Popular Posts

Sunday, June 10, 2012

12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng

THỨ SÁU, NGÀY 01 THÁNG SÁU NĂM 2012

12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng-Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ

12 tp đoàn nhà Nước n hơn 218 nghìn t đng 

 

 

Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.

 

Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam ( 72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ).

Cũng theo đề án, có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc.

Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty. Tổng quy mô tài sản đạt 1.760 ngàn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 700 ngàn tỷ đồng. Năm 2010, các DNNN đóng góp 34% GDP cả nước.

 

Về kết quả hoạt động kinh doanh, đa số các DNNN có lãi và đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Các tập đoàn lãi lớn là PetroVietnam, VNPT, Vinacomin, Viettel, Sông Đà, các TCT Lương thực Miền Bắc, Miền Nam và Thương Mại Sài Gòn.

 

Tuy nhiên một số tập đoàn có lỗ lớn như EVN ( năm 2010 lỗ 12.313 tỷ, lũy kế hợp nhất 2010 là 24.262 tỷ), Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ), TCT Chè Việt Nam, TCT Dâu Tơ tằm, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Xây dựng Công trình đường thủy... Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng

 

Đề án nhận định: Tình hình tài chính của nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả.

 

Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng TMCP, CTCK, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho HĐKD chính còn hạn chế. Hiệu quả các khoản đầu tư này không cao hoặc không có hiệu quả.

 

 

(Theo TTVN)

http://www.trinhanmedia.com/2012/05/quan-ly-internet.html

 

Doanh nghip nhà nước Vit Nam n nn chng cht và làm ăn thua l

REUTERS

Thanh Hà

Ngày 30/05/2012, bộ Tài chính công bố thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. 


Theo đó, với mức nợ là 450 000 tỷ đồng và thua lỗ trên 216 000 tỷ, nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả. Bộ Tài chính đề nghị giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Thống kê cung cấp thông tin về mức nợ của doanh nghiệp nhà nước cho biết : tính đến tháng 9/2011 các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện còn nợ ngân hàng 415.347 tỷ đồng. Trong số đó, 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước nợ 218.738 tỷ đồng, tương đương với 8,76% tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Đứng đầu trong số các tập đoàn vay nợ nhiều nhất gồm có tập đoàn tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam (với 72.300 tỷ đồng), tập đoàn Điện lực (với 62.800 tỷ đồng) và tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản TKV (với 20.500 tỷ đồng).

Một điều đáng lo ngại khác là tại Việt Nam hiện có tới gần 1/3 các tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần so với vốn sở hữu. Vẫn theo báo cáo của bộ Tài chính, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo và các doanh nghiệp nhà nước phải đối phó với nguy cơ rủi ro cao, mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty cao hơn gấp 12 lần so với các doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước.


Ngày 29/05/2012, phó cục truởng cục Tài chính – Doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho biết là các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cáo bạch tài chính. Vì thế bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước.


Hãng tin Bloomberg nhắc lại, tính thiếu minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã khiến hai cơ quan thẩm định về mức độ rủi ro là Standard & Poor's và Moody’s hạ điểm tín nhiệm đối với đầu tư vào Việt Nam. Vào tháng 8/2011, Standard & Poor's hạ 3 bậc điểm tín nhiệm so với thời điểm là tháng 12/2012 và hiện chỉ còn là điểm BB-. Trong lúc Moody’s mạnh tay hơn khi cho rằng mức độ an toàn của đầu tư vào Việt Nam hiện chỉ còn là điểm B1.

 

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120531-doanh-nghiep-nha-nuoc-viet-nam-no-nan-chong-chat-va-lam-an-thua-lo

 

XUONG DUONG

3 comments:

  1. "Đây chưa được coi là sự cố lớn"

    ReplyDelete
  2. doanh nghiệp thua lổ nhiều, đảng viên thắng càng đậm...thế mới hay chứ

    ReplyDelete
  3. nhà nước tốt với đảng viên vậy thôi chứ ?/

    ReplyDelete

Featured Post

NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng.

  NHỮNG KHÔI HÀI VỀ . . . Chữ Nghĩa Việt Cộng. 1. - Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng ...

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List