Popular Posts

Monday, May 28, 2012

LEO THANG ĐỐI ĐẦU TAI VÙNG BIỂN TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG

FYI

 

LEO THANG ĐỐI ĐẦU TAI VÙNG BIỂN TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG

 Le Van Xuong

 

Tình hình tại vùng biển Tây Thái Bình Dương đang thay đổi mau chóng với hàng loạt các cuộc tập trận hải không quân phối hợp giữa các thế lực chính trong vùng, song song với việc các bên liên quan đang ra sức xây dựng một kiểu Liên Minh Quân Sự-Chính Tri-Kinh Tế nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài nhắm vào các toan tính xuất phát từ Bắc Kinh.

 

Tham vọng của Hán Hoa muốn dành quyền làm chủ Á Châu Lục Địa cũng như vùng biển Tây Thái Bình Dương là điều chẳng xa lạ gì đối với những người theo dõi các biến chuyển trong vùng, các vấn đề đó đã được bàn luận trên các diễn đàn cũng như qua nhiều bài viết khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào các toan tính của Hán nhắm vào vùng biên địa Đông Nam Á cũng như Tây Nam Á. Bài viết này chủ yếu tập trung vào chiến lược biển của Hán hướng vào vùng Đông Bắc Á Châu, cụ thể là vùng Siberia thuộc Nga trong tham vọng hướng về Bắc cực cũng như vùng biển Bering/Alaska thuộc Mỹ.

 

Thời gian qua dư luận thế giới chỉ mới tập trung vào Biển Đông và Hoa Đông mà thôi, nên nhiều người không mấy quan tâm đến tham vọng của Hán nhắm vào Siberia cùng vùng biển Okhotsk cũng như vùng biển bắc Thái Bình Dương, việc phân tích mọi động thái của Hán sẽ cho ta một tầm nhìn đầy đủ hơn về cách thức mà Hán phối hợp và khai triển các công cụ chiến tranh của Hán nhắm vào các lân bang Á Châu để đặt căn bản cho công cuộc thương thuyết với Mỹ về vai trò của Hán đối với thế giới trong tương lai.

 

 Đối sách của Mỹ cũng như thế giới dĩ nhiên cũng sẽ uyển chuyển thay đổi từ trang bị, khai triển lực lượng cũng như phối hợp chính trị/quân sự/kinh tế nhằm đáp ứng với các chiến lược do hán tung ra nhắm vào các mục tiêu gần cũng như xa, cho nên chiến tranh tại Á Châu vào thời điểm này là tất yếu và quyết liệt để giải quyết lần cuối các bất trắc do lịch sử để lại.

 

Trong suốt gần thế kỷ qua tuy Á Châu đã trải qua nhiều cuộc chiến cũng như nhiều hiệp định khác nhau, nhưng thực ra cũng chỉ nhằm chuẩn bị cho giải pháp cuối cùng đang được hình thành hôm nay mà thôi, cho nên tuyệt đối không thể có vấn đề thỏa thuận như kiểu mà thế giới đã từng chứng kiến trong quá khứ.

 

Nếu nói rằng cuộc đối đầu này mang dáng dấp của chiến tranh lạnh trong thế kỷ 20 thì cũng đúng trong tổng thể, bởi chưng một đế quốc như Hán đã tồn tại liên tục 3,000 năm trên diện tích 10 triệu km vuông không thể chỉ trong một trận đụng độ cũng có thể làm tan rã đế chế đó được, như kinh nghiệm của đế chế Xô Viết trước đây, tuy Liên Xô đã thực sự tan rã hơn 20 năm, nhưng tham vọng bành trướng của con gấu Bắc Cực vẫn chưa thực sự bị hủy diệt và thực tế thì các con cháu của Tsar Hoàng vẫn đang tìm cách khôi phục lại một kiểu dáng đế quốc chủ nghĩa cho dù thế giới đang thay đổi sâu sắc về mọi mặt.

 

Cho nên đối với Hán, cho dù Hán có tan rã vào lúc nào đó trong tương lai có lẽ cũng rất gần tới đây thì việc đề phòng sự trỗi dậy của con vi khuẩn đế quốc Hán vẫn là việc cần thiết, thực tế của chính trị toàn cầu là vậy, cho nên thế giới này cần và rất cần được lãnh đạo quyết liệt bởi quyền lực đủ trí tuệ và sức mạnh để định hướng đi cho toàn cầu trong đường dài. Trên nhãn quan đó, chủ nghĩa quốc gia/chủng tộc tuy vẫn cần thiết nhưng cần biết tự giới hạn trong khuân khổ sách lược toàn cầu được điều phối bởi chính quyền toàn cầu, đó là con đường duy nhất để chấm dứt chiến tranh giữa con người với nhau nhằm dành quyền sống thong qua việc xử dụng bạo lực.

 

Cho nên vào thời điểm này của lịch sử, khi một thế lực đã quyết xử dụng bạo lực nhằm đạt được mục tiêu riêng của mình thì việc xử dụng bạo lực đối đầu nhằm ngăn chặn các ý đồ của quỷ dữ là việc làm công chính, việc tìm hiểu ý đồ của con rồng đỏ Bắc Kinh trở nên rất hệ trọng đối với người Việt Nam, trong điều kiện Á Châu thực tế hơn 30 năm qua cũng chỉ trải qua thời kỳ hưu chiến giữa các cường lực để chờ cơ hội khai triển các kế sách của mỗi phía nhắm vào nhau để đạt đến mục tiêu cuói cùng mà mỗi phía đề ra.

 

Như vậy việc tìm hiểu mưu thuật của mỗi phía sẽ giúp cho ta hình thành được tầm nhìn xác đác hơn về thế giới, để sau này ta có thể biết cách ứng dụng vào thực tế của nước nhà, các bài viết khác nhau cũng như các trao đổi trên diễn đàn đều chỉ nhắm mục tiêu chung đó mà thôi.

 

Thế hệ tôi thực tế đã bị đào thải, nếu có thể làm được việc gì đó cho cái chung đều rất quý, nhưng nếu tự biết đã bị đào thải mà vẫn còn xử dụng cái tuổi của mình để nhắm vào những truyện viển vông để bênh vực cho phe nhóm bóp méo lịch sử để gây nguy hại cho thế hệ con cháu sau này thì đó là trọng tội đối với đất nước, tôi không dám.

 

Dù vậy các quan điểm nêu ra trong các bài viết khác nhau, nhiều bài không được phổ biến, chủ yếu tập trung vào nhiều vấn đề chiến lược thế giới, với hy vọng rằng rồi ra ta sẽ có nhiều nhà chiến lược, nhiều kiến trúc sư cho đất nước, thiếu tầng lớp đó đất nước không thể phát triển được. Biết chọn đồng minh là cực kỳ quan trọng, chỉ khi đó cánh cửa lớn của lịch sử mới mở ra mà thôi, việc này đòi hỏi ta phải nắm thật vững thế chiến lược toàn cầu trong đường dài để qua đó ta biết cái thế của bạn cũng như của ta, điều đó sẽ là mấu chốt để ta biết nên làm gì để hội nhập với thế giới hiện nay.

 

Dụng được THẾ thì yếu thành mạnh, chẳng biết dụng thế thì mạnh đấy nhưng yếu dễ tan rã, mong sao các nhà soạn chính sách của nước nhà hiểu được cái thế và luôn luôn biết củng cố cái thế theo đúng hướng tiến hóa của lịch sử khách quan.

 

Mỗi nước tùy theo vị trí địa dư chiến lược của mình sẽ được quyền lực thế giới dành cho các ưu tiên khác nhau, nhưng vẫn còn tùy thuộc nhiều vào nỗ lực của chính ta nữa, bài học Nam Triều Tiên thật đáng để ta học hỏi, họ có tinh thần kỷ luật tuyệt đối kiểu Võ Sỹ Đạo Nhật Bản nên chấp nhận lăn xả vào công việc để làm giầu cho Đại Hàn thông qua các Tập Đoàn Công Nghiệp được Cố TT Pak Chung Hy gầy dựng trên 30 năm trước, đến nay mới thật sự phát huy tác dụng, Dân Đại Hàn rất mực yêu nước thật sự chứ không phải chỉ nói xuông, tinh thần quốc gia rất mạnh nhưng vẫn chấp nhận hòa đồng với toàn cầu hóa. Xã hội Đại Hàn là xã hội được coi là hiện đại hạng nhất tại Á Châu hiện nay, dân Đại Hàn biết thủ tín và biết giữ bí mật, không dám phản trắc vì sợ bị xã hôi trừng phạt vì tội phản lại quyền lợi cùng danh dự của dân tộc, Nước Đại Hàn nắm giữ vị trí chiến lược đối với Đông Bắc Á có đầy đủ yếu tố để mau chóng trở thành cường quốc kinh tế khu vực mà Bắc Kinh cũng phải thèm muốn.

 

Vậy dân tộc VN ta ra sao sau 37 năm thống nhất đất nước dưới quyền sinh sát của Đảng CS, câu hỏi đó cần được nghiêm chỉnh đặt ra đối với mọi trí thức cũng như người dân VN, nhưng hơn hết là trực tiếp đối với người Cộng Sản vốn dĩ đã dụng ngọn cờ chính nghĩa dân tộc để tước đoạt quyền được sống của đại đa số người dân VN, với cuồng vọng đem lại hạnh phúc cho toàn dân, hạnh phúc chả thấy, chỉ thấy toàn bất hạnh suốt mấy thê hệ đã qua.

 

Chỉ người dân mới tự mình đem lại hạnh phúc cho mình được mà thôi, chẳng có thượng đế nào có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho con người được, hạnh phúc chỉ đến trong điều kiện một xã hội dân chủ thật sự, tự do thật sự, được cai trị thật sự bởi Luật Pháp do chính con người làm ra và được mọi người có bổn phận phải thi hành, anh không thi hành xã hội sẽ nghiêm minh trừng phạt anh, đó là bài học ta cần học ở người Đức, người Nhật người Đại Hàn. Hãy xác định kẻ thù truyền thống của nòi Việt là Hán, hãy can đảm vứt bỏ mọi tàn tích do Hán áp đặt lên đầu cổ dân ta suốt mấy ngàn năm qua, vì cái ách đó, ta không thể ngoi đầu lên được với thế giới, bài viết này tập trú vào các diễn biến hiện đang sảy ra cùng các hệ lụy tất yếu phải tới.

 

 A – Đối sách với Nga.

Ý đồ chiến lược của Đế Quốc Anh là giam cầm Nga trên thảo nguyên để Nga không có lối thoát ra biển cả, kết quả là Nga ngày càng bị tàn lụi không còn đủ sức đương đầu với Anh Quốc để Anh Quốc rảnh tay xây dựng Đế Quốc Hàng Hải Anh đã thống trị thế giới gần hai thế kỷ khiến cho thế giới đã có lúc nói: “mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc Anh”.

 

Thực ra trong hai thế kỷ đó đế chế Anh cũng đã thay đổi sách lược của mình nhằm đáp ứng với sự xuất hiện của Nước Mỹ Hội Kín tuy cùng nói tiếng Anh nhưng chủ trương chiến lược lại nhắm vào việc thực hiện mục tiêu thống nhất toàn cầu vốn được Cựu Linh Mục Dòng Tên gốc Bavaria là Adam Weishaupt đề ra khi ông thành lập Hội Kín Illuminati/Bavaria, sau khi Giáo Hoàng ra Giáo Chỉ đàn áp Freemasonry năm1738, sau đó Giáo Hoàng Clement XIV ra lệnh giả tán Dòng Tên vào năm 1772, để thành lập Dòng Tên mà ta biết hôm nay thống thuộc Giáo Hoàng.

 

Cuộc đối đầu giữa đế quốc Anh với nhà nước Liên Bang Mỹ diễn ra khi các Tổ Phụ Mỹ đứng lên lãnh đạo cuộc chiến dành độc lập từ Anh Quốc năm 1776, đến năm 1812 Anh Quốc cố dồn nỗ lực chiếm lại Bắc Mỹ nhưng nỗ lực thất bại năm 1815, sau đó hai phía thỏa thuận chia đôi Đại Tây Dương.

 

Tại Thái Bình Dương Phi Luật Tân, Hawai cùng một số đảo nhỏ vẫn thuộc quyền kiểm soát của Tây Ban Nha, trong khi vùng biển Đông cùng Hoa Đông do Anh Quốc nắm quyền chi phối trên biển cũng như trên lục địa, thực tế vào thời điểm đó Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã suy yếu nên không có khả năng kiểm soát Thái Bình Dương mênh mông, trong khi người Nga đã làm chủ hoàn toàn vùng Siberia nên đang toan tính nhòm ngó Thái Bình Dương. Chính trong điều kiện đó Mỹ thỏa thuận với Anh lật đổ Tây Ban Nha tại Phi Luật Tân cũng như Hawai để nắm quyền làm chủ hoàn toàn vùng biển từ Phi Luật tân về hướng Đông đến duyên hải California.

 

Kế vây hãm Nga của Đế Quốc Anh-Pháp

Thực ra thì chủ trương bao vây Nga đã được Anh Quốc cho thi hành ngay từ đầu thế kỷ 19 khi mọi ngã ra vào trên biển đến lãnh thổ Nga đã bị Anh Quốc có phối hợp với Pháp ngăn chặn bằng cách xử dụng các lực lượng tại các eo biển đó để hình thành lực lượng chống lại sự hiện diện của thế lực Nga trong vùng, cụ thể là tại lối ra vào Hắc Hải tại hải lộ Aegean, mỗi khi Nga tìm cách ra biển khơi đều bị Anh Pháp tạo cuộc chiến trong vùng để đè bẹp ý đồ phát triển hải quân của Nga băng ngang qua Địa Trung Hải.

 

 Tại Viễn Đông nơi mà Nga nuôi nhiều hy vọng tìm được lối thoát ra biển Thái Bình Dương, nhưng thực tế chiến lược vây hãm Nga do Anh tung ra đã vĩnh viễn chôn chân Nga tại lục địa cho đến tận ngày hôm nay bằng việc Anh kết hợp với Mỹ giúp cho Nhật Bản phát triển về mọi mặt để mau chóng trở thành thế lực hàng hải cấp vùng nhằm vây hãm Nga tại vùng biển hẹp Okhotsk, kết hợp với việc Anh Quốc cố tình không xâm lăng toàn Hoa Lục để xử dụng con bài Hoa Lục cản chân Nga trên lục địa. Nga vừa mới xây dựng được lực lượng hải quân hy vọng có thể tăng cường cho hạm đội Nga tại Vladivostok liền bị Anh, Mỹ, Pháp xử dụng con bài Nhật Bản quất sập trong trận hải chiến tại eo biển Đối Mà năm 1905. 

 

Chiến lược được đề ra vào thế kỷ 19 là thuyết quân bình lực lượng (balance of powers) trên bộ cũng như trên biển nhằm biến Nga thành đế quốc thảo nguyên, xã hội Nga không có cơ hội phát triển vẫn mãi mãi đắm chìm trong tình trạng xã hội nông nghiệp.

 

Chiến lược này đã thành công đối với tham vọng của Anh là kềm kẹp Nga trong lục địa nhưng lại là cơ hội để Nhật Bản mau chóng trở thành cường quốc quân sự-kinh tế trong vùng, tạo cho Hoa Lục điều kiện để xây dựng ảnh hưởng kinh tế chính trị trên toàn vùng ĐNÁ để hình thành nước Tầu hải ngoại như ta đã biết hôm nay, mặt khác lại là bất hạnh đối với Đông Nam Á nói chung đặc biệt đối với sự an nguy tối hậu của VN, khiến đã đẩy VN từng bước bị Hán xâm nhập để rồi bị Hán khống chế về mọi mặt, thuyết quân bình lực lượng nay không còn ứng dụng nữa, nhưng ta cần học để biết về thời kỳ lịch sử này trong quan hệ quốc tế, cho nên chẳng có trung lập như điều mà Giáo Sư Vũ Quốc Thúc đã nêu lên trong bài viết mới đây (lý thuyết về trung lập chính trị cũng phức tạp lắm, chỉ ứng dụng duy nhất cho Thụy Sỹ mà thôi vì các thế quyền Âu Châu tuy đánh nhau nhưng trong tinh thần mã thượng, họ cần một nơi để trung chuyển tiền bạc do giới ngân hàng quốc tế nắm giữ, vả lại sau các thế lực đó lại là các Hội Kín đầy quyền lực tại Âu Châu tác động đối với Thụy Sỹ vốn là nước của Hội Kín).

 

Một lần nữa nhận định này được nhắc tới với chủ đích nhấn mạnh đến cái thế chiến lược mà một nước có thể được trợ giúp để mau chóng trở thành cường quốc kinh tế/chính trị, trong khi nước khác bị vùi dập không thương tiếc, để qua đó các kiến trúc sư trụ cột của đất nước Việt trong tương lai hiểu biết cách nào hữu hiệu nhất để biết dụng thế như đòn bẩy cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

 

Đại Hàn mau chóng trở thành cường quốc kinh tế như hiện nay cũng do chỗ họ có điều kiện dụng thế mà ra cả, dĩ nhiên việc này cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chính người dân Đại hàn vốn được coi là dân tộc được lãnh đạo rất nghiêm ngặt dựa trên tinh thần kỷ luật vì một nước Triều Tiên là trên hết trong khi vẫn hội nhập được vào thế giới Toàn Cầu Hóa.

 

B – Đối sách với Tầu, Tuyến Hải Đảo thứ Hai ở Đông Bắc Á

Làm cho Nga suy yếu tuy là mục tiêu chiến lược của Anh trong thế kỷ 19 và 20, nhưng cũng còn là sự trả thù của Illuminati/Bavaria vì Nga đã không hợp tác chống lại cả Anh lẫn Pháp trong toan tính thi hành chủ trương xây dựng chính quyền toàn cầu để đem lại công bằng và thịnh vượng chung cho loài người do Illuminati/Bavaria chủ trương (như vậy Illuminati/Bavaria cũng hơi vội vì tình hình thế giới chưa chin mùi để thực hiện chính quyền tòan cầu vào thế kỷ 19, thế giới vẫn phải trải qua thế kỷ 20 chuẩn bị mới bước đến toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 đựợc).

 

Hơn 200 năm qua cho thấy mục tiêu mà Illuminati đề ra (cựu Linh Mục Dòng Tên Cổ là Adam Weishaupt) vẫn là đường hướng chủ đạo (Agenda) không những chỉ liên hệ đến Illuminati/Bavaria không thôi, mà trở thành Agenda được mọi hội kín khác kể cả Tòa Thánh cùng thỏa hiệp noi theo, mặc dù các tranh luận giữa họ với nhau nhiều lúc rất quyết liệt (có dịp sẽ trở lại chủ đề này).

 

Chiến lược bẻ gẫy nanh vuốt của con gấu Bắc cực Nga được thi hành trong thời chiến tranh lạnh, nhưng đồng thời lại xây dựng sức mạnh cho con rồng đỏ Hán Hoa, để rồi đến lựot mình con rồng đỏ Hán Hoa cũng lại đi vào vết xe đổ của các thế lực đi trước là tung nanh vuốt xâm thực các nước khác, khiến cho các nước xung quanh cùng kết hợp sức mạnh đập tan chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa với sự trợ giúp của các quốc gia dân chủ Phương tây, chủ yếu là Mỹ.

 

Hán Hoa khi được giúp trở thành sức mạnh kinh tế, như lịch sử đã để lại, họ sẽ tăng cường vũ trang để mở rộng ảnh hưởng trên lục địa cũng như trên biển, bằng chiến lược toàn diện kết hợp mọi hình thái xâm lăng khác nhau đối với từng địa bàn khác nhau trên mọi lục địa, chủ trương này của Hán đã được trình bày trong các bài viết trước đây, bài này chủ yếu tập trung vào chiến lược bành trứớng hải quân của Hán Hoa hiện đang trở thành chủ đề gây quan ngại nhiều nhất đối với thế giới.

 

Lấy Hoa Lục làm gốc, chiến lược biển của Hán Hoa được ví như một rẻ quạt vươn ra vùng biển Tây Thái Bình Dương, việc này ngay tức khắc trở thành đe dọa đối với an ninh hàng hải trong vùng và trở thành đe dọa đối với an ninh toàn cầu. Rẻ quạt đó vươn lên phía bắc đe dọa an ninh của Nga nhắm vào vùng biển Okhotsk được bao bọc bởi dẫy hải đảo Kuril kéo dài từ nam của bán đảo Kamchatski đến đảo Hokkaido của Nhật bản, dẫy hải đảo này vẫn đang trong vòng tranh chấp giữa Nhật và Nga.

 

Mục tiêu chiến lược của Hán Hoa, trong bạch thư quốc phòng Bắc Kinh gọi là Tuyến Hải Đảo thứ hai về hướng bắc, như vậy thật rõ ràng là Bắc Kinh cùng lúc nhắm bao vây vùng Siberia hoang vu thuộc Nga, song song với việc đem chiến tranh đến gần Mỹ hơn qua eo biển Bering phân đôi Alaska với Nga.

 

Nước Nga hậu CS đang chuyển mình để tìm một lối đi thích ứng với thế giới mới, họ theo chủ trương thực tiễn trong quan hệ miễn sao họ kiếm thêm được tiền cho ngân khố Nga là được, bất kể các đe dọa về an ninh của nước Nga về lâu về dài do Hán Hoa gây ra (phải chăng Nga đang theo khổ nhục kế với Hán). Bảo rằng họ buông xuôi đối với vùng Siberia thì không đúng, nhưng lực bất tòng tâm Nga hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn đà xâm lăng ngầm bằng di dân của Hán Hoa băng ngang qua sông Ussuri phân chia biên giới hai nước. Số người Hoa hiện có mặt tại vùng biên địa này nay đã lên đến 10 triệu người, các công ty giả dạng tư nhân nhưng thực chất do tình báo thuộc quân đội Tầu điều hành đang tàn phá tài nguyên thiên nhiên vùng Siberia trên quy mô lớn và đang thực hiện cuộc xâm lăng âm thầm Siberia thuộc Nga, đó là mối đe dọa khôn cùng với Nhật, Đại Hàn và Mỹ cũng như Canada. Việc Đại Hàn được hỗ trợ để mau chóng trở thành cường quốc công nghiệp trong vùng rõ rang có ý kết hợp với Nhật và Mỹ cùng cản chân Hán Hoa tại vùng này, cụ thể liên quan đến Siberia nơi mà Nga không có khả năng tự phòng vệ.

 

Cuộc xâm lăng của Tầu trực tiếp nhắm vào Siberia là rất thực, ở Maskva mọi người cố tình làm ngơ đối với mối đe dọa này, nhưng đó lại là mối âu lo khủng khiếp từ các thủ đô Tokyo, Seoul cũng như Washington, Ông Putin vì bất cứ lý do gì bỏ ngỏ vùng Siberia vì: a/ không thể dồn dân tới đó được, b/ chính quyền địa phương thực tế bị Hán Hoa thao túng, c/ không đủ lực lượng để bảo vệ vùng hoang vu này, d/ trong điều kiện nếu chiến tranh lớn sảy ra thì Nga cũng không thể xử dụng sức mạnh vũ khí nguyên tử để hủy diệt đối phương được, e/ kinh tế Nga hiện nay chủ yếu dựa vào việc bán dầu khí cho các lân bang và xử dụng dâu khí như phương tiện gây sức ép chính trị, nhưng vũ khí dầu khí đang mất dần tác dụng do giá dầu cũng như khí đốt đang giảm trong điều kiện Hán Hoa cũng như Tây Âu đã tìm thấy dự trữ khí đốt lớn khiến chỉ trong ít năm tới đây các nước đó không còn lệ thuộc vào Nga nữa(dự trữ khí đốt của Tầu gấp đôi của Mỹ, Ba Lan mới tìm thấy dự trữ khí đốt rất lớn đủ cung ứng cho toàn Âu Châu trong lâu dài).

 

Một nước Nga suy yếu trong khi một nước Hán năng nổ của kẻ bất chấp quy luật hành xử quốc tế sẽ tạo cho vùng Đông Bắc Á một khoảng trống quyền lực rất nguy hiểm đối với cục diện toàn cầu và là mối đe dọa sống còn đối với an ninh trên vùng Tây Thái Bình Dương cũng như chính an ninh của Canada và Mỹ xuyên qua Alaska. Cần ghi nhớ là một khi Hán chiếm được Siberia từ phía đông dãy Ural thì diện tích Hán sẽ tăng lên gần gấp đôi và toàn vùng Trung Á sẽ mất về tay Hán, lúc đó diện tích Hán sẽ tăng lên gần gấp 2.5  lần so với hiện nay, lúc đó mọi dân tộc sống trên lãnh thổ Đại Hoa Lục (bao gồm cả Siberia lẫn Trung Á) sẽ không bao giờ có cơ hội lấy lại độc lập dân tộc, đó là thảm kịch đối với nhân loại này, có lẽ không ai muốn mường tượng tới.

 

Hán trong khi tiến hành chiến tranh xâm lược âm thầm và công khai thì chúng cũng chuẩn bị biến cải nước Hán theo thể chế Liên Bang kiểu Mỹ để mở rộng quy chế Liên Bang đến các vùng hải ngoại của Hán, hoặc các vùng mà Hán sẽ sáp nhập sau này, đồng thời Hán cũng tiến hành bí mật xây dựng kiểu Hội Kín Hán quay xung quanh 9 đại gia là các gia đình công thần đã cùng Mao thực hiện cuộc trường chính hồi thập kỳ 1930 tránh đàn áp của Tưởng Giới Thạch. Việc chuẩn bị này được thể hiện rõ khi 9 gia đình đó chuẩn bị để nắm hết hệ thống ngân hàng, quyền phát hành tiền tệ, các doanh nghiệp lớn, các think-tank cũng do cánh đó lập ra, lúc đó dân Hán không còn chọn lựa nào khác là phải vĩnh viễn chấp nhận quyền lãnh đạo tối tượng của dòng tộc 9 đại gia này, vốn được coi như kiểu chính quyền trong bóng tối và nhóm tinh anh (elite) bên Anh vậy (gồm 13 gia đình, nhưng Tầu lấy số 9 theo cách tính của tập quán Phương Đông, số 9 là số sinh khởi đầu của chu kỳ sinh-lão-bệnh-tử)

 

Nhật chuyển hướng chiến lược ngoạn mục, trở thành Trung Tâm Phát Lực vây hãm Hán Hoa.

 

Tình hình Đông Bắc Á cho thấy tham vọng của Hán một khi kiểm soát được vùng đông Ural đến vùng duyên hải Siberia thì Hán cũng kiểm soát được 1/5 diện tích Bắc Cực hiện do các nước Âu Châu kiểm soát hoàn toàn.

 

 Bắc Cực với khối tài nguyên thiên nhiên ra sao chưa ai có thể biết tỏ tường, nhưng được dự kiến là rất lớn đủ để Hán Hoa có thể đứng vững trãi trên đôi chân của mình mà không lệ thuộc vào bất cứ nguồn cung cấp nguyên liệu nào cho guồng máy sản xuất khổng lồ của Hán do khối dân số trên 1.3 tỷ người sẽ là thị trường lớn nhất thế giới để tạo cho Hán sức mạnh để nói không với thế giới, với bất luận tổ chức Hội Kín nào, bất luận cường quốc Phương Tây nào.

 

Chính đó là lý do khiến Mỹ tuy vẫn công khai tuyên bố đóng vai trò người trung gian hòa giải giữa Hán với các thế lực xung quanh Hán, nhưng Mỹ vẫn phải ra sức đề phòng bằng cách tăng cường mối quan hệ quốc phòng cũng như an ninh với Nhật Bản cũng như Nam Triều Tiên, đồng thời trong tháng 4-2012 không quân Mỹ thực hiện tập trận trên vùng biển Alaska với việc điều động máy bay oanh tạc B2, B1 cũng như các loại chiến đấu cơ khác như F22, F16, đó là cuộc tập trận không quân chưa hề sảy ra trong vùng Alaska, thậm chí ngay cả trong thời chiến tranh lạnh, như vậy mục tiêu của cuộc tập trận này nhắm vào việc ngăn chặn đà bành trướng của Hán Hoa nhắm vào vùng Siberia cũng như vùng Biển bắc Thái Bình Dương (trích nguồn tin từ tạp chí Wired) song song với cuộc tập trận tại Alaska quân Mỹ còn tập trận với Nhật bản, Nam Triều Tiên trong vùng biển xung quanh hai nước này. Mục đích cũng nhằm ngăn chặn hải quân Hán đi ra vùng biển sâu thuộc Thái Bình Dương để hỗ trợ cho tham vọng thực hiện chiến lược Tuyến Hải Đảo thứ hai kéo dài từ Nhật bản đến vùng biển tiếp giáp với Alaska.

 

Tình hình Đông Bắc Á/Siberia tuy không được phương tiện truyền thông thế giới nói đến nhiều trong thời gian qua, nhưng thực ra chính là để chờ cho Hán tung đòn tại vùng biển Đông làm cho Thái Bình Dương nổi sóng, lúc đó Nhật, Mỹ mới có cớ để xây dựng liên minh quân sự lấy Nhật làm trung tâm phát lực. Nhật và Đại Hàn chuẩn bị ký kết hiệp ước quốc phòng và hợp tác tình báo, thực chất chính là hiệp ước liên minh chiến lược, Nhật cũng chuẩn bị ký với Úc một hiệp ước như vậy, với Mỹ thì một hiệp ước như vậy đã hình thành từ lâu khỏi cần bàn, theo dự kiến một hiệp ước như vậy cũng sẽ được ký với Ấn Độ, thậm chí cả với VN cùng với Phi sau này vào một lúc nào đó thuận tiện cho các phía với mục đích là Nhật sẵn sang đứng lãnh đạo một liên minh chống Hán tại Tây Thái Bình Dương. Nhật quả thực đang chuyển hướng chiến lược một cách ngoạn mục mà không bị các nước trong vùng phản đối vì ai cũng biết đằng sau các sắp xếp đó chính là Mỹ vốn là thế lực được các nước trong vùng dành cho sự tin cậy và là chỗ dựa vững chắc chống lại Hán bành trướng ở cả Đông Bắc Á cũng như Đông Nam Á.

 

Chiến lược của Hán ở vùng Đông Bắc Á là: âm thầm xâm lăng Siberia bằng di dân thong qua buôn bán đầu tư để chuẩn bị địa bàn cùng hạ tầng tình báo cơ sở, khi bị ngăn chặn Hán chấp nhận chiến tranh bằng cách kết hợp Hải-Không Quân để hỗ trợ cho cuộc xâm lăng trên bộ của Dân-Quân Hán sẽ bất ngờ ồ ạt tràn vào Siberia chỉ trong một tuần mà Nga đành bó tay không thể ngăn chặn được, toan tính này của Hán thực tế đã hình thành từ lâu và đã chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ cho thi hành khi tình hình trong vùng vượt qua giới hạn để đẩy các phía đi vào chiến tranh. Chiến tranh sẽ là cơ hội để Hán khai thác mọi thành quả chiến thắng như con thú hoang dã tham lam, khi đã chiếm được một phần Siberia Hán sẽ khai thác chiến thắng mở rộng vùng ảnh hưởng trên bộ hướng về đông Ural trên biển hình thành tuyến hải đảo thứ hai trên vùng bắc Thái Bình Dương đến tận Alaska của Mỹ hiện nay. Tình hình hiện nay cho thấy giới hạn cuối cùng đó đang đến gần kề khi ta quan sát các diễn biến đang sảy ra trên vùng Biển Đông thuộc Tuyến Hải Đảo Thứ Nhất cũng như Tuyến Hải Đảo Thứ hai nhắm vào hướng Nam.

 

C – Tuyến Hải Đảo thứ hai ở phía Nam

 Thế giới đã sai lầm khi gọi vùng biển đông nước ta là biển Nam Trung Hoa, Hán với tính tham lam cố hữu cứ dựa vào đó để nói rằng thế giới nhìn nhận vùng biển này là lãnh thổ trên biển của Hán, suy rộng ra thì các nước ĐNÁ cũng chính là lãnh thổ hải ngoại của Hán. Do thế Hán coi Tuyến Hải Đảo Thứ Nhất là vùng Biển Đông Nam Á, tuyến hải đảo thứ hai ở phía nam kéo dài từ phía nam Nhật Bản đến Úc, theo quan điểm chiến lược này thì cả quần đảo Mariana, cả Nhật Bản và cả Úc cũng là vùng ảnh hưởng hoặc lãnh thổ của Hán, vấn đề bây giờ chỉ còn là Hán sẽ hành động thế nào để đạt được mục tiêu đã đề ra và phía Mỹ, Nhật cùng các nước ĐNA sẽ hành đôngh thế nào để ngăn chặn chiến lược này của Hán.

Kể ra thì Hán cũng ngạo mạn thật khi tuyên bố chủ quyền trên 85% lãnh thổ trên biển ĐNÁ, mặc dù ai cũng biết là khi tuyên bố công khai như vậy, Hán đã cố tình chọc dận thế giới khiến Mỹ có đầy đủ lý cớ để trở lại Tây Thái Bình Dương củng cố các liên minh quân sự với các nước đã một thời là đồng minh của Mỹ để thực hiện chủ trương bao vây Hán trên biển cũng như trên lục địa. Một khi Hán đã phải hành động như vậy thì đằng sau đó phải sảy ra hàng loạt các sự kiện bí ẩn khiến Hán phải ra mặt đối đầu với Mỹ, Nhật cũng như Ấn cùng các nước ĐNÁ, Á Châu Lục Địa cũng như trên biển đang trở nên nóng bỏng dễ dàng dẫn đến chiến tranh toàn diện vì chủ trương bành trướng của Hán bất chấp mọi quy luật hành xử quốc tế.

 

Mỗi bước tiến của Hán nhắm vào lân bang đều được phía Mỹ phối hợp các nước thi hành các đường lối đáp trả nhẹ nhàng, nhìn bề ngoài rõ ràng là chủ trương của từng nước, nhưng nhìn sâu hơn thì mọi chủ trương đều có phối hợp từ một trung tâm duy nhất. Cụ thể sau khi Hán tuyên bố chủ quyền trên vùng biển ĐNÁ mà Hán gọi là vùng biển Lưỡi Bò được Hán gọi là tuyến hải đảo thứ nhất thì áp lực của Hán tập trú vào VN đối với mọi dự tính của VN trong việc cho nhượng quyền khai thác các lô thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc lãnh hải của VN theo quy định quốc tế về Luật Biển năm 1982 gọi tắt là UNCLOS. Việt Nam trong thế cô chống trả rời rạc không nhất quán nên Hán cứ tiếp tục gia tăng áp lực lên Hà Nội khiến Hà Nội đành phải tìm kế dựa vào Khối ĐNÁ, cùng các đồng minh xa gần để hóa giải áp lực của Hán, việc này thực tế đẩy Hán từng bước tiến tới chỗ đối đầu với các cường quốc khu vực như Nhật, Nga, Ấn Độ. Phía Mỹ trong điều kiện đó chỉ rỉ rả tuyên bố đảm nhận sứ mệnh hòa giải giữa Hán với các bên. Nhật Bản vẫn cứ tỏ ra lừng khừng, thậm chí đôi khi còn ra mặt kình chống Mỹ, Nga thì đóng vai thân Hán cứ y như đồng minh thời 1950 khi chiến cuộc Triều Tiên nổ ra từ năm 1950-53.

 

Hán khai triển chiến lược tuyến hải đảo thứ nhất trên quy mô rộng lớn hơn vào năm 2010 trùng hợp với thời điểm VN giữ vai trò Chủ Tịch Luân Phiên của ASEAN, thế là vấn đề Biển Đông được Quốc Tế Hóa với sự dàn dựng rất khôn khéo của phía Mỹ (ít ai hay biết cụ thể) như vậy ta cần coi năm 2010 là phản đòn của Mỹ đối với chiến lược của Hán ở Biển Đông. Để hỗ trợ cho sự trở lại Á Châu của Mỹ hàng loạt các cuộc tập trận của Hạm Đội 7 của Mỹ với các đồng minh trong vùng diễn ra liên tục trong suốt mấy năm qua, song song với hàng loạt chuyến viếng thăm của các quan chức Mỹ với các lời tuyên bố đầy hứa hẹn bảo đảm an ninh cho các nước đang đối đầu với Hán, cùng với việc Mỹ chuyển hẳn trọng tâm chiến lược vào vùng Thái Bình Dương khi Mỹ điều động 60% lực lượng đến vùng này. Hán lồng lộn khi biết là vòng vây đang được xiết chặt từ từ, điều này khiến các nước lớn hơn đứng ngoài ĐNÁ càng phải mở rộng việc liên minh với Mỹ, cụ thể như Nhật, Đại Hàn, Úc cũng như Ấn Độ đều chuyển hướng chiến lược tham gia một Liên Minh Quân Sự Chính Trị trong thực tế với Mỹ để hình thành chiến tuyến từ xa sẵn sang can dự vào Game chơi lớn trên toàn cõi Á Châu.

 

Điểm hẹn cay nghiệt là ở hòn đảo nhỏ Scarborough thuộc chủ quyền của Phi, nơi quân  Hán vẫn ngụy trang ngư dân đến đó đánh bắt hải sản nằm trên đường biên của vùng biển mà Hán gọi là biển lưỡi bò, có nghĩa là lãnh thổ của Hán. Ít ai nghĩ rằng Phi yếu kém lại dám đem trực thăng tuần tiễu vùng này rồi sau đó đưa hải quân đến bắt tầu đánh cá của Hán khiến cho Bắc Kinh bẽ mặt, thế là cuộc đối đầu ở Scarborough hình thành ngay trong lúc Hải Quân Mỹ tiến hành tập trận lớn với Phi cùng lúc với việc Soái Hạm Blue Ridge của Hạm Đội 7 tiến hành tập trận với Hải Quân VN. Hai cuộc tập trận này có phối hợp với nhau dựa trên giả định là: “vụ Scarborough nổ lớn khiến Hán tung lực lượng làm cỏ Hải Quân Phi cũng như VN trước khi hai nước này được tăng cường hải cũng như không lực có thể đối đầu với Hán ở một mức độ nào đó được dự trù sau năm 2014”.

 

Scarborough nằm ở phía tây Manila khoảng 150 hải lý, nằm cách căn cứ hải quân Hải Nam trên 1,000 hải lý, nằm gần giữa khoảng cách từ Hoàng Sa đến duyên hải Luzon của Phi, cho nên tuy đảo này nhỏ nhưng lại nắm vị trí quan trọng kiểm soát việc đi lại của tầu bè đến Nhật Bản, Đài Loan cũng như Đại Hàn, một khi để mất đảo này về tay Tầu thì an ninh của Phi bị đe dọa ngay tức khắc bởi hải và không quân Hán nếu Hán biến đảo này thành căn cứ quân sự. Như kinh nghiệm hồi Thế Chiến II để lại, một khi mất Phi thì an ninh toàn vùng sẽ bị đảo lộn ngay, các căn cứ quân sự Mỹ trên dãy đảo Mariana từ bắc xuống nam sẽ bị đe dọa tức thì, Mariana chính là nơi mà quân Mỹ đang xây dựng một Liên Hợp Quân Sự khổng lồ ở đấy nhằm cung cấp tiếp vận và chỉ huy, kiểm soát cho toàn vùng Tây Thái Bình Dương trải dài đến Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời Mỹ cũng đang chuẩn bị để điều động lực lượng TQLC hiện đang đóng tại Okinawa về đó cũng như về căn cứ Darwin thuộc Bắc Úc Đại Lợi. Nếu chiếm được Scarborough, Hán mới dám mở bàn đạp tiến xuống phía nam nhằm chiếm quần đảo Trường Sa, khi đó Tuyến Hải Đảo Thứ Nhất của Hán mới có cơ hội hình thành, khi đó Hán mới nói đến tuyến Hải Đảo thứ hai ở phía Nam xuất phát từ Nhật đến Úc Đại Lợi.

 

D - Ảnh hưởng của vụ Scarborough đối với thế giới.

Scarborough là con toán thử đối với ý đồ điều binh thực của Hán trên mọi trận địa cũng như mọi chiêu thức mà Hán có thể tung ra kể cả chiêu thức bẩn thỉu nhất, thiển nghĩ những người bình thường như chúng ta chẳng thể hiểu được các con toán thử đó đâu, chỉ xin nêu lên một số sự kiện liên quan mà nhiều người đã biết.

Cuộc đối đầu giữa Phi và Hán đang leo thang khi người Phi huy động kiều dân Phi hải ngoại biểu tình trước các sứ quán Tầu trên khắp thế giới cũng như ngay tại chính nước Phi khiến cho Bộ Ngoại Giáo Bắc Kinh phải khuyến cáo dân Hán hải ngoại nên tránh xa các nơi có biểu tình. Đối lại Tầu cũng thực hiện các cuộc biểu tình chống Phi, dân Hán Hoa Lục vốn được tuyên truyền là Á Châu là của Hán nên dân Hán có quyền hành xử như người chủ của Á Châu bất chấp luật pháp địa phương. Đài TV Tầu CCTV 13 hôm 8 tháng 5 đã cố tình lỡ lời nói rằng Phi là lãnh thổ của Hán, trong khi đó Thứ Trưởng Ngoại Giao Tầu là Bà Phó Oánh gặp đại diện lâm thời Phi Alex Chua cảnh báo là: T/Q đang chuẩn bị mọi phương án cho tình hình căng thẳng đang leo thang tại Scarborough, yêu cầu Phi hãy cẩn trọng. Trong khi đó chính phủ Phi lên tiếng cảnh báo Tầu thách Tầu dám đánh Phi và đem vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trong vùng Trường Sa và Hoàng Sa ra trước Tòa Án Quốc Tế về luật biển (UNCLOS), đối lại Tầu nói cả Phi lẫn Mỹ chưa hề phê chuẩn Hiệp Ước UNCLOS nên không thể đem vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế được mà nếu có thì Tầu cũng coi là vô giá trị  theo nguồn tin từ BBC (Tin giờ chót cho biết Thượng Viện Mỹ đã thông qua thủ tục phê chuẩn ở Thượng Viện).

 

Thực ra Phi thách thức Tầu là đúng thôi vì Tầu đâu dám mở chiến tranh trên biển với bất cứ nước nào vào lúc này, ưu tiên chiến lược của Tầu là trên bộ bằng con đường di dân chiếm đoạt âm thầm đến khi chin mùi mới biến vùng chiếm được thành lãnh thổ của Hán trên bộ cũng như trên biển, thành một tỉnh của Hán theo lối tằm ăn dâu, cho nên Tầu cũng chỉ dọa suông mà thôi, nhưng khi đã trúng kế, muốn lui đâu dễ như Bắc Kinh nghĩ. Cứ xem như vậy để biết thêm về mâu thuẫn quyền lực bên trong nội bộ của Hán cũng như trình độ của Bộ Tổng Tư Lệnh Hán cùng kế sách của Mỹ đứng sau vụ giàn dựng này khi chon Scarborough làm điểm hẹn nghiệt ngã đẩy Hán từ chỗ vênh vênh tự đắc bất ngờ đi vào hiểm địa rút ra không được.

 

Cuộc đối đầu xem ra đang gia tăng cường độ khi Nhật Bản báo cho biết một phân đội hải quân hùng mạnh của Tầu đã băng ngang qua vùng biển nam Okinawa tiến về phía Scarborough, phân đội này gồm 5 chiến hạm gồm khu trục hạm Guangzhou và Wuhan thuộc lớp 052B, chiến hạm Yulin và Chaohu thuộc lớp 054A và tuần dương hạm hạng nặng Kunlun thuộc lớp 071 trọng tấn 18,000 tôn đem theo 800 thủy quân lục chiến Hán, dĩ nhiên phân đội này chắc cũng có một số tầu ngầm đi kèm nhưng không rõ số lượng. Rõ ràng là Hán đang ra sức đe dọa Phi và muốn chuyển đến cho Phi một tín hiệu cụ thể: “Hán không bỏ qua vụ Scarborough, sẽ đổ bộ chiếm đảo, chấp nhận chiến tranh lớn với Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ trong vùng”.

 

Vụ Scarborough nghiêm trọng hơn bất cứ vụ nào đã sảy ra tại Á Châu trong hơn 30 năm qua, có thể ví với vụ Vịnh Bắc Bộ năm 1965 mở đầu cho việc Mỹ hóa chiến tranh trong cuộc chiến VN trước đây, vì Hán đã tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Lưỡi Bò nên không thể thối lui vì vụ Scarborough được nữa, trong khi đó từ trước tới nay Mỹ luôn phát biểu chủ trương đứng ngoài giữ vai trò can gián đối với các phía liên quan, thì qua vụ Scarborough Mỹ trở thành thế lực trực tiếp can dự vào tranh chấp này, do hiệp ước an ninh Mỹ-Phi ký kết từ hơn 50 năm trước đến nay vẫn còn hiệu lực và cả hai phía đều đã lên tiếng khẳng định như vậy. Bảo vệ Phi cũng chính là bảo vệ Mỹ ở tuyến xa cũng chính là bảo vệ hòa bình trên thế giới đặc biệt tại Á Châu Thái Bình Dương, bảo vệ các đồng minh của Mỹ trong vùng, trong bối cảnh đó: Thủ Tướng Nhật Noda đến Mỹ gặp TT Obama để bàn về hợp tác chiến lược giữa hai phía, Nhật và Đại Hàn ký kết hiệp ước hợp tác chiến lược, hai nước sẽ mở hội nghị quốc phòng Hàn Nhật, hai phía đang tập trung hoàn thiện văn kiện cuối cùng của công cuộc hợp tác quân sự chung cũng như hợp tác tình báo (GSOMIA).

 

Theo lời một quan chức Đại hàn dấu tên cho biết: trong bối cảnh uy hiếp thách thức quân sự từ Bắc triều Tiên ngày càng tăng cao, ba nước Mỹ-Nhật- Hàn Quốc cần có nhận thức chung về hoạt động hợp tác quân sự ngày càng mật thiết. Tin cho hay cả ba sẽ tập trận chung lần đầu tiên nhằm đối phó với bắc Triều Tiên, nhưng thực ra chính là đề phòng Hán Hoa cùng Bắc Triều Tiên bất ngờ mở ra trận chiến trên vùng Đông Bắc Á nhắm vào cả Nhật lẫn Đại Hàn. Trong điều kiện đó chuyên gia phân tích nghiên cứu tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Nhật Bản là Tetsuo Kotani giải thích cụ thể hợp tác của Nhật đối với Mỹ như sau: “liên minh quân sự Mỹ-Nhật là hết sức quan trọng cho hòa bình và ổn định trong khu vực, chúng tôi đang chờ sự hợp tác từ Australia, Phi, Nam Hàn, Singapore, Việt Nam”. Xin lưu ý là lần đầu tiên Nhật bản xử dụng cụm từ LIÊN MINH QUÂN SỰ MỸ-NHẬT, điều này xác nhận chủ trương của Nhật vượt ra ngòai khuân khổ Hiến Pháp Nhật được Mỹ bảo trợ soạn thảo sau Thế Chiến II.

 

Thực tế trong thỏa thuận mới đây giữa Mỹ với Nhật, lần đầu tiên quân Nhật được huấn luyện tại căn cứ Mỹ tại Midway, điều này được coi là dấu báo để chuẩn bị cho quân Nhật tiến ra ngoài biên cương của nước Nhật. Ta có thể dự kiến: Lực lượng quân sự Nhật sẽ được tăng cường về mọi mặt trong thời gian tới đây, nhiệm vụ cũng như sứ mạng của quân đội Nhật cũng sẽ thay đổi tích cực và trực tiếp tham gia vào các hoạt động quân sự trên quy mô toàn cầu, đó là con đường để Nhật Bản trở thành quyền lực khu vực trong chính quyền toàn cầu, đó cũng là cách để Nhật đi vào Lục Địa trở thành thế lực lục địa thay vì văn minh hải đảo như trước đây.

 

Trong điều kiện mặt trận phía bắc Á Châu bao gồm Siberia cùng biển bắc Thái Bình Dương thực tế đang ngày càng trở nên nguy hiểm có khả năng sảy ra một cuộc tấn công bất ngờ nhưng rất hung bạo chắc chắn sẽ được phía Hán tung ra bất cứ lúc nào, bằng khối dân khổng lồ chiếm cả vùng Siberia cũng như mở chiến tranh với Nam Triều Tiên như kiểu chiến tranh hồi 1950-53, làm vô hiệu hóa mọi hệ thống vũ khí cho dù hiện đại đến đâu của Mỹ lẫn Nga. Việc này được xác nhận khá rõ khi Hán đã cố tình giàn dựng vụ bắt cóc 29 ngư dân Tầu tại vùng Hoàng Hải hôm đầu tháng năm, vụ tố cáo này chỉ nhằm chuẩn bị để Hán tăng cường lực lượng trên vùng biển Hoàng Hải nhằm đe dọa Đại Hàn để chuẩn bị chiến tranh lớn tại bán đảo Triều Tiên mà thôi.

 

Trong khi đó ở phía nam, vụ Scarborough cũng chỉ mới là một điểm nóng đẩy các phía cùng leo thang đối đầu và diễn biến đồng bộ với tình hình đang sảy ra tại các nơi khác như vụ Iran, Syria. Điểm quan trọng hơn so với Scarborough chính là vấn đề VN, vì ai làm chủ VN sẽ làm chủ toàn ĐNÁ và chi phối vùng Biển Đông, khi đó tuyến Phi Luật Tân sẽ bị vỡ, cuối cùng tuyến phòng thủ của Mỹ tại Mariana dọc theo hướng bắc nam từ Nhật Bản đến Úc Đại Lợi, cũng như hải lộ huyết mạch băng ngang qua eo biển Malacca đến Ấn Độ Dương cũng bị đe dọa, việc này có liên can đến vai trò của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương (nhất là vịnh Bengal) cũng như mặt trận Tây Nam Á trên bộ.

 

Vấn đề Sacrborough không thể giải quyết song phương giữa Hán với Phi được, như vậy cuộc đối đầu tại đó vẫn tiếp diễn với các cuộc leo thang hù dọa bằng ngôn ngữ cũng như bằng cách gia tăng hiện diện quân sự trong vùng Biển Đông (Đài Loan cũng đã đem chiến hạm đến vùng này cùng lực lượng phản ứng nhanh). Nhìn bề ngoài thì quan hệ Việt Hán có vẻ lắng xuống trong khi vụ Scarborough trở thành điểm nóng, nhưng thực ra Hán Hoa vẫn âm thầm ráo riết cắm dùi trên vùng biển thuộc lãnh hải của VN. Mới đây công ty dầu khí Hán đã đem giàn khoan nước sâu đến khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của VN, phía VN chỉ dám tuyên bố lấy lệ, như vậy Hán vẫn theo con đường đàm cứ đàm nhưng chiếm đoạt cứ chiếm đoạt, đánh cứ đánh. Vấn đề là: “đâu là giới hạn cuối cùng một khi Hán vượt qua ngưỡng cửa của sức chịu đựng của thế giới mà thôi, khi đó Hán sẽ hành động như thế nào đối với chiến tuyến ở tây nam Thái Bình Dương”.

 

Thật rõ rang là Hán đang ra sức xua đuổi mọi thế lực lảng vảng trong vùng như Ấn, Nga, kể cả Mỹ có thẻ cản trở bước tiến của Hán xuông phương nam. Ông Putin sau khi nhậm chức đã ra lệnh cho chính phủ phải bảo đảm phát triển hải quân Nga nhắm vào khu vực Viễn Đông và Bắc Cực, theo tin từ RIA-Novosti thì Viễn Đông là nơi Nga tiến ra hòa nhập với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng lại là nơi Nga có nhiều quan ngại về kinh tế và an ninh do khu vực này có đường biên giới dài với T/Q. Tổng Thống Nga Putin ra lệnh thành lập Cơ Quan Thống Nhất Cấp Liên Bang thi hành mệnh lệnh từ Bộ Quốc Phòng, như vậy rõ ràng là Ông Putin chủ trương quân sự hóa vùng Siberia cũng như hạm đội Thái Bình Dương của hải Quân Nga nhằm thực hiện chiến lược thống nhất trên lục địa Siberia cũng như trên vùng biển Tây Thái Bình Dương. Phải chăng chủ trương mới của Putin thực tế là quay mặt lại với Bắc Kinh và Nga bắt đầu ý thức được mối hiểm họa do Hán tạo ra cho an ninh của Nga.

 

Trong điều kiện đó, công ty dầu khí Nga tiếp tục hợp tác với VN để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển VN. Hiện nay Nga được coi là chỗ dựa chánh thức của Hà Nội nhằm cố giữ quân bình mong manh với thế lực Hán Hoa, dĩ nhiên Hán do đó coi Nga là kỳ đà cản mũi. Theo Jóeph Farah’s G2 Bulletin là bản tin online của tổ chức WND ghi nguyên văn như sau: 2008 God’s last warning. 2012 is economic collápe, WW III (The-end.com).

 

Theo nội dung bản tin này thì Bắc Kinh muốn đuổi Nga ra khỏi Biển Đông, dĩ nhiên Hán Hoa cũng tự mình đặt ra một lằn ranh giới hạn đối với Nga cũng như Nhật, Ấn hoặc Mỹ để định thời điểm can thiệp. Một nỗ lực như vậy chắc chắn Hán Hoa sẽ trực tiếp nhắm vào VN, hãy giả định là bất ngờ hải quân Hán sẽ phong tỏa duyên hải VN và sẽ đổ bộ lên bán đảo Cam Ranh cùng một số vùng yểm yếu dọc theo duyên hải VN, cùng phối hợp với cuộc chiến tranh du kích trên vùng Tây Nguyên được Hán phát động để thực hiện việc chiếm đóng VN toàn diện và xây dựng một chính quyền bù nhìn thân Hán tại VN thì sao, mọi người có quan tâm đến vận mệnh nước nhà đều phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, nhất là đối với nhóm cầm quyền tại Hà Nội. Tình hình trong nước hiện nay cho thấy, dân VN đang hết sức hoang mang, cánh CS đang cố vơ vét coup cuối cùng, kinh tế VN đang hồi suy sụp, chắc chắn Hán sẽ phải ra tay trước khi VN được tăng cường binh lực với sự trợ giúp từ Nga, thời gian đâu còn lâu nữa.

 

E - Mặt Trận Tây Nam Á

An ninh của Ấn bị Hán thách thức từ lâu rồi, suốt từ thời chiến tranh lạnh đến thời điểm năm 2000 Ấn Độ hầu như bị quên lãng, vai trò của Ấn chỉ mới được nhắc tới trong dăm năm sau này kể từ giữa nhiệm kỳ hai của Ông Bush trẻ. Lúc đó Ấn mới sực tỉnh thực hiện các chuyển hướng chiến lược kết thân với Mỹ nhiều hơn khi nhìn thấy người bạn lâu đời là Nga tỏ ra thân thiện với Bắc Kinh hơn nhắm vào túi dollar rủng rỉnh của Hán Hoa. Vả lại Ấn cũng tự biết là Nga lo cho mình còn chưa xong thì làm sao chia lửa với Ấn Độ được một khi Hán Hoa tung ra cuộc chiến đại quy mô nhằm phá vỡ vòng vây mở đường máu trước khi quá trễ, Ấn hiện đại hóa và tìm đồng minh xa gần trên biển là rất đúng đối với thực tế của Ấn, thắng trận chiến trên biển với hán Hoa sẽ hóa giải trận chiến trên đất liền với Pakistan trên vùng biên địa phía bắc, cũng như trận chiến trên bộ ở vùng Arunachal Pradesh tiếp giáp với Miến Điện, Ấn đang tạo thế và biết xử dụng thế, tương lai của Ấn tùy thuộc vào cái thế mà Ấn Độ tạo dựng hôm nay trong cuộc đối đầu toàn diện này. Vậy VN ai biết tạo thế và dụng được thế trong điều kiện đảng CSVN đang tìm cách vơ vét của cải của toàn dân để chuẩn bị cho tương lai của cá nhân họ, mặc cho sự an nguy của dân tộc, đó là vấn đề lớn ta cần nghiêm túc xem xét để chuẩn bị cho tương lai.

 

Chính trong bối cảnh đó Ấn tăng cường mau chóng lực lượng hải và không quân cũng như tái tổ chức lại lục quân trên ước tính cùng lúc tham gia ba trận chiến: trên biển, trên đất liền phía bắc với Pakistan, cũng như phía nam Nepal/Tây Tạng tức là bang Arunachal Pradesh với quân Hán. Rõ rang quân Ấn cần thực hiện kế cầm chân Pakistan ở phía bắc đồng thời tập trung nỗ lực đánh bại quân Hán ở phía nam kết hợp với chiến thắng trên biên trong trận chiến với hải quân Hán. Việc này quân Ấn có thể làm được vì thực lực Pakistan không thể thắng Ấn Độ ở vùng biên địa (vả lại phía Pakistan xem ra cũng bắt đầu thấy lạnh cẳng trong cuộc cờ lớn này, Pakistan về nguyên tắc đã đồng ý mở đường tiếp tế cho quân NATO tại Afghanistan, TT Pakistan đang đến Chicago để dự hội nghị lãnh đạo Khối NATO về vấn đề Afghanistan), trong khi ở phía nam thì lợi thế nghiêng về phía Ấn nhờ vào vịnh Bengal do Ấn kiểm soát khiến quân Ấn dễ tăng cường lực lượng hơn so với quân Hán phải di chuyển xa trong một địa bàn đồi núi phía nam Hy Mã lạp Sơn. Do thế cho dù kinh tế Ấn chỉ tương đương với 1/3 GDP của Hán, Ấn vẫn gồng mình lao vào cuộc đối đầu với Hán trên biển cũng như trên lục địa bằng việc liên minh trong thực tế với Nhật và Mỹ để hình thành Liên Minh tay ba bao phủ từ đông bắc Á đến tận Ấn Độ Dương.

 

Một quan chức Ấn cho hay, Ấn sẽ cử một phân đội gồm 4 chiến hạm trong đó có một khu trục hạm và một tuần dương hạm tàng hình đi ngang qua eo biển Malacca, Biển Đông để tới Nhật Bản trong tuần này (may-12) để tham dự tập trận chung với Hải Quân Nhật, phân đội sẽ ghé cảng Malaysia, Singapore và đặt dưới quyền chỉ huy của Phó Đô Đốc P.Ajit Kumar Phó Tư Lệnh Hạm Đội Đông của Ấn Độ. Ngoài việc hải quân Ấn hiện điều hành một tiềm thủy đỉnh nguyên tử do Nga cho mướn, một HKMH và sẽ tăng thêm vài chiếc nữa trong bốn năm tới đây, khi đó hải quân Ấn sẽ vượt hải quân hán về tính năng động nhờ kết hợp hải-không quân trên biển xa. Hán còn lâu lắm mới đạt đến vị trí này, Hán chủ yếu tăng cường tuần dương hạm loại thường kết hợp với lực lượng tầu ngầm, như vậy tiềm lực hải quân tuy mạnh về số lượng, nhưng yếu về chất lượng vì tính lưu động thấp không thể phối hợp được không/hải quân ở biển xa, cho nên Hán rất cần căn cứ dọc duyên hải để cấp thời cung cấp yểm trợ không lực cho hải quân Hán. Ngay cả khi một hệ thống căn cứ hoàn chỉnh thì khả năng hoạt động xa bờ của hải quân Hán còn rất lâu mới đạt được, mà thực ra Hán sẽ không bao giờ thiết lập được một hệ thống căn cứ hoàn chỉnh dọc duyên hải như Hán mong ước.. Nhằm tăng cường khả năng tác chiến của Lục Quân, theo tin từ AFP, Ấn chi ra 560 triệu dollar mua 145 đại bác tầm xa 30 km do công ty BAE (Anh Quốc) chi nhánh tại Mỹ sản xuất, trước đó Ấn đã mua 410 đại bác AB Bofors của Thụy Điển, cùng nhiều loại radar hiện đại cùng các phương tiện truyền tin cho lục và không quân Ấn..

 

Nếu tính theo tỷ lệ so với GDP thì ngân sách quốc phòng của Ấn chi ra hàng năm tương đương với 40 tỷ Euro, trong khi ngân sách quốc phòng của Tầu ước tính tương đương 100 tỷ dollar, trong khi GDP của Ấn tương đương với 1/3 GDP của Hán, như vậy tỷ lệ chi tiêu cho quốc phòng của Ấn cao hơn so với hán ít ra là vào lúc này. Điều quan trọng liên quan đến sức mạnh quân sự của một nước còn tùy thuộc vào mối liên hệ với đồng minh, cơ cấu tổ chức xã hội cũng như lực lượng quân sự của nước đó, hệ thống vũ khí cùng nhiệm vụ mà quốc gia giao phó cho lực lượng quân sự của nước đó như thế nào chứ không đơn giản chỉ là số lượng.

Trong tình hình hiện nay, Ấn đã chọn lựa chiến lược đứng chung liên minh với Nhật, cả hai nước đều có một mục tiêu chung: đó chính là đại diện cho quyền lực khu vực trong Hội Đồng Điều Hành Thế Giới, cho nên sức mạnh quân sự/chính trị/kinh tế phải được tăng cường phù hợp với vai trò mà mỗi nước sẽ phải gánh vác trong tương lai. Việc này cho thấy cách thức mà Mỹ xây dựng Liên Minh Toàn Cầu nhằm đạt đến mục tiêu tối hậu là thống nhất nhân loại như thế nào, một khi ta am hiểu các vấn đề nhạy bén đó, ta sẽ biết được trong chỗ trao đổi riêng tư, họ trao đổi cái gì về chủ trương chính sách từ cấp cao đến cấp thấp.

 

F – Các diễn Biến khác trên thế giới.

Thời gian chẳng ở bất cứ phía nào trong cuộc cờ đầy oan nghiệt này, Hán để lâu chỉ vài năm tới cũng đủ để Nga cung ứng cho Hà Nội khối đồ chơi nguy hiểm đối với Hán, Mỹ sẽ cung cấp cho Phi khối vũ khí hiện đại nho nhỏ đủ sức diệt hạm đội nặng nề của Tầu tại Biển Đông, thuật dụng binh lấy nhẹ năng động đánh lại lực lượng nặng nề di chuyển chậm mất tính năng động trên chiến trường vốn là bài học lịch sử ai cũng phải biết. Alexander Macedoine, Napoleon, chiến thắng của hải quân Anh đối với hải quân Tây Ban Nha năm 1588 (phía Anh do quận công Howard cùng lực lượng hải quân giả dạng cướp biển do Francis Drake chỉ huy đánh lại hạm đội Tây Ban Nha do vua Phillip II chỉ huy), của hải quân Anh do quận công Nelson chỉ huy đánh bại liên hạm đội Pháp-Tây Ban Nha tại eo biển Trafalgar năm 1805, của vua Quang Trung đánh bại quân Thanh năm 1789 đều để lại những kinh nghiệm lịch sử như vậy.

 

Quân Mỹ hiện nay được tái tổ chức theo lối tập trung cường lực nhưng năng động xung quanh một trung tâm lãnh đạo chiến trường từng khu vực cụ thể, có nhiệm vụ kết hợp mọi lực thuộc mọi cơ quan khác nhau (kể cả các công ty tư nhân) cùng với lực lượng của từng nước khác nhau trong khu vực trách nhiệm nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể được giao phó, hệ thống Mỹ hiện trở thành hệ thống hiện đại nhất, có thể sẽ không có bất cứ nước nào có thể sánh được, vì hệ thống này đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật rất cao và bắt buộc phải được kết hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh gồm man-machine-management (3M) mới phát huy được tác dụng. Phía Mỹ để lâu thì Hán sẽ tiếp tục kế tằm ăn dâu, lúc đó diệt sẽ khó, phương Tây đâu có thể cứ giết bừa bãi được, nên thời gian chẳng ở về phía nào trong cuộc cờ này, tình hình phải diễn biến sơm như đã dự kiến trước đây, năm 2012-13 là thuận lợi nhất.

 

 Nhận định này được chứng nghiệm khi ta xem xét them về tác động liên quan đến việc Ông Hollande đắc cử Tổng Thống Pháp do chủ trương tăng công chi để giảm thất nghiệp, khi người dân có việc làm, kinh tế tăng trưởng trở lại thì chính phủ mới có tiền để giải quyết tình trạng nợ công ngày càng chồng chất. Chủ trương của Ông Hollande đi ngược lại với đường lối mất lòng dân của cánh trung hữu do Sarkozy lãnh đạo, phối hợp với bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel, cả hai đều là những người đồng lòng thi hành chủ trương thắt lưng buộc bụng do IMF cùng Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu (ECB) đề ra. Như vậy đây là đòn đẩy Âu Châu sớm lao vào đại suy thoái kinh tế và bất ổn xã hội, thực chất chính là đòn mạnh đánh vào kinh tế Hán Hoa.

 

Trong đường dài thì Âu Châu nhất thiết phải khôi phục lại kỷ luật ngân sách song song với việc cải tổ cơ cấu tại một số nước được coi là yếu kém trong Cộng Đồng, các nước đó nói chung có trình độ xã hội không hiện đại bằng Đức - được coi là nước bị tan hoang trong thế chiến II nên đã tái tổ chức lại hầu như theo hệ thống Mỹ nên sức cạnh tranh và tính năng động rất cao so với các nước khác,  ngay cả đối với Pháp là nước có nền kinh tế hạng hai trong khối EU - nên trong thời gian dài nhiều nước trong Liên Hiệp vẫn theo chủ trương mị dân của các chính trị gia. Nói chung cả Liên Âu đều phải cải tổ toàn diện về hệ thống cũng như tâm sinh lý để tăng khả năng cạnh tranh so với Á Châu là nơi các xã hội đó ngày càng chứng tỏ là có kỷ luật hơn, tiết kiệm hơn và chịu khó làm và học hỏi hơn so với Âu Châu, đó là mối đe dọa về an ninh về lâu về dài khiến cho Cộng Đồng Âu Châu ngày càng trở nên mất hướng đấu tranh khiến cho Mỹ cũng như Đức không thể vực dậy một Âu Châu trì trệ lỗi thời về mặt xã hội cũng như khoa học kỹ thuật, tình hình này nếu kéo dài sẽ đẩy Âu Châu da trắng thụt lùi so với Á Châu (cụ thể như Nam Triều Tiên hiện được coi là nước trí thức hàng thứ sáu trên thế giới).

 

Cao trào chống khắc khổ lan rộng tại Âu Châu, mà điều này cũng đúng về mặt chính sách kinh tế/tài chánh thuần túy, nhưng trong việc thi hành chính sách khắc khổ tại Âu Châu không đơn giản chỉ về khía cạnh kinh tế tài chánh  mà là chủ trương chính trị nhắm vào việc vừa cải tổ hệ thống tài chánh toàn cầu để chuẩn bị cho thế kỷ 21, thế kỷ 22, vừa cố tình cải tổ hệ thống Cộng Đồng Âu Châu, vừa tạo ra một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài để bắt người dân phải thắt lưng buộc bụng cả ở Mỹ cũng như Âu Châu. Thực tế các chủ trương đó chính là: “cải tạo xã hội về mặt tổ chức, nhiên hậu sẽ đẩy con người phải thích nghi với hệ thống mới đòi hỏi người tiêu thụ phải tiết kiệm hơn, làm việc cần mẫn hơn, ít đòi hỏi ở nhà nước hơn, đóng thuế nhiều hơn, chứ không được phung phí của cải như trong thời gian đã qua”. Dĩ nhiên chủ trương đó làm mất lòng dân, nhưng cần thiết, thực tế được thi hành trong bốn năm qua kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra vào gần cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng này như đã trình bày cụ thể trước đây là được dàn dựng để gián tiếp đánh Tầu về mặt kinh tế, kết quả là kinh tế Tầu đi vào thời kỳ bấp bênh, xã hội Tầu bước vào thời kỳ bất ổn, đó mới là mục tiêu khác được giới làm chính sách nhắm tới. 

 

Như vậy khi cử tri Pháp chọn lựa Ông Hollande khi caánh cực hữu Pháp lại không thỏa thuận được với cánh trung hữu do Sarkozy đại diện để lien minh thắng cánh xã hội do Ông Hollande lãnh đạo thì giới quan sát phải tự hiểu là: “chủ trương thắt lưng buộc bụng do bà Merkel cùng Sarkozy đang đi vào thời điểm chấm dứt” nhưng ở Đức bà Merkel vẫn còn làm Thủ Tướng, điều này khiến cho Hollande phải thương thuyết lại với Đức là nước trụ cột đối với kinh tế Âu Châu. Như vậy cuộc đối đầu Pháp Đức tất yếu sẽ sớm sảy ra khiến Âu Châu đi vào suy thoái hiệp hai, tác động ngay đối với kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Hán Hoa, thậm chí cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử TT Mỹ một khi kinh tế thế giới sớm đi vào khủng hoảng hiệp hai. Cụ thể là Hy Lạp chỉ còn đủ tiền chi tiêu đến tháng bảy này mà thôi, chin đảng chính trị Hy Lạp không thể hình thành được chính phủ liên hiệp khiến Hy Lạp phải bầu cử lại vào tháng tới, dù đảng nào đắc cử cũng không thể cứu vãn được kinh tế Hy Lạp, cho nên cuộc đối đầu Merkel với Hollande sẽ làm cho khủng hoảng thêm nặng hơn khiến Hy Lạp có thể phải tạm thời rời bỏ Cộng Đồng Âu Châu, lúc đó Hy Lạp sẽ tha hồ in tiền tự do mà chẳng bị ECB hay IMF phiền trách và bà Angela Merkel cũng có thể mất ghế Thủ Tướng Đức.

 

Nhưng nguy hiểm chính ở chỗ Bồ Đào Nha,TBN, thậm chí cả Ý Đại Lợi rồi sẽ ra sao, trong khi kinh tế Đức tăng trưởng đã hạ giảm xuống chỉ còn 0.2% trong quý vừa qua, thất nghiệp trong tháng qua tăng 19,000 người tại Đức khiến cho Đức có thể cũng phải tăng chi để cứu kinh tế Đức, cuối cùng thế giới sẽ chứng kiến sự thất bại của các cấp lãnh đạo ngân hàng quốc tế trong chủ trương thắt lưng buộc bụng tại Âu Châu, việc này được mô tả như sự tháo lui của tài phiệt ngân hàng quốc tế trước đòi hỏi của người dân Âu Châu. Như vậy người dân Âu Châu sẽ rất hãnh diện là đã thắng giới ngân hàng quốc tế, nhưng xin đừng vội mừng, ý đồ chính của giới ngân hàng quốc tế dưới sự lãnh đạo của quyền lực chính là dàn dựng một cuộc khủng hoảng hiệp hai thật nghiêm trong và sảy ra cấp kỳ sao cho phù hợp với các diễn biến của tình hình chính trị-quân sự toàn cầu, như vụ Scarborough, vụ Iran, vụ Syria, Yemen, Pakistan.

 

Phản ứng của thị trường đối với việc Hollande đắc cử Tổng Thống Pháp cho thấy đầy âu lo, thị trường giảm liên tục cho dù các giới chức tài chánh Mỹ cũng đã cố can thiệp để thị trường chứng khoán giảm từ từ mỗi ngày dăm chục point để khỏi gây ra coup choke như kiểu thứ ba đen hồi 1929, nhưng chắc chắn là ngày thứ ba đen lại tái diễn trong tương lai chẳng xa, vì hàng loạt các coup khác đã được tung ra ngay sau đó. Như vụ Công ty tài chánh J.P Morgan-Chase bất ngờ tuyên bố lỗ 2 tỷ dollar vì đầu tư sai hướng, đó là coup đánh mạnh vào kinh tế thế giới hiện nay khiến giới đầu tư rất hoang mang phải chuyển tiền đi trú ẩn tại khu vực dollar khiến cho trái phiếu của TBN, Ý phải chịu lãi xuất cao hơn vì hiểm nguy nhiều hơn, đồng EURO giảm giá so với dollar, khiến Thủ Tướng Nhật Yoshihido Noda phải tuyên bố với hãng tin tài chánh Dow Jones Newswires là: “cuộc khủng hoảng nợ khu vực EURO là hiểm họa lớn nhất đối với kinh tế Nhật” nhưng vui nhất là chả quan chức nào của J.P Morgan-Chase bị khiển trách cả.

 

Trả lời phỏng vấn của CNBC, ông Nourel Roubini chuyên gia kinh tế toàn cầu phát biểu như sau: “sau Sarkozy đến lượt Angela Merkel cũng bị sa lầy”, ông này phát biểu trước cử tọa cả ngàn chuyên viên kinh tế cùng quan chức thế giới trong Hội Nghị SALT bàn về cơn bão suy thoái kinh tế Mỹ và sự tan rã của khu vực EURO, khủng hoảng quân sự tại Iran như sau: (xin đừng nhầm lẫn với từ ngữ SALT Strategic Arms Limitation Talk là từ ngữ nói về cuộc thương thảo giữa Liên Xô với Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược) “Ông lo ngại chính trị Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và nhiều nước Âu Châu khác sẽ lan rộng và đẩy kinh tế toàn cầu trật đường rầy”

 

Kinh tế thế giới sớm đi vào khủng hoảng/suy thoái đợt hai thực ra chính là đòn cực độc nhắm đánh Hán Hoa trong điều kiện Hán Hoa đang trải qua thời kỳ khủng hoảng lãnh đạo qua việc 9 tiểu  Hoàng Đế tại Trung Nam Hải chưa thỏa thuận được ai sẽ kế vị vai trò của 7 tiểu hoàng đế sẽ được thay thế trong nhiệm kỳ này để đưa Tập Cẩm Bình lên thay Hồ Cẩm Đào vào cuối năm nay. Theo tin ghi nhận, hiện đang có toan tính hoãn đại hội vì các thế lực tại Bắc Kinh chưa thể đạt được thỏa hiệp lựa chọn nhân sự vào 7 chức vụ Ủy Viên Thường Trực Bộ Chính Trị được dự trù sẽ bị thay thế trong năm nay. Nhưng tin đó chưa đủ chấn động bằng tin do do phóng viên The Eng Koon của AFP/Getty Images truyền đi nói rằng: “Nguồn tin cấp cao từ Bắc Kinh cho hay, Bộ Chính Trị lãnh đạo chủ chốt trong ĐCS/TQ đã đạt được 4 điểm đồng thuận sẽ được công bố trong ngày gần đại hội thứ 18 của Đảng CS/TQ như sau:

 

1-      Mọi thành phần xã hội nên chuẩn bị cử đại diênchuẩn bị tham gia Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp Mới cho T/Q, nhằm bảo đảm các quyền tự do của người dân.

2-      Sẽ có thông báo của Đảng CS/TQ là Đảng CS đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó như Đảng cầm quyền, đảng viên phải đăng ký lại với lựa chọn vào lại đảng hay bỏ đảng

3-      Pháp Luân Công cùng những ai đã bị đàn áp trong quá khứ sẽ được phục hồi và bồi thường

4-      Quân đội sẽ được quốc hữu hóa.

 

Dựa vào các diễn biến của tình hình nóng bỏng hiện nay trong Hoa Lục cũng như trên thế giới cho thấy Hán Hoa đang phải đối diện với sự chọn lựa tối hậu cuối cùng, trong giờ phút thập tử nhất sinh này, chả hiểu Đảng CS/TQ có còn cơ hội để tuyên bố như vậy hay không. Dường như đó lại chính là lý do tiềm ẩn phía sau khiến Uong Dương Bí Thư Tỉnh Quảng Đông tuyên bố trước đại hội địa phương của tỉnh Quảng Đông hôm may-9 là: “chúng ta phải vứt bỏ ý tưởng sai lầm cho rằng hạn phúc của người dân là do Đảng và chính phủ đem lại”. Lời tuyên bố đó tuy phù hợp với nguồn tin được AFP loan tải (về 4 điểm đồng thuận) nhưng việc này nói lên hai điều:

 

1-      Thứ nhất là Đảng CST/Q đã chuẩn bị các mặt từ tài chánh chiếm đoạt tối đa của cải của nhân dân Hoa Lục để làm giầu cho chín gia đình Tiểu Hoàng Đế nắm giữ Bộ Chính Trị, cũng như thế hệ con cháu đã được chuẩn bị thông qua các đại công ty hoặc các Viện đại học danh tiếng thế giới, các tổ chức bình phong cũng đã đủ nanh vuốt để nắm vững cục diện Hoa Lục đủ để Đảng CS dám vững tin chuẩn bị loan truyền tin như trên. Việc này cùng lúc Đảng CS/TQ vừa giải tỏa được đòi hỏi của dân Hoa Lục muốn dân chủ, vừa đáp ứng được đòi hỏi của Mỹ và thế giới đòi hỏi Hán Hoa phải cải cách hệ thống. Nói như lời Fared Zakaria trên đài CNN: “trong mấy chục năm qua Đảng CS/TQ đã điều hành Trung Hoa như một công ty chứ không phải một quốc gia, bây giờ là lúc họ phải cải tổ”.

 

Qua bốn cải cách cũng như các bài viết đã để lộ ra trong vài ba năm qua (như bài của Lưu Á Châu) cho thấy quả thực Hán muốn cải tổ Hoa Lục thành kiểu Liên Bang mô phỏng y hệt kiểu Liên Bang Mỹ, đây là giải pháp cho các tranh chấp chủng tộc trong lòng Hoa Lục như Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Đông/Choang (dân số khoảng 50 triệu người được coi là gốc VN thuần chủng còn sót lại tại Hoa Nam), đồng thời mở rộng và thay thế kiểu một quốc gia hai chế độ như Đặng đã chủ trương đối với Đài Loan, Hong Kông, để về lâu dài bao gồm luôn cả ĐNÁ vào Liên Bang Hán Hoa. Mỹ mà chấp nhận offer này thì Mỹ sẽ tiêu vong, vấn đề phải dẹp ngay cái tinh thần của chủ nghĩa đế quốc nước lớn của Hán, phải làm tê liệt thần kinh của Hán về lâu dài mới cải tổ thế giới được.

 

2 – Thứ hai lời phát biểu của Uông Dương Bí Thư Tỉnh Quảng Đông cũng cho thấy, Quảng Đông phải tự cứu lấy mình một khi Hán Hoa bị tan rã, nhất là khi đó đập Tam Khẩu có thể bị vỡ nhận chìm Hoa nam trong cả tháng dài, chết cơ man nào mà kể được. Uông Dương tất yếu phải tính như vậy vì mọi giao dịch ở bên ngoài Hoa Lục đều bằng tiếng Quảng, dân Quảng Đông chiếm đại đa số tại hải ngoại, chiếm 50% dân số Hán Hoa, Quảng phải lo cho Quảng là đúng rồi. Cứ đến Hong-Kông xem họ có chịu nói tiếng Bắc kinh hay không, vụ đối đầu vài tháng trước về than phiền của người Hong Kông liên quan đến tính lười biếng, cẩu thả của dân Hoa Lục nổ ra vì người Hoa Lục nói tiếng Bắc Kinh (Quan Thoại) với người Hông-Kông nói tiếng Quảng, người Hông-Kông nhất định cứ tảng lờ như không biết tiếng bắc Kinh, vụ này là tiêu biểu để ta đi đến kết luận sâu xa hơn về ý định của Uông Dương, Bí Thư Tỉnh Quảng Đông: “ông ta phải cứu lấy ự thịnh vượng cho Quảng Đông trong đó có Hong-Kông một khi Hán đụng độ với thế giới”.

 

Tưởng cũng cần lưu ý là Hán cũng đang diệu võ dương oai với bên ngoài và dễ dàng bị đẩy vào chiến tranh trong điều kiện tranh chấp nội bộ chưa xong, kinh tế thế giới đang đi vào khủng hoảng hiệp hai nặng nề thật sự với các diễn biến chưa thể lường hết được (cũng chả cần nói ra ở đây làm gì). Trước các bế tắc bên trong nước Hán về kinh tế, xã hội, mâu thuẫn với lân bang ngày càng quyết liệt, đến một lúc nào đó rất gần, Hán phải can dự vào các hoạt động quân sự bên ngoài để trấn áp các bất đồng bên trong, việc này đã sảy ra hoài trong lịch sử Hán, cụ thể như Đặng Tiểu Bình đã tung quân đánh VN năm 1979 để dẹp nhóm Tứ Nhân Bang.

 

Vụ Ông Hollande đắc cử Tổng Thống Pháp chưa hẳn là điều hay cho Pháp cũng như Âu Châu, nhiều khi lại là họa cho Cộng Đồng Âu Châu trong ngắn hạn, như một đòn mạnh quất vào lưng người dân Âu Châu để họ phải biết thực hiện các cải cách mang tính hệ thống thật sự. Chính trị mà, mưu thuật dụng với thù, nhưng cũng cần biết dụng với dân một khi biết dân suy nghĩ và hành động sai với thực tế của xã hội, đó mới thực sự là lãnh đạo, nếu không chỉ là mị dân mà thôi, cũng giống như nuôi con vậy mà, khi cần phải biết cứng rắn chứ không phải lúc nào cũng tình cảm ngọt ngào mà xong truyện lớn được. Vụ này cần được coi như một check point đối với thời điểm sảy ra biến cố chiến tranh lớn như đã trình bày trước đây.

 

Mọi vấn đề như vừa mới sảy ra trong hơn tuần qua cho thấy, kế sách được dàn dựng vi diệu, từ vụ Scarborough đến vụ Hollande, vụ J.P Morgan-Chase, đến các vụ leo thang đối đầu liên tục trên khắp các mặt trận khắp hướng khiến Hán trong thâm tâm chưa dám gây chiến hoặc đối đầu, nhưng bị đẩy vào thế bị động hoàn toàn trong khi lãnh đạo đang bị khủng hoảng từ cấp cao nhất, đó là thời điểm mong manh nhất đối với một nhà nước chuyên quyền đã được lịch sử chứng thực từ đông sang tây. Cho nên việc nâng cấp báo động của Quân Khu Quảng Châu lên cấp 2 trong 4 cấp, quân khu Nam Kinh/Quân Đoàn dù số 15 nâng cấp báo động lên cấp 3, Hạm đội Nam Hải tiến sát Phi đem theo 48 hỏa tiễn đều chẳng đem lại tác động gì đáng kể đối với sức công phá của chỉ một Tiềm Thủy Đỉnh loại Virginia vừa ghé thăm căn cứ Subic cũ do Mỹ để lại sau năm 1975 như hành động biểu dương lực lượng, (Scarborough cách Subic 145 hải lý) đúng như lời nhà phân tích người Nga thuộc Viện Địa Chính Trị, Ông Konstantin Sivkov cho hay: “Washington sẽ không bỏ lỡ cơ hội bắt con cá của họ” thực tế con cá đang bị vây khốn, vậy có ngư phủ nào chịu buông mồi hay không, mọi sự dường như đã xong.

 

G -Trận thư hùng tại Á Châu Thái Bình Dương

Hán sẽ không từ bỏ mục tiêu của mình như con thú hoang dã ham mồi bất chấp toan tính của người thợ săn khôn ngoan (Totem Sói), khi bị đẩy vào chân tường, chúng sẽ hành động quyết liệt trên khắp mọi mặt trận, các diễn biến đã trình bày trong các phần trên, phần này được coi như tóm lược kế hoạch tác chiến của Hán cũng như các đáp ứng của thế giới,do thế chỉ mang tính ước lệ, mọi diễn biến của tình hình phải dựa vào các biến cố sẽ sảy ra trong tương lai tới đây mới có thể nhìn rõ ràng hơn, để từ đó mọi người có thể đánh giá chính xác hơn về các diễn biến cụ thể sẽ sảy ra, đồng thời cũng xác định hướng tiến tới của lịch sử như đã dự kiến.

 

Chủ trương chiến lược của Hán gồm mấy điểm sau:

1-      Xử dụng tối đa lực lượng dân quân giả dạng dân thường qua mọi hình thức đẻ tiến hành tiếm đoạt ngầm lãnh thổ cùng tài nguyên nước khác để mở rộng lãnh thổ, khi cần thì công khai với sự yểm trợ ngầm của quân đội Hán Hoa để chiếm các vùng khác nhau của từng quốc gia riêng rẽ, mua chuộc các cấp chính quyền địa phương để tiến tới việc thao túng chính trị, quân sự, biến nước đó thành chư hầu thi hành đường lối do Hán vạch ra. Sudan là cụ thẻ, LHQ đã thông qua hướng dẫn chống cướp đất của dân trên phạm vi toàn cầu hôm 14-5-2012, theo LHQ số đất bị cướp lên đến 200 triệu hecta trong thập niên qua, tương đương với 8 lần diện tích của nước Anh, đa số tại Châu Phi và Châu Á. Hướng dẫn này thực tế nhắm vào chủ trương cứơp cạn của Bắc Kinh.

 

2-      Bất đắc dĩ nếu kế trên bị cản trở, Hán Hoa sẽ tổ chức chiến tranh giới hạn để xua dân quân xâm lăng một vùng chiến lược nhất định, sau đó trở lại đặt điều kiện thương thuyết với các bên liên quan, nhưng cuộc di dân chiếm đất này không gây ra chiến tranh lớn khiến Hán bị uy hiếp mọi mặt có thể bị đẩy vào tình trạng bất ổn xã hội leo thang, chủ trương này làm vô hiệu hóa mọi hệ thống vũ khí hiện đại cùng guồng máy chiến tranh khổng lồ và rất hữu hiệu của Mỹ có thể khai triển trên phạm vi toàn cầu.

 

3-      Một khi bất đắc dĩ phải chấp nhận chiến tranh toàn diện với Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ, Hán sẵn sàng chấp nhận chiến tranh toàn diện bằng cách kết hợp di dân nhắm vào mọi hướng xung quanh Hán Hoa, kết hợp với chiến tranh Cyber War, chiến tranh trên không trung nhắm đánh trực tiếp vào hệ thống vệ tinh, khủng bố sinh học, chấp nhận một cuộc chiến nguyên tử với mọi phía kể cả Nga, Ấn, Nhật. Hán ước tính là cuói cùng Hán vẫn còn ít nhất 300 triệu dân, đủ để thôn tính thiên hạ.

 

Do định hướng chiến lược nêu trên, Quân Ủy T/Ư cùng Bộ TTM quân Hán đề ra các hướng tác chiến như sau:

 

1-      Bất ngờ xua dân tiến chiếm một số cứ điểm được coi là quan trọng đang trong vòng tranh chấp với các phía để tạo thế mạnh để thương thuyết về quyền lợi của Hán. Kế này khiến các nước liên hệ không thể xử dụng quân đội để ngăn chặn trong khi lực lượng cảnh sát của các nước đó lại không được chuẩn bị để can thiệp vào các vùng xa xôi hẻo lánh trên biển cả cũng như trên vùng biên giới, kế này cũng làm xé lẻ các nước ĐNÁ ra để thương thảo tay đôi để Hán tiến thêm từng bước trong tiến trình dài, cuối cùng Hán vẫn ngoạm hết các lãnh thổ được Hán coi là ưu tiên chiếm đoạt. Chủ trương cụ thể của Hán là ưu tiên chiếm các đảo xung quanh Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật như Senkaku, với Đại Hàn trên vùng Hoàng Hải cũng như với VN trên vùng Vịnh Bắc Bộ, hoặc xa hơn là các đảo hoang vu không người ở thuộc dãy hải đảo thuộc quần đảo Solomon, Mariana… đều nằm trong mục tiêu của chiến dịch này. Nhật mới đây cố tình để lộ kế hoạch tái chiếm Senkaku sau khi giả định là Hán sẽ xua hải quân giả dạng ngư dân bất ngờ chiếm Senkaku là có ý bắn tiếng cho Bắc Kinh biết là Nhật biết rõ ý đồ của Hán Hoa, do thế Nhật đã quyết định đặt các đảo trong vòng tranh chấp không người ở dưới sự kiểm soát của Quân Đội Nhật.

 

2-      Nếu chiến cuộc lao thang, Quân Đội Hán sẵn sàng lao vào cuộc chiến giới hạn chiếm một số vùng chiến lược nhất định với dân số đông lên đến hàng chục triệu, nhưng không dẫn đến chiến tranh nguyên tử bằng hỏa tiễn đạn đạo với các lâng bang. Kế này phải thi hành bất ngờ mau chóng bằng cách xua dân chiếm cứ các vùng biên giới các lân bang, kết hợp với việc gây chiến tranh cục bộ để phân hóa lực lượng đối phương. Cụ thể của kế này là Hán gián tiếp xử dụng Pakistan mở chiến tranh với Ấn để Hán rảnh tay xua quân chiếm bang Arunachal Pradesh của Ấn, xúi Bắc Triều Tiên tấn công giới hạn Nam Triều Tiên, xử dụng hải quân gia tăng uy hiếp VN cũng như Phi Luật Tân, mục đích để dân Hán bất ngờ tràn vào Siberia của Nga tiến càng xa lên phí bắc cùng phía duyên hải càng tốt, quân Hán sẽ đi sau để bảo vệ dân Hán chiếm Siberia. Đồng thời ngay sau đó Hán cũng xua quân chiếm cảng Cam Ranh của VN, mở chiến tranh giới hạn khắp Đông Dương khiến quân VN không thể can thiệp nhằm ngăn chặn đã di dân của Hán băng qua biên giới Việt, Lào, Thái Lan cũng như trên các vùng duyên hải và một số hải đảo thuộc chủ quyền các nước ĐNÁ.Đó thực ra chính là kế phối hợp quân dân sự của Hán để cắm dùi chiếm đất trên quy mô rộng hơn.

 

3-      Khi đối đầu leo thang trên toàn Á Châu và Tây Thai Bình Dương Hán chấp nhận một cuộc chiến toàn diện với Ấn Độ tại vùng Tây Nam Á trên đất liền cũng như trên biển bằng mọi loại vũ khí chiến lược kể cả nguyên tử, chấp nhận cuộc chiến với Nga, với Nhật bản cũng như với Mỹ trong mọi hình thái chiến tranh, đặc biệt nhắm vào chiến tranh trên mạng nhắm đánh ngay vào hạ tang cơ sở của Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ. Khả năng một cuộc chiến toàn diện có vẻ ít có khả năng sảy ra hơn, nhưng chiến tranh nguyên tử cùng hỏa tiễn đạn đạo giới hạn giữa ba tay chơi trong vùng là Hán, Ấn và Pakistan là rất hiện thực. Hán phải bảo đảm là mọi tình huống sảy ra như thế nào thì dân Hán phải chiếm lĩnh tối đa diện tích đất đai trong vùng Siberia, Trung Á, Đông Dương cùng các hải đảo tại vùng biển Hoa Đông, biển ĐNÁ, cũng như vùng dãy hải đảo Kuril vùng biển Okhotsk hiện do Nga kiểm soát mục đích vừa chuẩn bị chiến tranh du kích làm tiêu hao gây bất ổn trong vùng ĐNÁ song song với việc xây dựng cùng lúc Tuyến hải Đảo thứ nhất  (vùng biển lưỡi bò) và tuyến hải đảo thứ hai vùng biển đông Tây Thái Bình Dương.

 

 Kế hoạch tác chiến của Hán thực ra chẳng qua mặt được ai, Mỹ cũng như các đồng minh khi đề ra chiến lược chống khủng bố Hồi Giáo thực ra chỉ là ngọn, gốc chính là lấy cớ đó để tăng cường chuẩn bị binh lực cũng như chiến trường để quật ngã Hán, bắt con cá lớn như lời chuyên gia Nga Konstantin Sivkov đã nói tới. Quan sát cuộc chiến chống khủng bố sau 9-11 đến nay cùng các chuẩn bị về mặt tuyên truyền chiến lược đặc biệt xung quanh vấn đề ngày tận thế Apocalypse 21-12-2012 đều cho thấy tính thống nhất trong toàn bộ sách lược nhằm chuẩn bị tinh thần dân chúng toàn cầu cho một biến cố cực lớn sẽ sảy ra và đang được giàn dựng vào thời điểm xung quanh năm 2012 hoặc 13. Thực ra Hán bị động trong cuộc chiến mà Hán chưa chuẩn bị xong, mọi thứ đều đang dang dở, Hán chỉ mới đủ lực đe dọa lân bang nhỏ phía nam, chưa đủ lực ra mặt thách thức với đối thủ như Nhật chứ chưa nói đến Mỹ, do vậy phía Mỹ cũng chỉ tương kế tựu kế tĩnh tọa chiêm quan những động thái do Hán tung ra, các nước Á Châu sẽ phải hành động để đẩy Hán đến chỗ bị tan rã từ bên trong, mãnh hổ nan địch quần hổ là vậy.

 

Xét cho cùng ra Á Châu tất yếu phải trải qua một cuộc cách mạng xã hội toàn diện bằng vào một cuộc chiến tranh giữa họ với nhau để tàn phá mọi tàn tích của trật tự cũ, để trên căn bản đó mới xây dựng lại một trật tự mới được. Bản đồ Á Châu phải vẽ lại ở nhiều nơi để hình thành những quốc gia mới, để rồi sau đó một thời gian dài có thể trăm năm sẽ tái hợp trở lại trên căn bản mới, phải tan rồi mới hợp được là thế. Trong các nước mới đó, ta hãy mường tượng Hoa Lục cũng đã chia thành cả chục nước, Pakistan cũng phải bị xé lẻ thành ba nước khác nhau mới giải quyết được các tranh chấp trong vùng Trung Á. Riêng vùng bán sa mạc Balochistan thuộc duyên hải phía tây cảng Karachi của Pakistan có nhiều khả năng sẽ kết hợp với một phần vùng duyên hải đông nam Iran trở thành một quốc gia mới.

 

Nếu một dự tính như vậy được hình thành thì Hạm Đội 5 của Mỹ hiện đóng tại Bahrain sẽ di chuyển đến vùng này (nhất là cảng Gwadar hiện do Hán Hoa xây dựng và khai thác) bằng vào các chuẩn bị của phía Mỹ trong vùng cũng như các chuẩn bị bố trí quân Mỹ tại Á Châu cùng các thay đổi cục diện tại các nước thuộc Châu Phi, Trung Cận Đông, Châu Á (Oman cùng Yemen, Djibouti, nam/bắc Sudan, Miến Điện, VN) đều cho ta thấy khả năng quân Mỹ sẽ tái phối trí trong vùng Ấn Độ Dương hướng đến Trung Á thông qua hàng loạt các căn cứ liên hiệp dọc theo duyên hải quan trọng để hình thành cứ điểm mạnh hỗ trợ cho các nền dân chủ còn non kém nằm sâu trong nội địa vốn là nơi hàm chứa các bất ổn và cũng là nơi các thế lực nội địa luôn kình chống nhau.

 

Mọi diễn biến mà nhân loại đang trải qua không thể được giải thích theo kiểu của các thế lực thực dân kiểu cũ vẫn dựa vào chủ nghĩa quốc gia nước lớn để tuyên truyền cho mưu cầu việc tái lập trật tự cũ đã bị loài người gạt bỏ, thế giới không thể giải quyết từng vụ xung đột riêng lẻ được, hành động như vậy chỉ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn mà thôi và càng để lâu tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Hãy lấy trường hợp Hán Hoa hay VN để luận, ta thấy điều gì ở hai nước đó, cả hai đều cho thấy một xã hội bị băng hoại toàn diện, xã hội được cai trị kiểu sứ quân chồng lên sứ quân, chồng lên sứ quân, đại đa số người dân đều mất hẳn tính hướng thiện, nguồn gốc bất ổn trên quy mô toàn cầu xuất phát từ nền tảng đó, như vậy nhân loại có thể sửa chữa một hệ thống tạo dựng ra những con người như vậy hay không, câu trả lời thật rõ ràng là các xã hội ấy tất yếu phải trải qua một cuộc cách mạng thật sự để đưa cả các dân tộc ấy vào bồn gột rửa, quyết chẳng còn cách nào khác như lời Cụ Lý Đông A đã nói trước đây trên 60 năm.

 

Đảng CSVN quả thực đang trải qua thời kỳ hoang mang cao độ, tất cả đều báo hiệu cuộc cách mạng thật sự mà cả dân tộc đang mong chờ, một cuộc cách mạng mang tính chính lược làm thay đổi hướng đi của dân tộc, để mở ra một trang sử mới, vĩnh viễn chấm dứt mọi tàn tích nô dịch mà Hán đã cột chặt vào đầu cổ dân ta suốt mấy ngàn năm qua. Đó mới thực là chiến thắng lớn của cả loài người tiến bộ trên thế giới này nhằm tiến tới việc xây dựng văn minh mới trên phạm vi toàn cầu .

 

Xin đa tạ quý bạn đã đọc bài viết này

San Jose May18-2012

Nguon:www.diendannguoivietquocgia.com

 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List