Chiến Tranh Múc Dầu...
(05/15/2012)
Tác giả : Trần Khải
Sẽ có chiến tranh Biển Đông? Đó là câu hỏi nhiều người nêu ra, đặc biệt là với tình hình Trung Quốc ngày càng xử ép Việt Nam và Philippines.
Thực tế là, Việt Nam đã bị xử ép từ lâu rồi, nhưng thông tin thường bị nhà nước giấu giếm... chỉ mới gần đây mới công khai một phần, nhưng chủ yếu nói về Trường Sa, vẫn còn tránh nói về Hoàng Sa.
Điểm đặc biệt giữa VN và Philippines còn vì: phần biên giới lãnh thổ phía Bắc VN là núi liền núi, sông liền sông với TQ, nên áp lực nặng hơn khi so với Philippines, nơi không có mảnh đất nào giáp giới TQ.
Nhưng dân tộc Philippines nhạy cảm hơn, vì đã quen bày tỏ cảm xúc trong chế độ dân chủ tự do, không bị nhà nước cấm cản như tại VN, nơi hành vi biểu tình chống TQ bị xem là mắc mưu “phản động” và bị xúi giục để phá vỡ tình “đoàn kết anh em xã hội chủ nghĩa Trung-Việt.”
Nhưng có thể có chiến tranh hay không, trong khi Hoàn Cầu Thời Báo từ Bắc kinh liên tục hung hăng, kêu gọi đánh một trận tiểu chiến để làm êm sóng biển Đông lâu dài, và Mỹ thì lập lại là giữ lời hứa bảo vệ Philippines?
Giả sử có chiến tranh giưữ TQ-VN, dân tộc VN sẽ thiệt thời gấp nhiều lần Philippines, vì có đường biên giới nơi đất liền sẽ có nhiều vùng nằm trong tầm đại pháo và phi cơ từ phương Bắc tới. Đồng thời, nội bộ dân tộc VN cũng rạn vỡ, vì khối người gốc Hoa tại VN sẽ có mặc cảm bị nghi ngờ trở thành gián điệp trở cờ, và các biện pháp an ninh nội bộ của VN có thể làm tan vỡ nền kinh tế VN vốn đã mong manh, khi các hoạt động kinh tế có thể bị tê liệt.
Nhưng nếu chiến tranh ở Philippines, tầm xa của TQ sẽ hạn chế thiệt hại, và cộng đồng gốc Hoa ở Philippines cũng không đông và dày đặc như ở VN.
Hậu quả, nếu có chiến tranh thời naỳ, nhiều phần có thể đoán là Trung Quốc sẽ đi cửa sau thương thuyết trong khi mặt ngoài tấn công, chủ yếu nhằm chia phần khai thác tài nguyên Biển Đông.
Thực sự, lâu dài, TQ cần có dầu khí Biển Đông... và nếu không được chia phần khai thác, tất sẽ kiếm đủ cớ gây chiến. Vấn đề là, khi TQ vào biển VN và biển Philippines múc dầu, dù là chia phần thương lượng, làm sao còn gọi được là anh em chữ vàng với nhau?
Các diễn biến đang sôi nổi thêm vào hôm Thứ Hai, với TQ ngày càng ngang ngược.
Bản tin VOA cho biết, Philippines ngày 14/5 loan báo sẽ không công nhận lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc ban hành trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines bác bỏ chỉ thị của Bắc Kinh cấm các hoạt động đánh bắt trong 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 16/5 tới đây trên khu vực mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
Ông Rosario tố cáo lệnh cấm của Bắc Kinh xâm phạm đặc khu kinh tế của Philippines.
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng Philippines cũng nên ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn để bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
Khi được hỏi về thời điểm ban hành lệnh này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết nước ông chưa ấn định thời gian cụ thể.
Báo chí Trung Quốc cho hay lệnh cấm thường niên của Bắc Kinh có hiệu lực từ ngày 16/5 tới 1/8 năm nay sẽ bao gồm cả khu vực bãi đá ngầm Scarborough, nơi xảy ra cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trong 6 tuần qua khi Trung Quốc ngăn cản không cho Philippines bắt giữ 8 tàu cá của Trung Quốc bị tố cáo xâm phạm lãnh hải Philippines.
VOA ghi thêm: “Tân Hoa xã nói lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè được Trung Quốc đưa ra hằng năm kể từ 1999 trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên cá. Theo đó, những ai vi phạm sẽ bị phạt tới 8.000 đô la và bị tịch thu tài sản và tàu bè.
Lệnh cấm này áp dụng đối với các khu vực phía Bắc Biển Đông nhưng không bao gồm hầu hết quần đảo Nam Sa rộng 820.000 cây số vuông mà Việt Nam gọi là Trường Sa.”
Thực tế, ngư dân VN mấy năm qua đã từng thê thảm vì lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc ban hành thường niên.
Trong khi đó, khối ASEAN lạnh cẳng thấy rõ. Cũng bản tin VOA cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad ZahidHãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 14/5 trích thuật phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Ahmad Zahid, cho rằng không cần đến sự can thiệp quân sự trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Bản tin viết: “Người đứng đầu ngành quốc phòng Malaysia nói vấn đề có thể được giải quyết giữa bộ ngoại giao của các nước trong cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại thủ đô CampuchIa vào ngày 27 tháng này.
Ông Zahid kỳ vọng Việt Nam, Brunei, Philippines, và Thái Lan sẽ cùng với nước ông đưa ra một nghị trình liên quan đến tranh chấp Biển Đông tại cuộc họp sắp tới.”
Có thực là Trung Quốc có thể nghe lờøi nói phải?
Trong khi đó, giảỉ pháp trung lập VN vừa được Giáo sư Vũ Quốc Thúc nêu lên trên đài RFI từ Paris.
Làn sóng RFI ghi lời Giao1ó sư Vũ Quốc Thúc:
“...Việc thao diễn ở Đà Nẵng với sự tham dự của ba tàu chiến của Mỹ quả thật là một dấu hiệu rất tích cực, để cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội muốn hợp tác với Mỹ, coi Mỹ là một đồng minh trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hải quân Việt Nam với hải quân Trung Quốc.
Đây là điều tôi rất hoan nghênh. Bởi vì mình yếu, nhưng mình đâu có cô đơn. Nếu mình có đồng mình thì đây là lúc phải hợp tác chặt chẽ với đồng minh, trong khi lực lượng hải quân của mình chưa đủ sức đối phó với hải quân Trung Cộng.
Tuy đối với ta là mạnh thật đấy, nhưng hải quân Trung Quốc đối đầu với hải quân Mỹ thì không khác gì trứng chọi với đá. Vì vậy tôi tin chắc là những kẻ cầm đầu hải quân Trung Quốc chưa dám để xảy ra xung đột với một siêu cường rất mạnh về hải quân như Hoa Kỳ.
Cuộc thao diễn chung ở Đà Nẵng không chỉ chứng tỏ Hà Nội có thiện chí hợp tác với Hoa Kỳ, mà nó cũng chứng tỏ là Hoa Kỳ sẵn sàng cộng tác với Việt Nam trong trường hợp phải đối đầu với hải quân Trung Quốc. Như thế nó xác nhận sự trở lại của Mỹ ở Đông Nam Á và Biển Đông.
Nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta cần cảnh giác, bởi vì ta không nên quên rằng, nếu ta làm Trung Quốc mất thể diện, thì họ sẽ tìm cách trả đũa. Trong lúc này, Hoa Kỳ và Trung Quốc không nước nào muốn có xung đột. Nhưng nếu có hành động gây hấn của Trung Quốc trên lục địa, thì lúc đó chỉ có một mình ta đối phó với Trung Quốc. Vẫn biết là trong trường hợp đó chúng ta chẳng sợ gì họ, nhưng cũng không quên rằng tình hình bây giờ không giống như vào năm 1979, khi chúng ta phải đối đầu với họ.
Lúc đó quân đội họ chưa mạnh như bây giờ. Nhưng cũng không phải vì thế mà phải khoanh tay chấp nhận cái sự đàn áp của Trung Quốc. Nếu cần thì ta vẫn phải chống lại... ...Nước Việt Nam muốn thoát khỏi sự đô hộ gián tiếp của Trung Quốc thì phải trung lập. Trung lập là con đường đi tới độc lập. Nhưng tôi xin nhắc lại : đây là quy chế trung lập theo quốc tế công pháp.
Muốn có quy chế trung lập ấy thì phải có một hội nghị quốc tế. Khi ta chấp nhận quy chế trung lập, thì chính nhà cầm quyền Việt Nam phải cam kết không để Việt Nam được dùng làm cứ điểm cho một phe nào để đánh phe kia, chẳng hạn như để Hoa Kỳ làm cứ điểm để đánh Trung Quốc, mà cũng không để cho Trung Quốc dùng Việt Nam như một tiền đồn để ngăn chận Tây Phương.
Được hưởng quy chế trung lập như thế có nghĩa là ngoại quốc phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của mình, không chỉ trên đất liền, mà cả trên hải phận, trên các quần đảo. Cái sự bảo đảm này coi như là phần đền bù cho việc chúng ta cam kết không đứng về phe nào....”(hết trích)
Tuy nhiên, giải pháp trung lập cũng là nan đề.
Thứ nhất, trung lập có nghĩa là xóa sổ “định hướng xã hội chủ nghĩa” và là rời bỏ tình bạn thân kiểu “Cuba thức, VN ngủ; Cuba ngủ, Cuba thức”...
Thứ nhì, thế giơi không tin vào các cam kết của chính phủ Hà Nội, một chính phủ không tôn trọng bất kỳ lời cam kết nào, kể cả các bản văn đã ký trong các công ước LHQ về nhân quyền, vân vân. Do vậy, Hà Nội nói trung lập... thế giới sẽ không tin.
Thứ ba, Bắc Kinh từng là đàn anh lớn của Hà Nội, tất nhiên cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không tin vào cam kết nào của chính họ... Nói thì ngọt, nghe lọt tới xương, tường đi học tập 10 ngày là sẽ đi cải tạo mút chỉ. Bắc Kinh sẽ không tin gì, bất kể Hà Nội có thề non hẹn biển...
Và sau cùng, Hà Nôäi không tin lời của Giáo sư Vũ Quốc Thúc, đơn giản vì luôn luôn nhìn ra hải ngoại như là những rừng cạm bẫy... để chuyển hướng chế độ toàn trị sang dân chủ pháp trị.
Như thế, làm sao mà đoàn kết như Hội Nghị Diên Hồng được.
No comments:
Post a Comment