Popular Posts

Friday, June 15, 2012

] GIẢM LÃI SUẤT:TĂNG TỐC TỤT GIỐC KT.VN VÀO HUYỆT ?

 

GIẢM LÃI SUẤT:

TĂNG TỐC TỤT GIỐC KINH TẾ VN

VÀO HUYỆT ?

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.06.2012

Web: http://VietTUDAN.net

 

Từ cuối năm 2011 và nhất là đầu năm 2012, Ngân Hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hội những Nhà Đầu tư đều lên tiếng thôi thúc Việt Nam cũng như Trung quốc phải Cải tổ tận căn nguyên mô hình Kinh tế đang tụt giốc trầm trọng đà phát triển của hai nước. Tìm hiểu căn nguyên của tụt giốc Kinh tế, chúng tôi đã viết nhiều bài nói rằng đó chính là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ phát sinh và lan tràn như giòi bọ trong Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cải tổ tận căn nguyên, tức là dứt bỏ chủ trương Cơ chế như vậy. Nếu Cơ chế vẫn còn chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì giòi bọ vẫn lan tràn ăn ruỗng Kinh tế. Nếu không dứt bỏ Cơ chế, thì tất cả những biện pháp Chính trị Kinh tế (Politiques Economiques) chỉ là vá váy đụp hời hợt.

Chúng tôi chờ đợi việc cải tổ mô hình Kinh tế Việt Nam xem có đi vào tận căn nguyên hay không. Trong tuần này, chúng tôi đọc được Bản Tin về việc hạ Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam như biện pháp Chính trị Kinh tế cứu vãn việc tụt giốc. Theo phân tích tình trạng khủng hoảng Kinh tế không những tại Việt Nam mà còn toàn cầu, chúng tôi thấy rằng việc giảm Lãi suất của Việt Nam không những không phải là biện pháp cứu nguy Kinh tế, mà còn đạp thêm ga để chiếc xe Kinh tế mục nát CSVN đang tụt giốc lao nhanh hơn vào tử huyệt.

 

Tình trạng mục nát,

tụt giốc Kinh tế hiện nay.

 

Bản Tin của VietBao tuần này tóm tắt tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế trầm trọng của Việt Nam. Bản Tin viết:

“HANOI — Kinh tế khủng hoảng, dân cạn tiền tới mức nước mắm cũng không mua nổi.

Trang báo chuyên về kinh doanh VEF loan bản tin nêu rõ trên tựa đề: “Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm.”Bản tin VEF cho biết, hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến những mặt hàng thiết yếu như… nước mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh tế chưa thể sớm thoát khó khăn.

“Trao đổi mới đây, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn mạnh, vấn đề khó khăn nhất của các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với nhiều mặt hàng thiết yếu người dân cũng không có tiền mua.”

Thê thảm là  nước mắm cũng ứ đọng.

Bản tin VEF ghi nhận từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.

Bản tin cho biết, theo bản khảo cứu của Ngân hàng HSBC, kinh tế VN đang cọ cụm, vì chỉ số PMI đã thấp hơn 50 điểm. Con số trên 50 điểm là tăng.

Bản tin viết, Chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng – Purchasing Managers Index) tháng 5/2012 do Ngân hàng HSBC công bố cho thấy điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang xấu đi. Theo báo cáo này, chỉ số PMI ngành sản xuất đã giảm từ mức 50 điểm vào tháng 3 xuống còn 49,5 điểm vào tháng 4 và tiếp tục giảm xuống còn 48,3 điểm trong tháng 5/2012.

HSBC cho biết, những DN tham gia khảo sát cho rằng, nhu cầu trên thị trường đã giảm khá mạnh do người dân thực hiện tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Bắt đầu từ các siêu thị, doanh số giảm đi vì người dân giảm sức mua, siêu thị hạn chế nhập hàng, khiến cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng phải giảm năng lực sản xuất, nguồn cung phải giảm nếu không muốn lượng hàng tồn kho tăng lên.

         “Hiện nay, tình trạng sản xuất đang giảm được ghi nhận ở hầu hết các ngành hàng từ dệt – may, giấy, da giày, nhựa, ô tô, xe máy, thép điện tử… Ngành dệt may, dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng phần lớn các DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam được biết, trước đây khi vào mùa vụ, các DN có thể thoải mái lựa chọn đối tác để làm nhưng nay thì ngược lại. Nhiều DN dệt may lớn, lượng đơn hàng giảm khoảng 5-10% so với cùng kỳ, còn DN nhỏ có thể thiếu hụt trên 10% đơn hàng.

Các ngành sản xuất khác như: xi măng, thép, ô tô, xe máy, thiết bị điện, thiết bị xây dựng… thì sản xuất đã giảm quá mạnh từ đầu năm tới nay. Nhiều ngành hàng giờ chỉ còn sản xuất chừng 50-60% công suất. Những ngành có lượng hàng tồn kho cao là đường ăn, sắt thép, xi măng, ô tô và xe máy… Đến xăng dầu cũng tồn kho là 106.000 tấn, cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.

Thực tế đang cực kỳ bi thảm, theo lời một nhà quan sát, rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời kỳ đổi mới, dân  nghèo tới mức không có tiền mua nước mắm. Nghĩa là thất nghiệp đã trở thành hiện tựơng quan ngại. (VietBao)

 

Trong lúc tụt giốc như vậy, CSVN hạ Lãi suất

như biện pháp cứu nguy Kinh tế

 

Bản Tin của SBTN viết:

“Tin Hà Nội - Trở lại với những tin từ Việt Nam, hôm qua Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệù. Quyết định giảm lãi suất được đưa ra sau nhiều báo cáo nói hơn chục ngàn công ty lớn nhỏ tại Việt Nam đã nộp đơn thông báo ngừng hoạt động chỉ trong mấy tháng đầu năm nay, không kể nhiều chục ngàn công ty khác ngừng hoạt động nhưng không thông báo.

Khi loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì lãi suất tín dụng quá cao.

Chế độ Hà Nội bị buộc phải tăng lãi suất để đối phó với lạm phát nặng nhất Á Châu theo các khuyến cáo của các nhà tài trợ quốc tế. Tổng sản lượng quốc gia GDP của Việt Nam chỉ tăng được 4% trong quý đầu năm nay, mức thấp nhất từ 3 năm qua. Dự trù nền kinh tế chỉ tăng trưởng khoảng 5.2% cho năm nay, theo lời Thứ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư nói với báo chí trong tuần này. Hành động hạ lãi suất của nhà cầm quyền Hà Nội tương tự như hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh mới đây. Bắc Kinh đã không thay đổi lãi suất suốt 4 năm qua.(SBTN) (Posted on 13 Jun 2012)

 

Từ nhận định sai lầm về tình trạng tụt giốc Kinh tế

đến quyết định vá víu của biện pháp Tài chánh

 

CSVN ngoài lý do căn bản tụt giốc Kinh tếcủa Cơ chế CSVN hiện hành mà chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh trong nhiều bài viết, đó là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, chúng tôi muốn phân tích những lý do đang làm độ phát triển Kinh tế chỉ còn 5.2% và tình trạng tồn đọng hàng hóa sản xuất khiến các xí nghiệp, cả quốc doanh lẫn tư doanh, phải từ từ đóng cửa. Khi phân tích kỹ những lý do này, người ta sẽ thấy ngay rằng biện pháp hạ Lãi suất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí còn làm tăng tốc độ tụt giốc của Kinh tế VN.

        

Phân tích những lý do tụt giốc

        

         Kinh tế Việt Nam cũng như Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng. Tình trạng co cụm sản xuất và và hàng hóa ứ đọng tồn kho là do luật CUNG và CẦU. Chính phía CẦU là động lực cho sản xuất (CUNG). Phía CẦU lệ thuộc chính yếu vào Mãi lực tiêu thụ. Nhìn như vậy, chúng ta thấy những lý do trực tiếp sau đây làm tụt giốc Kinh tế VN và TQ:

=>     Tình trạng khủng hoảng Kinh tế của hai Thị trường lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Mãi lực của dân chúng Hoa kỳ và Liên Aâu giảm hẳn xuống. Do đó việc đặt mua hàng Trung quốc và Việt Nam tất nhiên giảm xuống và làm cho hàng hóa TQ và VN  không xuất cảng nổi để phải tồn đọng. Thêm vào đó, Nợ công của Hoa kỳ và Liên Aâu khiến hai khối Thị trường này phải đưa ra những biện pháp tiết kiệm, nghĩa là giảm tiêu thụ. Thất nghiệp làm Mãi lực dân chúng giảm và Nợ công khiến các quốc gia phải tiết kiệm. Tất cả trong chiều hướng cắt đi phía CẦU những hàng hóa sản xuất từ Trung quốc và Việt Nam.

=>     Mãi lực dân chúng nội địa của Trung quốc và Việt Nam rất ít ỏi để có thể trợ lực cho phía CẦU nội địa. Trong khi ấy, vì muốn bảo vệ danh dự của Cơ chế, Trung quốc và Việt Nam gồng mình giữ độ phát triển và mức CUNG dồi dào. Mãi lực quốc tế giảm và Mãi lực nội địa không có, thì khó lòng giữ thăng bằng được giữa CUNG và CẦU. Do đó hàng tồn kho là hậu quả.

=>     Các Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu nay đã ý thức rằng tình trạng Thất nghiệp tại nước họ là do hậu quả của việc lan tràn hàng hóa Trung quốc. Chính vì vậy, để bảo vệ cho sản xuất của chính mình, Hoa kỳ, nhất là Liên Aâu đưa ra những Biện pháp Bảo Hộ Mậu dịch. Đây là việc càng làm giảm thiểu đi phía CẦU nhập cảng hàng từ Trung quốc và Việt Nam.

=>     Đặc biệt Việt Nam, ngoài việc giảm CẦU do Mãi lực tiêu thụ quốc tế và quốc nội, Việt Nam còn bị hàng tồn đọng từ Trung quốc tràn xuống để giết chết sản xuất tại sân nhà. Để cứu sản xuất nội địa, các quốc gia phải ngăn cản nhập cảng hàng nước ngoài, trong khi ấy, Việt Nam bị tràn ngập hàng Trung quốc để cạnh tranh với chính hàng sản xuất nội địa.

         Phân tích những lý do gắn liền với Mãi lực và phía CẦU như vậy, chúng ta mới thấy rằng Biện pháp Giảm Lãi xuất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí còn làm tăng tốc độ tụt giốc Kinh tế nữa.

 

Vá víu của việc giảm Lãi suất

 

Theo Bản Tin của SBTN về quyết định giảm Lãi suất, Ngân Hàng Nhà Nước VN đã nhìn sai lầm về những lý do làm tụt giốc Kinh tế:

“Khi loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì lãi suất tín dụng quá cao.”

Ngân Hàng Nhà Nước cố tình cắt nghĩa việc tụt giốc là thiếu vốn vì lãi suất quá cao, mà không nhìn những lý do thuộc Kinh tế, đó là việc giảm CẦU từ quốc tế đến quốc nội. Vì cố tình nhìn sai lầm về những lý do tụt giốc Kinh tế, nên Ngân Hàng Nhà nước đưa ra biện pháp Tài chánh là giảm Lãi suất, nghĩa là Giá Tín dụng rẻ để các xí nghiệp có thể vay vốn tăng sản xuất (CUNG). Những lý do làm tụt giốc Kinh tế là từ phía CẦU chứ không từ phía CUNG. Ngân Hàng đã tuyên bố một cách dõng dạc trong nhận định sai lầm của mình:

“Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ.”

Như vậy, theo Ngân Hàng Nhà Nước, việc giảm Lãi xuất tín dụng là “nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ”.  Bài học giảm Lãi suất để giá vốn rẻ mà kích thích đầu tư sản xuất là bài học áp dụng cho những nước đã có sẵn Thị trường Tiêu thụ quốc tế cũng như quốc nội. Bài học này áp dụng cho Kinh tế Việt Nam không những không có hiệu quả mà có thể còn sai trật vì Thị trường Tiêu thụ nước ngoài mình không làm chủ được và Thị trường Tiêu thụ trong nước bị cạn kiệt Mãi lực.

 

Cái nguy hiểm của tăng vốn sản xuất (CUNG)

 

Cuộc đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 là hậu quả của việc sản xuất quá nhiều sau khi các xí nghiệp thi nhau đầu tư cơ giới hóa sản xuất. Chính là khủng hỏa của SURPRODUCTION. Hàng hóa được sản xuất quá nhiều, nghĩa là CUNG tăng vọt, mà tiêu thụ yếu kém đi, nghĩa là CẦU giảm xuống.Tình trạng chênh lệch CUNG—CẦU này đã dẫn đến cơn xoáy Giảm giá (Spirale déflationniste) khiến các xí nghiệp thay vì tăng sản xuất, phải thiêu hủy đi những hàng đã sản xuất và tồn kho. Biện pháp Kinh tế mà KEYNES đề nghị cho thời này là phải làm hết cách để tăng Mãi lực Tiêu thụ (CẦU), chứ không phải là tăng sản xuất (CUNG).

Việc Trung quốc sản xuất quá nhiều đang làm Thế giới lo ngại một tình trạng giảm giá dẫn đến cơn xoáy giảm giá làm sạt nghiệp phía sản xuất.

Những lý do tụt giốc Kinh tế Việt Nam là từ phía CẦU, trong khi ấy Ngân Hàng Nhà Nước muốn cứu tụt giốc, lại hành động tăng phía CUNG, nghĩa là tăng vốn cho các xí nghiệp sản xuất nhiều thêm nữa để cuối cùng dẫn đến tình trạng hàng tồn kho chất chồng không bán được để các xí nghiệp phải hốt đổ đi trước khi đóng cửa xí nghiệp. Chúng tôi cũng xin thêm rằng phần lớn những xí nghiệp là quốc doanh. Khi mà tăng vốn sản xuất cho các xí nghiệp quốc doanh bằng hạ Lãi xuất, thì những vốn tăng thêm, thay vì sản xuất, lại thất thoát do THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ như Vinashin, Vinalines… mà Nhà nước không thu lại vốn được.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.06.2012

Web: http://VietTUDAN.net

 

No comments:

Post a Comment

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List