Popular Posts

Monday, May 14, 2012

VẤN NẠN TOÀN CẦU, CHIẾN TRANH LỚN

CHƯƠNG II

 

VẤN NẠN TOÀN CẦU, CHIẾN TRANH LỚN.

 

Thế giới đang trải qua thời kỳ chẳng còn trật tự kỷ cương gì cả, chủ nghĩa quốc gia tại Á Châu được củng cố sau thế chiến II cũng như chiến tranh lạnh đã khiến cho nhiều nước lớn đã một thời là đế quốc cũ xưa nổi lên tranh dành ảnh hưởng với các thế lực Phương Tây cụ thể là Mỹ cũng như tiến hành xâm lăng các nước nhỏ xung quanh nhằm xác định vị thế của mình như thế lực đế quốc cấp vùng thay thế đê quốc Âu Châu mới bị dẹp tan 60 năm trước. Các nhóm cựu đề quốc cổ thời này tự coi thời gian chiến tranh lạnh đánh dấu sự sợ hãi của Phương Tây đối với Phương Đông khiến cho các nhóm cầm quyền tại chỗ đánh giá đây là thời điểm tốt nhất để tổng phản công chống lại thế lực Phương tây - vô luận từ đâu - để khôi phục lại niềm tự hào xưa. Họ quên rằng, họ được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân cũ bởi chính người Mỹ, và mọi diễn biến hiện nay đều do sự sắp xếp của quyền lực Mỹ mà ra cả để các thế lực đó nổi lên lao vào chiến tranh.

 

Thế giới hiện nay thật sự nhiễu nhương, chẳng còn thể thống gì cả, việc này xuất phát từ hai thế lực đế quốc cổ thời còn sót lại là Iran và Hán Hoa, tình hình này thúc đẩy hàng loạt quốc gia nhỏ khác cố lao vào việc tìm kiếm các loại vũ khí giết người hàng loạt nhằm tự bảo vệ nước mình đối với các lân bang, các nhà độc tài cai trị các nước đó cũng xử dụng vũ khí nguyên tử như phương tiện gây sức ép với Mỹ để mong được chia phần tốt hơn trên bàn cờ quyền lực thế giới để bảo đảm sự tồn tại của quyền lực chính trị cùng tiền bạc mà họ vơ vét cho tập đoàn cầm quyền xung quanh họ. Bắc Kinh coi việc phổ biến kỹ thuật nguyên tử cùng hỏa tiễn đạn đạo là phương tiện tối hậu để thâu phục các nước nuôi tham vọng bành trướng đứng trong hàng ngũ với Hán Hoa để hình thành trận tuyến chống lại Mỹ để Hán Hoa được chia phần lớn hơn đối với quyền lợi của Hán. Vũ khí nguyên tử của Bắc TT, Pakistan, Iran đều nằm trong toan tính này của Bắc Kinh. Vũ khí nguyên tử cùng hỏa tiễn mới là một vấn đề trong hàng loạt các bất ổn hiện nay do Hán Hoa cấu kết với các nước theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan thường bị thao túng bởi thế lực có khuynh hướng cai trị độc tài, gây ra cho thế giới mà thôi. Chiều hướng này đang lan rộng trên quy mô toàn cầu khi sức mạnh kinh tế của Hán Hoa được củng cố để trở thành lực cấu kết các thế lực bành trướng thuộc các châu lục khác nhau để gây bất ổn toàn cầu, cụ thể như: Venezuela cùng vài nước Nam Mỹ khác đang muốn nuôi tham vọng làm hồi sinh chủ trương thống nhất Nam Mỹ được Simon Bolivar vốn được gọi là El Liberator đã khai sáng ra nền độc lập của Venezuela năm 1811, cũng như Iran Hồi Giáo vốn được coi là thế lực nuôi tham vọng khôi phục lại đế chế Achaemenid khi xưa (546 BCE).

 

Tình hình này dẫn đưa Á Châu vào một cuộc chạy đua vũ trang kinh hồn, với việc hình thành các cam kết quân sự giữa các nước với nhau giống hệt như tình trạng tại Âu Châu vào cuối thế kỷ 19. Nguy hiểm đối với thế giới hiện đại chính là ở chỗ này, nên thế giới rất cần giải giới mọi phương tiện chiến tranh, nhiên hậu mới đem lại trật tự mới cho thế giới được

 

Trật tự thế giới cũ do người da trắng Phương Tây áp đặt thông qua chủ nghĩa thực dân đã thực sự lỗi thời và bị đào thải bởi chính người Mỹ cùng quyền lực Toàn Cầu trong thế kỷ 20. Trật tự mới không thể thuyết phục mà xong được nhất là đối với Hồi Giáo nói chung cũng như với Hán Hoa, cho nên con đường duy nhất là phải áp đặt thông qua chiến tranh lớn. Chiến tranh càng lớn càng giải quyết được nhiều mâu thuẫn hiện nay giữa tham vọng bành trướng do Hán Hoa gây ra, chỉ khi đó mới thực hiện được công cuộc giải giới toàn cầu. Mặc dù vậy cần lưu ý là giải giới toàn cầu, cũng như thực thi dân chủ với thị trường tự do trên quy mô toàn cầu đòi hỏi thời gian dài với nhiều cuộc cách mạng xã hội nối tiếp nhau trong tương lai để hoàn thiện từng bước các nền dân chủ còn phôi thai đó. Tiến trình như thế sẽ tiếp diễn trong suốt thế kỷ 21 này để ghi dấu mỗi bước hoàn thiện sẽ dẫn đến chỗ loài người được thống nhất hơn, đó là tiến trình cải biến liên tục đối với xã hội lòai người nói chung (Mỗi dân tộc cần biết tiến trình này để tự tìm cách thích nghi tốt nhất cho dân tộc mình).

 

Vũ khí nguyên tử mới là một trong hàng loạt bế tắc hiện nay, cụ thể như Pakistan, Bắc TT sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng của mình, các nước đó đều coi nguyên tử là vũ khí răn đe, như một thứ bửu bối hộ thân, khiến cho không ai dám đụng đến quyền lực cai trị của giới cầm quyền tại chỗ bất chấp đạo lý cùng lẽ phải, chương trình nguyên tử của Iran cũng không ra ngoài toan tính đó. Vũ khí hóa học, sinh học, chiến tranh trên mạng cũng như chiến tranh trên không trung hiện nay trở thành đe dọa thường xuyên đối với an ninh toàn cầu, các nước nuôi tham vọng xây dựng lực lượng quốc phòng mạnh để áp chế các nước khác cho rằng: “những gì Mỹ làm được thì nước họ có quyền chính đáng để mở rộng lực lượng quốc phòng đe dọa an ninh thế giới”. Người Mỹ chẳng thể thuyết phục giới cầm quyền các nước đó được khi họ cố tình bám chặt của chủ nghĩa quốc gia theo lối cổ để bảo vệ quyền lợi của đám cầm quyền luôn xử dụng chủ nghĩa quốc gia như công cụ mị dân. Hán Hoa, Iran, Venezuela đều hành động theo chiều hướng này trong một âm mưu rộng lớn hơn nhằm hình thành thế lực chống lại Phương Tây, đại diện bởi Mỹ mà họ coi là tiêu biểu cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Vậy thế giới cần làm gì?

 

Vấn đề tội phạm quốc tế, bao gồm mọi hình thức khác nhau từ ma túy, rửa tiền, tổ chức chuyển người nhập lậu quốc tế, hàng giả, hàng nhái bất chấp luật pháp thế giới, tất cả đều là các đe dọa đối với an ninh toàn cầu. Đó là một hình thái khác của cuộc chiến hiện nay, chẳng thể gải quyết được đến nơi đến chốn một khi các nước vẫn cố tình không chịu hợp tác, thậm chí còn đứng sau các tổ chức như vậy. Các hoạt động phi pháp này hàng năm có doanh số lên đến 500 trăm tỷ dollar. Làm thế nào để giải quyết nếu thế giới vẫn vô luật pháp như hiện nay, chiến tranh lớn cần thiết là vậy để làm tê liệt não trạng của các tổ chức phạm pháp quốc tế, tệ hại thay đa số các hình thức tội phạm này đều xuất phát từ Tầu hoặc có liên hệ gián tiếp đến mạng lưới tổ chức tội phạm do Tầu đứng sau.

 

Nhưng vấn đề lớn gây nhức nhối nhất đối với thế giới hiện nay chính ở chỗ Tầu xử dụng khối người Tầu khổng lồ làm vũ khí xâm lăng mềm mọi nơi trên thế giới, bất trắc còn tăng lên gấp bội khi thế giới Hồi Giáo cũng xử dụng cùng chiêu thức như vậy dựa trên niềm tin tôn giáo. Thế giới hoàn toàn bế tắc ngay cả khi giữa hai khối dân Hán Hoa và Hồi Giáo vào một lúc nào đó đụng nhau dữ dội - dựa trên những diễn biến của thực tế hôm nay nếu không giải quyết dứt điểm - thì vấn nạn toàn cầu cũng sẽ không thể giải quyết được, bế tắc chỉ tăng chứ không hề thuyên giảm. 

 

Cả hai nguy cơ đó đều xuất phát từ khối dân số khổng lồ (mỗi khối được ước tính khoảng 1.4 tỷ người) quyết liệt xử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật do Phương Tây khám phá ra để tạo dựng sức mạnh hầu thực hành chủ trương bành trướng theo cách riêng của mình bất chấp hiểm nguy mà nhân loại  phải đối diện với. Xin hãy tưởng tượng, khối khoảng 1.3 tỷ người Hán Hoa Lục chỉ mới cách nay trên 40 năm vẫn còn sống trong cảnh lầm than đói khổ, hậu quả của các chính sách nhảy vọt, cách mạng văn hóa, khiến cho 60 triệu người Hoa chết đói theo con số ghi nhận chánh thức bởi chính Đảng CS/TQ, đến đỗi con người đã ăn thịt cả xác chết đồng loại, thực tế con số chết vì đói tại Hoa Lục còn cao hơn con số chánh thức được nói tới rất nhiều. Thật đáng tiếc là những con người cai trị Hoa Lục hiện nay lại chính là sản phẩm của thời kỳ đen tối đó, vậy thử hỏi khối 1.3 tỷ người Hoa Lục thì có bao nhiêu người còn giữ được đạo đức làm người tối thiểu, thực tế họ đang ra sức tàn phá đạo đức con người của các xã hội Á Châu cùng những nước ở Châu Phi có làm ăn với họ một cách có hệ thống..

 

Hội chứng Hậu Cộng Sản

 

Khối 1.3 tỷ người CS T/Q tuy ngày nay giầu có hơn, nhưng tình hình đó cũng giống như tình trạng kích ngất của người bị đẩy lên cao quá nhanh khiến cho Hán Hoa tự nghĩ rằng họ có sức mạnh tuyệt đối để làm bất cứ truyện gì mà họ muốn bất chấp an nguy cho thế giới. Chính khối trên một tỷ người hoàn toàn vô kỷ luật, mất hẳn nền tảng đạo đức làm người đó sẵn sàng xử dụng mọi phương tiện miễn sao làm giầu mau chóng kể cả cướp bóc thế giới. Nguy cơ chính yếu lại ở chỗ chính khối dân chúng đó lại được lãnh đạo bởi giới cầm quyền thay vì uấn nắn để đưa dân chúng trở lại với con đường đạo hạnh thì nhà cầm quyền Bắc Kinh lại cổ vũ cho tinh thần vô kỷ luật, vô đạo đức của khối dân khổng lồ đó như một công cụ chiến tranh tối hậu. 

 

Xin hãy lấy dân Việt tại Miền Bắc làm thí dụ so chiếu với người dân Việt sống trong chế độ VNCH trước đây (tức là dân Miền Nam) ta thấy dân Miền Nam vẫn sống có tinh thần đạo đức hơn hẳn so với dân Miền Bắc đã sống trong lòng chế độ CS kể từ năm 1954 chia đôi đất nước theo Hiệp Định Geneve về Việt Nam. Trong 37 năm qua, dưới quyền cai trị thống nhất của Đảng CS trên phạm vi cả nước, con người VN hiện nay đã bị băng hoại về mặt đạo đức rất nhiều đến đỗi thật khó có thể mường tượng nổi, nhất là đối với những người được giáo dục theo lối xã hội phương tây. Sự so sánh này cho ta một ý niệm về xã hội Hán Hoa hiện nay, người Hoa Lục sẵn sàng đối xử với đồng loại  như những con thú hoang dã (ăn thai nhi, cả xã hội là hang ổ của hàng giả hàng nhái, mọi người sẵn sàng phạm pháp nhiều trường mẫu giáo bị tay điên đem dao chém giết vô tội vạ có lẽ chỉ vì tâm lý bị thúc ép đến độ không con cái, từ đó trở thành kẻ chống lại xã hội chống lại trẻ em, ghen tức với gia đình khác có con cái) . Tình hình này cũng sảy ra tại Nga sau CS, ta hãy gọi đó là hội chứng hậu cộng sản, để mô tả một tình trạng vô đạo đức làm người xuất phát từ các xã hội cựu cộng sản. Kinh khủng nhất chính ở chỗ Bắc Kinh đang khuyến khích chiều hướng vô đạo đức này như công cụ bành trướng nhắm vào chủ trương xâm lăng các lân bang của Hán Hoa.

 

Tham vọng bành trướng của Bắc Kinh là điều đã được nói đến quá nhiều, thiết nghĩ không cần bàn thêm nữa. Dân số toàn cầu hiện đã lên đến con số 7 tỷ người, cứ vài chục năm tăng lên 1 tỷ người (trung bình mỗi năm tăng 80 triệu người), mối hiểm nguy quá lớn lao đối với trái đất này khi dân số toàn cầu thực tế đã vượt qua giới hạn cho phép của trái đất này từ quá lâu rồi mà không có bất cứ biện pháp hữu hiệu nào giải quyết dứt khoát. Tình trạng này càng kéo dài văn minh này càng dễ bị hủy diệt, thời gian quá cấp bách, nên các vấn đề do Hán Hoa cùng Hồi Giáo cực đoan gây ra cần được giải quyết gấp rút, đó chính là mệnh lệnh của thời đại trong thế kỷ 21 này để sớm đưa thế giới vào trật tự được cai trị bởi luật pháp, chấm dứt tình trạng vô kỷ luật, vô đạo đức như hiện nay.

 

Hán Hoa thật rõ ràng chủ trương xâm lăng thế giới như kẻ phá hoại bất chấp mọi hậu quả mà nhân loại phải chịu, cho dù Bắc Kinh không công khai minh thị nói đến chủ trương đó, nhưng cứ xem những lời phát biểu của Mao trong thời chiến tranh lạnh, bài viết của Trì Hạo Điền hồi 2005, cũng như phân tích tâm lý Hán Hoa trong cách ứng xử đối với các vấn đề thế giới cũng hoàn toàn đủ để xác minh nhận định nêu trên. Thế giới hiện phải đối diện với quá nhiều vấn đề cấp bách quyện lại với nhau như một mớ bòng bong nên không thể giải quyết từng vụ việc riêng lẻ được, giải quyết từng vụ như vậy là chẳng giải quyết gì cả, chỉ làm cho tình hình trở nên rối ren hơn mà thôi, chiến tranh trong thế kỷ này trở nên vi diệu là vậy. Chiến tranh càng lớn thì chuẩn bị càng lâu và càng phức tạp, việc này đã được thi hành trong suốt thế kỷ 20 để cùng lúc giải quyết vấn đề Hồi Giáo cực đoan cải cách một bước thế giới Hồi Giáo, nhưng đồng thời cũng giải quyết chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc.

 

Chủ nghĩa tư bản kiểu gia trưởng tại Hoa Lục và vùng phụ cận

 

Những ai đã có chút ít kinh nghiệm về Đông Đức sau ngày thống nhất với Tây Đức đều thấy, ngay cả dân tộc Đức vốn rất hãnh diện về dòng tộc Ariel của mình, chỉ phải sống dưới chế độ CS Đông Đức chưa tới 45 năm, nhưng khi thống nhất với Tây Đức thì sau 20 năm những người Đông Đức vẫn chưa thật sự hội nhập với xã hội Tây Đức, nói chung họ vẫn tỏ ra lười biếng sống ỷ lại, thích đấu tranh đòi hỏi đủ thứ. Tại Nga sau 20 năm dứt bỏ chủ nghĩa CS nhưng người dân Nga vẫn suy nghĩ gần giống như khi chế độ Xô Viết vẫn còn tồn tại, cái khác chăng chính là tình trạng coi thường luật pháp, không tôn trọng con người, sẵn sàng phá hoại bất cứ thứ gì mà họ thấy cần cho bản thân, bất chấp các mất mát mà xã hội phải chịu.

 

Bài học này còn rõ nét hơn nữa đối với các xã hội CS Phương Đông như tại Tầu, Việt Nam hay Bắc Triều Tiên, là nơi mà chủ nghĩa tôn sùng cá nhân còn nặng nề hơn so với các xã hội Phương Tây rất nhiều. Tại các nơi đó chủ nghĩa CS vẫn hiện diện thông qua Đảng CS, nhưng với sự bổ sung của nền kinh tế thị trường hoang dã, luật chẳng ra luật, lệ tham nhũng trở thành thước đo đạo đức dựa trên sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên cũng như con người một cách có hệ thống. Tình hình này đã tạo ra hẳn một tầng lớp giới giầu có mới sẵn sàng lao vào việc kiếm tiền - từ nhà nước đến người dân - mà chẳng hề có bất cứ ràng buộc nào về mặt đạo đức và pháp luật, cho nên các xã hội CS trên bước đường suy tàn hiện nay trở thành một thứ bệnh dịch đe dọa toàn cầu. Ta hãy gọi căn bệnh đó - căn bệnh dựa trên sự cổ vũ cho cái ác nơi con người một cách có hệ thống và hủy diệt tính thiện nơi con người - là Hội Chứng Hậu CS Chủ Nghĩa. Xin hãy tưởng tượng thế này, mà tưởng tượng đó rất thực tế và rất đúng là, ít nhất cũng có khoảng 200 triệu người Hoa không hề biết đến đạo đức của thế giới văn minh hoặc cố tình hiểu đạo đức dựa trên tính ưu việt của dòng Hán Tộc có sứ mệnh lịch sử là làm chủ toàn Á Châu và từng bước tiến tới làm chủ toàn thế giới này.

 

Như thế khối dân Hán Hoa ấy, cũng như người Hồi Giáo vẫn bị đắm chìm trong kinh Quaran mà họ coi là giá trị tuyệt đối đúng, họ sẵn sàng phủ nhận mọi giá trị đạo đức phổ quát mà loài người văn minh đang thiết lập từng bước trở thành tiêu chuẩn của xã hội văn minh. Hán Hoa đang ra sức tàn phá trật tự xã hội hiện nay để thiết lập quy cách ứng xử giữa người với người theo cách của họ, đó chính là chủ nghĩa Tư Bản Kiểu Gia Trưởng, chủ nghĩa tư bản gia trưởng hình thành lớp công dân không cần biết đến đạo đức làm người cũng như luật pháp quốc tế cũng như quốc nội. Chủ nghĩa tư bản gia trưởng đã từng sảy ra tại Âu Châu dẫn đến thời kỳ thực dân đầy đau khổ cho loài người. Chủ nghĩa tư bản gia tộc vốn là truyền thống thâm căn cố đế của Hán Hoa đã tạo ảnh hưởng thật xấu đối với đời sống văn hóa của Phương Đông, sẽ là đe dọa rất lớn đối với an ninh toàn cầu là vậy.

 

Chủ nghĩa tư bản kiểu gia trưởng là đặc trưng của xã hội Hán Hoa lấy việc xây dựng hệ thống dựa trên lòng trung thủy kiểu dòng tộc, mọi thứ đều bí mật giữa những người thuộc vai trên nắm quyền quyết định hướng đi. Ta biểu đó là Hội Kín kiểu Gia Trưởng cũng thật đúng, cho nên không bao giờ trong hệ thống ấy mở rộng cánh cửa để đón nhận các trào lưu tư tưởng mới, cũng như minh bạch trong cách ứng xử giữa người với người cũng như giữa các nước với nhau. Thực tế thì tính minh bạch trong sáng của mọi hệ thống xã hội mới là một trong những nền tảng vững chắc để xây dựng xã hội dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do. Xã hội Phương Đông cụ thể bị chi phối bởi Hán Hoa, tuy gọi là dân chủ theo đặc trưng của họ, vẫn là xã hội hàm chứa đầy dẫy các bất trắc trong lòng các xã hội ấy, cho nên tình hình tại Hoa Lục tuyệt đối không thể giải quyết theo lối tương nhượng quyền lợi như nhiều người hy vọng được. Con đường duy nhất là chiến tranh, mà phải chiến tranh lớn, thật lớn mới làm tê liệt tinh thần của cả khối dân khổng lồ đó, nhiên hậu mới có thể áp đặt một giải pháp là thực hiện các cải tổ toàn diện xã hội Hán Hoa treo con đường dân chủ thật sự, kinh tế thị trường tự do thật sự theo đúng các tiêu chuẩn mà loài người đang theo.

 

Chủ Nghĩa Tư Bản Nhà Nước

 

Hán Hoa đã trở thành nền kinh tế lớn hạng hai về GDP trên thế giới chỉ sau Mỹ, Bắc Kinh hy vọng mươi năm tới sẽ vượt Mỹ về GDP, với đà tăng trưởng hàng năm trung bình 9% GDP, với mức tiết kiệm như hiện nay của người dân Hoa Lục kết hợp được nguồn tài chánh rộng lớn do các Cty quốc doanh nhà nước cùng địa phương hiện nắm giữ, cùng với mọi nguồn vốn khác bên trong và ngoài Hoa Lục mà Bắc Kinh có khả năng huy động, tất cả khi tổng hợp lại thành nguồn vốn rộng lớn đủ sức đương cự với hệ thống tài chánh New York cùng London kết hợp lại trong vài chục năm tới. 

 

Chủ nghĩa tư bản nhà nước thực ra chẳng xa lạ gì đối với chế độ Liên Xô trước đây, khi chủ nghĩa CS dẫn đưa nước Nga đến bờ vực thẳm của đói khổ khi mọi phương tiện sản xuất được quốc hữu hóa để đặt tất cả trong tay nhà nước vô sản chuyên chính như giáo điều mà Marx đã đề ra. Thực tế không như những người CS nghĩ, nước Nga CS phải đối diện với sự tan rã thật sự nên Leon Trotsky đề nghị mướn các chuyên viên tư bản đến Nga để khôi phục hệ thống sản xuất tại Nga, vì chủ trương này nên Stalin lấy cơ đó để triệt hạ Trotsky coi là thành phần xét lại. Sau đó Trotsky bị trục xuất khỏi đảng CS Liên Xô, những người theo Trotsky bị gán cho tội Quốc Tế IV và bị đàn áp dã man bởi nhóm thân Stalin được coi là trung thành với chủ nghĩa CS thuộc Quốc Tế III, Trotsky phải đi lưu vong tại Nam Mỹ, vào năm 1940 bị ám sát chết tại Mexico. Chính thời điểm thanh trừng Quốc Tế IV tại Liên Xô cũng là lúc A. Hariman đến Nga như người buôn đồ cổ, thực chất là tìm đường dây nói truyện trực tiếp với Stalin để chuẩn bị cho vai trò của Nga là đứng hẳn về phía Mỹ trong Thế Chiến II, thời kỳ này cũng được những người CS gọi là kiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước được coi như thời quá độ tiến lên CS.

 

Như vậy chủ nghĩa tư bản nhà nước Liên Xô hồi thập kỳ 1930 chỉ là vỏ bọc bề ngoài cho liên minh quân sự giữa Nga với Mỹ nhằm hình thành mặt trận phương đông chống lại phe Trục mà thôi. Churchill Thủ Tướng Anh rất ghét Stalin ra mặt chống đối, nhưng phía Mỹ cứ cho tiến hành mọi sắp xếp để Mỹ viện trợ trực tiếp cho LX mọi thứ để LX mở mặt trận Phương Đông đánh Phe Trục. Chủ trương này của Mỹ làm giảm tối đa thiệt hại cho quân Mỹ, đồng thời dựng con chủ bài LX trong chiến tranh lạnh sau thế chiến II, cũng như buộc Âu Châu kể cả Anh phải giải phóng thuộc địa. Xin nhìn thế để biết giữa các Hội Kín với nhau chủ trương vẫn xuất phát từ phía Mỹ đối với các vấn đề toàn cầu.

 

Khi Mỹ ký Thông Cáo Chung Thượng Hải với Bắc Kinh năm 1972 mở đường cho cuộc lui binh chiến lược trên quy mô toàn cầu (nhìn như thế mới thấy kế sách kinh khủng như thế nào) khiến nổ ngay ra cuộc đối đầu trực diện giữa Hán Hoa với LX, cuối cùng LX tan rã hồi 1990, dẫn đến sự hình thành con chủ bài Hán Hoa. Như vậy Bắc Kinh thực tế tỏ ra khôn ngoan hơn LX trước đây, Hán Hoa tìm cách kết hợp giữa tư bản hạng nhất toàn cầu với chủ nghĩa chủng tộc hạng nhất thế giới để hình thành kiểu kinh tế Tư Bản Nhà Nước kết hợp được sức mạnh của cả hai hệ thống. Bắc Kinh hy vọng hệ thống do Bắc Kinh đề ra và tạo dựng sức mạnh thật sự để bành trướng, một lần nữa sẽ tạo vị thế cho Bắc Kinh trong việc dẫn đạo phần đa số trong thế giới kém phát triển để hình thành kiểu thị trường tiền tệ và hàng hóa riêng để hạn chế tối đa các can thiệp từ các nền kinh tế Phương Tây.

 

Thực ra khi chủ trương kiểu Tư bản Nhà Nước, giới cầm quyền cũng như trí thức Hoa Lục bị bịt mắt vì tham vọng bành trướng Hán Hoa như khẩu hiệu bất khả tranh cãi (cũng giống như kiểu chủ nghĩa CS bộ tộc vậy) nên họ đã cố tình không thèm đếm xỉa gì đến các bài học lịch sử mà nhiều nước khác đã trải nghiệm và đã hoàn toàn thất bại, khi hệ thống này sẽ dẫn đến hàng loạt bất trắc đã từng sảy ra trong quá khứ luôn dẫn đến bất ổn xã hội. Vì nhà nước là một khái niệm rất mơ hồ, khi nhà nước quá lớn sẽ trở thành mối đe dọa thật sự đối với tự do của con người, vì trong hệ thống đó quyền lực không được phân chia trách nhiệm cụ thể và minh bạch. Cuối cùng sẽ dẫn đưa nhân loại vào bất ổn toàn diện khi nhà nước bị thao túng bởi một nhóm quyền lực độc tôn; để rồi lại dẫn đến các cuộc nổi dậy của các tầng lớp bị áp bức bóc lột, một điều mà nhân loại đã tự đấu tranh suốt lịch sử của mình để cố gắng làm triệt tiêu mọi mầm mống của áp bức đem lại công bằng cho con người nói chung. Sự thất bại của chủ nghĩa CS đã là một minh chứng hiển nhiên, cho nên chiêu bài chủ nghĩa tư bản nhà nước do Bắc Kinh chủ xướng thực tế chỉ là công cụ nhằm bưng bít tham vọng bành trướng chiếm đoạt của Hán Tộc mà thôi như lớp sơn phết đỏ hào nháng bên ngoài nhằm che lấp tham vọng thôn tính bên trong của Hán Tộc.

 

Bắc Kinh nghĩ rất chủ quan rằng với chủ nghĩa tư bản nhà nước mới hình thành bằng việc kết dính quyền lợi với New York với Thượng Hải, Bắc kinh sẽ trở thành thế lực tài chánh thống trị toàn cầu để từng bước tiến lên thay thế New York/London/Frankfur. Để giải thích thêm về ý đồ này của Hán Hoa, xin tóm lược ý chính trong cuốn sách mới đây của nhà báo người Anh là Martin Jacques ghi trong cuốn “khi T/Q thống trị thế giới” như sau: “bạn nghĩ rằng T/Q sẽ hòa nhập một cách nhẹ nhàng vào hệ thống thế giới tự do tư bản chủ nghĩa và dân chủ thì bạn đã lầm to, T/Q không chỉ là siêu cường kinh tế kế tiếp, mà nó sẽ còn xây dựng nên thứ trật tự kinh tế thế giới trông khác hẳn với những gì mà chúng ta có dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Một trật tự thế giới với T/Q là trung tâm sẽ mang lại những giá trị T/Q hơn là giá trị Phương Tây, Bắc Kinh sẽ làm lu mờ New York” 

 

Hán Hoa lợi dụng chủ nghĩa quốc tế để làm giầu thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhưng trong thực tế vẫn theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan như Nhật, Nga đã đi trong thế kỷ 20 và đã bị nhân loại gạt bỏ bằng các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20.

 

Hội Chứng Trung Cổ / Hồi Giáo

 

Á Châu về phía tây của Hy Mã Lạp Sơn lại bị trì trệ bởi hai lực cản lớn khác đó là Hồi Giáo cùng với Ấn Độ với tình trạng bị chi phối bởi tôn giáo Brahmin, cả hai thế lực này tròng chéo nhau khiến cho toàn Miền Tây Hy Mã Lạp Sơn luôn bị bất ổn, sẵn sàng lao vào chiến tranh. Cho dù mức độ nguy hiểm không quá nặng như với Hán Tộc, nhưng trình độ phát triển toàn vùng bị xâu xé bởi tôn giáo kết hợp với tranh chấp chủng tộc đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử toàn vùng - nơi đó dòng Ariel nguyên thủy kết hợp với người có nguồn gốc Ả Rập Bắc Phi cũng như người gốc Bách Việt từ phía nam tràn lên giao thoa với người có nguồn gốc Malta từ phía Siberia tràn tới - đã biến vùng này thành vùng bị bỏ hoang phế không có cơ hội tiếp xúc với văn minh, nên so với Châu Âu các xã hội Trung Á vẫn sống trong thời trung cổ bên Âu Châu. (xin lưu ý: văn minh di chuyển theo hướng đông-tây, khi di chuyển từ bắc xuống nam đi ngay vào vùng bị cô lập nên bị bỏ lại phía sau cuối cùng trở thành lạc hậu, Tiểu Lục Địa Ấn Hồi cũng như Hoa nam đều theo đúng tiến trình đó. Cả vùng Viễn Đông chỉ phát triển được nhờ văn  minh từ Mỹ chuyển tới băng qua Thái Bình Dương, tôi gọi văn minh mới đó là văn minh Liên hành Tinh là vậy).

 

Đối với thế giới văn minh mà loài người đạt được hôm nay, để một phần lớn nhân loại phải sống trong tình trạng lạc hậu về trí tuệ cũng như mức sống là vấn đề thuộc về đạo đức, đồng thời cũng là vùng dễ bị các thế lực cực đoan thao túng theo cách này hoặc cách kia, tất cả các ảnh hưởng đó đều trở thành đe dọa đối với sự ổn định của thế giới. Tình trạng bất ổn này được thể hiện thật rõ tại Afghanistan, Pakistan, Irak, các Cộng Hòa Hồi Giáo thuộc Liên Xô cũ, đến đỗi một nhóm cực đoan do Osama bin-Laden lãnh đạo cũng nuôi tham vọng chiếm cả một nước rộng gần 1 triệu Km vuông và còn nuôi tham vọng chiếm hữu cả nước Pakistan với dân số gần 180 triệu được trang bị đến tận răng và có vũ khí nguyên tử trong tay.

 

Mâu thuẫn về đức tin là nỗi thống khổ đè nặng lên kiếp người, đó là thực tế hiển nhiên mà loài người đang chứng kiến, khổ nỗi đa số các tín hữu theo một tôn giáo nào đó là những người có trình độ tri thức rất thấp chưa thể trưởng thành nên phải bám víu vào niềm tin tôn giáo để hy vọng được cứu rỗi trong khi chính họ hoàn toàn không dám tự tìm đường để tự cứu rỗi bằng cách thoát ra khỏi các câu thúc của các giáo điều từ ngàn xưa để lại nay đã trở thành tập quán lỗi thời lạc hậu. Khốn thay khi một tôn giáo đã trở thành phong tục phổ quát trong xã hội thì xã hội ấy bị chi phối bởi chính tập quán đó khiến cho mọi giá trị phổ quát làm người cũng chẳng có cơ hội bén rễ, chính quyền cũng thất bại trong việc cách tân xứ sở, tình hình tại Ấn Độ với Brahmin hay thế giới Hồi Giáo nói chung là rất cụ thể.

 

Phật Giáo tuy là tôn giáo tốt nhất thế giới, nhưng tốt nhất theo nghĩa là bất bạo động và tránh sát sinh với hy vọng được giải thoát khỏi kiếp người đầy trầm luân này, nhưng con người có thể đi ngược lại với sân si vốn thuộc bản năng của người hay không, câu trả lời ai cũng biết là không vì con người vốn là sinh vật xã hội luôn phải giải quyết những đòi hỏi mang tính xã hội loài người. Đạo Chúa Jesus thực ra ngay từ tiên khởi vỗn đã là sự tổng hợp của nhiều tôn giáo mà thành như Phật Giáo, Đạo Học Bách Việt, Zoroastrianism thuộc Persia cổ (nay là Iran), lời Chúa rao giảng ngay từ khởi đầu đã là một tuyên ngôn chính trị rất mạnh, tuyên ngôn đó nhắm vào ba điều mà chớ: “Công Bằng-Bình Đẳng-Bác Ái” như vậy Thiên Chúa Giáo dù theo phe nào vốn dĩ là tôn giáo có mục tiêu thế tục kết hợp với Thần Quyền nhằm thống nhất lòng dân để đấu tranh chống lại quyền lực La Mã, thực thi cải cách Do Thái Giáo để tiến tới việc thống nhất người Do Thái vào lúc đó rất phân hóa để tiến tới việc thống nhất các chủng tộc trong vùng cùng đứng lên chống lại nhà cầm quyền La Mã đang cai trị toàn vùng vào lúc đó (lời kêu gọi của Chúa Jesus phải hiểu theo nghĩa đó mới thực đúng nghĩa của các lời rao giửng tiên khởi của Chúa Jesus).

 

Lịch sử Giáo Hội tiên khởi được xây dựng bởi nhiều người thuộc nhiều nước khác nhau cùng tham gia Giáo Hội bí mật bị nhà cầm quyền La Mã coi là tổ chức đấu tranh chống lại La Mã nhân danh tuyên ngôn mà Chúa đã đề ra, Tân Ước được nhiều người thuộc đủ sắc tộc cùng viết như người Syria, Hy Lạp, Ai Cập, người Assyria nay là Thổ Nhĩ Kỳ, người La Mã, các hoạt động bí mật này chấm dứt năm 313 khi Hoàng Đế Constantine chánh thức nhìn nhận Thiên Chúa Giáo là tôn giáo chính trong toàn đế chế.

 

Thế giới nhìn nhận có bốn tôn giáo chính là Ấn Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, và Hồi Giáo. Ấn Giáo là tôn giáo không có giáo chủ, Phật Giáo cũng như Hồi Giáo thực tế không đề ra tuyên ngôn chính trị quyết liệt như Chúa Jesus đã đề ra, cho nên việc Chúa Jesus bị đóng đánh trên thập giá cũng là lẽ tự nhiên. Nhưng lịch sử Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã để lại khối câu hỏi cần giải đáp về mặt lịch sử, cụ thể như: a/ Chúa khi bị đóng đinh trên thập giá có thực sự bị chết hay chỉ mới trong tình trạng cận tử mà thôi, b/ Chúa sống lại vậy khái niệm về sự sống lại mà các nhà viết Tân Ước đề ra mang ý nghĩ gì, phải chăng chính là khái niệm liên quan đến siêu thoát nơi Phật Giáo để tái tạo thành con người mới cho nên Giáo Hội coi rất trọng sự sống lại là vậy, nếu vậy thì Chúa chỉ cần ba ngày là siêu thoát để vào cõi Niết Bàn trong khi chúng sinh có thể phải tốn rất nhiều kiếp cũng chưa thể nhập Niết Bàn được. c/ Khái niệm về 40 ngày sau lên trời, vậy lên trời mang ý nghĩa gì về mặt lịch sử khi xác của Chúa Jesus tự nhiên biến mất khỏi nơi táng xác Chúa. Việc này chắc chắn khiến cho nhà cầm quyền La Mã cũng như các giới chức Do Thái Giáo phải điều tra cặn kẽ về tung tích của nhân vật được coi là nguy hiểm nhất đối với nhà cầm quyền lúc đó, cho nên mới đây có một vị sư người Việt (tôi thành thực xin lỗi vì quên danh tính) có bài viết đăng trên mạng Chính Nghĩa là: Chúa Jesus sau khi sống lại ở với môn đệ 40 ngày rồi người bí mật trốn sang Ấn Độ và bị chết thực sự tại đó, nếu nhận định này đúng thì vai trò của Thánh Thomas Tông Đồ cần được duyệt lại bởi lịch sử vì Thánh Thomas Tông Đồ cũng bị tuẫn tiết tại Ấn Độ.

 

Chính tuyên ngôn chính trị mà Chúa Jesus đề ra đã định hướng đấu tranh của con người thuộc các xã hội Thiên Chúa Giáo Phương Tây. Cho nên khi đánh giá về tôn giáo, đối với các nhà nghiên cứu cần đánh giá trước tiên về mặt lịch sử, mọi đánh giá được đặt căn bản trên tín lý của mỗi tôn giáo chỉ tổ dẫn đến chiến tranh mà thôi. Lý tưởng mà Chúa Jesus đề ra, kết hợp với tinh thần Duy Lý Hy Lạp, bài học về cách thức tổ chức và điều hành Giáo Hội tại Rome đã định hướng cho các cuộc đấu tranh trong lòng xã hội Phương Tây Kyto Giáo khiến cho họ tuy phạm nhiều sai lầm thậm chí vi phạm đạo đức theo cách nhìn của Phật Giáo nói chung, nhưng vấn đề chính là họ biết cải cách để tự hoàn thiện, họ đã đạt được tiến bộ thật sự so với phần còn lại của thế giới.

 

Các cuộc đấu tranh trong lòng các xã hội Phương Tây sảy ra liên tục kể từ thời Phục Hưng thế kỷ 11 AD cho đến thời Trung Cổ bên Âu Châu thế kỷ 14 AD từng bước dẫn đến thế kỷ ánh sáng tại Pháp thế kỷ 18 đánh dấu thời kỳ con người thực sự trưởng thành về mặt nhận thức về mình để từng bước đặt lại mối quan hệ giữa người với người cũng như giữa người với khách quan. Các cuộc đấu tranh trong lòng xã hội Âu Châu thực tế sảy ra giữa các thế lực cầm quyền tại Âu Châu nhằm tìm một tương quan có thể chấp nhận được giữa nhà nước với người dân, mặt khác còn là cuộc đấu tranh giữa các thế lực Âu Châu với Giáo Hội tại Rome đòi hỏi Giáo Hội phải duyệt xét lại tín lý dựa trên ánh sáng khoa học. Hệ thống xã hội Phương Tây vốn có truyền thống chấp nhận tranh luận để đạt đến thỏa hiệp mà các bên có thể chấp nhận được khiến cho xã hội phương tây tiến bộ liên tục, ít bị tàn phá so với phương đông vốn có truyền thống chủ trương hủy diệt. Phương Đông đã rất sai lầm và không biết ứng dụng khoa học dịch lý do chính phương đông khám phá ra.

 

Tuyên ngôn chính trị do Giáo Chủ Muhammad đề ra năm 630 thực ra không có gì mới mẻ và cũng không quyết liệt như tuyên ngôn mà Chúa Jesus đã đưa ra trước đó 630 năm. Quran được coi như Thánh Kinh của người theo Hồi Giáo thực ra cần được coi như đề cương chính trị của tổ chức chính trị do Muhammad lập ra có mục tiêu cụ thể là thống nhất những cư dân sống rải rác trên vùng bán đảo Ả Rập thành một thế lực chính trị/quân sự/kinh tế kết hợp lại để bảo vệ đường dây buôn bán vàng từ vùng Duyên Hải Vàng Đông Phi về Âu Châu là nơi tiêu thụ chính các sản vật từ Phương Đông chuyển qua bằng đường biển thông qua đường hàng hải từ Ấn Độ đến Ai Cập thông qua Hồng Hải để đến Địa Trung Hải. Các cuộc chiến trong lòng thế giới Hồi Giáo trong suốt 5 thế kỷ đầu của lịch sử Hồi Giáo chính là cuộc tranh chấp triền miên giữa hai khuynh hướng hình thành hai giáo phái Suni và Shia, nhưng trong thực tế cần được đánh giá là cuộc chiến giữa quyền lực của dường dây tơ lụa cũ trên thảo nguyên với đường dây tơ lụa và hương liệu trên biển cả do người Ả Rập nắm giữ. Chính vàng đã trở thành mặt hàng chính khiến cho Hồi Giáo mạnh lên để hình thành văn minh Hồi Giáo sáng rực rỡ trong thế kỷ 11 cùng lúc với thời kỳ Phục Hưng bên Âu Châu, cho nên thực chất thì Quran chẳng có gì nhiều để chiêm ngưỡng như những người Hồi Giáo vẫn hằng tin tưởng như vậy.

 

Quan trọng nhất chính ở chỗ Hồi Giáo không có một tổ chức thống nhất lãnh đạo ở cấp cao nhất nên không thể thực hiện bất cứ cách tân nào đối với Hồi Giáo nói chung, mỗi giáo đường dưới quyền cai quản của một giáo sỹ mà quyền lợi luôn mâu thuẫn giữa đức tin với quyền lợi cá nhân, tình hình này khiến các xã hội Hồi Giáo cũng không thể phân biệt rành rẽ giới hạn của tôn giáo với quyền lực xã hội. Chủ đề như vậy thực tế đã trải qua đối với lịch sử tranh chấp giữa Tòa Thánh La Mã với quyền lực xã hội ngay trong thời Phục Hưng bên Âu Châu. Cuộc tranh chấp bên Âu Châu đã trải qua nhiều thế kỷ trước khi người theo đạo ý thức được tầm quan trọng của nhà nước trong việc đem lại lợi ích thực sự cho con người với tính cách là công dân. 

 

Khốn thay rất nhiều nơi, do trình độ người theo tôn giáo còn quá thấp nên các tay chính trị hoạt đầu luôn lợi dụng niềm tin tôn giáo để biện minh cho mưu đồ tham quyền cố vị của mình, chiến tranh tôn giáo hiện nay trở thành thường xuyên hơn và nguy hiểm hơn khi chiến tranh tôn giáo kết hợp với chiến tranh giữa các chủng tộc tại khắp các vùng trải dài từ Châu Phi đến Trung Á do các tranh chấp bộ tộc từ thời tiền thuộc địa để lại, kết hợp với các chủ trương xé lẻ các bộ tộc một cách tùy tiện để sáp nhập vào các vùng cai trị của các thế lực thực dân Âu Châu khiến cho thế giới trở nên bất ổn hơn kể từ sau thế chiến II đến nay. Thật đáng tiếc là các vùng đó không thể tự mình tự quản được như thực tế đã chứng minh tại Somalia, Afghanistan, ngay cả Pakistan, cụ thể là các vụ sát hại người theo Thiên Chúa Giáo tại Sudan, Nigeria, Algeria, Ai Cập đang sảy ra hàng ngày khiến cho nhiều nước lâm vào bất ổn chính trị, vậy làm sao để giải quyết. Chỉ chiến tranh lớn mới giải quyết các bất ổn đó được mà thôi, chiến tranh cực lớn sẽ làm tê liệt thần kinh của mọi nhóm đối kháng, nhiên hậu trên căn bản đó mới khôi phục lại trật tự thế giới này được. Chiến tranh lớn thực ra là đòi hỏi cấp bách đối với nhân loại này vào thời điểm này, mọi dàn dựng liên quan đến ngày được gọi là ngày tận thế 21-12-2012 thực ra chính là đòn chiến tranh tâm lý nương theo thực tế của nhân loại để uy hiếp tinh thần của mọi thế lực chống đối công cuộc cải cách thế giới này vậy

 

Tại Ấn Độ nơi dân số không ngừng gia tăng, chỉ mươi năm tới Ấn Độ là nước có dân số vượt cả T/Q vốn là nơi tuy theo dân chủ cùng kinh tế thị trường tự do, nhưng tại đó cả xã hội bị trì trệ bởi Ấn Giáo vốn được coi là tôn giáo lâu đời nhất toàn cầu mà lại không hề có Giáo Chủ cũng như hệ thống tăng lữ hoàn chỉnh. Tình hình này cũng rất nguy hiểm vì thực sự không ai có quyền nắm vai trò lãnh đạo xã hội thông qua tôn giáo để thực hiện các cải cách đối với xã hội Ấn Độ vốn bị Ấn Giáo chi phối toàn diện hiện đang trở thành lực cản rất nghiêm trong đối với Ấn Độ. Đầu mối đối với các trì trệ trong lòng xã hội Ấn Độ chính ở chỗ đó, nước Ấn vẫn còn 150 triệu người được coi là tiện nhân (untouchable) các chính phủ Ấn không hề dám đụng đến vấn đề cực kỳ tế nhị này. Nước Ấn cũng cần phải trải qua một cuộc lột xác mới tiên lên được

 

Làm sao giải quyết tình trạng một nước Hán mang hội chứng Hậu Cộng Sản, một Khối Hồi Giáo trên một tỷ người vẫn chủ trương sống theo kinh Quran bất chấp luật pháp thế giới, làm sao để cải tiến trình trạng xã hội tại Tiểu Lục Đia Ấn Hồi, làm thế nào để đem ánh sáng văn minh đến cho toàn Châu Á, ngăn chặn hữu hiệu mọi âm mưu thao túng của các nước lớn có truyền thống xâm lăng quyết không chịu từ bỏ con đường xâm chiếm thuộc địa của mình. Các đế quốc cổ ấy nói chung đều là các đế quốc thảo nguyên vốn rất mực bảo thủ không chịu chấp nhận đổi thay, Á Châu bất ổn sẽ nhận chìm thế giới này, cho nên thực ra nhất thiết phải trải qua một cuộc lột xác thật đau thương mới cứu Á Châu ra khỏi cảnh lầm than được, Á Châu không thể tự cứu mình được. Bất cứ thế lực nào đã hình thành tại lục địa Á Châu đều chỉ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Á Châu không hề tin tưởng ở bất cứ thế lực nào kể cả Âu Châu hay Nga, cho nên Hoa Kỳ là thế lực duy nhất có đủ sức mạnh và chính nghĩa để cứu giúp Á Châu ra khỏi vòng kim cô tự mình khoác vào cổ mình, theo đúng lý thuyết liên quan đến vòng quay của các Trung Tâm Văn Minh đã được trình bày khái quát trước đây.

 

Á Châu luôn phải đối diện với tham vọng bành trướng nước lớn, khi thế lực này suy yếu, thế lực khác nổi lên thay thế liền để độc chiếm quyền lực nhằm tìm cách chi phối toàn lục địa Á Châu TBD. Nga suy yếu, Hán Hoa nổi lên ngay tức khắc, bắt đầu từ năm 1990, Bắc Kinh ra sức củng cố thế lực mở rộng vùng ảnh hưởng trên bộ trước khi mở rộng trên đại dương như truyền thống Hy Lạp, La Mã xưa. Các toan tính đó thực ra chẳng xã lạ gì với bất cứ ai am hiểu lịch sử Á Châu và thế giới, do thế, Mỹ đã tương kế tựu kế một mặt tạo mọi cơ hội cho Bắc Kinh bành trướng, nhưng mặt khác vẫn chờ cơ hội để trở lại Á Châu như người cứu thế đối với gần 4 tỷ người sống trên lục địa bao la này.

 

Quốc Gia Thất Bại (Failed Nations)

 

An ninh thế giới hiện bị đe dọa bởi hàng loạt các quốc gia thất bại, nếu lấy thang điểm 100 để đánh giá quốc gia được tổ chức vững mạnh nhất đủ sức đương dầu với các bất trắc cũng như vận động được khối đa số nhân dân tham gia vào các chương trình do chính phủ đề ra để thực hiện một kế sách nào đó mà quyền tự do cá nhân của người dân vẫn được tôn trọng, để so sánh với các nước khác không thể thực hiện được các mục tiêu tối thiểu đó thì ta sẽ thấy số quốc gia đạt được thang điểm 100 không nhiều, chủ yếu tập trung vào khối các nước Âu Mỹ. Một số nước đang ở ngưỡng cửa của quá trình công nghiệp hóa như Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, hay Brazil đều đang trong giai đoạn thử thách để trở thành nước công nghiệp hóa thật sự, rất nhiều nước khác thực tế đều là các nước thất bại ở những mức độ khác nhau.

 

Các quốc gia thất bại nói chung có những đặc trưng tương đồng về một số lãnh vực căn bản xuất phát từ các tranh chấp về chủng tộc, tôn giáo, địa phương, ngôn ngữ, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, hoặc từ các can thiệp từ các thế lực bên ngoài gây ra những cuộc nội chiến tiếp nối nội chiến khiến cho các xã hội ấy thường lâm vào hình thái chiến tranh diệt chủng. Các quốc gia thất bại nói chung không thể tự giải quyết được mâu thuẫn của mình nên thường được cai trị độc tài bởi thế lực quân phiệt, các thế lực đó có khuynh hướng tìm nước lớn bảo trợ phía sau, tình trạng chung là độc tài dẫn đến tham nhũng, gia đình trị khiến đất nước bị điêu tàn. Về phương diện kinh tế tiêu biểu là: lợi tức đầu người rất thấp so với tài nguyên mà họ nắm giữ, cách biệt giầu nghèo quá lớn, tử xuất cao, tuổi thọ thấp, xã hội không được tổ chức có quy củ được lãnh đạo chặt chẽ khiến dễ nổ ra các cuộc chiến giữa các thế lực đối kháng trong lòng các xã hội ấy. Đặc trưng khác của các nước đó là họ chủ trương vũ trang tối đa để đàn áp các thế lực chống đối bên trong và luôn có khuynh hướng thực hiện chiến tranh bên ngoài để biện minh cho việc cai trị độc tài của giới cầm quyền.

 

Dựa theo các tiêu chuẩn nêu trên, thế giới hiện nay có thể có đến ít nhất là 30 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thất bại hoàn toàn, khốn thay các nước đó đa số đều nằm trong vùng rộng lớn từ vùng Trung Á đến Bắc Phi Hồi Giáo. Tình hình tệ hại đến độ chỉ một Osama bin-Laden với vài trăm triệu dollar được hưởng từ phần chia gia tài của gia đình để lại cũng có thể chiếm được một nước có diệm tích 660.000 km vuông với dân số 28 triệu người, nếu không bị Mỹ dẹp tan hồi 2001 thì al-Queda do bin-Laden lãnh đạo sau khi dựng lên nhà nước Taliban-Afghanistan cũng có thể tiến tới việc xây dựng nhà nước Taliban thuộc Pakistan kế cận vốn là quốc gia Hồi Giáo có dân số lớn hàng thứ hai thuộc thế giới Hồi Giáo và có vũ khí nguyên tử. Một tình huống như vậy sảy ra sẽ dẫn đến chỗ cả vùng Trung Á gồm Tajikistan, Kỷgyzstan, Kazakhtan, Uzbekistan đều trước sau trở thành Đế Chế Taliban trong thế kỷ 21 này.

 

Không phải chỉ gồm các nước Hồi Giáo cực đoan, ngay cả các nước Hồi Giáo tiến bộ cũng rất bất ổn, họ trụ vững được chính là nhờ sự hiện diện của quyền lực Mỹ tại chỗ để kềm chế các thế lực cực đoan trong nước, cụ thể như tại Saudis Arabia, Quatar, Kuwait đều như vậy cả. Vấn đề tranh chấp chủng tộc do chủ nghĩa thực dân cổ đại cũng như thực dân Âu Châu để lại luôn là đầu mối của bất ổn tại Nam và Trung Mỹ là nơi các nước vẫn tranh dành tài nguyên thiên nhiên hoặc các cuộc nổi dậy của người gốc thổ dân. Xin lưu ý là khi Tây Ban Nha đến Nam Mỹ thì vùng này đã có dân số lên đến gần 30 triệu người, cũng là nơi được các sử gia gọi là văn minh Châu Mỹ (Mesoamerica) trong đó văn minh Olmec, văn minh Maya đã xuất hiện ngay từ thời 500 BCE.

 

CS Trung Quốc trông vậy cũng là đặc trưng của một nhà nước thất bại vì xã hội T/Q thực ra rất bất ổn về mọi mặt, nhìn thấy rất mạnh và vững chắc nhưng chỉ là hình thức mà thôi, xã hội ấy dễ tan vỡ khi quyền lực độc tài kia bị chính giới nghèo khó trong xã hội đứng lên lật đổ. Kinh nghiệm lịch sử đó đã trải qua tại Âu Châu nhưng các nước độc tài vẫn chưa thấy để học hỏi kinh nghiệm. Thực ra các mâu thuẫn trong lòng các xã hội ấy hoặc liên quốc gia do sự giao thoa chủng tộc để lại lớn đến mức độ họ hoàn toàn bế tắc không thể tự giải quyết vấn nạn của họ được, tiếc thay đó cũng chính là vẫn nạn toàn cầu khi mọi bất ổn đều có thể dẫn đến chiến tranh lớn (như vùng Warizistan tuy thuộc Pakistan nhưng lại thuộc bộ tộc Pastun sống chủ yếu ở phía nam Afghanistan).

 

Một số vấn đề nêu trên chỉ mới là tiêu biểu cho hàng loạt vẫn đề lớn mà thế giới đang phải đối phó, vậy cơ quan nào của thế giới này đủ sức đứngleen gánh vác trách nhiệm giải quyết để cứu thế giới này, văn minh này. Tôn Giáo ư, LHQ ư, Hán Hoa ư mọi thế lực ấy chẳng thể cứu nhân lọai này được, duy nhất chỉ là quyền lực toàn cầu thực tế được Mỹ trực tiếp dàn dựng và thi hành mọi chủ trương đường lối. Việc giải quyết từng vụ việc riêng lẻ là vô phương, chỉ tổ làm cho tình hình trở nên rối ren hơn mà thôi, chiến tranh lớn là tất yếu, đó là giải pháp duy nhất hiện nay để làm tê liệt thần kinh mọi nhóm chống đối đến bất cứ từ đâu, nhiên hậu mới bắt các thế lực chống đối  nội tại đó phải chấp nhận sự dung hòa quyền lợi dựa trên trọng tài phán xử của Mỹ.

 

(còn tiếp)

 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List