Nuôi Con Xứ Mỹ
L. T. M.
Hồi
còn ở VN, trong xóm tôi, nhà nào cũng có hơn nửa tá con nít. Có nhiều bà sinh năm
một, thậm chí có nhiều anh chị em chỉ cách nhau có 11 tháng. Các ông chồng tuy
làm lương chẳng khấm khá gì nhưng các bà thật sự chẳng lo lắng, họ giỏi vặt đầu
cá vá đầu tôm, giật gấu vá vai.Vả lại Trời
sinh voi sinh cỏ mà lo gì.
Tôi
cũng nằm trong số những gia đình đông con nên chẳng được chăm sóc ngó ngàng
từng ly từng tí. Từ lúc 7 tuổi là tôi đã tự đi học một mình. Chỉ
có 7 tuổi thôi, nhưng tôi phải đi bộ (cở nửa miles) tới trường vào sáng sớm khi
trời chưa sáng hẳn. Lầm lũi đi, chân cứ ríu lại sợ ma và nghe chó sủa. Mẹ tôi bắt
ông anh kế (hơn 3 tuổi) chở tôi đến trường bằng xe đạp. Anh tôi chỉ đi một
khúc ngắn, đuổi tôi xuống , về nhà ngủ tiếp. Tôi không dám méc mẹ, dẫu sao cũng
qua được cái nhà có con chó dữ, to như con heo nái, vô cùng hung dữ, dù có hàng
rào sắt chận lại, nhưng mõm nó chĩa qua hàng rào, sủa với hàm răng nhọn hoắc,
con bé 7 tuổi cũng không dám nhìn. Khi về nhà, ông thợ mộc trong xóm đã thắc
mắc, sao không thấy tôi đi học.
Qua
năm sau lại học buổi trưa, khi đi ngang rạp hát, tôi đã ngủ ngon lành ở bên trong,
nơi quầy bán vé. Ngủ chán thì đi bộ về nhà, cũng chẳng ai biết tôi về sớm hay
muộn. Mọi người chỉ gặp nhau vào bữa cơm tối. Nghe nói dưới quê, nhiều con quá,
tới khi đi ngủ, bố mẹ phải gọi đếm con thiếu hay đủ bằng số.
Khi
hơi lớn thì phải bồng em, như
mèo tha chuột. Cơm còn không đủ ăn, nói gì tới chữbabysitter
xa lạ. Các bà cứ việc đẻ, đứa trước (chứ không phải lớn) trông đứa sau. Ăn
thì rau
cháo qua ngày. Không biết tới khi nào thì có kế hoạch hạn chế sinh sản.
Xứ
nghèo nên trẻ em cứ lớn lên như cây cỏ theo kiểu Trời
nuôi Trời dưỡng. Chẳng ai thắc mắc chuyện đi bộ đến trường của một đứa bé 6
tuổi. Chẳng có Cảnh Sát tới nhà hỏi tại sao đứa nhỏ bị bầm mặt khi đi học.
Không có ai trông thì khóa cửa nhốt trong nhà, dù có nhiều em rất nhỏ
Qua
bao thế hệ, mọi người sống thản nhiên, coi như đó là chuyện bình thường. Cho
đến khi làn sóng Cộng Sản tràn vào miền Nam, đẩy mọi người phiêu dạt tới khắp
phương trời Âu Mỹ.
Kể
từ đó, họ bắt đầu làm quen với luật lệ. Mọi thứ vô cùng xa lạ với cách sống ở quê
nhà. Ai cũng có
quyền, dù đó là đứa nhỏ. Nhớ hồi xưa cha
mẹ đặt đâu con ngồi đấy Ý nói cha mẹ quyết định mọi chuyện,
áo mặc sao qua khỏi đầu. Thật là chẳng còn hợp thời hợp cảnh chút nào.
Nhớ
hồi mới qua, tôi giữ 8 đứa trẻ: 4 đứa free.
Mọi người hỏi: “Tại sao có 4 đứa free”. Vì đó là 2 đứa con và 2 đứa cháu. Thằng
con học mẫu giáo, chỉ mới 5 tuổi. Nhưng khi tôi bỏ cookies vào cái đĩa, bảo
mang ra cho các bạn. Nó đã đưa cho con nhỏ cháu trước khi đưa cho con trai, miệng
thì nói: “You take first, Lady first”.Chỉ “mới nứt mắt” nó đã biết ở xứ này:
đàn bà trên hết.
Một
con nhỏ 3 tuổi cũng có cái quyền của nó: quyền không ăn, nếu nó không muốn. Hâm
canh nóng trộn với cơm, múc một muỗng, miệng tôi thổi phù phù rất lâu, cho tới khi
nguội hẳn. Tôi năn nỉ, nhưng con nhỏ cứ tròn xoe mắt, lộ vẻ khiếp sợ (nóng), tay
thì che miệng, đầu thì lắc. Tôi cứ năn nỉ nguội
lắm rồi con. Cuối cùng nó nói: “Nhưng mà nó nóng cho con”. Tôi bỏ chén cơm xuống,
chịu thua. Tôi đã học được một
bài học từ con bé 3 tuổi : không
phải ai cũng nghĩ như mình.
Sau
đó tôi đã được khuyến cáo: chờ cơm nguội, không được thổi bằng miệng: mất
vệ sinh.
Qua
rồi cái thời, nhai mớm cơm cho con. Đọc báo, thấy có người viết thư hỏi
bà Abby (chuyên phụ trách mục “gỡ rối tơ lòng trên các tạp chí bên Mỹ). Đứa con
mới 14 tuổi nhưng nó muốn có một line điện thoại riêng (thời chưa có cell
phone) để trong phòng của nó. Đúng hay sai? Câu trả lời làm hỡi ơi bà mẹ: nó được
phép, với điều kiện nó phải trả tiền. Kết quả đứa con gái sẵn sàng nhịn tiền
quà, để có một đường điện thoại riêng, nói chuyện cho thỏa thích. Bố mẹ không
được tự tiện vào phòng riêng của những đứa tuổi teen. Sự tự do quá đáng cũng
làm cho các bà mẹ Việt Nam lo lắng. Làm sao mà dạy con gái :
Hãy
là hoa, xin hãy khoan là trái.
Hoa
nồng hương, mà trái lắm khi chua.( Thu Hồng)
Nuôi
một đứa con ở xứ Mỹ thật là vất vả. Đủ thứ luật lệ bao trùm, con bé hàng xóm muốn
qua chơi với con mình, cũng phải có phép của mẹ nó.Thậm chí nó xin ăn kẹo, cũng
phải gọi điện thoại hỏi.Bởi vì chẳng may nó bị dị ứng sau khi ăn( ví dụ kẹo có
đậu phọng..) thì mình sẽ mang họa.
Yêu
trẻ, trẻ đến nhà.
Nhưng
khi nghe cậu em kể ra đủ thứ chuyện lôi thôi tới luật lệ rắc rối của xứ này.
Tôi không dám cho con bé hàng xóm qua chơi với cháu tôi. Nào là, nhỡ nó té là
mình cũng bị thưa. Bởi vì cho nó qua chơi, thì mình cũng phải trông nó. Thôi,
tự dưng ách
giữa đàng mang vào cổ. Không có rảnh mà
ôm rơm cho nặng bụng.
Em
dâu tôi đi làm về trễ, nên cậu em tắm cho hai con gái. Tới khi hai con chừng 4 tuổi
bố không còn tắm cho con gái nữa, vì sợ…”quấy nhiễu tình dục”
Tới
khi báo đăng um sùm vụ ông nội ( Việt Nam) tắm cho cháu nội và thằng Mỹ con
hàng xóm. Chẳng là ở nhà nên ông giữ trẻ để kiếm thêm chút đỉnh. Bên VN người
ta hay nói đến “cái ấy” của con trai một cách tự nhiên. Mẹ mắng yêu con, mới
bằng trái ớt, mà
đã đòi vợ. Ông tắm cho cháu, và thằng Mỹ con, ông chà xát cái
ấy, dọa
đùa: làm
biếng ăn, ông
sẽ cắt đem xào, nhắm rượu. Con nít 3 tuổi không hiểu, nhưng cái camera nó khiến
ông phải ra tòa. Ở xứ này, họ đa
nghi quá.
Gửi con, tối về họ xem lại camera. Họ đưa ông lão ra tòa về tội” xách nhiễu
tình dục”. Cả nhà bối rối, con có chức phận, nổi tiếng trong cộng đồng, mà bố
thì bị thưa về cái tội khó
nói.
Quả
thật cái tội “ xách nhiễu tình dục “ đã làm thân bại danh liệt biết bao người. Từ
ông Tổng Thống tới ông Thống Đốc, khắp bàn dân thiên hạ. Một nhà báo nói rằng,
có nhà (Mỹ) họ để hộp bao cao su ở phòng khách. Con trai con gái khi cần bốc
vài cái mang theo, thậm chí chúng còn nhắc mẹ: “Mom, run out”. Hộp bao cao su
để
ở phòng khách, bình thường như hộp giấy chùi mũi.
Phong tục VN đâu có khi nào, mẹ bắt con gái teenager uống thuốc ngừa thai. Nói tới
chuyện ấy, người ta còn dùng những chữ xa xôi như trong truyện Kiều” vành ngoài
bẩy chữ, vành trong tám nghề.”
Còn
ở đây, hơi một chút là chụp cho tội “ xách nhiễu, đe dọa”.
Ông
nội tắm cho cháu, chà xát, dọa đem xào nhắm rượu. Còn bà ngoại dơ kéo hăm cắt cái
đó. Cả hai cùng bị ra tòa.
Chuyện
kể rằng, bà vừa nấu cơm, vừa trông cháu. Cháu trai có bạn hàng xóm qua chơi,
bà đang cắt tôm, trong tay đang cầm cái kéo. Hai thằng nhỏ cắt giấy bừa bộn, bà
hăm:” Không dọn dẹp sạch sẽ, bà cắt
chim cả hai.”
Bà
nói bằng tiếng Việt, cháu nghe hàng ngày nên chẳng có phản ứng gì. Chỉ có thằng
hàng xóm hỏi: “What did she say?”. Mặc dù nói lõm bõm tiếng Việt, nhưng nghe bà
nói hoài, thằng cháu cũng biết và giải thích cho bạn hiểu. Vừa nghe xong, thằng
Mỹ con khóc bù lu bù loa về méc mẹ. Sau đó bà ngoại bị phạt đi làm công ích ngoài
đường phố 1 tuần. Ông nội sau khi được tha bổng đã chắp tay vái:” Nam mô A mé
ri ca”. Sợ luật lệ ở đây quá. Chẳng vị tình ai cả.
Ngoại
trừ chuyện ăn uống. Đi học cũng đủ thứ luật phải theo. Trẻ con không được ở một
mình cho tới khi 13 tuổi (thay đổi tùy tiểu bang). Học sinh tiểu học khi xuống xe
bus phải có người đón, nếu không tài xế mang trả lại trường.
Có
câu chuyện diễu khi nói về cái ấy của một bà vợ Việt dạy ông chồng Mỹ phân biệt
cách dùng chữ Cái
và Con
của tiếng Việt. Ông chồng đã hiểu, cái gì im lìm thì gọi là cái, cái nhúc nhích
thì gọi là con.
Của
anh thì gọi là con.
Của em thì gọi là cái.
Không
được nói đến cái ấy. Nhưng hoạt động của cả hai cái ấy ,thì lại nhan nhản khắp nơi.
Từ sách báo, phim ảnh, TV, băng đĩa tràn lan mọi nơi mọi chỗ. Chữ nghĩa cũng
phát sinh cho dễ hiểu: bà
mẹ tuổi teen. Người ta phải cho trẻ học để ngăn ngừa hậu quả các em gái có bầu
khi thân thể chưa phát triển toàn diện. Người Mỹ, họ sẵn sàng nói lên sự thật.
Trong buổi lễ tốt nghiệp Trung Học, có trường còn cho biết bao nhiêu em làm mẹ:
từ lớp đầu tiên tới lớp cuối cùng. Trước kia, các bà mẹ tuổi teen được
chính phủ trợ cấp tiền để nuôi con. Nay chính cha mẹ (tức ông bà ngoại) phải
chịu trách nhiệm, chỉ cho bảo hiểm sức khoẻ cho đứa bé mà thôi.
Nhìn
những bà mẹ teen ôm con ở những nơi xin trợ cấp xã hội, tôi cứ nhớ tới câu ca
dao: “Bướm
vàng đậu đọt mù u, lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn hoặc là : “Ăn
chưa no, lo chưa tới” khi nói về cả hai trai hay gái lúc còn thiếu niên, chưa
biết thế nào là bổn phận làm cha mẹ.
Trong
số những trẻ em bị ra đời bất đắc dĩ đó, có bao em là nạn nhân của hãm hiếp.
Bao em là do khờ khạo và bao em do cha mẹ không quan tâm tới con với đủ lý do:
nghèo vì sinh kế. Nhưng gần nơi tôi ở, có một bà làm chủ vài cửa tiệm bán mọi
thứ cần dùng cho tiệm Nails. Sinh hoạt hàng ngày của bà: ngủ dậy lúc 11 giờ
sáng, sau đó ra tiệm và về nhà lúc 11 giờ đêm. Hai con gái thì đi học có xe
bus, cả ngày chẳng thấy mặt con. Cho tới khi nhà trường gọi cho biết, con gái
14 tuổi sắp sanh, cả khu Cộng đồng giật mình, con nhỏ đó còn chơi lò
cò mà. Chẳng biết bố của đứa bé là ai, bà ngoại thản nhiên ẵm cháu ra tiệm,
để mẹ học cho xong Trung Học. Cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia trong cái gia đình
phức tạp đó.
Ngày
mới qua đây, khi điền giấy tờ cho con đi học, tôi rất ngạc nhiên, sao có cái
cột hỏi : có bao nhiêu đứa trẻ cùng sống chung trong nhà với nó, và sự
liên hệ với những đứa này. Ngày xưa ở VN có câu: “Con anh, con em và con chúng
ta.” Nay ngữ vựng bên Mỹ phân biệt : Half và Step.Nhưng không rõ ràng như VN: cùng
cha khác mẹ hay cùng
mẹ khác cha.
Nuôi
con xứ Mỹ không còn đơn giản như ngày còn ở bên nhà. Không cần có sự ràng buộc bằng
tờ Hôn Thú( bảo vệ quyền lợi cho người vợ). Luật ở Mỹ bảo vệ quyền lợi cho đứa
con: dù chỉ là Boyfriend, nếu không còn ở chung, vẫn phải trả tiền nuôi đứa bé
tới 18 tuổi. Nếu đứa con muốn học Đại Học phải nuôi tới 23 tuổi (sau khoảng
thời gian này, không học xong, cha cũng hết trách nhiệm). Ngoài ra, cha còn
chịu phần mua bảo hiểm sức khoẻ cho đứa con (chỉ khi nào cha không có, sẽ theo
mẹ, trường hợp cha mẹ không có, mới cho theo Trợ
cẩp xã hội).
Yêu
cuồng sống vội, là những tiếng dùng hơn
nửa thế kỷ trước. Ngày xưa bà nuôi cháu mồ
côi.Ngày nay hình như chữ mồ
côi ít dùng cho nghĩa cha hay mẹ đã chết.
Trẻ
em bây giờ mồ côi nhiều lắm!
Tất
cả đổ tội vì Cái
Ấy.
Kỵ
nói tới cái
ấy, dù là của con trai hay con gái. Nếu trời nóng trẻ em có thể cởi áo, nhưng
luôn luôn mặc quần. Trong khi con nhà nghèo ở VN, trong các xóm lao động, con
nít mặc áo và cởi truồng.(Có lẽ để tiện cho việc tiêu tiểu). Cái áo còn tốn vải
hơn cái quần. Có điều cái nào quí
thì che, cái nào không quí thì khoe. Bây giờ mặc quần áo, phụ nữ thích khoe
đủ thứ, tức là chả có cái gì quí cả. Quan niệm “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”
có vẻ mơ hồ, hoặc tục lệ con gái về nhà mẹ (sau ngày cưới) với con heo
quay đã bị cắt tai (để mắng vốn cô dâu) chắc chẳng ai còn giữ. Hay là không
muốn thấy sự
thật phũ phàng, dẹp luôn con heo quay!!!
Có
con gái trong nhà như giữ bom nổ chậm. Nỗi ám ảnh ngày xưa của các ông bố bà mẹ có con gái. Đừng lo, bên
Âu hay Á gì, đều nghe nói tỷ lệ phá thai chỉ nghe tăng, chứ không giảm.Thuốc
phục vụ chuyện ấy cũng thay đổi theo nhu cầu. Bạn có thể mua thuốc kích thích
nhan nhản ở các tiệm tạp hóa, còn thuốc ngừa thai và bao cao su thì chẳng xa lạ
với học trò Trung Học.
Hồi
xưa, người ta hay nói :” Cha làm con chịu”. Qua xứ người, khỏi lo, số An
sinh xã hội của người nào, nguời đó chịu. Có điều cha mẹ phải chịu (một số)
trách nhiệm cho tới khi đứa con 18 tuổi.Vì vậy, có nhà, con thì hăm he: 18 tuổi
sẽ ra khỏi nhà, không còn bị kềm kẹp vì luật pháp, muốn làm gì không ai cấm
cản. Ngược lại, nhiều cha mẹ cũng hằm hè: tới năm con 18 tuổi, hết trách nhiệm.Vậy
là huề. Cái gì cũng đem luật ra làm chuẩn.
Không
thể vơ
đũa cả nắm.Nhưng quả thật qua xứ người, cha mẹ có phần nào cảm thấy không được
vui trọn vẹn như những ngày còn ở quê nhà.
Tuổi
già sức yếu, ngôn ngữ bất đồng, khả năng hòa đồng bị hạn chế: không biết lái
xe, mù mờ những vật dụng hàng ngày. Từ máy giặt, microway, hệ thống alarm…Tất
cả đã khiến không ít trẻ nhỏ không coi trọng ông bà. Cha mẹ thì bù đầu với công
việc, đủ mọi thứ đã làm cho mối liên hệ tình cảm huyết thống bắt đầu rạn nứt.
Ông
Bà giữ cháu, nhưng tuyệt đối phải nuôi theo ý cha mẹ của chúng.
Điều
quan trọng nhất là phải tuân theo những gì Bác Sĩ ghi: trong thời gian nuôi
bằng sữa ( dưới 6 tháng )không cho uống nước!!! Bà ngoại có 9 đứa con,
lẩm bẩm: “vậy hả?”.
Mọi
kiến thức, kinh nghiệm của bà dẹp hết.Con bà nuôi thành ông này bà nọ không thành
vấn đề.
Vấn
đề chính là con cái đã coi ông bà như một người lạc hậu.Con của chúng phải được
nuôi theo tiêu chuẩn hiện đại, theo kịp trào lưu tiến hóa
Đó
là “ cái bệnh” vô cùng phổ biến ở đây.
Nuôi
con xứ Mỹ, quả là nhiêu khê. Thức ăn sáng, ăn trưa, ăn tối hoàn toàn khác nhau.
Buổi sáng bà hỏi cháu: ăn xôi, ăn phở… cháu lắc đầu. Hỏi mãi mới được biết mấy món
đó chỉ dùng cho dinner, bữa chính trong ngày. Trong khi người mình nghĩ rằng thức
ăn là thức ăn. Sáng
thì ăn ít, tối thì ăn nhiều.
Nuôi
trẻ em bên Mỹ phiền phức hơn con nít bên VN, vì nó có quyền chọn lựa. Không như
ngày xưa, có cái gì ăn cái đó,thức ăn giống nhau cho cả nhà. Anh ăn món này, nhưng
em muốn món khác. Dần dần, do được thỏa mãn đòi hỏi.Khi tuổi càng lớn, ý thức
càng tăng,trở thành bướng bỉnh.Thật sự ra trên một tuổi, khi làm điều gì không
đúng,phạt ngay.Đánh vào tay, vỗ vào mông, sẽ là tín hiệu của phản xạ có điều
kiện.Từ từ trẻ sẽ nhận ra, đàng này tuyệt đối cấm đánh . Trước năm 1965, mẹ của
Tổng Thống Kennedy nói rằng, bà dùng roi vọt để răn dạy 9 đứa con của bà.Nay không
được đánh, ông bà trong cái nhìn của đứa bé chỉ là hình ảnh của một người giữ
trẻ.
Còn
đâu hình ảnh :” Ngũ đại đồng đường “ như ngày xưa. Nay chỉ chờ tới 18 tuổi để
bỏ ra ngoài sống cho tự do. Trẻ
cậy cha, già cậy con hình như không cha mẹ nào dám nghĩ đến. Nuôi
con mới biết lòng cha mẹ cũng chỉ cho người ta thấy cái
nợ đồng lần ,chứ không phải để cảm thông cho nỗi lòng cha mẹ.
Âu
và Á chẳng bao giờ gặp nhau. VN và Tầu thì nói
:” Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. “ lại còn :” Con gái con của người
ta, con dâu mới thực mẹ cha mang về.”
Mỹ
thì bảo:” Con trai chỉ là con của bạn cho tới khi lấy vợ, còn con gái là con suốt
đời.”
Muốn
tới nhà con trai phải lấy hẹn, còn tới nhà con gái thì thoải mái hơn.Mặc dù nói
giỡn, nhưng nghe như có phần chua xót.Con của con gái, chắc chắn là cháu ngoại.
Nhưng con của con dâu, chưa chắc là cháu nội .Coi chừng nhà ông bà nội là cái
tổ tò vò đấy.
Tò
vò mà nuôi con nhện,
Tới
khi nó lớn, nó quyện nhau đi.
Tò
vò ngồi khóc tỉ ti.
Nhện
ơi! Nhện hỡi: mày đi đường nào?
Nuôi
con xứ Mỹ quả thật không đơn giản như bên VN. Tuổi già xứ Mỹ cũng khiến không
ít người chạnh lòng. Bao nhiêu luật lệ trói buộc, nếu đừng có nạn Cộng Sản, mọi
người vui sống nơi chôn nhau cắt rốn, có lẽ tuổi già bớt quạnh quẽ hơn.
Tác
giã L. T. M.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay"