Popular Posts

Tuesday, May 8, 2012

Sách Giả, Sách Thật

Sách Giả, Sách Thật

Bìa sách thật cuốn Nghe bố này, con gái!.

 

Bạn thân,
Bạn thân, nhà nước đang than phiền rằng sách giả đang tràn lan tại Việt Nam. Và nhà nước vẫn đang lúng túng trước nạn sách giả lan tràn. Thế là, họ đòi “quản lý toàn diện.”

Bản tin trên VietnamNet có nhan đề “Sách giả tràn lan, luật vẫn đang sửa” nội dung là cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bảo, Cục phó Cục Xuất Bản, người đưa ra lời than phiền rằng các cơ sở in lậu bây giờ hoạt động công khai:

Bìa sách giả với nhiều chi tiết không chính xác.

“...Trong thời gian qua, lĩnh vực in đã thực hiện xã hội hóa cho mọi thành phần kinh tế tham gia, số lượng cơ sở in ngày một gia tăng. Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn quốc có khoảng 1.500 cơ sở in, và lĩnh vực in được đánh giá là một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì cũng đã và đang phát sinh những vấn đề phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước.



Trên thực tế cho thấy, Luật Xuất bản năm 2004 chỉ điều chỉnh quản lý hoạt động in xuất bản phẩm. Như vậy, chỉ có khoảng 400 cơ sở in chịu sự điều chỉnh của Luật Xuất bản, còn khoảng 1.100 cơ sở in còn lại không bị quản lý bằng pháp luật chuyên ngành in. Trong khi đó, với dây chuyền sản xuất, công nghệ in hiện đại, một thiết bị in có thể in ra được nhiều loại sản phẩm có nội dung khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng, 1.100 cơ sở in không chịu sự điều chỉnh của Luật Xuất bản đều có khả năng in được xuất bản phẩm.



Lợi dụng điều này, thời gian qua, đã có không ít cơ sở in mặc dù không có chức năng in xuất bản phẩm nhưng vẫn thực hiện in xuất bản phẩm hoặc tiếp tay cho các đối tượng khác để in lậu, in trái phép. Nguy hại hơn, không loại trừ các cơ sở in này còn có thể tham gia in lậu, in trái phép các loại
giấy tờ giả, tài liệu có những nội dung sai lệch chủ quyền quốc gia, gây phương hại đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới...”
Sau khi trình bày thêm chi tiết về hiện trạng sách in bất hợp pháp, ông Bảo cho biết chính phủ sắp sửa Luật:

“Để khắc phục những tồn tại trên, Luật Xuất bản sửa đổi lần này đã nghiên cứu luật hóa những vấn đề phát sinh từ thực tiễn để nhà nước thực hiện quyền quản lý đối với lĩnh vực này một cách toàn diện...”

Điều khó hiểu chính là lời quan chức trên nói là sẽ “quản lý toàn diện.” Nghĩa là, sẽ siết bàn tay sắt.

Một điều cần nhớ rằng, tại sao chính phủ không cho dân chúng tự do xuất bản sách như rất nhiều nước khác? Như thế sẽ tiết kiệm tiền nuôi các quan chức kiểm duyệt.

Thêm nữa, nếu lúc đó có sách giả, sách in lậu thì cứ phạt tiền vi phạm bản quyền nặng tới mức sẽ không còn ai dám vi phạm nữa.

Không thể nói rằng chính phủ có kẽ hở, bởi vì thực tế các sách giả đã được nhắm mắt cho ra thị trường trong khi các sách liên hệ chính trị là in tới đâu là bị chụp bắt liền.


Như thế, tự do xuất bản sẽ tự động để thị trường điều chỉnh, đâu có cần gì mà lại đòi “quản lý toàn diện” như kế hoạch ông Bảo mới tiết lộ.

 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 10/5/2021

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List