Các Bà Lên Ngôi I
Nguyễn thị Cỏ May
Ngày Quốc tế Phụ nữ năm
nay 8/3/2013 ở Âu châu và riêng ở Pháp có nhiều điều mới lạ rất đáng quan tâm.
Không vì Các bà xuống đường đông đảo hơn các năm trước mà vì Các bà đạt được
nhiều thắng lợi quan trọng và nhứt là, năm nay, nảy sanh ra cách tranh đấu và
quan niệm về phụ nữ khác hơn, lạ hơn trước đây.
Thường không có ai có thể quên được cái ngày trọng đại
8-3 được Liên Hiệp Quốc, năm 1977, chánh thức ban hành là Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Nhứt là các ông, nếu quên là tai họa ập xuống không tài nào đỡ nổi.
Khi nói về ngày 8/3, tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ trong
sáng nhứt, dễ hiểu nhứt, viết "La journée internationale de la Femme”
(Ngày Quốc tế Phụ nữ). Nhưng năm nay Các bà muốn nói lại cho đúng theo ý Các bà
"La journée internationale des Droits de la femme” (Ngày quốc tế Nữ quyền)
để hàm ý yêu sách của phong trào phụ nữ.
Ở Pháp, các hội phụ nữ, như hội “Osez le féminisme” (Hãy
dám tranh đấu cho nữ quyền) năm nay dùng khẩu hiệu “Ngày Quốc tế Nữ quyền” (La
Journée Internationle des Droits des Femmes) thay thế cho “Ngày Quốc tế Phụ nữ”
(La Journée Internationale de la Femme). Bà Bộ trưởng về Phụ nữ, Bà Najat
Vallaud-Belkacem, cũng đã đồng ý gọi ngày 8/3 là “Ngày Nữ quyền”. Bà còn bảo vệ
sự thay đổi của bà bằng một thông cáo chánh thức:
“Ngày 8 tháng Ba, như đôi khi cho tới nay,
người ta hiểu đó là ngày của phụ nữ (bà nhấn mạnh chữ “la” chỉ giống cái) vinh
danh cái gọi là lý tưởng phụ nữ để có dịp đem quà tặng như bông hồng, dầu thơm,
nữ trang,... Nhưng không. Ngày đó phải là ngày động viên công quyền để nhằm
nhắc nhở sự bình đẳng nam/nữ là một ưu tiên..."
Nhưng sau cùng, người ta vẫn có thể dùng cả hai tên gọi
ngày quốc tế phụ nữ.
Và cũng Các bà, nhơn dịp Ngày quốc tế Phụ nữ năm nay, đưa
ra 3 cách cử hành lễ. Nhưng trên thực tế, sau 36 năm tranh đấu đầy gay go, gian
khổ, ngày nay, địa vị người phụ nữ đã được cải thiện tới đâu? Bình đẳng nam/nữ
đã thật sự được san bằng?
Biểu tình ở Âu châu
Báo chí nhận xét năm nay nữ giới Âu châu phản ứng về Ngày
quốc tế Phụ nữ có 3 cách: đòi hỏi bình đẳng giới tính, tranh đấu chống lại “nam
giới chế” (phallocratie) bạo hành hoặc không làm lễ để biểu hiện thái độ khinh
bỉ sự lợi dụng thấp hèn ngày phụ nữ của giới thương mãi.
“Nam giới chế” do từ nguyên Hi-Lạp, “phallus” có nghĩa là
giới bắn ra tinh trùng và “kratos” có nghĩa là quyền lực, uy quyền.
“Nam giới chế” là một hệ thống quyền lực có đặc tính
thống trị văn hóa, xã hội và mang biểu tượng nam giới áp đặt lên phụ nữ. Sơ
khởi, “nam giới chế” xuất hiện dựa trên sự tin tưởng rằng chỉ nam giới mới có
khả năng sanh sản là khả năng bắn tinh trùng và người phụ nữ sanh đẻ không gì
khác hơn là bộ phận tiếp nhận. Đàn ông đươc đánh giá cao và có xu hướng thi
hành quyền lực, nhứt là lên phụ nữ, là do có sức mạnh thể chất. Từ đó, đàn ông
còn được biểu dương là phái mạnh. Và phụ nữ là phái yếu. Phụ nữ được xem như
thứ phó sản bị giới hạn trong vai trò truyền thống sanh sôi nảy nở, tức bảo tồn
chủng tộc.
Ngày Phụ nữ vẫn được hiểu là ngày để động viên dư luận
tôn trọng và ủng hộ nữ quyền. Trên khắp thế giới, nhiều tổ chức lên tiếng nhắc
lại những bất bình đẳng nam/nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội.
Ở Bỉ, điều đáng chú ý để nhằm đánh động dư luận về vấn đề
phụ nữ, có nhiều cuộc biểu tình được tổ chức dưới những hình thức khác nhau.
Những cuộc diển hành đông đảo trên đường phố. Từ ngày 6 tới ngày 15 tháng 3,
mọi nhà trong các khu phố thủ đô Bruxelles tổ chức những sanh hoạt về phụ nữ
cho tất cả mọi người có thể tham gia. Riêng tại khu phố Molenbeek-Saint-Jean,
chương trình còn gồm thêm những tiết mục khá hấp dẫn như nhăm nhi tại chỗ,
chiếu phim và khiêu vũ, ca nhạc,. ..
Nhưng trên thực tế, khoản cách về lương bổng giữa nam/nữ
ở Âu châu vẫn còn khá quan trọng. Ở Đức, lương của công nhơn phụ nữ thấp hơn
nam giới cùng nghành nghề là 22,3%, ở Pháp, từ 22% tới 27%. Nhìn chung phụ nữ
Âu châu nghèo hơn nam giới mặc dầu Các bà có trình độ học vấn tương đương với
nam giới.
Cho tới năm nay 2013, trên khắp thế giới, vẫn còn không
ít phụ nữ chưa hưởng được chế độ pháp lý, giáo dục hoặc có việc làm.
Ở xứ Congo, phụ nữ được sử dụng làm phương tiện phục vụ
chiến tranh và là nạn nhơn những vụ bạo hành và bị đối xử mất nhơn phẩm. Tại
một số quốc gia như Ấn Độ ngày nay, phụ nữ vẫn còn bị “kết án số phận phụ nữ”
ngay từ lúc mới sanh.
Nữ quyền trong ngôn ngữ
Trước đây vài thập niên, trong tiếng Pháp
không có những danh từ chỉ về nghề nghiệp hay địa vị của người phụ nữ vì ngày
xưa người phụ nữ không đảm nhiệm những vai trò ấy hay nghề nghiệp ấy. Như từ
“Docteur” (bác
sĩ) chớ không có từ để chỉ “nữ bác sĩ” tuy nay đã có nhiều phụ
nữ làm bác sĩ. Tổng Bộ trưởng hay Dân biểu... đều là những danh từ ở thể giống
đực (masculin) mà thôi. Và theo quy luật văn phạm pháp, một câu có nhiều từ
thuộc giống cái, nhưng có một từ thuộc giống đực, thì cả câu ấy theo giống đực
khi viết.
Nay, nhơn ngày 8/3, Các bà đưa ra đề nghị
để bảo vệ thật sự địa vị phụ nữ, hãy mạnh dạn sửa đổi luật văn phạm, như một
câu có nhiều từ giống đực, có một từ giống cái thì trở thành giống cái và viết
những từ liên hệ đến phụ nữ theo giống cái hẳn hoi. Các bà đưa ra thí dụ cụ
thể: Nữ Tổng thống viết theo giống cái “La Présidente ", các Tổng Bộ trưởng:
La Ministre, Nữ bác sĩ: La Doctoresse, Nự giáo sư: La Professeure, Nữ luật sư:
L'avocate,... Các bà muốn xác nhận địa vị phụ nữ ngay trong ngôn ngữ và sửa đổi
luật văn phạm Pháp làm cho xã hội sẽ từ từ quen sự thay đổi này.
Nhơn ngày Quốc tế Phụ nữ, ở Thụy Sĩ có một
tờ báo đặc biệt phụ nữ phát hành một số dành riêng cho phụ nữ. Đó là tờ báo Le
Courrier xưa nay tranh đấu mạnh cho nữ quyền, nay Ngày Quốc tế Phụ nữ, sửa lại
tên tờ báo thành La Courrier theo giống cái. Từ trang đầu đến trang
cuối, tờ báo đều viết theo giống cái mặc dầu biết điều đó là sai văn phạm và
nghe rất chói tai. Nhưng phải làm.
Để làm sáng tỏ việc sửa đổi mẹo luật văn
phạm Pháp ngữ, bà Chủ nhiệm báo La Courrier tổ chức họp báo giải thích:
“Sự bình đẳng Nam/Nữ phải được thể hiện
qua sự trông thấy, ghi nhận mà sự trông thấy trên ngôn ngữ là thực tế hơn hết.
Cái đặc tính liên hệ đến nữ phái hay tính bình đẳng Nam/Nữ mà không nói rõ ra,
viết rõ ra, thì không làm sao được công khai thừa nhận. Vì vậy trong ấn bản tờ
La Courrier này, Ban Biên tập quyết định viết tất cả các từ liên hệ tới phụ nữ
đều ở giống cái hết. Nhưng khi có các từ giống đực chỉ riêng đàn ông, chúng tôi
không can thiệp. Chúng tôi chỉ viết theo giống cái tất cả khi có từ chỉ giống
cái".
Các bà lên ngôi có đe dọa địa vị các Ông?
Cho tới nay, xã hội này là của đàn ông vì
nền giáo dục thế giới mặc nhiên định phận cho phụ nữ trong quan hệ ứng xử
nam/nữ là phụ nữ bị thua thiệt trước nam giới. Phụ nữ bị xếp theo “phái yếu
“tuy chưa chắc các bà yếu hơn ai. Còn đàn ông sanh ra là “phái mạnh “rồi. Cho
nên ngày nay, Giáo hội Vatican vẫn không cho phép phụ nữ làm Linh mục mặc dầu
linh mục đang trong tình trạng cực kỳ khan hiếm. Cũng như Phật giáo vẫn chưa
chịu để đàn bà làm Huề thượng mặc dầu các bà có tu học và đạo hạnh cao hơn rất
nhiều Thầy chùa đang sanh hoạt Phật sự hiện nay. Điều này do bị chi phối bởi
cái luật bất bình đẳng bất thành văn có từ muôn thuở. Nên bà Simone de
Beauvoir, triết gia pháp, viết “Người ta không phải sanh ra là Đàn bà, mà
chính xã hội đã làm cho trở thành đàn bà".
Trong đời sống xã hội, Liên Hiệp quốc và
các nhà lãnh đạo quốc gia luôn luôn kêu gọi dành cho phụ nữ nhiều cơ hội phát
triển hơn nữa. Trên thực tế, ở nhiều nơi, người phụ nữ khi có cơ hội, đã chứng
mình họ không thua kém đàn ông trong những chức vụ xưa nay dành cho đàn ông. Cụ
thể hôm 8/3 vừa qua, Hàng không Air France của Pháp đã tổ chức một chuyến bay
Paris - Hoa Thạnh Đốn bằng Airbus 380 do một ê-kiếp hoàn toàn phụ nữ gồm 2 nữ
phi công và 22 nữ nhơn viên phi hành đoàn. Và chuyến bay chở 516 hành khách đã
đáp xuống đúng giờ tại phi trường quốc tế Hoa-Thạnh-Đốn.
Chuyến bay đánh dấu ngày quốc tế phụ nữ,
hàng năm Hãng Air France vẫn tổ chức cho nhơn viên phi hành phụ nữ bay nhưng
mới năm nay, Air France cho bắt đầu bằng máy bay khổng lồ Airbus 380.
Thật trớ trêu khi người phụ nữ thành công
trong những công việc xưa nay do đàn ông làm thì đã thấy xuất hiện những lo
ngại sự phát triển của nữ giới sẽ trở thành mối đe dọa cho địa vị của các ông.
Mối lo sợ bỗng ám ảnh các ông thật sự khi có một bài báo chạy tít “Sự kết
thúc của đàn ông".
Thế là các ông đã tới thời mạc vận rồi!
Nhưng trên thực tế, người phụ nữ đã đẩy
các ông ra ngoài lề xã hội để ngồi chơi xơi nước chưa?
Xưa nay, người phụ nữ Việt Nam trong tiềm
thức vẫn mang nặng trách nhiệm “phụ nữ, gia đình, con cái". Tuy nhiên, với
sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội liên tục trong thời gian qua, nỗi ám
ảnh tổ tông này cũng đã lần hồi mờ nhạt đi.
Người phụ nữ Việt Nam ngày nay cũng đã có
quan niệm về địa vị người phụ nữ khác hơn:
“Ngày xưa phụ nữ lớn lên mặc nhiên là
phải lấy chồng và có con, còn hiện nay thì quan điểm đó cũng bớt nhiều. Ngày
nay người ta còn nhìn thấy sự nghiệp, cuộc sống. Còn thế hệ trẻ hơn mình có đầy
đủ tự do thoải mái hơn, đi du lịch nhiều hơn, làm việc và sống cho bản thân là
ưu tiên ".
Tại các nước phát triển như Âu và Mỹ, địa
vị trong quan hệ xã hội của người phụ nữ càng thể hiện rõ nét. Các thống kê ở
Mỹ vào năm 2011 cho thấy có tới 57% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ giới.
Phụ nữ cũng chiếm đa số trong nhiều ngành. Họ chiếm 1/3 số bác sĩ, 54% nhơn
viên kế toán, 45% ngành luật và khoảng 50% ngành ngân hàng và bảo hiểm.
Một nghiên cứu khác vào năm 2010 của Hội
đồng Cao học Mỹ cho thấy tỷ lệ nữ giới lấy bằng tiến sĩ tại Mỹ trong niên khóa
2008 đến 2009 cũng cao hơn nam giới. Theo nghiên cứu này thì số nữ sinh viên
nhận bằng tiến sĩ chiếm 50,4% trong tổng số người nhận bằng tiến sĩ, và xu
hướng này theo dự đoán còn tiếp tục. Ông Nathan Bell, Giám đốc Ban Nghiên cứu
và Phân tích chánh sách của Hội đồng Cao học Mỹ cho biết:
“Chắc chắn đây là một xu hướng mà chúng
tôi đã nhìn thấy từ trước. Trong một vài năm trước đã có nhiều phụ nữ có được
các bằng tiến sĩ và đến năm 2009 lần đầu tiên chúng tôi thấy phần nhiều các
bằng tiến sĩ tại các ngành là do phụ nữ nắm giữ. Cho nên có thể nói là dựa vào
các số liệu của chúng tôi và ở các nguồn khác, chúng tôi có thể thấy
được xu hướng này và kết quả là như vậy vào năm 2009, và sẽ tiếp tục vào năm
2010."
Ngày nay, phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn
vào các ngành công nghệ cao mà trước kia những nghành nghề này thường được nghĩ
là chỉ dành cho nam giới. Số liệu thống kê của Hội đồng Cao học Mỹ cho thấy
trong năm 2009, số phụ nữ nhận bằng tiến sĩ về công nghệ chiếm 22%, tăng gấp
đôi so với cách đây 20 năm.
Tại các nước khác, tỷ lệ phụ nữ tốt nghiệp
đại học cũng cao hơn so với nam giới hoặc xấp xỉ nam giới. Cô Jin Wang, tác giả
của bản báo cáo về nữ giới xuất bản trong năm nay của Công ty Tư vấn mỹ McKenzy
cho biết:
"Chúng tôi nghiên cứu phân tích
các dữ liệu về phần trăm phụ nữ tốt nghiệp đại học tại 10 nước và kết quả cho
thấy là 60% sinh viên tốt nghiệp là nữ, ví dụ như Trung Quốc, Nhật Bản và Nam
Hàn, Indonesia cũng có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp đại học là phái nữ".
Điều kiện học tập và cơ hội nghề nghiệp được cải thiện đã giúp phụ nữ có
được mức thu nhập cao hơn so với đàn ông, theo báo cáo của bảng thống kê về lợi
tức của các gia đình Mỹ những năm gần đây.
Nguyễn thị Cỏ May
__._,_.___
Các Bà Lên Ngôi II: Những
Nữ Hoàng Không Ngai
Nguyễn
thị Cỏ May
Những cái nhìn về người
Phụ nữ
Ngày nay, chắc chắn không còn ai ngạc nhiên khi thấy một
số không ít phụ nữ làm lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo các Tổ chức quốc gia, quốc
tế hay xí nghiệp lớn. Tại các nước phát triển Âu Mỹ, tỷ lệ phụ nữ nắm giữ chức
vụ lãnh đạo các công ty lớn ngày càng cao. Hiện tượng xã hội này đã không tránh
khỏi làm cho các ông lo ngại. Thật vậy, sự thay đổi tiến bộ ở các bà đã tự
nhiên làm cho vai vóc các ông bị thu nhỏ lại. Các ông trở thành những “cậu bé
trưởng thành” hay những “cậu bé có tuổi”. Có người trước thực tế này còn phán
một câu vô cùng thảm hại “hết thời của đàn ông” rồi!
Ở Mỹ ngày nay, phụ nữ phát triển về mặt xã hội đã làm cho
người ta cảm thấy khá rõ là đàn ông như chậm trưởng thành hơn trước đây. Các bà
gọi hiện tượng này một cách khá mỉa mai đó là “những người đàn ông không muốn lớn”.
Tuy nhiên khi đề cập tới phụ nữ, các danh nhân có nhiều ý
kiến khác nhau. Kịch tác gia Pháp Racine thời cổ điển viết “Không thể được,
bản chất phụ nữ là nổi loạn khi nắm giữ trách nhiệm. Họ mơn trớn, họ do dự. Nói
rõ một lời, họ là đàn bà”.
Nhà văn Pháp Alexandre Dumas nhận xét về phụ nữ “Một
sự thất bại dự liệu trước. Chúng ta dám nói phụ nữ kém khả năng hơn đàn ông.
Thượng Đế tạo ra người phụ nữ vào chiều thứ Bảy. Các bà cảm thấy mệt mỏi”.
Nhà văn Jean-Jacques Rousseau viết “Làm vui lòng đàn
ông, có ích cho đàn ông, làm cho đời sống của đàn ông dễ chịu và ngọt ngào, đó
là bổn phận của người phụ nữ”.
Nhà văn La Bruyère cho rằng “phụ nữ là những người cực
đoan: hoặc họ là những người tuyệt vời hơn đàn ông, hoặc họ là những người tồi
tệ hơn đàn ông”. Trái lại, chánh khách Pháp, ông Talleyrand, có nhận xét
tích cực về phụ nữ “Nơi nào có nhiều đàn ông đã thất bại, một phụ nữ tới
thay thế sẽ thành công”
Mao trạch đông nói về phụ nữ “Mọi việc gì đàn ông làm
được thì người phụ nữ cũng có thể làm được”.
Nhà văn Stendhal Pháp quả quyết “Chấp nhận người phụ
nữ một cách hoàn toàn bình đẳng sẽ là cách biểu dương chắc chắn hơn hết sự văn
minh và gia tăng gấp đôi sức thông minh của loài người”.
Những Nữ Hoàng có ngai
Trong số phụ nữ lãnh đạo quốc gia vừa được bổ sung một
bóng hồng có Nữ Tổng thống Hàn quốc vừa đắc cử, bà Park Geun-hye, 61
tuổi, con gái của Cựu Tổng thống Park Chung-hee. Bà độc thân, không con cái, là
phụ nữ lãnh đạo đầu tiên của xứ có lịch sử dài trọng nam khinh nữ.
Lịch sử danh nhơn đáng dành thì giờ để đọc và đọc kỹ có
lẽ chỉ có lịch sử nữ danh nhơn là nên đọc hơn hết. Suốt thời gian dài, người
phụ nữ không được xuất hiện công khai, không được hưởng những quyền lợi mà
người đàn ông thừa hưởng một cách bình thường như quyền đi học, quyền làm việc
ngoài gia đình, quyền đi lại,... Ngày nay thế giới hiện có 13 phụ nữ đang nắm
vai trò lãnh đạo quốc gia, tưởng cũng nên nhắc lại vài hàng tên tuổi của các bà
để chúng ta đừng quên. Nhưng trước khi lượt kê tên tuổi các bà, nghĩ không thể
bỏ quên những phụ nữ Việt Nam hiện nay ở tại Việt Nam đang bị bạo quyền cộng
sản Hà Nội xử nhiều năm tù chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước chống đảng cộng sản bán
nước cho Tàu hoặc bảo vệ đất đai của nông dân chống lại sự cướp đoạt của đảng
cộng sản. Đó là những Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi, Bùi thị
Minh Hằng,...
Giờ đây, xin mời xem tiểu sử Nữ danh nhơn thế giới.
Bà Yingluck Shinawatra, 46 tuổi, trở thành Thủ
tướng Chánh phủ của Thái Lan từ tháng 8/2011. Bà là Nữ Thủ tướng đầu tiên và
trẻ nhứt của xứ này từ 60 năm qua.
Bà Cristina Fernandez de Kirchner
Bà Cristina Fernandez de Kirchner năm nay 60 tuổi
đương kim Tổng thống thứ 55 của Á-Căn-Đình (Argentine, Nam Mỹ), là góa phụ của
người tiền nhiệm, Nestor Kirchner. Bà Ceistina là Nữ Tổng thống đầu tiên của
Á-Căn-Đình được bầu và là người phụ nữ thứ hai nắm giữ địa vị lãnh đạo quốc gia
trong lịch sử xứ này. Trước đó, Bà Isabel Martinez de Perón là Tổng thống của
Á-Căn-Đình từ năm 1974 tới năm 1976.
Bà Helle Thorning-Schmitd,
Bà Helle Thorning-Schmitd, 58 tuổi, trở thành Thủ
tướng Đan-Mạch (Danemark) từ ngày 03/10/2011 và cũng là người phụ nữ đầu tiên
trong lịch sử đảm nhiệm chức vụ này.
Bà Angela Merkel
Bà Thủ tướng Cộng hòa Liên Bang Đức, Angela Merkel,
đươc chánh giới Âu châu tặng cho biệt danh là “Bà đầm thép”. Năm nay, Bà
Merkel, 59 tuổi, là người phụ nữ đầu tiên của nước Đức từ năm 2005.
Bà Dilma Vana Rousseff, 66 tuổi, là đương kim Tổng
thống thứ 36 của xứ Ba-Tây (Brésil). Bà cũng là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo quốc
gia ở Nam Mỹ La-Tinh
Bà Julia Eileen Gillard
Thủ tướng Julia Gillard phát thưởng cho học
sinh Úc gốc Việt xuất sắc trong kỳ thi trung học
Bà Julia Eileen Gillard, 52 tuổi, hiện là Thủ
tướng thứ 27 của Liên bang Úc. Bà là bóng hồng đầu tiên lãnh đạo xứ này từ
tháng 6/2011. Dân chúng Âu châu hoan nghênh lập trường của bà đối với những đòi
hỏi vô lý và trịch thượng của Hồi giáo di dân ở Úc.
Bà Ellen Jhonson Sirleaf, năm nay 65 tuổi, là Tổng
thống thứ 24 của xứ Libérie. Trước đó, bà đã làm Bộ trưởng Tài chánh từ 1979
tới 1980 dưới thời Tổng thống William Tolbert. Cho tới nay, bà đã nắm giữ chức
vụ Tổng thống xứ Libérie được 8 năm và là phụ nữ Phi châu đầu tiên giữ vai trò
lãnh chánh phủ.
Bà Sheikh Hasina năm nay 66 tuổi là Thủ tướng xứ
Bangladesh từ năm 2009. Trước đó, bà cũng đã từng giữ chức vụ Thủ tướng của xứ
này, từ năm 1966 tới 2001. Bà Seikh cũng chính là trưởng nữ của Tổng thống
Bangladesh đầu tiên, ông Seikh Mujibur Rahman.
Bà Laura Chinchilla Miranda, 55 tuổi, là Nữ Tổng
thống đầu tiên của Costa Rica. Bà là phụ nữ thứ 6 trong lịch sử châu Mỹ La-Tinh
giữ cương vị Tổng thống từ 5/2010.
Bà Johanna Sigurdardottir, 71 tuổi, là Nữ Thủ
tướng đầu tiên của Iceland. Ngoài ra, bà còn là người phụ nữ lãnh đạo đầu tiên
công khai thừa nhận sự đồng tính luyến ái.
Bà Kamla Persad-Bissessar, 61 tuổi, là Nữ Thủ
tướng đầu tiên của Cộng hòa Trìdad và Tpbago từ tháng 5/2010
.
Bà Dalia Grybauskaitè là Tổng thống của Lithuanie
từ tháng 7/2009 và cũng là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo xứ này.
Nay là thời của các Bà đã tới
Chúng ta đang ở đúng vào thời điểm mà hai trào lưu xã hội
đang hội nhập để khai mở ra thời của các Bà. Theo luận đề của nữ ký giả người
Mỹ, bà Hanna Rosin, thì hai trào lưu đó đã diển ra từ nhiều thập niên qua ở Âu
châu và, trong gần đây, tiếp theo ở Á châu. Đề cập về 2 trào lưu đó, người ta
thấy, một mặt ở Hoa Kỳ, ở Âu châu, ở Á châu, các cô thành công trong việc học
đông hơn và giỏi hơn các cậu, giựt nhiều bằng cấp hơn các cậu và tạo thành
những đội ngũ lớn những người có văn bằng đại học. Mặt khác, sự tiến triển nền
kinh tế thế giới làm cho những khu vực nghề nghiệp mà trước giờ dành riêng cho
các ông nay bắt đầu hầu như biến mất “cái đặc tính đàn ông” đó như xây dựng, xe
hơi, kỹ nghệ. Ngày nay, trên những điêu tàn của cái thế giới nghiệp vụ đàn ông
xuất hiện một quang cảnh cơ bản khác biệt: phần lớn những việc làm ở khu vực
dịch vụ phát triển và do các bà đảm nhiệm. Các ông bị thất nghiệp và nằm nhà.
Các bà thay thế các ông lo đời sống gia đình. Đây là lúc
không còn cái “khuôn mẫu đàn ông lo đời sống gia đình”. Tức “hết thời đàn ông”
rồi.
Khi nhận xét sự thay đổi vai trò xã hội giữa các ông và
các bà, người ta thấy sở dĩ các bà chiếm địa vị của các ông dễ dàng và mau lẹ
vì các bà uyển chuyển. Đàn ông một sớm một chiều bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống
vì thiếu khả năng hội nhập vào hai cuộc cách mạng thầm lặng: cách mạng kinh tế
làm cho sức mạnh vai u thịt bắp không còn quan trọng như trước đây nữa và cách
mạng nữ quyền giúp người phụ nữ biết nắm bắt mọi cơ hội đưa đến để giúp giải
phóng nữ giới. Ngoài ra, ở Mỹ, Âu châu, Á châu, xu hướng chung của nữ giới là phải
đạt trình độ học vấn cao, có lòng ham muốn làm việc, chậm lập gia đình và chậm
có con, biết gia tăng sự hiện diện phụ nữ trong dân số lao động, chiếm lĩnh
nhiều nghành nghề trước đây chỉ dành riêng cho đàn ông, đòi hỏi mức lương cao
hơn chồng.
(Còn tiếp)
Nguyễn thị Cỏ May
__._,_.___
Nữ
Quyền Trong Thời Đại Toàn C ầu
Nguyễn
Thị Cỏ May
Một vòng quanh thế giới
Năm nay, Ngày Quốc tế Phụ nữ được các Tổ chức Phụ nữ Pháp tổ chức tại Paris nhằm đặt trọng tâm cổ súy sự bình đẳng Nam/Nữ với sự tham dự của Ông Laurent Fabius, Tổng trưởng Ngoại giao Pháp.
Tại buổi lễ, Ông Tổng trưởng nhấn mạnh về chủ trương của Chánh phủ Pháp đối với việc bảo vệ người phụ nữ “Sự tranh đấu chống lại phụ nữ bị bạo hành là một ưu tiên trong các ưu tiên của chánh sách đối ngoại của Chánh phủ Pháp”.
Pháp đặc biệt quan tâm đến sự tôn trọng và thực hiện Qui ước loại bỏ mọi hình thức kỳ thị đối với người phụ nữ. Tại Liên Hiệp Quốc, Pháp đóng góp việc soạn thảo và đưa ra Nghị quyết “Phụ nữ, Hòa bình và An ninh “. Nghị quyết này kêu gọi các Quốc gia Hội viên LHQ tăng cường việc bảo vệ người phụ nữ trong chiến tranh và sự tham gia của người phụ nữ trong những cuộc đàm phán về hòa bình và an ninh. Riêng Pháp, năm 2010, đã ban hành một kế hoạch quốc gia nhằm thực hiện “Phụ nữ, Hòa bình và an ninh”.
Riêng năm nay, ở Pháp xuất hiện một Phong trào tranh đấu cho phụ nữ ”Hommes-auféminin” (phải dịch xát nghĩa là “Đàn Ông ở giống cái”). Phong trào gồm những người đàn ông thứ thiệt hoàn toàn, đầy đủ ngũ chi, thoa son môi, đánh phấn lên mặt, sơn móng tay, có người đội tóc giả,… xuống đường biểu tình Ngày Quốc tế Phụ nữ chung với các Tổ chức phụ nữ. Họ giải thích làm như vậy để nhằm đánh động dư luận ủng hộ nữ quyền, phản đối sự phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ cố hữu.
Nhơn ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, thử đi một vòng từ Âu châu qua Phi châu, rồi qua Á châu, để biết mỗi nơi tổ chức vinh danh người phụ nữ khác nhau như thế nào.
Ở Tàu, nơi có tiếng cực kỳ trọng nam khinh nữ, ngày 8/3 lại là ngày lễ chánh thức được nghỉ làm việc. Cho có vẻ tôn trọng người phụ nữ. Người cộng sản tàu cũng như cộng sản hà nội, trước khi cắt cổ người dân, họ thoa thuốc đỏ để khử trùng!
Ở Madagascar, ngày 8/3 cũng là ngày nghỉ lễ phụ nữ. Không biết mấy anh chàng xứ này xử lý thế nào với ít nhưt 4 bà vợ chánh thức để thể hiện sự công bình, tôn trọng nữ quyền nhơn ngày phụ nữ?
Ở Ý, người đàn ông có văn hóa dâng lên người phụ nữ của mình cành hoa mimosa để biểu lộ tinh thần kính trọng người phụ nữ. Nên trong ngày 8/3 hằng năm, ở Ý có tới 10 triêu cành mimosa bán cho các ông.
Ở Bulgarie, ngày 8/3, đàn ông phải biếu nữ đồng nghiệp, vợ, bồ, mẹ, mỗi người ít nhứt một bó bông, nếu không có thêm những món quà khác.
Riêng ở Arménie, ngày 8/3 kéo dài suốt tháng và quà biếu cho phụ nữ cũng kéo dài suốt tháng. Những thanh niên thất nghiệp hoặc nghèo, vừa cuối tháng 2, đã bắt đầu chạy trốn qua nước khác tỵ nạn phụ nữ cho tới tháng 4 mới dám trở về.
Thân phận người phụ nữ trên thực tế ngày nay
Lễ lộc, quà biếu, bông hoa cho ngày 8/3 chỉ nhằm xoa dịu thoáng qua nổi đau khổ triền miên của người phụ nữ. Trên thực tế, thân phận của người phụ nữ vẫn chưa thật sự được cải thiện như mong đợi.
Như ta thấy trên đây, ngày nay, người phụ nữ đông đảo đổ đạt cao, đi làm đủ nghành nghề và lương bổng cao, lo đời sống gia đình vì chồng thất nghiệp. Vậy mà, sau ngày làm việc, về nhà, người phụ nữ vẫn thàng nhiên đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ, lo cơm nước, chăm sóc con cái, giặt giủ,… Người đàn ông chẳng những không phụ giúp mà còn quyết liệt phản kháng phải làm những công việc nhà xưa nay đã đặc biệt dành riêng cho người phụ nữ.
Theo Bà Hanna Rosin mô tả thì người phụ nữ trên thế giới ngày nay, nếu có đi làm công việc có lương nuôi sống gia đình, đồng thời vẫn gánh vác vai trò truyền thống mà xã hội chờ đợi ở người phụ nữ.
Thật ra ai cũng thừa nhận địa vị phụ nữ đã thay đổi khá quan trọng trên nhiều địa hạt, từ gia đình tới ra ngoài xã hội. Tuy nhiên, đa số phụ nữ đi làm việc vẫn có mức lương thấp hơn đàn ông và chỉ có thiểu số nắm giử những chức vụ chỉ huy trong xí nghiệp hay chánh phủ. Đàn ông chẳng những chưa thật sự “biến mất” để nhường chổ cho các bà mà cái “biến mất” kia như Bà Hanna Rosin cấu tạo thành mô hình xã hội cũng chỉ có giá trị mang tính thời sự mà thôi. Vì thế, hồi tháng 10/2012, lần đầu tiên sau sự khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp nam/nữ ở Huê kỳ ngang ngửa nhau. Số đàn ông kiếm được việc làm trở lại đông hơn phụ nữ.
Người ta nhận thấy người phụ nữ không thể ôm hết tất cả vào người cùng một lúc. Có khi các bà phải chấp nhận rời công việc để tiếp tục học thêm hoặc chăm sóc con cái.
Việc nhà của người phụ nữ, nhứt là người phụ nữ việt nam trước đây, như cơm nước, chăm sóc con cái,… là một bộ phận không thể tách rời của thiên chức người phụ nữ. Một thiên chức cao quí mà người đàn ông không thể chu toàn. Chỉ có thể phụ giúp đở đầng mà thôi. Nên định chế hóa để thực hiện bình đẳng về quan hệ nam/nữ trong vai trò xã hội sẽ khó thực hiện.
Nhưng bạo hành người phụ nữ, đối xử bất công về quyền lỡi, về luật pháp đối với người phụ nữ là điều dứt khoát phải thật sự chắm dứt ngay.
Ở Tàu, ngày nay nạn gái thiếu trai thừa do chánh sách chọn nam của Bắc kinh đã gây ra thảm họa không thể giải quyết trong ngắn hạn được, chẳng những về mặt nhân xã, mà cả về mặt kinh tế quốc gia. Về mặt này, Việt nam học theo Tàu nên hiện có hằng triêu thanh niên sống trong cảnh “ế vợ”.
Đến lúc người phụ nữ phải tự chủ
Những vụ bạo hành trong gia đình không phải chỉ là những xung đột, cải vả bình thường mà là những hành động bị luật pháp xử lý. Liên Hiệp quốc và Hội Đồng Âu châu đều ngăn cấm vì đó là những vi phạm nhơn quyền. Bạo hành làm tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe của nạn nhơn phụ nữ, ảnh hưởng nặng lên tâm lý trẻ con. Cứ 1 phụ nữ trên 10 là nạn nhơn của bạo hành trong gia đình. Ở Âu châu hiện có 4 triêu phụ nữ là nạn nhơn của bạo hành gia đình.
Năm nay, Ngày Quốc tế Phụ nữ được các Tổ chức Phụ nữ Pháp tổ chức tại Paris nhằm đặt trọng tâm cổ súy sự bình đẳng Nam/Nữ với sự tham dự của Ông Laurent Fabius, Tổng trưởng Ngoại giao Pháp.
Tại buổi lễ, Ông Tổng trưởng nhấn mạnh về chủ trương của Chánh phủ Pháp đối với việc bảo vệ người phụ nữ “Sự tranh đấu chống lại phụ nữ bị bạo hành là một ưu tiên trong các ưu tiên của chánh sách đối ngoại của Chánh phủ Pháp”.
Pháp đặc biệt quan tâm đến sự tôn trọng và thực hiện Qui ước loại bỏ mọi hình thức kỳ thị đối với người phụ nữ. Tại Liên Hiệp Quốc, Pháp đóng góp việc soạn thảo và đưa ra Nghị quyết “Phụ nữ, Hòa bình và An ninh “. Nghị quyết này kêu gọi các Quốc gia Hội viên LHQ tăng cường việc bảo vệ người phụ nữ trong chiến tranh và sự tham gia của người phụ nữ trong những cuộc đàm phán về hòa bình và an ninh. Riêng Pháp, năm 2010, đã ban hành một kế hoạch quốc gia nhằm thực hiện “Phụ nữ, Hòa bình và an ninh”.
Riêng năm nay, ở Pháp xuất hiện một Phong trào tranh đấu cho phụ nữ ”Hommes-auféminin” (phải dịch xát nghĩa là “Đàn Ông ở giống cái”). Phong trào gồm những người đàn ông thứ thiệt hoàn toàn, đầy đủ ngũ chi, thoa son môi, đánh phấn lên mặt, sơn móng tay, có người đội tóc giả,… xuống đường biểu tình Ngày Quốc tế Phụ nữ chung với các Tổ chức phụ nữ. Họ giải thích làm như vậy để nhằm đánh động dư luận ủng hộ nữ quyền, phản đối sự phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ cố hữu.
Nhơn ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, thử đi một vòng từ Âu châu qua Phi châu, rồi qua Á châu, để biết mỗi nơi tổ chức vinh danh người phụ nữ khác nhau như thế nào.
Ở Tàu, nơi có tiếng cực kỳ trọng nam khinh nữ, ngày 8/3 lại là ngày lễ chánh thức được nghỉ làm việc. Cho có vẻ tôn trọng người phụ nữ. Người cộng sản tàu cũng như cộng sản hà nội, trước khi cắt cổ người dân, họ thoa thuốc đỏ để khử trùng!
Ở Madagascar, ngày 8/3 cũng là ngày nghỉ lễ phụ nữ. Không biết mấy anh chàng xứ này xử lý thế nào với ít nhưt 4 bà vợ chánh thức để thể hiện sự công bình, tôn trọng nữ quyền nhơn ngày phụ nữ?
Ở Ý, người đàn ông có văn hóa dâng lên người phụ nữ của mình cành hoa mimosa để biểu lộ tinh thần kính trọng người phụ nữ. Nên trong ngày 8/3 hằng năm, ở Ý có tới 10 triêu cành mimosa bán cho các ông.
Ở Bulgarie, ngày 8/3, đàn ông phải biếu nữ đồng nghiệp, vợ, bồ, mẹ, mỗi người ít nhứt một bó bông, nếu không có thêm những món quà khác.
Riêng ở Arménie, ngày 8/3 kéo dài suốt tháng và quà biếu cho phụ nữ cũng kéo dài suốt tháng. Những thanh niên thất nghiệp hoặc nghèo, vừa cuối tháng 2, đã bắt đầu chạy trốn qua nước khác tỵ nạn phụ nữ cho tới tháng 4 mới dám trở về.
Thân phận người phụ nữ trên thực tế ngày nay
Lễ lộc, quà biếu, bông hoa cho ngày 8/3 chỉ nhằm xoa dịu thoáng qua nổi đau khổ triền miên của người phụ nữ. Trên thực tế, thân phận của người phụ nữ vẫn chưa thật sự được cải thiện như mong đợi.
Như ta thấy trên đây, ngày nay, người phụ nữ đông đảo đổ đạt cao, đi làm đủ nghành nghề và lương bổng cao, lo đời sống gia đình vì chồng thất nghiệp. Vậy mà, sau ngày làm việc, về nhà, người phụ nữ vẫn thàng nhiên đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ, lo cơm nước, chăm sóc con cái, giặt giủ,… Người đàn ông chẳng những không phụ giúp mà còn quyết liệt phản kháng phải làm những công việc nhà xưa nay đã đặc biệt dành riêng cho người phụ nữ.
Theo Bà Hanna Rosin mô tả thì người phụ nữ trên thế giới ngày nay, nếu có đi làm công việc có lương nuôi sống gia đình, đồng thời vẫn gánh vác vai trò truyền thống mà xã hội chờ đợi ở người phụ nữ.
Thật ra ai cũng thừa nhận địa vị phụ nữ đã thay đổi khá quan trọng trên nhiều địa hạt, từ gia đình tới ra ngoài xã hội. Tuy nhiên, đa số phụ nữ đi làm việc vẫn có mức lương thấp hơn đàn ông và chỉ có thiểu số nắm giử những chức vụ chỉ huy trong xí nghiệp hay chánh phủ. Đàn ông chẳng những chưa thật sự “biến mất” để nhường chổ cho các bà mà cái “biến mất” kia như Bà Hanna Rosin cấu tạo thành mô hình xã hội cũng chỉ có giá trị mang tính thời sự mà thôi. Vì thế, hồi tháng 10/2012, lần đầu tiên sau sự khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp nam/nữ ở Huê kỳ ngang ngửa nhau. Số đàn ông kiếm được việc làm trở lại đông hơn phụ nữ.
Người ta nhận thấy người phụ nữ không thể ôm hết tất cả vào người cùng một lúc. Có khi các bà phải chấp nhận rời công việc để tiếp tục học thêm hoặc chăm sóc con cái.
Việc nhà của người phụ nữ, nhứt là người phụ nữ việt nam trước đây, như cơm nước, chăm sóc con cái,… là một bộ phận không thể tách rời của thiên chức người phụ nữ. Một thiên chức cao quí mà người đàn ông không thể chu toàn. Chỉ có thể phụ giúp đở đầng mà thôi. Nên định chế hóa để thực hiện bình đẳng về quan hệ nam/nữ trong vai trò xã hội sẽ khó thực hiện.
Nhưng bạo hành người phụ nữ, đối xử bất công về quyền lỡi, về luật pháp đối với người phụ nữ là điều dứt khoát phải thật sự chắm dứt ngay.
Ở Tàu, ngày nay nạn gái thiếu trai thừa do chánh sách chọn nam của Bắc kinh đã gây ra thảm họa không thể giải quyết trong ngắn hạn được, chẳng những về mặt nhân xã, mà cả về mặt kinh tế quốc gia. Về mặt này, Việt nam học theo Tàu nên hiện có hằng triêu thanh niên sống trong cảnh “ế vợ”.
Đến lúc người phụ nữ phải tự chủ
Những vụ bạo hành trong gia đình không phải chỉ là những xung đột, cải vả bình thường mà là những hành động bị luật pháp xử lý. Liên Hiệp quốc và Hội Đồng Âu châu đều ngăn cấm vì đó là những vi phạm nhơn quyền. Bạo hành làm tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe của nạn nhơn phụ nữ, ảnh hưởng nặng lên tâm lý trẻ con. Cứ 1 phụ nữ trên 10 là nạn nhơn của bạo hành trong gia đình. Ở Âu châu hiện có 4 triêu phụ nữ là nạn nhơn của bạo hành gia đình.
Luật pháp không đủ khả năng bảo vệ hữu hiệu người phụ nữ chống lại bạo hành thường xuyên và ở ngay trong gia đình thì người phụ nữ vì sự an ninh bản thân và con cái, họ không có cách gì khác hơn là phải tự lo bảo vệ cho chính mình. Người phụ nữ không muốn cứ tiếp tục triền miên làm nạn nhơn nữa. Họ bắt đầu đi học nghề võ. Môn võ họ học là một môn võ tự vệ của Do thái có tên là Krav Maga, có nghĩa là “cận chiến”. Đây là môn võ giúp người phụ nữ kỷ thuật tự vệ khi bị tấn công như đánh lại địch thủ hoặc thoát chạy khi địch thủ qua hung hảng . Ở ngay Paris, có một trường dạy Krav Maga. Phụ nữ tới học ngày càng đông.
Krav Maga du nhập vào Palestine năm 1940 để huấn luyện lính Do thái, sau đó dân sự hóa, phổ biến rộng ở Âu châu và ngày nay trỏ thành một môn võ quốc tế. Phụ nữ rất thích học. Trong hơn 9 ngàn người pháp tốt nghiệp môn võ này, có 15% phụ nữ. Từ vài năm nay, số phụ nữ tăng lên từ 2%, 3%. Đó là chỉ dấu cho thấy phụ nữ quan tâm tự bảo vệ an ninh bản thân. Mặt trái nói lên tình trạng họ bị hành hung ngày thêm trầm trọng mà chánh quyền không đủ khả năng bảo vệ họ.
Cảnh sát và Quan thuế cũng có trường dạy môn Krav Maga. Lúc đầu, trường mở lớp dạy võ cho nhơn viên công quyền. Nữ nhơn viên xin học.
Trước một tình trạng bị hăm dọa và nguy hiểm, sau khi né tránh không được, thì chỉ còn phải phản ứng để tự vệ. Một phụ nữ yếu đuối, cân nặng 40 kg, vẫn có thể tự giải thoát khỏi sự bạo hành của một đối phương đàn ông lực lưởng, chỉ cần với hai ngón tay mềm mại chọc đúng vào chổ bí hiểm của đối phương. Môn Krav Maga huấn luyện phụ nữ những kỷ thuật nhuần nhuyễn nhắm đánh chính xát những tử huyệt của đối phương như mắt, yết hầu, đơn điền, điểm hạ bộ, …Những đòn đơn giản, không đòi hỏi nhiều ở sức mạnh, nhưng lại vô cùng hữu hiệu để tự vệ. Mục đích của phụ nữ nạn nhơn không phải đánh thắng đối phưong, mà chỉ nhằm tự giải thoát khỏi tình trạng bị hành hung để kịp tháo chạy. Đó là ý nghĩa thật sự của “tự vệ”.
Người phụ nữ nên học môn võ này để cảm thấy thoải mái, không phải trong gia đình mà thôi, mà còn những lúc đi đường. Như ở Paris, trong hành lang Métro.
Nhiều người học xong, khi gặp chuyện, họ chưa sử dụng sở học nhưng chính nhờ có vài ngón nghề hộ thân đã giúp họ giử được sự bình tỉnh mà trước kia họ không có.
Những chuyện phụ nữ bị bạo hành xảy ra hằng ngày, trong nhà ngoài ngỏ, đã làm cho người phụ nữ, hơn ai hết, luôn luôn sống trong tình trạng âu lo, bất an.
Một bà học viên 39 tuổi kể chuyện “Trước đây, chồng tôi cứ bắt nạt tôi mỗi khi anh ta không hài lòng chuyện gì. Lắm khi, anh ta tát tay tôi, đè tôi vào tường làm cho tôi ngộp thở. Từ hôm biết tôi đi học Krav Maga, anh chàng bắt đầu thay đổi thái độ. Thỉnh thoảng quen thói cũ, muốn đánh tôi hay áp tôi vào tường, lại vội rút lại cử chỉ và bỏ đi chỗ khác. Sau đó làm lành với tôi”.
Môn võ Krav Maga là thần dược làm dịu thần kinh thường căng thẳng của đàn ông. Trước mọi tình huống bị hăm dọa, các bà, với Krav Maga, sẳn sàng ứng xử đẹp.
Vừa rồi, Hội Luật gia Á châu ở Huê kỳ và nhiều Hiệp Hội bảo vệ phụ nữ chống bạo hành trong gia đình đã lên tiếng hoan nghênh Tổng thống Obama, ngày 7/3, 2013, ký tiếp tục ban hành luật chống bạo hành phụ nữ trong gia đình.
Đây là một niềm vui lớn đối với phụ nữ Huê Kỳ. Sau gần ba năm vận động của Trung tâm luật pháp, Quốc Hội Huê Kỳ đã thông qua dự luật mở rộng sự bảo vệ phụ nữ chống lại những bạo hành trong gia đình.
Từ nay, những phụ nữ nạn nhơn sẽ có chổ tỵ nạn dài hạn và hưởng được trợ cấp xã hội sống qua ngày chờ tái ổn định đời sống.
Người ta sanh ra không phải là phụ nữ nhưng khi trở thành phụ nữ thì hầu như:
“Tất cả đau khổ của trần gian,
Trời đã dành riêng để tặng nàng»*!
* Rất tiếc không nhớ tên tác giả
Nguyễn thị Cỏ May
__._,_.___
No comments:
Post a Comment