Popular Posts

Friday, April 12, 2013

Cuộc đời và cái chết rất buồn


 

----- Forwarded Message -----
From

 

Friday, March 29, 2013


 Bẩy Hồng: Di… chúc !


 Cuộc đời và cái chết rất buồn


image

Trong nhiều vụ án tranh chấp về tài sản thừa kế, kiện tụng đòi chia nhà cửa, đất đai… của con cháu khi cha mẹ mất đi, có những vụ việc làm biết bao người, không chỉ người trong cuộc, phải đau đớn, day dứt mãi, chuyện này không của riêng ai, ai cũng có thể gặp phải.

 

Chuyện gia đình bà nguyên Bộ trưởng…

Đây là câu chuyện đau lòng tôi từng biết. Đọc từng tập hồ sơ, từng lời viết “kêu cứu” của nạn nhân là con cháu của bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, bà là Thứ trưởng Bộ Y tế và sau cùng là Giám đốc Trung tâm Nhi khoa… Ngôi nhà với gần 1.000 mét vuông, hai mặt tiền ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.Hồ Chí Minh (đối diện công viên Tao Đàn, quận 1), vốn là của ông bà Dương Minh Thới và Hà Thị Ngọc ( cha mẹ của bác sĩ Dương Huỳnh Hoa)

Cũng trong ngôi nhà này, ông Thới có hàng ngàn cổ vật, trở thành bộ sưu tập mang tên Dương Hà (họ của ông Thới và vợ ghép lại). Bà Hoa là con gái của ông Thới, cũng sớm làm cách mạng. Sau ngày thống nhất đất nước, bà Hoa đưa người chồng, tên là Huỳnh Văn Nghị (SN 1928) về nhà ở rể. Năm 2006, vì vợ chồng bà Hoa không có con, nên theo ý nguyện của ông bà Thới để lại, ngôi nhà và bộ sưu tập đồ cổ phải được lưu giữ truyền lại cho các con cháu dòng họ sau này, và đây cũng là nơi để con cháu dòng họ thờ cúng ông bà tổ tiên. Vì dòng họ không còn ai, nên bà Hoa đã lập di chúc vào ngày 23.2.2006 để lại ngôi nhà cùng tài sản cho ông Đỗ Tường Phước, là cháu ngoại của ông Dương Minh Thới, gọi bà Hoa bằng dì ruột. Di chúc cũng được bà Hoa và ông Huỳnh Văn Nghị ký tên, có công chứng tại Phòng công chứng số 1 - TP.Hồ Chí Minh.

Ông Đỗ Tường Phước cũng là một người trong ngành y, là một dược sĩ, là cháu ngoại của ông Thới, vốn trước đây từng lăn lộn góp sức với dì ruột của mình là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đóng góp cho ngành y tế nước nhà, trong đó có việc xây dựng hình thành Trung tâm Nhi khoa, hiện nay trực thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 - TP.Hồ Chí Minh. Ông Phước nói chuyện với tôi trong nước mắt và đầy cay đắng. Khi bà Hoa mất đi, ông Nghị sống một mình trong ngôi nhà bề thế rộng lớn ngay trung tâm thành phố, đã làm ông động lòng trắc ẩn và sợ một cái gì đó, nên gọi gia đình ông Phước, người được thừa kế tài sản về sống chung một nhà. Ông Phước cho biết: “Lúc đó, là khoảng giữa năm 2009, ông Nghị yêu cầu gia đình tôi về sống chung với ông để tự giữ tài sản, đồ đạc mà bà Hoa đã di chúc để lại cho tôi. Thương dì chúng tôi đã mất, nên chúng tôi đều rất thương ông là dượng rể trong nhà. Nhưng chữ ngờ ai biết được…”.

 

image

Một góc bộ sưu tập đồ cổ của ông Dương Minh Thới, nay đã bị lấy đi.

Thay đổi di chúc xoành xoạch

Ngày 26.8.2009, ông Huỳnh Văn Nghị đến Phòng công chứng số 1 - TP.Hồ Chí Minh lập “di chúc” với nội dung: “Ông Nguyễn Quốc Nam, sinh năm 1986, ngụ 417 đường Minh Phụng, phường 19, quận 11 sẽ thừa hưởng di sản thừa kế do tôi để lại là một phần thuộc sử dụng, sở hữu của tôi trong bất động sản số 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3”. Nhưng đến ngày 1.9.2009, ông Phước lại bất ngờ biết chuyện ông Huỳnh Văn Nghị đến văn phòng luật sư Đông Dương, quận 8 để làm… tiếp một “di chúc” khác với nội dung để lại toàn bộ tài sản chứ không phải là một phần. Trong bản di chúc này ông Nghị viết: “Tôi và vợ tôi Dương Quỳnh Hoa, đã mất ngày 26.2.2006 là chủ sở hữu toàn bộ động sản có trong căn nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3 (có danh mục đính kèm, gồm 2.310 món đồ cổ). Vợ chồng tôi không có con chung, con riêng.

Cha mẹ vợ tôi đã chết trước vợ tôi nên toàn bộ số tài sản trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi”. Và nội dung quan trọng trong bản di chúc này là: “Sau khi tôi qua đời, ông Nguyễn Quốc Nam, sinh năm 1968 ngụ 417 đường Minh Phụng, quận 11, sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế là các động sản nói trên do tôi để lại. Ngoài Nguyễn Quốc Nam , tôi không để lại cho bất cứ ai”. Ông Phước cho biết: “Gia đình tôi hoàn toàn không biết ông Nam là ai”. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây, mà có dấu hiệu không bình thường khi ngôi nhà trị giá hàng trăm tỉ đồng và bộ sưu tập đồ cổ vô giá của ông bà Thới để lại (chính ông Nghị cũng thừa nhận điều hiển nhiên này), được ông này thay đổi di chúc lần thứ… 4!

Với bản di chúc chính tay ông Nghị viết vào ngày 1.9.2009 ở văn phòng luật sư Đông Dương, quận 8, thì chỉ sau 15 ngày, tức vào ngày 15.9.2009, cũng chính ông Nghị trở lại văn phòng luật sư này làm “Giấy hủy bỏ di chúc” lập ngày 1.9.2009. Lúc này, ông Nghị lại thừa nhận bản di chúc được lập lần đầu tiên cùng với vợ của mình là bà Hoa vào năm 2006. Dấu hiệu không bình thường của ông lại thể hiện một lần nữa, là vào ngày 25.1.2011, ông Nghị lại đến Phòng công chứng số 1… lập di chúc với nội dung: “Sau khi tôi qua đời thì toàn bộ phần sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của tôi và phần di sản tôi được thừa kế của vợ tôi… tôi không để lại cho ông Đỗ Tường Phước nữa mà để lại cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai, sinh năm 1972, ngụ 716/H Hậu Giang, phường 12, quận 6”.

 

Kiện rồi lại rút

image

Trong khi ông Nghị lập di chúc để tài sản cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai nào đó, hoàn toàn xa lạ với dòng họ Dương, thì đùng một cái, ngày 29.1.2011, ông Nghị nộp đơn “khởi kiện” ông Đỗ Tường Phước, tức là cháu ngoại dòng họ Dương mà theo ý nguyện của bà Hoa, là người được thừa hưởng tài sản theo di chúc lúc bà còn sống. Cũng trong đơn khởi kiện, ông Nghị “đồng ý thanh toán 1 phần 6 giá trị quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai cho ông Phước”. Như vậy, từ cuối năm 2009 đến thời điểm đầu năm 2011, ông Nghị đã thay đổi liên tục ít nhất 6 lần lập di chúc, rồi thay đổi nội dung di chúc cho đến khởi kiện ra tòa. Ngày 15.2.2011, TAND quận 3 đã ra quyết định thụ lý vụ án dân sự, mà ông Nghị nộp đơn khởi kiện. Rồi lại thêm một lần nữa, cũng chính ông Nghị viết đơn đề ngày 21.9.2011 gửi đến TAND quận 3 với nội dung xin rút đơn kiện vô điều kiện. Do vậy, ngày 30.9.2011, TAND quận 3 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, số 32/2011/DS ngày 15.2.2011 về tranh chấp thừa kế, mà ông Nghị là nguyên đơn, bị đơn là ông Phước.

Như vậy, sau khi rút đơn kiện ông Phước, coi như bản di chúc mà ông Nghị cho tài sản thừa kế cho những người “lạ” nêu trên đều bị mất tác dụng, coi như bản di chúc được lập năm 2006, thời điểm bà Hoa còn sống lại trở về vị trí… đích thực của nó. Tuy nhiên, lần này diễn biến câu chuyện lại đi vào tình thế khác, với nhiều “tay” máu mặt lao vào… kiếm chác.

 

Sau khi rút đơn kiện ông Phước, ông Huỳnh Văn Nghị tiếp tục “gây sốc” cho dòng họ Dương, đó là hiến tặng toàn bộ sưu tập đồ cổ cho Bảo tàng TP.Hồ Chí Minh. Ông Nghị gửi đơn kêu cứu khắp nơi, khắp nơi đều im lặng, đùng một cái, ngày 16.3.2011, các cơ quan chức năng của TP.Hồ Chí Minh, huy động hàng trăm người vào nhà mang đi toàn bộ đồ cổ, mà ông Phước cho biết là hơn 3.000 món đồ vật, trị giá cực kỳ lớn.

 

image

Ông Huỳnh Văn Nghị 2011

Càng khó hiểu hơn về hành động của ông Nghị, đó là đầu tháng 11.2011, gia đình ông Phước bị “khủng bố” tinh thần khi xuất hiện một vị cảnh sát mang hàm trung tá, đến gia đình xưng là Nguyễn Minh Hưng, dẫn theo một số người đòi “trục xuất” gia đình ông Phước ra khỏi nhà, vì được ông Nghị thuê làm. Thấy việc bất bình và ngang trái, ông Phước gửi đơn đến cơ quan công tác của vị trung tá cảnh sát này, thì ông Hưng “biến mất”, nhưng gần đây lại xuất hiện người khác cũng đòi “trục xuất” gia đình ông Phước ra khỏi ngôi nhà của cha ông họ. Ông Phước cho biết: “Gia đình tôi đang bị nhiều người lạ ngày đêm đe dọa, họ nhăm nhe vì ngôi nhà mà chúng tôi phải ra sức bảo vệ để làm nơi thờ phụng cho ông bà”.

 

 

Phùng Bắc

 

Di sản của ông bà, cha mẹ để lại thường là thảm họa cho các cháu về sau, ngoại trừ người quản lý di sản đó phải là người có lương tri, còn người quản lý di sản vô trách nhiệm muốn độc chiếm cho riêng gia đình, thì sẽ để lại hậu quả khôn lường cho chính con cháu họ./.

 

Cuộc đời và cái chết rất buồn của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa

 

image

Cố bác sĩ Dương Quỳnh Hoa

BBT.- Bài viết của Mai Thanh Truyết dưới đây có phần đúng sau ngày MTGPMN bị “chặt đầu”. Bài còn thiếu ở phần cuộc đời bà Hoa, có thể gọi là quan trọng lý do thúc đẩy bà theo CS, từ ngày học tại Pháp cho đến ngày chia tay Bs Trần Kim Tuyến tại quán ăn Thủ Đức đi vào khu. Muốn cho đầy đủ, tác giả nên hỏi lại các nhân vật sau đây: Bs Trần Văn Đỗ, BộTrưởng Ngoại Giao VNCH, người Chị ruột bà Hoa cũng là bác sĩ, làm viện Pasteur Saigon, Bs Nguyễn Văn Thọ, TGĐ Thông Tin Đệ Nhứt CHVN và Bs Trần Kim Tuyến.

 

Cuộc đời và cái chết của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa

Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25-2-2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2.

Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên.

 

Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.

Sự im lặng của CS Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.

 

Ô. Bà DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

 

image

Ông Huỳnh Văn Nghị và vợ - BS Dương Quỳnh Hoa, chụp ở chiến khu năm 1970

BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40.

Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự.

LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.

Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN.

Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN. (MTDTGPMN) dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô “bưng” qua ngõ Ba Thu -Mỏ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.

Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS.

Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán.

Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô “bưng” năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.

Do “uy tín” chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như Ông Chồng là GS HVN cũng được nâng đỡ theo.

Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bỏ không tiếp tục theo học trường nầy nữa.

Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.

 

Ô.B DQH và Đảng Cộng sản VN

 

image

Bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris 1973. 

Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam , Ô Bà lúc đó mới vỡ lẽ ra.

Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ. Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần “tiến bộ”, Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau: “Các “toi” muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Đừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với “cách mạng” mà “góp ý” với đảng”.

Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Đại học Đà Lạt), Nguyễn Đình Long (Nha Hàng không Dân sự), và một người nữa người viết không nhớ tên không đi. Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam , còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada .

Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4/1975, Bà Hoa được “đặt để” vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ.

Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định…

Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.

 

Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ: ”Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả”.

 

Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng.

Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam , họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.

 

Mười năm sau đó, sau khi được “phép” nói, Bà nhận định rằng Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước.

Trong thời gian nầy Bà tuyên bố: ”Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân.”

Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9, 10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.

 

Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đỡ của hai giới trên để thành lập Trung Tâm Nhi Khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin.

 

Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc.

Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được “yêu cầu” phải xin lại viện trợ vì …nhân dân (của Đảng!).

Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội : ”Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.

image

Ký giả Morley Safer

Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳnh Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vừa kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam .

 

Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là:

”Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.”

 

Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói: ” Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại.”

 

BS DQH và Vụ kiện Da Cam

 

image

Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đổi lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.

Có lẽ vì “mật ước” Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003.

Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát.

Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:

- Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;
- Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;
- GS, BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;
- Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.

 

Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng: ”Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp”. Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.

 

image

Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoản. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:

- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;
- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);
- Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và
- Những người cùng cảnh ngộ.

Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để
(1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và
(2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và
(3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.

 

Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.

 

image

Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề.

Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi.
(Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).

Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.
Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đầu bị chứng ngứa ngáy ngoài da.
Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần lễ.
Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai.
Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường.
Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu.
Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).
Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.

 

image

Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn .

 

Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004.

Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì “người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).

 

Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. “Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Úc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam.”

Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Úc không bao giờ xảy ra.

Bà còn thêm rằng: ”Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt).”

 

Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện.

Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.

 

Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH

 

Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quãng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN. Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản.

 

Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay “cải sửa” chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà.

 

Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà, một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp một phần cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Vì vậy, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói “đóng góp” đích thực cho công cuộc xây dựng Đất và Nước cả.

 

image

Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương.

Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm “bí mật quốc gia” theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QĐ-TTg ký ngày 21/10/2003.

Như vậy, dù là “cùng là máu đỏ Việt Nam” nhưng phải là máu đã “cưu mang” một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước, còn nặng lòng với đất nước, tưởng cũng cần suy gẫm trường hợp Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ngõ hầu phục vụ tổ quốc và dân tộc trong sự thức tỉnh, đừng để bị mê hoặc bởi chủ thuyết cưỡng quyền.

Tổ quốc là đất nước chung – Dân tộc là tất cả thành tố cần phải được bảo vệ và thừa hưởng phúc họa bình đẳng với nhau. Rất tiếc điều này không xảy ra cho Việt Nam hiện tại.

Ghi chú: Ngày 3/3/2006, trên báo SGGP, GS Trần Cửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân y miền Nam, một người bạn chiến đấu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH.

 

Chỉ một bài duy nhứt từ đó đến nay.

Mong tất cả trí thức Việt Nam đặc biệt là trí thức miền Nam học và thấm thía bài học nầy qua trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa.

 

 

Mai Thanh Truyết

 

Kim Chi: Phải làm gì!


image

Nghệ sĩ Kim Chi

 

Phải làm gì!

 

Ta đã đi gn trn kiếp người

Dù đã chn chân đôi gi mi

Vn tnh táo nhn din gi di

Ni đau không d nói thành li

Ta đã mù hết c mt đi

Đã tôn th điu không có tht

Ta mun kêu cho thu tri thu đt

Đó ch là nh mà thôi...

Bn chúng là lũ qu mt người

Chúng bt mt không cho nhn biết

Chúng bt ming nhng ai nói tht

Chúng b tù ai mun t do

 

T do - no m ch là mơ

Chúng biến muôn dân thành nô l

Oán hn lm mà dân li s

Đt đai, tin ca chúng tóm thâu

Đc quyn đc li chúng chia nhau

 

Dân đói nghèo vì nhiu d án

Quy hoch…d án...li d án...

Đy nông dân vào cnh bn hàn

Bn quan tham là lũ bo tàn

Dùng quân đi, công an khng b

Nhn chìm người dân vào b kh

Ta cht nhn ra mình phi làm gì!

 

(Một chiều đông đầu năm 2013, khi đi qua góc vườn hoa ở đường Quán Thánh nhìn thấy bà con nông dân ngồi biểu tình đòi đất trong giá rét. Kim Chi )

 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List