bức xúc khi nói về rác :"Người ta vứt rác, quất, đào ra đầy đường. Mình mua về mình chưng thì mình để lại mình bán đi, bán cho những người tái sử dụng, hoặc là để gọn lại đợi xe rác đến chở. Đằng này không, vứt bừa bãi à! Chắc là không có chỗ vứt, không có chỗ để trong nhà!". Theo Khuyên, nói về rác có lẽ không có gì để bàn thêm bởi ngay tại trung tâm thủ đô, nơi được mệnh danh "ngàn năm văn hiến", "trung tâm văn hóa Việt tộc" hay gì gì đó… Có vẻ như mọi thứ đã thuộc về lịch sử, quá khứ, những gì đang diễn ra trước mắt là rác. Rác đến từ mọi nơi, mọi ngóc ngách, và đáng sợ nhất là rác đến từ tâm hồn đã vấy bẩn của con người. Ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường hầu như không còn. Người ta thẳng tay vứt rác xuống đường, vứt rác xuống nơi mình đang ngồi hóng gió, vứt rác xuống sông, hồ, ao… Bất kỳ nơi dâu cũng đều có thể trở thành hố rác của con người. Khuyên cho biết thêm là suốt mười ngày du xuân đó đây, từ các đền miếu ở Tây Bắc cho đến hồ Gươm, hồ Thuyền Quang, hồ Tây… Dường như đi đâu cũng gặp rác. Đặc biệt rác ở các khu vực công viên, bãi cỏ và các con đường hoa là ngập ngụa. Dường như người ta không từ bất kì chỗ nào khi có cơ hội xả rác. Chỉ riêng ngày 23 tháng Chạp năm Ất Mùi, người ta tiễn ông Táo về trời và mang các đồ thờ ông Táo ra sông Hồng thả đầy xuống sông một cách vô tư. Tiếp theo đó là những ngày Tết đi chơi với kiểu bạ đâu vứt rác đó.
Khuyên nói rằng trong suốt mùa Tết, thủ đô Hà Nội không nơi nào là không có rác, ngoại trừ một chỗ duy nhất là lăng của Bác Hồ. Nhờ biết giữ gìn và bảo vệ nghiêm mật, bên cạnh đó có những qui chế riêng về an ninh nên không ai dám xả rác. Khuyên tỏ ra tiếc nuối cho một Hà Nội thơ mộng và cô bảo rằng nếu như người ta giữ được lăng Bác Hồ không có rác, sạch sẽ thì người ta vẫn có thể giữ được những nơi khác không có rác, sạch sẽ. Và khi người dân xả rác vô tội vạ, việc đầu tiên cần nghĩ đến là cách tổ chức cũng như các dịch vụ cung cấp không có hệ thống, không có tính khoa học và thiếu văn minh.
Giải thích thêm, Khuyên cho rằng khi tổ chức một lễ hội đường phố hay một con đường hoa, người ta cần phải tính trước đến những nhà vệ sinh công cộng phù hợp và tỉ lệ với lượng khách du ngoạn, tính đến những thùng đựng rác và qui hoạch ngay tức thời những điểm bán nước bên đường một cách có khoa học.
Đằng này,
dường như chưa bao giờ có một phép tính hợp lý về nhà vệ sinh công cộng và cũng
chưa bao giờ có những thùng rác lưu động hay qui hoạch quán bán nước, quán ăn
như thế nào để hạn chế lượng rác mang vào những khu vui chơi đông người. Khi tổ
chức một sự kiện hay một tụ điểm văn hóa nào đó, dường như người ta chỉ tính
đến hai vấn đề duy nhất : Theo dõi nhất cử nhất động những người từng biểu tình
chống Trung Quốc và ;
Làm sao để dự án được duyệt kinh phí thật cao nhưng chi
phí thật thấp, có như vậy mới sinh lãi cho những người thực hiện. Khuyên cho
rằng chỉ riêng kiểu tư duy như vậy đã quá thiển cận và mang hơi hướm rác rưởi
ngay từ trứng nước. Sẽ không bao giờ có một con đường sạch, một khu phố sạch,
một bờ hồ sạch, lòng hồ sạch hay dòng sông sạch khi mà tư duy của các nhà quản
lý chứa toàn rác rưởi của rút ruột, tham nhũng, móc ngoặc và không có tinh thần
cộng động, thiếu sự tiến bộ.
Nạp rác vào cơ thể
Bạn trẻ tên Hưng, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ về vấn đề rác tại Hà Nội :"Rác thì họ xả kinh khủng, nhất là những hôm đi chùa. Xả rác thì nguyên nhân nhiều do vô ý thức, hàng quán bừa bãi, mọc ra tràn lan rồi đi. Một phần do thiếu quy hoach, quy hoạch quá tải, lễ hội cũng quá tải, đó cũng là một phần nguyên nhân".
Theo Hưng, rác, không nên hiểu theo nghĩa đơn thuần như chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chúng ta đã vứt rác quá nhiều ra đường trong khi còn một vấn đề khác trầm trọng hơn nhiều, đó là chúng ta đã đưa rác vào cơ thể quá nhiều.
Giải thích thêm về vấn đề đưa rác vào cơ thể, Hưng cho rằng rác không chỉ đơn thuần là rác ở các bờ hồ, rác ở các con đường hay rác ở các khu vui chơi, khu chợ… Mà rác đã âm thầm đi vào cơ thể con người từ rác thực phẩm cho đến rác tư tưởng. Một khi rác đã vào cơ thể thì rác cũng dễ dàng vung xả vô tội vạ ở bất kỳ nơi nào.
Hưng cho rằng các loại thực phẩm ôi thiu, thịt hôi thối được tẩy rửa bán ở các quán nhậu cũng như các loại cá viên chiên, đồ nướng xuất xứ Trung Quốc bán đầy rẫy Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Thái, Lào Cai và nhiều nơi khác… Và lượng tiêu dùng đột biến của nó trong dịp Tết bởi người đi chơi xuân chính là cách đưa rác vào cơ thể mạnh nhất và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, kiểu đọc sách báo một chiều, những tinh hoa tư tưởng của nhân loại bị chặn đứng bởi cánh cửa giáo điều và tuyên truyền đã nhanh chóng đưa rác đồi trụy từ phim ảnh đến sách báo vào tư tưởng của nhiều lớp trẻ. Bằng chứng của việc này là giới trẻ có thể chấp nhận xếp hàng cả ngày để chờ ăn miễn phí nhưng không dám bỏ ra nửa giờ đồng hồ để chăm sóc cha mẹ một cách đúng nghĩa. Và chưa dừng ở đó, nạn trộm cắp, cướp giật, chích choác, máu lạnh trong giới trẻ ngày càng gia tăng. Theo Hưng, một khi rác thực phẩm và rác tư tưởng đã thâm nhập vào tận chân tơ kẽ tóc, luân chảy trong huyết quản của con người thì chuyện xả rác ra đường không còn là chuyện lạ lẫm nữa. Rồi đây người ta sẽ còn xả rác kinh hoàng hơn nếu như đất nước vẫn tiếp tục là cái hố rác của Trung Quốc về mặt thực phẩm cũng như chủ nghĩa, tư tưởng. Và Hưng kết luận rằng nếu muốn đường sá sạch sẽ, mọi thứ trở nên thơ mộng, đầu tiên con người phải có tư duy sạch sẽ và đại bộ phận nhân dân phải có tâm hồn biết yêu thiên nhiên, vạn vật. Mà muốn có những điều ấy, trước tiên phải giải bỏ những thứ đã trói buộc tư duy cũng như sinh mệnh của nhân dân mấy chục năm nay. Một khi tâm hồn con người trở nên nhạy cảm, cao quí và tư duy con người trở nên cởi mở, tự do, phóng khoáng thì mọi thứ rác rưởi sẽ tự biến mất bởi nó không còn phù hợp với con người văn minh nữa.
Suy cho cùng, rác tràn lan ở Hà Nội hay Sài Gòn đều cho thấy đất nước đã thụt lùi và mọi kiến trúc tư tưởng, chính trị hay văn hóa đã hỏng hóc nặng nề, cần phải xây dựng lại khi chưa quá muộn! Đây cũng là câu kết của Hưng. (Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam).
*** Ns Tuấn Khanh: Huyền thoại và vô danh
Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày.
Câu chuyện Cơ quan Đường sắt Nhật Bản họp và quyết định duy trì hoạt động đầy thua lỗ này với mục đích là giúp cho một nữ sinh không gặp khó khăn trên đường đến trường trở thành huyền thoại trong thế giới hiện đại, vốn đang nghèo khó sự chia sẻ và lòng bác ái. Nhìn về nhiều phía, nước Nhật quả là đầy huyền thoại, và con người ở đất nước này cũng rất thông minh để biết cách tạo nên những huyền thoại lưu danh hậu thế.
Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày.
Câu chuyện Cơ quan Đường sắt Nhật Bản họp và quyết định duy trì hoạt động đầy thua lỗ này với mục đích là giúp cho một nữ sinh không gặp khó khăn trên đường đến trường trở thành huyền thoại trong thế giới hiện đại, vốn đang nghèo khó sự chia sẻ và lòng bác ái. Nhìn về nhiều phía, nước Nhật quả là đầy huyền thoại, và con người ở đất nước này cũng rất thông minh để biết cách tạo nên những huyền thoại lưu danh hậu thế.
Những câu chuyện như vậy trên trên giới thật hiếm hoi. Một phần vì đức năng đủ để tạo nên truyền kỳ không dễ, một phần khác là không phải những câu chuyện nào cũng được nhân gian biết đến. Chuyện nhà ga Kami-Shirataki làm tôi nhớ đến người lái đò ở Cồn Sơn, Cần Thơ. Vùng đất miền Tây lặng lẽ và hiền lành này nếu được ai đó viết lại, cũng là một chuyện truyền kỳ đáng ngưỡng mộ trong cuộc sống này.
Để đi đến vùng cây trái xanh tươi cây trái Cồn Sơn, phải đi qua một con sông. Phương tiện duy nhất nối hai bờ là chiếc đò của chị Bé. Người phụ nữ có nước da ngăm đen, dáng người cục mịch nhưng khoẻ mạnh này mỗi ngày lái hàng chục chuyến đò miễn phí cho dân chúng ở Cồn Sơn, từ 5g sáng cho đến 9 giờ tối. Rất nhiều chuyến, chị chỉ chở một học sinh, thậm chí chỉ một con vịt được gửi qua bên kia bờ.
Chị Bé trên dưới 40 tuổi. Cũng không ai biết nhiều về chị, dù chị nhẳn mặt mọi người. Học trò xuống đò ra phố trốn học đi chơi, thế nào cũng bị chị gọi méc. Người đi làm công nhật bỏ bữa không đi, chị đã lo hỏi có bệnh không. Công việc của chị gần gũi đến mức ít ai nhớ người phụ nữ rất hay mắc cỡ, luôn im lặng này, đã tự mình dựng nên một con đò, rồi sống một cuộc đời miệt mài với những chuyến đưa đò không cần lấy lại với dân chúng. Từ năm chị Bé 15 tuổi, khi nhận ra qua con sông là chuyện khó của nhiều người, chị gom góp của cải và âm thầm chọn cho mình cuộc đời đưa đò như vậy. Đêm hôm, nhà ai có sinh nở, chỉ cần ở bên bờ ới chị một tiếng, đã nghe tiếng máy nổ xình xịch chạy tới. Chị Bé không có ngày nghỉ, đến mức bệnh đang nằm liệt, nghe người gọi cần xuống đò, chị cũng lồm cồm ngồi dậy làm công việc của mình không một tiếng cằn nhằn.
Tên thật của chị là Nguyễn Hoàng Dịch Thuỷ. Cái tên đẹp và ý nghĩa như công việc ngày thường của chị. Ở Nhật, người ta giữ lại một nhà ga cuối cho một học sinh. Ở Việt Nam, người phụ nữ vô danh ở miền Tây xô vạt một con sông để chắt chiu một ngôi làng, 49 gia đình với già trẻ lớn bé không họ hàng thân thích gì với chị cả.
Có lúc thắc mắc, tôi hỏi những người chung quanh rằng rồi chị Bé sẽ sống bằng gì với sự cho đi thanh thản như vậy. Người thì nói rằng chị có chỗ giữ xe cho dăm ba khách du lịch, một cái tiệm tạp hóa con. Rồi mấy năm gần đây khi khách du lịch lác đác tìm đến, chị được chút ít tiền đưa đò cho khách. Tiền kiếm được thêm, chị Bé lo chuyện bị phạt vì đưa khách sang sông mà không có áp phao nên dồn mua đủ loại phao, áo… chất đầy trên đò.
Tháng ba này nhà ga Kami-Shirataki dự trù sẽ đóng cửa vì cô nữ sinh tốt nghiệp và vào đại học, sẽ ở lại trên thành phố lớn. Còn con đò Dịch Thủy ở miền Tây thì vẫn ngược xuôi, không hẹn ngày nghỉ. Phật dạy rằng gánh nặng lớn nhất trong đời người là yêu thương. Người đàn bà miền quê đó lặng lẽ mang hết những gánh nặng đó trong đời, với nụ cười chai sạm hết sức hồn nhiên. Con đò như đời người, như một công án thiền mênh mông, không màng lời giải.
Có những con người Việt Nam như vậy, như Bồ Tát đời thường, vẫn sống, vẫn đứng giữa mọi người trong từng ngày thường. Họ như những tia sáng le lói soi vào tim người, làm dịu đi những nan đề của đời khiến nhân gian sôi sùng sục học cách đáp trả, học cách bắt lấy thật nhanh danh lợi. Tiếc là họ luôn lẩn khuất trong cuộc sống đang vằn vện hào quang ảo tưởng.
Trong bài "Hai người gian dối trong cuộc chiến 1979" mà báo Petro Times đưa trong ngày 17/2, tác giả có nhắc về hai nhân vật không có thật đã tung hoành trong trí tưởng tượng của nhiều thế hệ Việt Nam là Lê Văn Tám và Nguyễn Văn Bé. Hai nhân vật được dựng lên với nhiều chi tiết vô lý, thậm chí được đưa vào học thuộc lòng trong sách giáo khoa.
Phải chi câu chuyện thấm đẫm tình người như nhà ga Kami-Shirataki hay con đò Dịch Thủy ở miền Tây được thay vào cho những nhân vật nói trên, biết đâu sự dữ dội giả tạo ấy trong sách giáo khoa sẽ nhường chỗ cho lòng bác ái và tình thương, cho nhiều thế hệ về sau ?
Tôi coi bản video ghi lại lễ hội cướp phết ở làng Hiền Quan, Phú Thọ, bắc Việt Nam trong những ngày tháng Giêng, đầy những cảnh tranh cướp đánh nhau kinh sợ, e còn hơn cả những cảnh trong bộ phim giả tưởng Bụi Đời Chợ Lớn. Những cảnh chém heo lìa đôi oai phong lẫm liệt đến rợn người. Người Việt thật sự chỉ được học sức mạnh của các anh hùng, bao gồm cả những anh hùng bịa đặt ? Người Việt chỉ được dạy khao khát sức mạnh như bom và xăng. Một ngày nào đó, liệu chúng ta có còn cơ hội để học về những con người bình thường - những con người không âm mưu danh lợi hay quyền thế, không chà đạp nhau mà chỉ muốn cho đi với sự bao dung như một con đò vô danh ? (Nguồn : RFA, 23/02/2016 (tuankhanh's blog))
(ii) Trương Quang Thi: Nghèo bình yên?
Bạn ở Mỹ về chơi, chở nó bằng xe máy chạy một vòng quanh Sài Gòn, tại cửa ngõ phía Đông gặp cái tai nạn, bốn người nằm bất động bên hai chiếc xe biến dạng, nó rú lên: Oh my God!
Vòng về Nam Sài Gòn gặp chiếc xe Buýt cuốn chiếc xe đạp dưới gầm, người đâu không thấy chỉ thấy máu loang lổ, nó rúm người lại phía sau ôm mình cứng ngắc miệng lẩm nhẩm đọc kinh. Nó thật sự khiếp sợ! Hỏi mầy còn nhớ những lần tao với mầy đi gắp thịt mấy người hàng xóm bị nổ đạn ở cái khu kinh tế mới của mình không? Ngày đó hầu như mỗi tuần đều có người như vậy tao đâu có thấy mầy sợ sệt gì đâu? Nó nói đôi khi kí ức vẫn hiện về nhưng hầu như tao không còn nhớ rõ.
Bạn ở Mỹ về chơi, chở nó bằng xe máy chạy một vòng quanh Sài Gòn, tại cửa ngõ phía Đông gặp cái tai nạn, bốn người nằm bất động bên hai chiếc xe biến dạng, nó rú lên: Oh my God!
Vòng về Nam Sài Gòn gặp chiếc xe Buýt cuốn chiếc xe đạp dưới gầm, người đâu không thấy chỉ thấy máu loang lổ, nó rúm người lại phía sau ôm mình cứng ngắc miệng lẩm nhẩm đọc kinh. Nó thật sự khiếp sợ! Hỏi mầy còn nhớ những lần tao với mầy đi gắp thịt mấy người hàng xóm bị nổ đạn ở cái khu kinh tế mới của mình không? Ngày đó hầu như mỗi tuần đều có người như vậy tao đâu có thấy mầy sợ sệt gì đâu? Nó nói đôi khi kí ức vẫn hiện về nhưng hầu như tao không còn nhớ rõ.
Qua Mỹ gần 30 năm, thỉnh thoảng vẫn có tai nạn, đụng xe nhưng tao không thấy mấy cảnh kinh hoàng như ở nước mình. Thi công trên đường mòn, thằng Mỹ qua bảo hành cái máy đào nó nói: Hình như tụi bay không còn biết sợ chết nữa thì phải? Điều kiện an toàn như vầy mà tụi bay cũng cắm đầu làm, tao chịu. Xe công trường vài ngày có một chiếc lao xuống vực, nó kêu tụi bay đang cố ý giết người. Làm xong cái máy nó chuồn về và không thấy quay lại lần sau, nghe tụi đại lý Caterpillar nói nó không dám qua nữa.
Thi công cái nhà máy làm Mỳ, mấy thằng Thuỵ Điển qua lắp bốn cái máy tách mủ, nhìn công nhân VN ăn uống, tắm rửa trong điều kiện công trường nó nói: Nếu ở nước tao mà như vầy thì chủ của tụi bay sẽ bị ra toà, tụi bay đang lao động tự nguyện mà sao nhìn giống cảnh nô lệ làm việc ở thời trung cổ vậy?... Ờ! Nước tao nó thế. Dân tao anh hùng mà, mầy có thấy chúng tao đánh thắng cả hai đế quốc to nhất hành tinh không? Nó lắc đầu nhún vai, chắc nó nghĩ nếu nói ra mầy cũng chẳng hiểu mẹ gì đâu, thôi cứ để cho mầy tự sướng. Chỉ thấy nó phàn nàn nước tắm của khách sạn không đủ sạch. Ăn hết đồ hộp mang theo thì lại có đồ được gửi từ Sài Gòn lên tiếp viện.
Thằng ku em đi lao động bên Nhật gọi về: Bên này họ khinh dân mình ra mặt anh à. Người Nhật họ làm việc ghê lắm, mà tính họ trung thực chứ không tham lam gian dối như người mình. Có thằng làm cùng với em nó hỏi: Tại sao dân mầy thích ăn cắp như vậy? Em nói là tại dân tao còn nghèo. Nó kêu: Tại sao lại nghèo khi mầy có đủ sức khoẻ để làm việc, chính phủ không lo cho chúng mầy hay sao? Em chẳng biết giải thích sao nên đành nói cho qua chuyện. Ờ! Dân tao nó vậy.
Cái đất nước này làm đéo gì có lúc nào giàu đâu mà chẳng mãn nguyện với sự nghèo.
Cái đất nước này làm đéo gì có lúc nào bình yên đâu mà biết về khái niệm bình yên.
Người ta bình yên là không phải lo nghĩ đến bữa ăn của ngày mai, người ta bình yên là không phải lo nghĩ đến bệnh tật khi già yếu, người ta bình yên là không lo sợ khi đứa con của họ đi khuất tầm nhìn của cha mẹ, người ta bình yên là nhắm mắt lại hít sâu vào lồng ngực mà không lo sợ lượng chất độc đang chảy vào trong cơ thể....
Còn chúng ta?
Khái niệm bình yên của chúng ta là nhắm mắt, bịt tai để không phải chứng kiến những điều rùng rợn quanh mình.
Khái niệm bình yên của chúng ta là rúc đầu vào cát như con Đà Điểu để không phải thấy mình bị giết như thế nào.
Tuy nhiên! Khi chúng ta quỳ xuống để cho những thằng hèn đứng trên cổ chúng ta và sai khiến thì chuyện giàu hay nghèo, bình yên hay xáo trộn đâu còn có ý nghĩa gì nữa đâu mà phải quan tâm. Khi cái tinh thần AQ trở thành một phương châm sống để dẫn dắt cho cả dân tộc thì chúng ta sẽ vẫn luôn có nhiều thứ để tự hào. Cứ vậy đi...
**** BBC: Phát
biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2, ông Hoàng Trung Hải mô tả
điều ông gọi là phát triển kinh tế không phải ưu tiên số một mà xây dựng môi
trường làm ăn sinh sống an lành mới là điều chính quyền Thủ đô hướng tới. “Phát
triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách… đều rất quan trọng,
nhưng tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi. “Thà
sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”,
Bí thư Thành ủy Hà Nội được báo VNxpress dẫn lời.
Phản hồi về phát biểu của ông Hải, nhà báo Ngô Nguyệt Hữu bình luận trên facebook cá nhân.
“Thú thật là từ bé đến giờ, tôi chỉ được nghe cái nghèo nó sinh ra bạo loạn, trộm cắp, cướp giật. Chứ có bao giờ tôi lại được nghe câu “Thà nghèo mà yên bình…” đâu.
“Chỉ có câu, “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” thôi. Ý nói giữ thân mình ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh. Bí thư chơi chữ thế này, ví von thế này, kẻ ngu muội như tôi thật lòng không sao hiểu được ạ,” ông Hữu viết.
Phản hồi về phát biểu của ông Hải, nhà báo Ngô Nguyệt Hữu bình luận trên facebook cá nhân.
“Thú thật là từ bé đến giờ, tôi chỉ được nghe cái nghèo nó sinh ra bạo loạn, trộm cắp, cướp giật. Chứ có bao giờ tôi lại được nghe câu “Thà nghèo mà yên bình…” đâu.
“Chỉ có câu, “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” thôi. Ý nói giữ thân mình ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh. Bí thư chơi chữ thế này, ví von thế này, kẻ ngu muội như tôi thật lòng không sao hiểu được ạ,” ông Hữu viết.
*** Trần Trung Đạo: Bí
thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Vì
sáng 23/2/2016: “Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon
chen, không an toàn”. Thiệt tình! Nếu không có nguồn từ VNExpress với bài tường
thuật kèm theo, thật khó tin lời phát biểu trên đây là của một trong những lãnh
đạo cao cấp của đảng CSVN.
Phát biểu ngu ngơ, nói năng bừa bãi vốn là đặc điểm của các lãnh đạo CSVN nhưng khi đóng vai trò mặt nổi phải biết tập uốn lưỡi bảy lần. Nếu không tập được thì nên im lặng. Càng nói càng chứng tỏ lãnh đạo CS không hề đọc sách, chưa hề đi xa, chỉ biết thừa hưởng gia tài cai trị theo kiểu cha truyền con nối thời phong kiến.
Phát biểu ngu ngơ, nói năng bừa bãi vốn là đặc điểm của các lãnh đạo CSVN nhưng khi đóng vai trò mặt nổi phải biết tập uốn lưỡi bảy lần. Nếu không tập được thì nên im lặng. Càng nói càng chứng tỏ lãnh đạo CS không hề đọc sách, chưa hề đi xa, chỉ biết thừa hưởng gia tài cai trị theo kiểu cha truyền con nối thời phong kiến.
Vì bản tin cho biết ông Hoàng Trung Hải “nhấn mạnh đến việc đảm bảo an ninh quốc phòng” chứ không chỉ nói về trộm cắp, rác rưới thôi nên tôi cũng nêu lên vài điểm về “an ninh quốc phòng”. Vậy theo ông Hoàng Trung Hải, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ Hà Nội trước xâm lăng quân sự của Trung Quốc, ngoài việc “thà sống nghèo”?
Ông hãy kể giùm một nước, đâu cũng được, nước nào cũng được, nằm giữa hai thế lực thù địch mạnh nhất nhì thế giới mà lại nghèo khó nhưng vẫn được sống trong “công bằng, yên bình” ? Nếu muốn “trừng phạt Việt Nam” hôm nay, Trung Quốc không cần phải xua vài trăm ngàn quân đi bằng ngựa, lừa như thời 1979 mà chỉ đặt vài giàn hỏa tiển từ bên kia biên giới bắn sang hay ngoài hạm đội bắn vô.
Dĩ nhiên để trấn an dư luận thế giới chúng cũng sẽ tuyên bố “trừng phạt có giới
hạn”. Đừng quên, Hà Nội chỉ cách biên giới Trung Việt phía Bắc 106 dặm hay 171
km. Một vài giờ thôi, Hà Nội đã tan nát rồi. Hoàng Trung Hải nghĩ rằng khi đó
Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Nhật sẽ đến cứu Việt Nam hay những củ khoai lang, nồi cơm
trắng của Việt Nam nghèo nàn như Hoàng Trung Hải khuyến khích đồng bào nên sống
sẽ làm Tập Cận Bình chột dạ xót thương?
Không ai xót thương hay cứu giúp Việt Nam nếu Việt Nam không biết tự xót thương và cứu lấy chính mình. Mà muốn cứu mình Việt Nam trước hết phải có tự do, dân chủ và giàu mạnh.
Không chỉ ông bà Việt Nam mà hầu hết các nhà nghiên cứu quân sự thế giới cũng đều đồng ý “mạnh dùng sức yếu dùng chước”. Nhiều quốc gia nhỏ giữ vững được nền độc lập vì họ biết dùng chước, dùng thế, dùng vị trí chiến lược của quốc gia mình để mặc cả với các nước lớn như trường hợp Thụy Sĩ trong Thế chiến Thứ hai hay Ai Cập trong xung đột Trung Đông. Một khi vị trí chiến lược mất đi, quốc gia đó không còn giá trị đổi chác và trở thành mồi tự do cho cả hai bên. Một ví dụ khác. Trước Thế Chiến thứ nhất Áo là một quốc gia chiến lược trong đế quốc Áo Hung nhưng trước Thế chiến Thứ hai vị trí đó của Áo không còn nữa. Hitler chiếm Áo không tốn một viên đạn vì cả Anh, Pháp đều xem đó là phần thực tế của trật tự mới tại Âu Châu. Anh và Pháp cố gắng giữ Tiệp Khắc nhưng khi Hitler tiếp tục vẽ lại bản đồ Châu Âu, TT Anh Neville Chamberlain và TT Pháp Édouard Daladier đành nhịn nhục cho đến khi Hitler tấn công Ba Lan mở đầu thế chiến thứ hai.
Tập Cận Bình đang vẽ lại bản đồ Châu Á và Việt Nam đang nằm trên mũi bút chì của họ Tập.
Việt Nam từng là một quốc gia có vị trí chiến lược nhưng vị trí đó đang mất dần như David Brown viết trên báo Asia Sentinel “Mỹ dường như đang vẽ lại vòng an ninh chung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và có thể Singapore và Eo biển Malacca …” . Bên trong vòng đai an ninh đó không có Việt Nam. Sau Thế chiến Thứ hai, Mỹ gần như độc quyền trên vùng Nam Thái Bình Dương. Vị trí đó không còn nữa. Việc TT Barack Obama yêu cầu Tập Cận Bình ngưng bành trướng Biển Đông cũng chẳng khác gì TT Neville Chamberlain yêu cầu Hitler lấy vùng Sudetenland đủ rồi đừng thôn tính hết Tiệp Khắc. Tuy nhiên, kế hoạch Châu Âu của Hitler không dừng lại ở vùng Sudetenland và tương tự kế hoạch Á Châu của Tập Cận Bình không dừng lại ở Hoàng Sa, Trường Sa. Nếu Việt Nam tiếp tục bị cai trị bằng những người có cái đầu như Hoàng Trung Hải và nếu các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục bị tiêm thuốc mê “Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”, rồi đất nước sẽ tan hoang và một ngôi sao nữa gắn trên cờ Trung Quốc cũng không phải là điều ngoài tưởng tượng.
*** Văn Giá: Sửng sốt và Buồn nôn
ĐỒNG BÀO CHÚ Ý!!!
Tôi xin đăng lại thông tin trên trang FB của một facebooker mà vì lý do nào đó chỉ ít phút sau, facebooker này lại xóa đi. Ý kiến của tôi: Phản đối kịch liệt lối xuất bản nhắm mắt làm liều (hoặc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, hoặc một chiêu PR muốn được ném đá để nổi tiếng…) này, bất chấp lòng tự trọng (quốc sỉ) dân tộc. Phản đối! Phản đối! Phản đối! (FB Văn Giá Ngô).
ĐẶNG TIỂU BÌNH LÀ KẺ CÓ NỢ MÁU VỚI VIỆT NAM. QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH VIỆT NAM, GIẾT HẠI HÀNG CHỤC NGHÌN NGƯỜI, BÊNH VỰC CHẾ ĐỘ ĐỒ TỂ POL POT PHẢI CHĂNG LÀ "TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT"?
SỬNG SỐT VÀ BUỒN NÔN KHI THẤY CUỐN SÁCH NÀY.
Thời công nghệ thông tin, dễ dàng tìm thấy trên mạng đầy ắp thông tin, tư liệu, tác phẩm văn học, tác phẩm nghiên cứu... Vậy mà đến bây giờ tôi vẫn còn giữ thói quen hàng tháng dành một buổi cuối tuần ghé vào nhà sách chọn mua vài cuốn để làm bộ sưu tập cho tủ sách của mình. Lần này, vào nhà sách, tôi đã phải sửng sốt không tin ở mắt mình khi thấy một cuốn sách dày gần 800 trang, như cuốn tự điển, với tựa “Đặng Tiểu Bình – Một trí tuệ siêu việt”, trên bìa in trang trọng ảnh chân dung Đặng Tiểu Bình.
Không sửng sốt sao được, vì người được suy tôn có trí tuệ siêu việt và được Nhà xuất bản Lao động trân trọng in sách phát hành rộng rãi cho độc giả Việt Nam ngưỡng mộ, tôn sùng đó chính là một lãnh tụ của Trung Quốc trực tiếp có nợ máu với đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động và người duyệt cho lưu hành cuốn sách này chắc đã quên lời phát biểu ngông cuồng của kẻ có “trí tuệ siêu việt” này hồi tháng 12-1978 trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á, chửi bới, đe dọa, xúc phạm nặng nề đất nước và con người Việt Nam, được Trung Quốc truyền hình trực tiếp cho cả thế giới: “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học!”. Và rồi chỉ 2 tháng sau đó, ngày 17-2-1979, chính kẻ này đã ra lệnh xua hơn 600.000 quân Trung Quốc mở cuộc tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện kế hoạch chiếm 5 tỉnh - thành lớn của Việt Nam sau một tuần. Để rồi quân xâm lược Trung Quốc buộc phải rút lui một cách thảm hại. Thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, thì Đặng Tiểu Bình đã nhận được bài học đắt giá cho chính mình, hơn 62.000 quân xâm lược Trung Quốc bỏ mạng sau 3 tuần động binh.
Chẳng làm sao kể xiết mưu đồ và tội ác của Đặng Tiểu Bình đối với nước ta, vậy mà trong cuốn sách này, Đặng Tiểu Bình được tán dương bằng những ngôn từ có cánh: “nhãn quan thế giới”, “người mác xít chân chính”, “thống soái đại quân”, “nhà chiến lược lớn”, “cầm cương chỉnh đốn bằng bàn tay sắt”, “bậc thầy lớn trong nghệ thuật lãnh đạo”… Cũng không lạ, bởi đây là sách dịch của Trung Quốc.
Nhưng vấn đề là trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng lộ rõ bộ mặt
trâng tráo, lòng dạ hung ác, hành động ngang ngược với Việt Nam, có cần và có
nên dịch, phát hành rộng rãi cuốn sách này cho người Việt Nam hay không? Việc
dịch, phát hành rộng rãi cuốn sách này ở Việt Nam nhằm mục đích gì và để cho
ai? Biết là sách dịch, nhưng việc trong sách liên tục dùng các cụm từ “Đảng ta”,
“quân đội ta” để nói về đảng và quân đội của Trung Quốc, làm độc giả Việt Nam
phải buồn nôn, vì tưởng như đất nước Việt Nam đã về tay Trung Quốc.
Sách ghi tên Nhà xuất bản Lao động, nhưng lại kèm theo tên Công ty Sách Panda, và bìa trong có ghi rõ “Bản quyền tiếng Việt thuộc Công ty TNHH Sách Panda”. Cuốn sách gần 800 trang, giá chỉ 100.000 đồng, thật đáng ngờ. Có “nhà tài trợ lạ” nào không cho việc dịch và xuất bản, tái bản cuốn sách này?. (Facebooker)
Lời nói thêm của Bauxite Việt Nam
Cuốn “Đặng Tiểu Bình – Một trí tuệ siêu việt” không chỉ có bản in trên, mà còn có thêm một bản cũng của nhà xuất bản Lao động (Hình bìa sách)
Và một bản nữa của nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (Bìa sách)
Ngoài ra, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin còn in thêm hai cuốn sách khác ca ngợi Đặng Tiểu Bình (Bìa sách).
Cần lưu ý, cuốn “Cha tôi, Đặng Tiểu Bình” còn được nhà xuất bản Thế giới cho in (Bìa sách).
Nhà xuất bản Trẻ “đóng góp” một cuốn (Bìa sách)
Nhà xuất bản Khoa học xã hội cũng một cuốn (Bìa sách)
Hăng hái nhất có lẽ là nhà xuất bản Thanh niên, in hẳn bốn bản sách về Đặng Tiểu Bình (Hình bìa sách).
Cơn lốc sách về Đặng Tiểu Bình thậm chí còn cuốn hút vào đó cả nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Bìa sách).
Tất nhiên, chúng tôi không nói rằng tuyệt nhiên không nên xuất bản sách về Đặng Tiểu Bình. Nhưng xuất bản loại sách tuyền ca ngợi một tên “chính danh thủ phạm” phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta thì người xuất bản đứng trên quan điểm của ai? Và việc in hàng loạt cuốn sách như thế liệu có bình thường không?
*** Xuân Dương (GDVN): Sau
năm 1979 có thời kỳ báo chí trong nước đăng bài ca ngợi Đặng Tiểu
Bình - người đã quyết định xua quân tấn công Việt Nam - là một nhân
vật kiệt xuất.
Nhân vật ấy có thể là kiệt xuất với người Trung Quốc và thế giới nhưng không thể chối bỏ một sự thật lịch sử, rằng cuộc chiến mà Đặng phát động đã phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất vùng biên giới dài 1.200 km nước ta, đã cướp đi sinh mạng hàng vạn người Việt và cũng khiến người dân Trung Quốc phải trả giá bằng sinh mạng nhiều vạn con em họ.
Nhân vật ấy có thể là kiệt xuất với người Trung Quốc và thế giới nhưng không thể chối bỏ một sự thật lịch sử, rằng cuộc chiến mà Đặng phát động đã phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất vùng biên giới dài 1.200 km nước ta, đã cướp đi sinh mạng hàng vạn người Việt và cũng khiến người dân Trung Quốc phải trả giá bằng sinh mạng nhiều vạn con em họ.
Xin trích một đoạn trong chương 9 - Lịch sử Sư đoàn Sao Vàng:
“Ngày 17 tháng 2, một ngày hết sức bình thường, một ngày mà mọi người dân Việt Nam đang lao động, xây dựng đất nước trong hòa bình bỗng trở nên một cái mốc trong lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của đất nước. Một kẻ thù mới đã lộ rõ nguyên hình với bộ mặt thâm hiểm ghê tởm, đầy tội ác, và một cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu với dân tộc ta”.
Những kẻ chủ mưu gieo tội ác giết hại đồng bào ta, phá hủy làng mạc, thành phố quê hương ta như Đặng Tiểu Bình, Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí… phải được gọi đúng tên là tội phạm chiến tranh giống như Hitler, như Mutsuhiro Watanabe chứ không thể là bạn bè, đồng chí của người Việt.
“Ngày 17 tháng 2, một ngày hết sức bình thường, một ngày mà mọi người dân Việt Nam đang lao động, xây dựng đất nước trong hòa bình bỗng trở nên một cái mốc trong lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của đất nước. Một kẻ thù mới đã lộ rõ nguyên hình với bộ mặt thâm hiểm ghê tởm, đầy tội ác, và một cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu với dân tộc ta”.
Những kẻ chủ mưu gieo tội ác giết hại đồng bào ta, phá hủy làng mạc, thành phố quê hương ta như Đặng Tiểu Bình, Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí… phải được gọi đúng tên là tội phạm chiến tranh giống như Hitler, như Mutsuhiro Watanabe chứ không thể là bạn bè, đồng chí của người Việt.
Phát biểu tại Quốc hội Việt Nam, ông Tập Cận Bình nói: “Chế độ chính trị của hai nước tương đồng, lí tưởng và niềm tin giống nhau, có chung lợi ích chiến lược”. Giới lãnh đạo Trung Quốc đang níu kéo chúng ta bằng lá bài lí tưởng và niềm tin, có thật họ và chúng ta cùng chung ý thức hệ, “có chung lợi ích chiến lược”?
Cũng cần phải thấy rằng từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính các nước láng giềng, đặc biệt là đối với Việt Nam, như tiêu đề một bài báo trên Giaoduc.net.vn ngày 21/2/2016: “(tên lửa) HQ-9 Trung Quốc kéo ra Hoàng Sa chủ yếu đe dọa Việt Nam”. Chiếm đất và cướp đảo, đe dọa và lừa phỉnh, những điều ấy ai cũng biết, ai cũng thấy, vậy thì làm sao chúng ta lại có cùng ý thức hệ với họ, làm sao chúng ta có thể đồng chí hướng với họ?
Tên lửa, máy bay, tàu chiến không đáng sợ, đáng sợ là sự mất cảnh giác, là sự mơ màng về ý thức hệ, về tình anh em, đồng chí mà con cháu bậc thầy binh pháp Tôn Tử hàng ngày quảng bá. Sự buông lỏng quản lý mấy chục năm qua đã khiến lượng người Trung Quốc sinh cơ lập nghiệp trên đất Việt tăng lên chóng mặt, phố người Hoa, nhà máy, khách sạn của người Hoa và những đứa trẻ mang hai dòng máu Hoa-Việt hiện diện khắp nơi, thậm chí ngay bên cạnh các công trình quân sự tối mật như sân bay, quân cảng...
Điều đó chẳng lẽ không nhắc
chúng ta về câu chuyện đau lòng Mỵ Châu – Trọng Thủy? Phải chăng chính
vì “mơ màng” nên mới có chuyện lịch sử cuộc chiến được các nhà
viết sách giáo khoa biên soạn trong 4 trang nhưng lại bị cắt xén chỉ
còn lại 11 dòng?
Mỹ, Pháp,Trung Quốc… đều là đối tác chiến lược với Việt Nam, với chủ trương đối ngoại “làm bạn với các nước” sao chúng ta có thể nói nhiều về chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp, về chiến tranh cục bộ do chính quyền Mỹ gây ra ở miền Nam mà lại chỉ có 11 dòng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trong sách giáo khoa phổ thông?
Phải chăng chính chúng ta đang tự tạo ra sự không công bằng, minh bạch trong quan hệ quốc tế, đang tự tạo ra rào cản với bè bạn muốn đến với mình?
Cần nhớ rằng cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm (1945-1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ là 21 năm (1954-1975), còn cuộc chiến chống Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, như nhận định trên Wikipedia:“Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa”.
Chiến tranh Việt Nam có sự tham gia của 550.000 quân Mỹ cùng với 70.000 quân đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines). Không tính quân lực Việt Nam cộng hòa, số lính nước ngoài là 620.000 người .
Chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Quốc huy động khoảng 600.000 quân. Có thể thấy quy mô chiến tranh biên giới 1979 không kém gì hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trận chiến được các nhà sử học quân sự thế giới đánh giá là “trận chiến ác liệt nhất, đẫm máu nhất trong các chiến dịch quân sự ở Châu Á sau thế chiến thứ 2” xảy ra vào ngày 13/7/1984 khi quân đội Việt Nam phản công tại cao điểm 1509 và 1250 trên biên giới Việt Trung.
Vô tình hay có chủ ý quên đi một trong những trang sử bi thương, hùng tráng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là có tội với tổ tiên, với anh linh đồng bào chiến sĩ đã ngã xuống suốt chiều dài biên giới phía Bắc.
Không muốn hay không dám nói đến “vì đại cục” không phải là cách ứng xử của con người văn minh với lịch sử.
Đối với kẻ có dã tâm xâm lược, một sự nhịn sẽ mang đến chín sự phiền, sự nhẫn nhịn của chúng ta không bao giờ biến kẻ xâm lược trở thành người tử tế. Các căn cứ quân sự Trung Quốc đang hình thành ở Hoàng Sa, Trường Sa sẽ chỉ là bước khởi đầu cho việc chặn con đường ra biển của người Việt.
Người viết cho rằng, đối xử một cách đàng hoàng với tất cả các quốc gia là cách hành xử tốt nhất để thêm bạn bớt thù.
Một đối tác tin cậy bao giờ cũng tốt hơn một người bạn xấu tính. Từ câu chuyện Bí thư và Chủ tịch Hà Nội cùng xuống ruộng cấy lúa đầu xuân 2016, nếu một ngày nào đó nhân dân được nhìn thấy hình ảnh các vị lãnh đạo cấp cao cùng thắp nén nhang trước anh linh các liệt sĩ đã ngã xuống bảo vệ biên cương Tổ quốc, người viết tin rằng đó sẽ là hình ảnh xúc động mãi mãi lưu vào sử sách. (Trích: Đối tác chiến lược và góc nhìn cuộc chiến - XD (GDVN)).
(iii) Thiện Giao: Hiện tượng Trump - Đinh La Thăng
Tỷ phú Donald Trump sống ở New York. Ông Đinh La Thăng vừa nhậm chức Bí Thư Sài Gòn. Hai thành phố cách nhau nửa vòng trái đất; thành phố này ngủ thì thành phố kia thức. Trump và Thăng thay nhau thức và ngủ, nhưng không phải để giúp nhau canh chừng cái gì cả. Mỗi vị có cơ đồ, sự nghiệp, và toan tính riêng. Ông Thăng, người miền Bắc, vào nắm Sài Gòn trong bối cảnh dư luận cho là miền Nam bị miền Bắc đè đầu. Ông Trump thì đang lên như diều gặp gió trong cuộc chạy đua giành sự đề cử của Đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, lại bị chính Đảng của mình coi là cái gai cần dẹp bỏ.
Nếu có điều gì giống nhau giữa Trump và Thăng, thì đó là cách phát ngôn của họ, giúp họ trở thành “hiện tượng”.
Tỷ phú Donald Trump sống ở New York. Ông Đinh La Thăng vừa nhậm chức Bí Thư Sài Gòn. Hai thành phố cách nhau nửa vòng trái đất; thành phố này ngủ thì thành phố kia thức. Trump và Thăng thay nhau thức và ngủ, nhưng không phải để giúp nhau canh chừng cái gì cả. Mỗi vị có cơ đồ, sự nghiệp, và toan tính riêng. Ông Thăng, người miền Bắc, vào nắm Sài Gòn trong bối cảnh dư luận cho là miền Nam bị miền Bắc đè đầu. Ông Trump thì đang lên như diều gặp gió trong cuộc chạy đua giành sự đề cử của Đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, lại bị chính Đảng của mình coi là cái gai cần dẹp bỏ.
Nếu có điều gì giống nhau giữa Trump và Thăng, thì đó là cách phát ngôn của họ, giúp họ trở thành “hiện tượng”.
Trump mở đầu cuộc gây sốc nước Mỹ bằng cách gọi di dân Mexico là tội phạm, buôn lậu ma túy; đòi cấm cửa người Hồi Giáo vào Mỹ; xúc phạm Nghị sĩ John McCain khi nói ông McCain “là anh hùng chỉ vì bị bắt làm tù binh. Tôi [Trump] thì thích người không bị bắt;” ám chỉ nữ xướng ngôn viên truyền hình Megyn Kelly khó tính do có kinh; tuyên chiến với truyền thông; tẩy chay đài Fox.
Ở Sài Gòn, chỉ sau chưa đầy nửa tháng nhậm chức, ông Thăng cũng trở thành hiện tượng. Ông đòi quan chức chấm dứt chơi Tết, lo làm việc “để người dân khỏi chờ”; đòi chính quyền cầu thị, tiếp nhận mọi ý kiến, tích cực lẫn tiêu cực; đòi công an nỗ lực hơn nữa để giảm tội phạm rõ rệt trong ba tháng. Chưa hết, ông xuống tận Củ Chi, ra lệnh sửa nhà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, rồi đòi nói chuyện trực tiếp với công ty Vinamilk khi biết nông dân Củ Chi… không bán được sữa bò.
Không biết hai vị sẽ làm được bao nhiêu, nhưng trước mắt, lời nói có hiệu quả. Ông Trump thì thắng liên tiếp hai cuộc bầu cử sơ bộ ở Mỹ. Còn ông Thăng, theo lời người ở Sài Gòn, được nhắc đến ở khắp vỉa hè thành phố. Cả hai trở thành “hiện tượng,” một hiện tượng mang tính “populism” – dân túy.
'Ăn khách'
Nhưng đừng tưởng cứ phát ngôn độc đáo thì ăn khách. Đã có những lời độc đáo, được người ta nhớ dai, theo cách trẻ con nhớ thơ “con cóc.” Chẳng hạn “trồng cây gì, nuôi con gì” hay “Cuba thức thì Việt Nam ngủ…”
Ông Trump và ông Thăng không làm thơ con cóc. Cái độc đáo của họ là nói đúng điều quần chúng muốn nghe.
Quần chúng muốn nghe ông Trump đến nỗi ngay cả Đảng của ông muốn dẹp ông đi cũng không được. Rồi lại còn bắt ông ký giấy thề trung thành với Đảng. Ông Trump sống ở Mỹ, chơi chính trị kiểu Mỹ: Dân chọn tôi, đảng phải chọn tôi.
Còn ông Thăng sống ở Việt Nam, có thể chơi chính trị theo kiểu Việt Nam. Không nói gì cũng được, và chỉ cần Đảng chọn. Nhưng ông Thăng lại chọn nói, và nói đúng điều dân Sài Gòn muốn nghe: Phải khác những gì từng được nói mấy chục năm qua, không nên là khẩu hiệu, không thể là yêu Đảng, lại càng không thể là “phương châm 16 chữ vàng.”
Ông Trump và ông Thăng còn giống nhau ở chỗ rất bỗ bã, nói những điều ưa nghe nhưng khó thực hiện, rất có thể sẽ phải nói lại trong tương lai. Nhưng cứ nói trước đã! Bắt đầu từ phát biểu mang tính bản năng, lâu dần, khi nhận ra hành xử bản năng có hiệu quả, họ tính toán để trục lợi nhiều nhất từ lời nói.
Rồi đây ông Trump sẽ phải đổi giọng nếu được đại diện Đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống. Còn hiện nay, đối tượng của Trump là cử tri bảo thủ trong nội bộ đảng. Trump biết chọn nói gì, với ai, và vào lúc nào. Đúng sai chưa tính. Hợp đạo lý chưa tính. Đạo đức hay không, chưa tính. Thắng điểm trong nội bộ Cộng Hòa trước đã, mọi chuyện khác tính sau.
Ông Thăng cũng có thể đi theo logic ấy. Sửa cái nhà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng là chuyện dễ, chỉ cần ít tiền là xong. Bắt quan chức bớt chơi Tết để dân khỏi chờ? Cũng dễ, ai muốn giữ ghế thì vâng lời. Nhưng điều nghe hay nhất và khó làm nhất là chuyện giảm tội phạm “thấy rõ.” Nếu trong ba tháng mà tội phạm giảm thật thì chẳng lẽ trước giờ công an ngồi chơi? Hay công an đã phải áp dụng chiêu thức “ngoài sách vở” để đạt được điều ông Bí Thư muốn? Hay đơn giản chỉ việc đổi con số báo cáo, như xưa nay vẫn vậy? Nói đến đây lại nhớ ông cảnh sát trưởng William Joseph "Bill" Bratton. Ông này làm cảnh sát trưởng nhiều thành phố lớn và phức tạp, như Boston, Los Angeles, New York (hai lần, đương nhiệm). Ông thành công trong việc trấn áp tội phạm nhờ áp dụng các nguyên tắc: Đa dạng hóa sắc tộc trong đội ngũ cảnh sát, duy trì mối quan hệ với thành phần tuân thủ luật pháp, không khoan nhượng giới tội phạm, dứt khoát không tha thứ thái độ chống đối xã hội, và chống việc cảnh sát tham nhũng.
Ông Trump và ông Thăng đạt tới mức “hiện tượng” như hiện nay cũng chính nhờ vào truyền thông.
Có báo từng nói ông Trump áp dụng chiến thuật tranh cử “rẻ tiền,” theo cả hai nghĩa: Nội dung rẻ tiền và … ít tốn tiền quảng cáo. Ông Trump nói nhiều điều phản cảm, theo quan điểm của người Mỹ, vì vậy nó thành tin tức, báo chí không đăng không được. Ông Trump biết như vậy, và khai thác khuynh hướng ấy (lợi dụng truền thông)..
Ông Thăng thì còn hơn cả rẻ tiền, tức là … hoàn toàn miễn phí trên báo nhà nước. Có lẽ, từ thời ông Nguyễn Bá Thanh “cho hốt liền, không nói nhiều,” nay truyền thông Việt Nam mới lại có dịp hào hứng trở lại.
Tất cả còn lại đối với mọi người là thời gian. Cũng không lâu lắm. Chờ ông Thăng 3 tháng để xem tình hình tội phạm ở Sài Gòn; và chờ ông Trump đến tháng Sáu, trong trường hợp được Đảng đề cử tranh Tổng Thống. (Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ).
*** VOA: Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Chúng tôi theo dõi sát cuộc bầu cử
tổng thống Mỹ. Vì đó là vấn đề quốc nội của Mỹ, nên tôi không bàn luận về những
phát biểu cụ thể của ứng cử viên liên quan”. Bà Oánh nói thêm: “Nhưng tôi muốn
nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ, là các quốc gia đang phát triển và phát
triển lớn nhất thế giới, gánh vác trách nhiệm chính trong việc bảo vệ hòa bình,
ổn định, an ninh thế giới và thúc đẩy phát triển trên thế giới. Chúng tôi hy
vọng và tin rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ theo đuổi một chính sách tích cực đối với
Trung Quốc một cách có trách nhiệm”.
Tỷ phú địa ốc Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Nevada với 45% số phiếu, mang lại nhiều cơ hội hơn cho ông Trump có được sự đề cử của đảng Cộng Hòa. Tháng trước, ông Trump cam kết sẽ áp thuế 45% lên các mặt hàng Trung Quốc để bù vào sự phá giá của đồng Nguyên.Ông Trump, ngược lại, đã vạch ra một đường lối cứng rắn với Trung Quốc trong chiến dịch vận động của mình.
“Sự hiện diện quân sự mạnh mẽ sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các quốc gia ở châu Á và trên thế giới thấy rằng Mỹ đang quay trở lại trong việc lãnh đạo toàn cầu”, tỷ phú Trump khẳng định trên trang web của mình.
Trả lời trước báo giới trong chuyến thăm Washington hôm 23/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói tranh chấp Biển Đông ‘không phải và không nên trở thành một vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ’. Ông Vương Nghị cũng khẳng định tình hình ở Biển Đông là ‘ổn định’ so với các khu vực khác trên thế giới. Giáo sư - Tiến sĩ Zhiqun Zhu, Trưởng khoa Trung Quốc của trường đại học Bucknell ở Mỹ, nhận xét với VOA rằng xung đột lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc là ‘không thể hòa giải’ trừ phi Mỹ sẵn sàng chia sẻ quyền lực với Trung Quốc ở châu Á và Trung Quốc không thách thức trật tự hiện tại.
Một số nguồn tin từ châu Á cho biết truyền thông nhà nước Trung Quốc đã được lệnh phải giảm thiểu đưa thông tin về cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Nhật báo Oriental bản tiếng Trung của Hồng Kông hôm 5/2 nói Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà xuất bản cấm đưa tin về các chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và chỉ tập trung đưa các tin tiêu cực, giật gân của cuộc bầu cử mà thôi.
2. Bài Thơ (cũ, hay
) của Tô Thùy Yên:
Ta về
Ta về
(Phan:
Được gặp nhà thơ Tô Thùy Yên một lần tại Houston. (Hôm Nhà thơ Phan Xuân Sinh
ra mắt sách “Sống Với Thời Quá Vãng”). Buổi trò chuyện tại nhà anh Sinh đến nửa
đêm, trong tiếng đàn thùng của anh Ngu Yên, giọng ngâm không dứt của anh Trần
Khánh Hoà, liên khúc Trần Thiện Thanh do anh Đỗ Xuân Quang-Atlanta bắt nhịp.
Anh Trần Hoài Thư, Trần Phù Thế, Lương Thư Trung, Hoàng Định Nam, Trà Nguyễn…
có cả, mỗi người mỗi vẻ ngây thơ trong đôi mắt già nua bất luận. Một đêm thơ
nhạc sẽ còn hoài trong ký ức những người dính líu tới con chữ ở hải ngoại.
Ngoài hiên, Nhà thơ Tô Thùy Yên trò chuyện cùng tôi và Đinh Yên Thảo như những người quen gặp lại. Dù chỉ gặp lần đầu, trong chữ “Duyên” cửa Phật mà thành lấn cấn tới hôm nay. Ngồi đọc lại bài thơ “Ta về” trong tiết tháng Tư, nơi sân sau nhà vắng. Chút gió xuân nồng nàn nhà bên cắt cỏ… Giấc mơ chiều, người nông dân chỉ mong được về quê vỡ đất, tháng tư đi tậu trâu bò/ để ta tiếp tục làm mùa tháng năm…
“Ta Về” là một bài thơ, bài hịch… không quan trọng. Điểm cốt yếu của một giai đoạn lịch sử bi hùng gói gém trong đó qua câu chữ chắt chiu từ chiến tranh và tù đày - không - chưa đủ. Còn có một trái tim và tri thức làm chất liệu để hình thành nên tác phẩm để đời này. Giả sử, không có cuộc chiến Việt Nam.
Thơ
ca miền Nam vẫn có Tô Thùy Yên nhưng không có bài thơ “Ta về”. Hùng văn vần
chiêu hồn bại sĩ, tổ quốc trong tâm thức một người đi qua chiến tranh và hệ
lụy. Cuộc chiến thắng súng đạn của kẻ ác nhưng không thắng nổi những người bất
bại, không thắng nổi tri thức và tâm thức miền Nam.
Không biết một người đời
sau, thiếu hít thở không khí đạn mìn, mùi máu tươi trên những xác người vô tội.
Không được “khiêu vũ với bầy sói” trong những nhà tù cải tạo… có làm lệch lạc,
thô thiển, hiểu sai những lời bi thống về lịch sử được vắt ra từ tâm thức người
viết?)
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta, ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức nghe buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa, người ơi!
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm, người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm, bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài quãng vắng?
Phải, ôi vàng đá nhắn quan san?
Lời thề truyền kiếp còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nổi nhớ
Mười năm, ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương khó quá, sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa...
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!
Hãy kể lại mười năm mộng dữ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay, ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già như vậy
Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu...
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều, một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Hạt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm, em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng ràn rụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát...
Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa
Đêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Bước chạm khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ, giọng thân quen
Ta về như nước tào khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất?
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đêm buồn, ai nữa đứng bờ ao
Khóc người, ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc, ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian, kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây, nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ buổi thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức?
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta. (Nguồn: Tô Thùy Yên, Thơ tuyển, Minnesota, 1995)
Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang
Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta, ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức nghe buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa, người ơi!
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm, người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm, bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài quãng vắng?
Phải, ôi vàng đá nhắn quan san?
Lời thề truyền kiếp còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nổi nhớ
Mười năm, ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương khó quá, sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa...
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!
Hãy kể lại mười năm mộng dữ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay, ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già như vậy
Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu...
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều, một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Hạt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm, em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng ràn rụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát...
Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa
Đêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Bước chạm khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ, giọng thân quen
Ta về như nước tào khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất?
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đêm buồn, ai nữa đứng bờ ao
Khóc người, ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc, ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian, kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây, nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ buổi thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức?
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta. (Nguồn: Tô Thùy Yên, Thơ tuyển, Minnesota, 1995)
Kính,
NNS
__._,_.___
No comments:
Post a Comment