Popular Posts

Saturday, June 2, 2012

Chiến lược châu Á mới của Mỹ : Tăng cường hiện diện quân sự nhưng không có căn cứ thường trực

1. Khả năng kỹ thuật mới dẫn đến chiến lược quân sự mới. TRC chưa đủ khả năng kỹ thuật để có chiến lược quân sự mới như HK.

2. Tin xấu về nạn thất nghiệp gia tăng, bất lợi cho ai, lý do và biện pháp ngăn ngừa.

Trân trọng,
Trần Văn Thưởng (02/06/2012)



Chiến lược châu Á mới của Mỹ : Tăng cường hiện

diện quân sự nhưng không có căn cứ thường trực

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện tại Bộ Chỉ huy Thái<br /> Bình Dương, Honolulu, Hawai, 31/05/2012

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện tại Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Honolulu, Hawai, 31/05/2012

REUTERS

Trọng Nghĩa

Trên đường từ Hawaii đến Singapore vào hôm nay, 01/06/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã tiết lộ một số đường nét chính trong kế hoạch củng cố sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phát biểu với các nhà báo tháp tùng theo ông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác định là sự tăng cường tiềm lực quân sự này sẽ được tiến hành thông qua các liên minh thay vì dựa vào các căn cứ thường trực mới.

Theo nhận định của ông Panetta, chiến lược mới của Mỹ tập trung vào châu Á sẽ được cụ thể thể hóa bằng việc quân đội Mỹ hiện diện hùng hậu hơn trong vùng trong một thập kỷ tới đây. Đi kèm theo lực lượng đó là các loại vũ khí và trang thiết bị tối tân nhằm nâng cao năng lực chuyển quân nhanh chóng đến những nơi cần thiết.

Chiến lược chung của Lầu Năm Góc, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là trải rộng “dấu chân” của quân đội Mỹ trong vùng Đông Nam Á, và thậm chí ra cả ngoài khu vực này. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ được thực hiện trong khuôn khổ phối hợp với các đồng minh và các đối tác mà không cần xây dựng các tiền đồn thường trực mới.

Ông nói : " Chúng ta đang thực hiện một chiến lược rất mới trong khu vực này. Chúng ta đang rời bỏ chiến lược thời Chiến tranh Lạnh - tức là xây dựng các căn cứ cố định, lâu dài – mà về cơ bản, chỉ tìm cách khẳng định uy lực của chúng ta trên khu vực mà thôi ".

Bộ trưởng Panetta giải thích thêm, thay vì thiết lập các căn cứ đồ sộ, lực lượng Mỹ - bao gồm cả tàu hải quân, phi cơ và quân lính sẽ chỉ được triển khai tại chỗ trong những nhiệm vụ tạm thời như huấn luyện, tập trận và tham gia chiến dịch chung với các nước đối tác. Các quốc gia này sẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng bến cảng, sân bay cũng như các phương tiện khác.

Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thì Hoa Kỳ đang hướng tới một hình thức quan hệ rất sáng tạo khi thúc đẩy các chiến dịch luân phiên triển khai lực lượng. Hình thức này còn mang lại cho Washington hai mối lợi : Một là ít tốn kém hơn việc thành lập căn cứ cố định, và hai là không bị dân chúng tại chỗ chống đối như điều từng xẩy ra với căn cứ Okinawa tại Nhật Bản chẳng hạn.

Ông Panetta đã nêu bật một ví dụ về việc tiến hành chiến lược mới này. Đó là kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến ở miền bắc nước Úc theo một thỏa thuận mới, ký kết với Canberra. Theo Bộ trưởng Mỹ, kế hoạch tại Úc chỉ là bước đầu thử nghiệm chiến lược mới, và quân đội Mỹ đang xem xét để áp dụng hình thức này tại Philippines và những nơi khác.

Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương vốn đã hùng hậu, nhưng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố uy lực này trong vòng từ 5 đến 10 năm tới đây.

Việc Hoa Kỳ chuyển hướng đặt trọng tâm vào châu Á được giới quan sát là nhằm đối phó với đà vươn lên về kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa nhấn mạnh rằng mục tiêu của Washington hoàn toàn không phải là ngăn chặn Trung Quốc.

*****

Rising 8.2 Percent of National Unemployment and Countermeasures

Following the bad news from the Labor Department -8.2 unemployment- the stock market had a heavy loss on the first day of June, 2012. It it an overreaction for investors to panic?
The Institute for Supply Management Manufacturing PMI gauge fell to 53.5 in May from 54.8 in April.  Readings above 50 point to expansion, while those below 50 indicate contraction, many economist think. Economists polled by Reuters had expected nonfarm payrolls to increase by 50,000 and the jobless rate to hold steady at 8.1 percent. The unemployment rate rose to 8.2 percent from 8.1 percent partly because 642,000 people re-entered the labor force, often a sign of economic optimism.

"Economists have blamed Europe's prolonged financial crisis and slowing Chinese growth for the sluggish factory activity in May, which has evoked memories of the slackening of job growth in the summer of 2011 when the recovery nearly stalled."
"China's vast factory sector lost momentum in May."
[http://www.thefiscaltimes.com/Articles/2012/06/01/Job-Growth-in-May-Weakest-in-a-Year.aspx#page1]

"Job gains were weak across the board last month, with the private sector adding only 82,000 positions. Government payrolls dropped by 13,000, dragged down by ongoing belt-tightening by local governments. Construction employment fell 28,000 in May. Manufacturing, the recovery's star performer, added 12,000 jobs."
[http://www.telegraph.co.uk/finance/financialcrisis/9305620/US-jobs-growth-weakest-in-a-year.html]

Perhaps economic austerity, political and economic deadlock, psychological market panic and the world economic turmoil are causes. One specific example of political and economic deadlock is: The President's $447 billion Job Bill on Sep, 2011 was killed by our Congress.  House Majority Leader Eric Cantor said definitively that President Obama’s $447 billion jobs bill will not be brought to the floor as a package. Later he introduced his bill. Some features of the bill:

"The top 1 percent would receive an average tax cut that is 1000 times bigger than the average tax cut for people in the middle quintile", "half of the tax benefits would go to millionaires" and "business owners with annual income of $200,000 or less — who comprise more than 75 percent of small business owners — would receive only 16 percent of the benefit from Cantor’s bill," according to from http://thinkprogress.org/economy/2012/03/28/453936/cantor-small-business-millionaires/

The President's plan has had the idea to pay for the Job Bill by raising the tax rate for millionaires but Mr. Cantor objected it.
A critical question for Mr. Cantor: How do you pay for $447 billion?   Think about our Congress' economic policy about debt ceiling. Is it the evidence that the economic strategy of Romney and Republicans " Tax cut for millionaires because they are job creator?" does not work?
What can the government do with its limited economic power? President Obama is urging our Congress to accelerate some job bills to boost the economy which are still on Congress's desk. Watch Obama's national address today, June 2, 2012.
www.whitehouse.gov
Perhaps more measures will be included in his address: Lowering the corporate tax rate to 28 percent, ending tax cuts on individuals making more than $200,000, a 30 percent minimum tax on taxpayers who make $1 million or more, eliminate corporate tax benefits like oil and gas industry subsidies and special breaks for the purchase of private jets, imposing a minimum tax on foreign earnings, implementing a balanced approach for a mix of tax increases and spending cuts.

The bottom line of a feasible solution is a bipartisan cooperation; a low possibility.

Tran Van Thuong

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List